BÀ LÊ DA

Phật Quang Đại Từ Điển

Phạm: Bhàryà. Dịch ý là phụ (đàn bà). Còn gọi là Bà Lí Dã, Bà Dữu. Tức chi vợ, đàn bà, nàng hầu, con gái, phu nhân v.v… Cứ theo kinh Khởi Thế quyển 10 chép, thì lúc kiếp sơ, trên quả đất có mùi vị đất, có vỏ đất, rừng cây, lúa, bắp v.v…, lần lượt tự nhiên sinh, sắc hương vị đầy đủ, chúng sinh theo nhau ăn các mùi vị ấy, nên hình sắc hiển hiện, ngã mạn dần sinh, rồi mỡ tủy, da thịt, gân xương, máu mủ, mạch máu lưu thông khắp mình, hình dáng nam nữ căn hiện rõ, tâm ái dục cũng theo đó mà sinh, và có đôi trai gái rủ nhau đến chỗ vắng vẻ làm việc dâm dục bất tịnh, người khác trông thấy chê cười, lúc đó chúng sinh (nam) liền xấu hổ, rơi vào các pháp bất thiện, được cái tên là Ba Đế. Vềsau, người đàn bà cùng làm dâm dục đưa cơm đến để cùng ăn, nhưng vì Ba Đế bị rơi vào các pháp ác nên hổ thẹn không vui, thấy người đàn bà kia liền nói (Đại 1, 362 thượng): Ngươi ăn đi! Ngươi ăn đi!, bèn đặt tên là Bà Lê Da. Bà lê da hàm ý là ăn cơm, mà ở thời đại nhà Tùy (tức thời đại kinh Khởi Thế được phiên dịch), từ ngữ ăn cơm tức là ý đàn bà. [X. kinh Khởi Thế Nhân Bản Q.10].