BA LỢI LUẬT TẠNG

Phật Quang Đại Từ Điển

(巴利律藏) Pàli: Vinaya-piỉaka. Là tạng Luật do Phân Biệt Thượng tọa bộ của Tích Lan truyền, được viết bằng tiếng Pàli, là một trong ba tạng Pàli. Những qui tắc liên quan đến giới luật do đức Phật chế định được thuật lại trong kì kết tập kinh điển lần thứ nhất, gọi là Luật (Pàli: Vinaya). Sau, Giáo đoàn Phật giáo Nguyên Thủy phát triển, đem chỉnh lí thêm mà thành là tạng Luật. Tạng, hàm ý là chứa đựng, là tổ chức luật, dùng tổ chức ấy để biểu thị nội dung của luật. Sau khi đức Phật nhập diệt khoảng một trăm năm, Giáo đoàn Nguyên Thủy chia thành hai bộ Thượng tọa và Đại chúng, thì luật Pàli thuộc về Thượng tọa bộ(Pàli: Theravàda), bộ này còn gọi là Phân- biệt-thuyết-bộ (Pàli: Vibhajjavàdin). Vào thời đại vua A-dục, thế kỉ thứ III trước Tây lịch, Thái tử Ma-hi-đà (Pàli: Mahinda), mang luật này truyền đến Tích Lan.

Trong Phật giáo bộ phái, tuy các phái đều có truyền trì tạng Luật riêng, nhưng trong các tạng luật hiện còn đến ngày nay, thì luật Pàlitương đối còn giữ được hình thức cổ xưa hơn cả. Nội dung của tạng LuậtPàli được chia làm ba bộ phận là:

– Kinh Phân Biệt (Pàli: Suttavibhaíga). -Kiền-độ (Pàli: Khandhaka). – Phụ lục (Pàli: Parivàra). Kinh Phân Biệt là trọng tâm của tạng Luật, thuyết minh giới bản (tạng Luật gọi văn giới luật là kinh, kinh thu chép các giới điều là Giới kinh); những lí do thành lập các giới điều, sự giải thích các câu văn và những thực lệ vận dụng văn chữ, thì có hai loại là Đại-phân- biệt (Pàli: Mahàvibhaíga) và Tỉ-khưu-ni-phân-biệt (Pàli: Bhikkhunì-vibhaíga); loại trước nói về 227 (luật Tứ Phần có 250) giới Tỉ-khưu, loại sau thì nói về 311 giới Tỉ- khưu-ni. Bộ phận Kiền độ nêu rõ các qui định về việc xử lí những vấn đề trong Tăng-già, chia làm Đại-phẩm (Pàli: Mahàvagga) và Tiểu-phẩm(Pàli: Cullavagga); Đại-phẩm gồm mười Kiền độ, Tiểu phẩm có mười hai Kiền độ. Bộ phận Phụ lục thứ ba thì thuyết minh bổ sung cho hai bộ phận trên, lại liệt kê những điều cương yếu của hai bộ phận trên, và phân loại, trích yếu những sự kiện có liên quan đến tạng Luật, tổng cộng có mười chín chương. Kinh Phân Biệt là Kiền độ trong tạng Luật Pàli, tương đương với luật Ngũ phần, luật Tứ Phần và luật Thập Tụng trong Hán dịch, trong đó, tuy có các chi tiết khác nhau, nhưng phần đại cương thì vẫn nhất trí. Còn phần Phụ lục trong tạng Luật Pàli, nếu so với Tì Ni Tăng Nhất trong luật Tứ Phần quyển 55 trở xuống, Tăng Nhất Pháp trong luật Thập Tụng quyển 40 trở đi, Ưu-ba-li vấn pháp v.v… thì hai tổ chức khác nhau rất lớn. Thông thường, các học giả cho rằng, người biên soạn bộ phận Phụ lục, Đế-phạ (Pàli: Dìpa), có thể là một Tỉ-khưu người Tích Lan, và niên đại biên soạn cũng mãi về sau này. Luật Pàli hiện thịnh hành tại các nước Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Cao Miên; trước nay có rất nhiều sách chú thích, nổi tiếng nhất trong số đó là Thiện Kiến Luật Tì Bà Sa của Phật Âm. Tạng Luật Pàli hiện nay, ngoài nguyên bản tiếng Pàli ra, còn có các bản dịch bằng tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Đức (bộ phận) và tiếng Ấn Độ, song cho đến nay, vẫn chưa có bản dịch tiếng Tây Tạng và tiếng Hán [X. B. C. Law: A History ofPàli Literature; S. Dutt: Early Buddhist Monachism].