BA CÁCH HÁCH

Phật Quang Đại Từ Điển

Phạm: Bàgh. Là quần thể hang đá của Phật giáo Đại thừa đào được vào khoảng thế kỉ VII Tây lịch, ở sườn núi mặt nam núi Văn-để-da (Vindhya), ven sông Na ba đạt (Narmada) ở mạn tây nam thị trấn Ấn-đa-nhĩ (Indore) tại Ấn Độ. Nguyên có chín hang, nhưng hiện nay chỉ còn lại hang thứ hai đến thứ sáu. Sự cấu tạo của hang đá này có liên quan mật thiết với hang đá A-chiên-đa (Phạm:Ajantà), hang này chỉ có nhà Tăng chứ không có chùa, tháp. Hang hình vuông, rộng, trừ cửa vào, chung quanh có những phòng tăng nhỏ, chính giữa đặt một bàn thờ nhỏ. Những bức vẽ trên vách trông rất đẹp, nhưng phần nhiều đã bị tróc mất, tuy nhiên, những bức còn lại có thể được coi là nghệ thuật Phật giáo đẹp ngang hàng với các bức bích họa ở hang đá A-chiên-đa. [X. J. Burgess: Notes on the Bauddha Rock-temples of Ajantà, 1879; Fergusson: History of Indian and Eastern Architecture, 1910, vol. I; Ấn độ Nam hải chi Phật giáo mĩ thuật (Cao điền tu)].