BA LỢI NGỮ

Phật Quang Đại Từ Điển

(巴利語) Pàli: Pàli-bhàsà. Là ngôn ngữ được dùng trong các Thánh điển và chú sớ của Phật giáo phương nam. Thuộc ngữ hệ Ấn – Âu, một thứ tiếng địa phương (Phạm: Pràkrit) thời kì đầu trong ngôn ngữ Á-lợi-an – Ấn Độ. Ba-lị là dịch âm của chữ Pàli hoặc pàơi, paơi, dịch ý là tuyến (giây, chỉ), qui phạm (khuôn, thước) chuyển dụng thành ý Thánh điển. Trong luận Thanh Tịnh Đạo văn Pàli (Visuddhimagga), ở phần chú thích(Pàli: Aỉỉhakathà), gọi căn bản Thánh điển là Pàli. Thời cận đại mới gọi ngôn ngữ được dùng trong ba tạng và sách chú thích tại Tích lan là Pàli ngữ. Tổng số chữ cái gồm có bốn mươi (có thuyết nói là ba mươi chín), có tám mẫu âm(a, à, i, ì, u, ù, e, o), ba mươi hai phụ âm (k, kh, g, gh, í, c, ch, j, jh, ĩ, ỉ, ỉh, đ, đh, ị, t, th, d, dh, n, p, ph, b, bh, m, y, r, l, v, s, h, lê. có thuyết cho là ba mươi mốt), còn có riêng một chấm không (ô). Cách phát âm và văn pháp Pàli đơn giản hơn tiếng Phạm, cách viết cũng không nhất định, là vi viết theo cách viết của các nước phương nam; nhờ có ba tạng tiếng Pàli mà Thánh điển của Phật giáo Nguyên Thủy được lưu truyền. Bộ phận chủ yếu trong tiếng Pàli được hình thành ở khoảng thế kỉ thứ III trước Tây lịch.

Có thuyết cho nơi phát sinh ra tiếng Pàli là nước Ma-yết-đà (Phạm: Magadha) và nước Ô-xà- diễn-na (Phạm: Ujjayanì), nhiều thuyết phân vân, hoặc có thuyết cho là ngôn ngữ Thánh điển mà, sau đức Thế Tôn nhập diệt, Giáo đoàn Phật giáo sử dụng khi dần dần truyền bá giáo pháp về phía tây. Nhà học giả người Đức là Cái-cách-nhĩ (W. Geiger) cho rằng, tiếng Pàli có bốn giai đoạn phát triển, tức ngôn ngữ của các bài kệ tụng trong các kinh, ngôn ngữ văn xuôi trong kinh điển, ngôn ngữ văn xuôi mới của các sách vở ngoài tạng, và ngôn ngữ thơ mới. Năm 1833 Tây lịch, Ngô-lung (E. Upham) đã dịch Đại-thống-sử (Pàli: Mahàvaôsa) được viết bằng thổ ngữ Tích Lan ra tiếng Anh, đồng thời, ấn hành tác phẩm của ông, nhan đề Tích Lan Thần Thánh đích cập lịch sử đích tác phẩm (The sacred and historical works of Ceylon, Những trứ tác lịch sử và tôn giáo của Tích Lan), đã mở ra một phong trào nghiên cứu tiếng Pàli. Năm 1855, Hào Tư Bối Nhĩ (V. Fausbôll) hiệu đính và xuất bản kinh Pháp Cú (Pàli: Dhammapada) là ấn phẩm tiên khu của Thánh điển Pàli. Về sau, các học giả Âu Châu, Tích Lan, Nhật Bản làm các việc hiệu đính, phiên dịch nguyên điển cũng nhiều. Các sách về văn pháp thì có: Pa-li Văn Pháp Trích Yếu (Compendious Pàli Grammar, 1824) của Khố La (B. Clough), Xúc tiến khẳng đặc châu chỉ Pàli ngữ (Beitrage Zur Kentnis der Pàli- Sprache, 1867 – 1868) của Mục Lặc (Fr.Mþller), Pàli ngữ văn điển của Lập Hoa Tuấn Đạo, Pàli ngữ văn pháp của Thuỷ Dã Hoằng Nguyên, Độc tập Pàli ngữ văn pháp của Trường Tỉnh Chân Cầm v.v… Về phần Tự điển thì có: Pàli ngữ tự điển của Cơ Lỗ Đạt Tư (R. C. Childers: Dictionary of thePàliLanguage, 1875),Pàli – Anh văn từ điển (Pàli- English Dictionary, 1921 – 1925) của Đại Vệ Tư (Rhys Davids) và Sử đại đức (W. Stede), Pàli ngữ từ điển của Thủy Dã Hoằng Nguyên v.v… [X. Âu Mễ Đích Phật giáo; Căn Bản Phật điển đích nghiên cứu].