BA NHĨ NI

Phật Quang Đại Từ Điển

(波爾尼) Phạm: Pàịini. Còn gọi là Ba Nhị Ni, Ba Ni Nhĩ, Ba Ni Ni. Là nhà văn pháp trứ danh của Ấn Độ xưa. Người Sa- la-đổ- la (Phạm: Zalàtura) nước Kiện- da-la, sinh từ thế kỉ IV đến thế kỉ III trước Tây lịch. Cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 2 mục Kiện- đà- la quốc chép, thì Ba Nhĩ Ni sinh ra đã biết rộng hiểu nhiều, thương đời khinh bạc, muốn tiêu trừ cái phù phiếm, lọc bỏ cái phiền hà, nên lập chí trứ thuật, bèn được Tự Tại Thiên dạy bảo cho, từ đó, suy nghĩ tìm tòi, thu nhặt tất cả các lời mà viết thành Tự Thư. (sách chữ). Sách này cùng suốt xưa nay, tóm thâu văn tự, nhà vua thấy sách quí lạ, ra lệnh cho toàn quốc phải truyền bá học tập, nếu ai đọc thông suốt thì thưởng vàng bạc, vì thế, lúc bấy giờ, thầy trò đều trao truyền cho nhau, khiến cho bộ sách cực thịnh hành. Tương truyền sách này tức là văn điển của luận Tì-già-la (Phạm: Vyàkaraịa) gồm một nghìn bài tụng ba vạn hai nghìn lời, nguyên bản cuốn sách vốn không có tiêu đề, thông thường người ta gọi là Âm thanh giáo (Phạm: Zabdànuzàsana), hoặc là Bát chương thiên (Phạm: Awỉàdhyàyì), làm phương tiện tụng đọc và lấy phép tắc đơn thuần hóa và sự biểu hiện giản dị làm mục đích.

Nội dung sách dùng lời nói dễ dàng làm yếu tố phân giải, thuyết minh ngôn ngữ được hình thành như thế nào, trong trường hợp nào phải thêm những lời nói khác mới phát huy được công năng, đồng thời, đối với văn từ biến hóa trong văn chương, nêu ra những qui tắc nhất định, xác lập khuôn phép xưa nhất trong tiếng Phạm cổ điển, là sách tập đại thành ngữ pháp trong văn chương, là sách văn pháp rất có uy tín từ xưa đến nay tại Ấn Độ, phàm các nhà văn học sử dụng ngữ pháp đều không vượt qua qui tắc này, vì thế cho đến nay, nó vẫn là bộ sách ngữ pháp văn chương được Ấn Độ cộng đồng sử dụng. Ngôn ngữ mà Ba Nhĩ Ni sáng chế đã chẳng phải là tiếng Phạm Phệ Đà, cũng chẳng phải là tiếng Phạm cổ điển về sau, mà là tiếng Phạm thuộc thời kì khoảng giữa, và tiếng Phạm này cũng lại không giống với các phương ngôn khác. [X. Đại từ ân tự Tam Tạng pháp sư truyện Q.3; Du Già Sư Địa Luận lược toản Q.6; Nam Hải Kí Qui Nội pháp truyện Q.4].