BA BA NẴNG KẾT SỬ BA (đời Đường nói là Bộ Trịch)
KIM CƯƠNG NIỆM TỤNG NGHI

Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Quy mệnh Kim Cương Thủ (Vajra-pàni)

Nơi chư Phật y theo

Đủ mọi Hạnh Phổ Hiền (Samanta-bhadra)

Trụ gốc đó có thân

Không đầu cuối, tịch lặng

Diệu dụng ban các Nguyện

Ma Vương (Màra-ràja) thuận ba Độc

Đổi kiếp nên điều nhu

Cứu vớt các hữu tình

Từ Phàm vào Phật Địa

Đời này đều thành tựu

Nay diễn nghĩa Niệm Tụng

Tiếp nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di ưa tu Bộ Trịch Minh Vương Tâm Chân Ngôn nên như Pháp Trị Địa, xây dựng Đạo Trường, tu Môn Tiên Hành, hướng mặt về phương Đông mà ngồi. Cần nên cúng dường thức ăn uống, hương hoa…tùy theo sức nên bày làm khiến cho thanh khiết.

Vào Đạo Trường xong, lễ khắp chư Phật, một lòng quy y, nguyện lên Chính Giác. Sau đó ngồi Kiết Già hoặc Bán Già, dùng bùn thơm xoa bôi bàn tay chuẩn bị cho các An Khế.

Tiếp đến Minh (Vidya), ba Bộ với Hộ Thân, biết các Giáo Nghi. Đây chỉ giản lược chẳng viết rõ ràng.

Tiếp liền ngồi ngay thẳng thân, ngưng lo nghĩ các duyên, nên quán thân của mình đều do Nhân của đời trước, thành bốn Đại, năm Uẩn này..đối mỗi một thứ, cầu thật chẳng được, vô thường, bại hoại, mau khởi mau diệt, ngay hình chất (Rùpa:sắc) tức trống rỗng (‘Sùnya:Không)… Như vậy hiểu thấu hết, quyết định tin hiểu xong. Năng Quán ấy chẳng thể tan diệt hết, thành Trí chân thật lan rộng vòng Pháp Giới ngang bằng hư không. Dùng Đại Bi cho nên từ thân khởi dụng, liền tưởng thân hình của mình như Bản Tôn, uy nghi cũng ngang bằng, chẳng một chẳng khác.

Lại kết Tam Muội Kim Cương Chử Khế, dùng ấn ở trái tim. Tụng Tâm Chân Ngôn là:

“An, hiệt-lý, nho-lâm” 

OM _ HRÌM JRÙM

Do Khế này với Chân Ngôn gia trì nên tâm của Hành Giả như Bản Tôn với nâng Khế ấn cái đầu, tụng Chân Ngôn:

“An, bộ-lâm” 

OM _ BHRÙM

Do Khế này với Chân Ngôn gia trì, do đồng với Bản Tôn cũng dùng Khế ấn vầng trán, vai phải, vai trái với trái tim, cổ họng…đều tụng Bị Giáp Trụ Chân Ngôn:

“An, nho-lâm” 

OM _ JRÙM

Do Khế này với Chân Ngôn gia trì cho nên liền thành mặc giáp trụ Kim Cương không thể nhiễu hại.

Do Quán Hạnh như trước với tụng Chân Ngôn gia trì cho nên thân của Hành Giả cùng với Bản Tôn không có khác, chư Phật thọ ký, Trời Rồng quy ngưỡng, quyết định thành Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề

_ Kim Cương Quyết Khế. Tướng của Khế là: Đem ngón vô danh phải nhập vào khoảng giữa của ngón vô danh trái với ngón cái trái, ngón giữa phải nhập vào khoảng giữa của ngón giữa trái và ngón trỏ trái. Tay trái cũng như vậy, các ngón còn lại cùng trụ đầu ngón, tưởng thành hình cái chày Kim Cương rực lửa nóng bức. Đem ngón cái để dính mặt đất, đứng vững rồi rút kéo. Một lần rút kéo thì một lần tụng, đến ba lần thì ngưng. Tùy theo ý lớn nhỏ nêu tâm, liền thành Kim Cương Kiên Cố Địa Giới. Chân Ngôn là:

