ẤN TƯỚNG

Phật Quang Đại Từ Điển

Phạm: Mudrà, Pāli: Muddà. Dịch âm là Mẫunạila, Mẫuđàla, Mâuđàla, Mục đà la. Còn gọi là Thủ ấn, Khế ấn, Ấn khế, Mật ấn, Ấn. Tức Mật giáo dùng để nêu tỏ Tam muội nội chứng và bản thệ ngoại tướng của các Tôn Phật, Bồtát và Thiên bộ trong hải hội Mạn đồ la. Cũng chỉ thủ ấn mà những người tu hành kết, mong tương ứng với bản thệ của chư tôn để thành tựu cảnh giới của Tam mât .

Ngoài ra, các vật mà chư tôn cầm trong tay cũng gọi là Ấn tướng. