ÂU MĨ PHẬT GIÁO

Phật Quang Đại Từ Điển

Phật giáo Âu Mĩ bước đầu mới chỉ nghiên cứu về văn hiến Phật giáo, nước Pháp nghiên cứu Đại thừa và Khảo cổ học; nước Đức, nước Anh ghiên cứu và phiên dịch văn hiến Phật giáo bằng tiếng Pāli và nghiên cứu khảo cổ học là chính yếu.

Những trứ tác tương đối có tính đại biểu là:Pāli ngữ luận (Essai dePāli, 1826) do Lạp lâm (C. Lassen) và Bá nhĩ nặc phu (E. Burnouf) cùng viết, giới thiệu ngôn ngữ, văn học, tôn giáo Ni bá nhĩ (Népal)và Tây tạng (Notices of the Language, Literature and Religion of Nepal and Tibet, 1826) của Hà cátlâm (B. H. Hodgson), Ấn độ Phật giáo sử tự thuyết (Introduction à l’histoire de Bouddhisme Indien, 1845) của Bá nhĩ nặc phu, bản dịch Pháp văn của kinh Pháp hoa bằng tiếng Phạm (Lotus de la Bonne Loi) cũng do Bá nhĩ nặc phu xuất bản năm 1852 v.v…, tất cả các trước tác trên đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu Phật giáo sau này. Đến khi Đông phương Thánh thư (Sacred Books of the East) do Mạch khắc tưmụclặc (Max müller) biên tập ra đời, thì các kinh bằng tiếng Pālivà kinh điển Phật giáo Đại thừa lần lượt được phiên dịch, khiến cho giá trị và ý nghĩa triết học của học thuật Phật giáo được coi trọng. Trong đó, có ảnh hưởng tương đối lớn đối với Âu châu là: Thi phẩm tán Phật Áchâu chi quang (Light of Asia, ánh sáng Á châu) của A nặcđức (Edwin Arnold) và các hoạt động của hội Linh trí học hội (The Buddhist Theosophical Society) do Áo nhĩ cao đặc (Olcott) lãnh đạo. Đến năm 1906, nước Anh thành lập Anh quốc Phật giáo hiệp hội (The Buddhist Society of England), hai năm sau lại đổi là Đại Anh Phật giáo hiệp hội (The Buddhist Society of Great Britain and England) do Đại vệtư (Rhys Davids) làm hội trưởng, đồng thời, ấn hành Phật giáo bình luận (Buddhist Review), hết sức mở rộng Phật giáo.

Năm 1925, Hồng phi thụy tư (Christmas Humpheys) kế thừa công việc của hội, và ấn hành Anh quốc Phật giáo (Buddhist in England). Năm 1943, hội Phật giáo Luân đôn (Buddhist Society, London) phát hành tạp chí Trung đạo (The Middle Way) và vẫn tiếp tục xuất bản đến ngày nay. Nước Pháp, với sự giúp sức của nữ sĩ Luân-ti-bối-lợi (Constant Lounsbery), người Mĩ, và của đại sư Thái hư, đã thành lập hội Phật giáo hữu nghị Ba lê vào năm 1929, đến năm 1939 thì ấn hành Tư tưởng Phật giáo (La pensée Bouddhique), ba tháng ra một kì. Ngoài ra, các nước khác cũng phát hành nhiều loại sách về Phật giáo. Sau thế chiến 2, các trứ tác và sự diễn giảng củaThiền sư Linh mộc đại chuyết (Suzuki), người Nhật bản, đã đưa đến cho các nhân sĩ Âu – Mĩ cái hứng thú sâu đậm đối với Thiền học.

Nước Mĩ, do chịu ảnh hưởng của các học giả Âu châu, cũng bắt đầu nghiên cứu ngôn ngữ học trong kinh ÂU MĨ PHẬT GIÁO điển Phật giáo. Lại khi tiếp xúc với tư tưởng Đông phương thì tư tưởng giới nước Mĩ cũng rất coi trọng và năm 1939, một hội nghị của các nhà triết học Đông – Tây đã được tổ chức tại Hạ uy di, đồng thời, các hoạt động lấy tín ngưỡng Phật giáo (chủ yếu là Tịnh độ chân tông) của những di dân Nhật bản làm trung tâm cũng được mở rộng. Còn Phật giáo đồ Trung quốc hoằng pháp tại nước Mĩ thì có Ứng kim ngọc đường sáng lập Mĩ đông Phật giáo tổng hội ở Nữu ước (New York), cư sĩ Trầm gia trinh sáng lập Viện nghiên cứu tôn giáo thế giới và chùa Đại giác, pháp sư Độ luân (Tuyên hóa) sáng lập chùa Kim sơn ở Cựu kim sơn (San Francisco) và Đại học Pháp giới, đại sư Tinh vân núi Phật quang sáng lập chùa Tây lai ở Lạc sam cơ (Los Angeles) và hội Xúc tiến Phật giáo Quốc tế, pháp sư Thánh nghiêm sáng lập Trung tâm Thiền ở Nữu ước v.v… Nói một cách đại khái, Phật giáo Đại thừa hệ tiếng Hán đang có xu thế nảy nở và phát triển tại nước Mĩ. [X. Âu mễ chi Phật giáo (Độ biên hải húc)]. (xt. Mĩ Quốc Phật Giáo).