An, chỉ lý, chỉ lý, phộc nhật-la, phộc nhật lý, bộ-la, mãn đà, mãn đà, hồng, phát tra

OM_ KILI KILI_ VAJRA VAJRI BHÙR-BANDHA BANDHA _ HÙM PHAT

Do kết Khế này với Chân Ngôn gia trì cho nên bên đưới đến bờ mé Kim Cương đều như tòa Kim Cương. Thiên Ma với các chướng chẳng thể gây não hại.

Tiếp Phương Ngung Kim Cương Tường Giới Khế. Tướng dựa theo Địa Giới lúc trước, mở dựng thẳng hai ngón cái dựa cạnh nhau như hình bức tường. Nhiễu quanh thân theo bên phải chuyển ba lần, nêu tâm lớn nhỏ liền thành cái thành Kim Cương bền chắc. Chư Phật Bồ Tát còn chẳng trái vượt huống chi là các loài khó điều phục khác, ắt chẳng thể gần.

Chân Ngôn là:

An, sa la sa la, phộc nhật-la, bát-la ca la, hồng, phán”

OM _ SARA SARA VAJRA PRAKARA HÙM PHAT

Hành Giả tiếp nên tưởng ở trong Đàn có hoa sen tám cánh, bên trên có tòa Sư Sử, trên tòa có lầu gác bảy báu treo các Anh Lạc, lụa màu, phan, lọng. Cây báu bày thành hàng treo áo Trời màu nhiệm. Mây hương vòng khắp, tuôn mưa hoa đủ loại, tấu các âm nhạc. Bình báu, At Già, thức ăn uống màu nhiệm của cõi Trời, Ma Ni làm đèn.

Tác Quán đó xong.

Kết Đại Hư Không Tạng Khế. Tướng của Khế là: chắp tay ngang trái tim, đè ép hai ngón trỏ như hình báu, kèm duỗi hai ngón cái đè gốc ngón trỏ. Hai ngón giữa, bên phải đè bên trái, cùng giao nhau bên ngoài trợ dính bàn tay đều thành Khế. Tụng Chân Ngôn là:

An, già già na, tam bà phộc, phộc nhật-la, hộc

OM _ GAGANA SAMBHAVA VAJRA HOH

Do kết Khế này với tụng Chân Ngôn gia trì cho nên nhóm vật cúng dường đã tưởng đều thành chân thật không có khác với vật thọ dụng của chúng Thánh.

Bảo Xa Lộ Khế. Tướng của Khế là:Hai tay cùng cài chéo các ngón bên trong, ngửa lòng bàn tay, đặt ngón trỏ nằm ngang cùng trụ nhau, đem hai ngón cái vịn dưới gốc ngón trỏ, tưởng thành các xe lớn (xa lộ) bảy báu, Kim Cương đưa đón, nương theo hư không mà đi đến cung của Bản Tôn. Tụng Chân Ngôn ba biến.

Chân Ngôn là:

An, đô lỗ, đô lỗ, hồng

OM_ TURU TURU HÙM

Do kết An này với Chân Ngôn gia trì cho nên cái xe lớn (xa lộ) bảy báu đến cung điện của Bản Tôn. Tưởng Đại Thánh Bản Tôn với các quyến thuộc đi lên cái xe lớn

Thỉnh Xa Lộ Khế. Tướng của Khế: dựa theo Khế lúc trước, trợ đem ngón cái hướng về thân, bật ngón giữa, tụng Chân Ngôn ba biến.

Chân Ngôn là:

Nẵng mạc tất-để-lý-dã địa-vĩ ca nam, đát tha nghiệt đá nam. An, phộc nhật tức nghĩ na dã, ca la-sa dã, ê hứ duệ hứ (Nếu Phụng Tống thì trừ câu đến, thêm câu đi) bà già vãn, cấp-phộc ha

 

NAMAH STRIYADHVIKÀNÀM TATHÀGATÀNÀM_ OM _ VAJRAMGNIYA AKARSAYA EHYEHI BHAGAVAM_ SVÀHÀ

Do kết Khế này tụng Chân Ngôn gia trì cho nên chúng Thánh từ Bản Cung đi đến Đạo Trường, y theo hư không mà trụ.

Bản Tôn Tam Muội Gia Giáng Đạo Trường Khế. Tướng của Khế là: hai tay cùng cài chéo các ngón bên trong rồi nắm quyền, ngón cái phải nhập vào lòng bàn tay, ngón cái trái hướng về thân chiêu mời.

Chân Ngôn là:

“An, phộc nhật-la địa-lý ca, ê hứ duệ hứ [Nếu Phụng Tống thì trừ Y Hứ Duệ Hứ (EHYEHI) thêm Già Xa (GÀCCHA)], bạc già phạm, phộc nhật-la, địa lý ca”

OM _ VAJRA DHRK _ EHYEHI BHAGAVAM VAJRA DHRK

Do Chân Ngôn Khế này gia trì cho nên Bản Tôn chẳng trái ngược Bản Thệ, tập hội ở Đạo Trường.

Bộ Trịch Khế. Tướng của Khế là: trước tiên đứng thẳng, nhấc bàn chân phải hướng về bên trái chặt đứt hư không, đuổi theo mặt trời, chuyển theo bên phải, khiến chỉnh đốn mặt đất. Lại dời bàn trái theo bên phải như bắt đầu đứng. Liền nhấc bàn chân trái hướng về bên phải chặt đứt hư không, hướng về bên trái chỉnh đốn mặt đất, co đầu gối. Liền nâng bàn tay trái, từ ngón trỏ trở xuống nắm quyền, đem ngón cái đè bên cạnh ngón trỏ, tưởng cầm chày Tam Cổ, hết sức giương cánh tay hướng về bên trái làm thế phỏng theo. Tay phải: co ngón cái vào lòng bàn tay, dùng ngón giữa nắm lấy, đều duỗi ngón trỏ với ngón út, hết sức rũ cánh tay sao cho lưng bàn tay hướng ra ngoài. Hiện ra cái chết, mắt giận dữ ngoái nhìn bên trái tưởng, cánh tay còn lại đều như Bản Tôn cầm nắm. Lại nhóm Bồ Tát, mỗi tưởng bàn tay của Khí Thức, đều tụng Khí Thức Chân Ngôn là:

“An, ngược” 

OM _ GAH

Lại tưởng nhấc thân ba lần, lửa rực mạnh giống như kiếp thiêu, thấu suốt đến tất cả Thế Giới ở mười phương, rộng làm Phật Sự, chiếu chạm nói gặp. Tất cả Như Lai, bậc mới thành Đạo… nguyện mau chuyển bánh xe Pháp hóa độ chúng sinh, phá căn khí bé nhỏ của họ. Bậc sắp vào Niết Bàn, khuyến thỉnh trụ lâu.

Tiếp nên khuyến phát mọi Nguyện của Bồ Tát đều mau chứng Vô Thượng Bồ Đề. Ở khoảng trung gian, cẩn thận không có thoái lui

Lại nên khải phát người của Nhị Thừa, trừ tâm nhỏ hẹp mà khiến cho đủ Không Tuệ thâm sâu của Đại Thừa.

Cõi của Phàm Phu, chỗ uy quang đã đến thiêu đốt hạt giống tạp nhiễm trong Tàng Thức, lìa hẳn ba đường, đủ Hạnh của Phổ Hiền. Cõi bàng sinh, quỷ đói… khi dứt hình thể này thì chẳng nhận lại nữa. Cũng tưởng thiêu đốt các Địa Ngục hoại diệt không dư sót, giải thoát tội nhân, phát Tâm Bồ Đề. Các nhóm Ma ác gặp uy quang ấy đều bị tồi phục, tịch trừ, lui tan

Lượng như vậy được lợi ích lâu dài xong, tưởng thu lửa uy mãnh, tập hội ở trong thân, sau đó ra khỏi Định.

Tiếp lại như lúc đầu, y theo Pháp mà ngồi.

Thượng Phương Kim Cương Võng Khế. Tướng của Khế là: Dựa theo Tường Khế lúc trước, hai ngón cái vịn lóng bên dưới của ngón trỏ, tụng Chân Ngôn ba biến, trên đầu chuyển theo bên phải ba lần.

Chân Ngôn là:

“Án, vĩ tắc-phổ la na-lạc khất-xoa, phộc nhật-la, bán nhạ la, hồng phán tra”

OM – VISPHURAD RAKSA VAJRA PAMJALA HÙM PHAT

Do Võng Khế, Chân Ngôn này gia trì cho nên sẽ thành cái lưới Kim Cương bền chắc.

Hỏa Việt Mật Phùng Tuyền Khế. Tướng của Khế là: Tay trái che lưng tay phải, dựng hai ngón cái, tụng Chân Ngôn ba biến, nhiễu quanh thân theo bên phải ba vòng, tưởng bên ngoài bức tường Kim Cương có lửa rực mạnh vây quanh.

Chân Ngôn là:

“Án, a sa mãng nghĩ-nễ, hồng, phát tra” 

OM – ASAMÀMGNI – HÙM PHAT

Tiếp nâng vật chứa At Già sát vầng trán, tưởng rửa bàn chân của chúng Thánh.

Phổ Cúng Dường Khế. Tướng của Khế là: Chắp hai tay lại, bên phải đè bên trái, giao phần đầu của ngón tay liền thành.

Tụng Chân Ngôn ba biến, tưởng rõ ràng vô lượng vô biên biển mây hương xoa bôi, biển mây hương bột, biển mây hương đốt, biển mây vòng hoa, biển mây đèn sáng, biển mây thức ăn uống, biển mây quần áo với tất cả vật cúng dường….

Đều thành trong sạch rộng nhiều cúng dường.

Phổ Cúng Dường Chân Ngôn là:

“Na mạc tát phộc đát tha nghiệt đế di-du (1) vĩ thấp phộc mộ khế miểu (2) tát phộc tha khiếm (3) ổ na già (4) sa pha la hệ vũ (5) nga nga nẵng kiếm (6) cấp phộc ha”

 

NAMAH SARVA TATHÀGATEBHYU VI’SVAMUKHEBHYAH SARVATHÀ KHAM UDGATE SPHARA HÌMAM GAGANAKAM _ SVÀHÀ

Bản Tôn Tâm Chân Ngôn là:

“An (1) hiệt-lâm (2) vĩ-lâm (3) bộ-lâm (4) tố-lâm (5) nho-lâm (6) ngược”

OM _ HRÌM VRÙM BHRÙM ‘SRÙM JRÙM GAH

Tiếp lại suy nghĩ thân của mình cùng với Bản Tôn không có khác, cầm tràng hạt Kim Cương (Kim Cương Tử Châu), tụng Tâm Chân Ngôn lúc trước.

Khi Chính Niệm Tụng thời quán hình tượng của Bản Tôn, hoặc quán hết thảy văn tự của Chân Ngôn, hoặc quán trên trái tim của Bản Tôn có chữ của Chân Ngôn, hoặc tâm vắng lặng tương ứng niệm tụng, chẳng gấp chẳng chậm, cũng chẳng lớn nhỏ.

Khóa Hạn xong rồi, tâm của mình muốn trừ dứt giao tế, vẫn nên trụ Bản Tôn Quán lâu tốt

Lại hiến At Già cũng kết Phổ Cúng Dường vận tâm cúng dường, tụng Bản Chân Ngôn.

Tiếp kết Hỏa Viện Mật Phùng Khế, trên đầu chuyển theo bên trái một vòng liền thành Giải Giới.

Tiếp kết Giáng Đạo Tràng Khế hướng ra bên ngoại bật phát, tưởng chúng Thánh quay về Cung của mình.

Tiếp kết Hộ Thân Khế dựa theo lúc trước ấn năm nơi, đều tụng Bản Chân Ngôn.

Tiếp tụng Đại Luân Kim Cương Chân Ngôn 21 biến (Chân Ngôn này được giản lược chẳng sao chép , như Bản khác, ấy là một loại lấy dùng)

Do tụng Chân Ngôn này cho nên hết thảy lỗi lầm vi phạm Quỹ Tắc đều diệt không còn sót, công chẳng bị hư hỏng vất bỏ.

Pháp của ba việc: Tức Tai, Tăng Ích, Giáng Phục đều rộng như trong Kinh Tô Tất Địa đã trình bày. Nhận làm thành tựu, nên biết Phước có Thần giúp.

Pháp vẽ tượng. Nên dùng lượng khuỷu tay. Như Nghi, trong sạch tô vẽ Bản Tôn có toàn thân màu xanh, ngoái nhìn bên phải, duỗi bàn chân phải, co đầu gối trái.

Bên phải: tay phía trên rũ xuống dưới, co ngón cái vào lòng bàn tay nắm ngón giữa, duỗi hai ngón còn lại hướng lưng bàn tay ra ngoài. Tay kế tiếp cầm cây đào rũ xuống dưới. Tay kế tiếp duỗi lòng bàn tay hướng xuống dưới, trong lòng bàn tay có lửa rực. Tay kế tiếp cầm cây búa sắt. Tay kế tiếp cầm cái vòng ngọc. Tay kế tiếp dựng phỏng theo ngón tay, trên ngón tay có bánh xe. Tay kế tiếp nắm quyền, ngón cái đè bên cạnh ngón trỏ. Tiếp tay cầm sợi dây. Tiếp tay duỗi năm ngón với móng ngón dài bén, ngửa lòng bàn tay. Tay cuối cùng cầm cây cung

Bên trái: Tay phía trên cầm chày Tam Cổ, duỗi cánh tay hướng lên trên. Tiếp tay cầm cây kiếm. Tiếp tay cầm viên đá tròn. Tiếp tay cầm chùy có cán ngắn, chùy như Trọng Luân. Tiếp tay cầm hai mũi tên. Tiếp tay cầm cây gậy, Tiếp tay cầm chày Độc Cổ. Tiếp tay duỗi lòng bàn tay, ngửa lòng bàn tay với ngón trỏ ngón cái cùng vịn nhau, Tiếp tay cầm cây bổng báu, trên bổng gần chỗ tay cầm dần dần nhỏ nhiệm. Tiếp tay duỗi lòng bàn tay hướng xuống dưới, lòng bàn tay có lửa rực, đều bung dựng.

Sắc màu đỏ, dùng Rồng làm mão, vòng hoa, Anh Lạc, vòng xuyến đeo chân tay với dây thắt lưng. Chau mày nhìn nghiêm nhặt, hiện ra nanh bén. Quần màu đỏ, dù lọng màu đỏ.

Ma Vương Ba Tuần phủ phục dưới đất có bốn cánh tay, toàn thân màu xanh, hướng mặt lên trên cầu thương thỉnh mệnh, duỗi cạnh năm ngón của bàn tay phải sát vầng trán làm thế Quy Mệnh, tay trái dính dưới đất. Hai tay có một con Rồng cột buộc từ phía sau khuỷu tay, tóc màu đỏ bung tán như có dạng rất đáng sợ, đầu sát bên bàn chân phải của Đại Thánh.

Hai bên trái phải của Bản Tôn có một Kim Cương Đồng Tử, toàn thân màu đỏ, hình thể tóa ánh sáng lớn. Người bên phải có tay phải cầm cây đào, tay trái cầm cây kiếm hướng xuống dưới làm thế chặt Ma Vương, tóc hướng về phía sau mà làm màu đỏ. Người bên trái có tay trái kéo cây cung làm thế bắn vào đầu của Ma Vương, mão tóc tựa như màu cát đỏ.

Chữ bên phải vẫn là bên trái, chữ bên trái vẫn là bên phải, vì không hiện rõ ra (?).

 

BỘ TRỊCH KIM CƯƠNG TU HÀNH NGHI QUỸ

_MỘT QUYỂN (Hết)_

24/02/2010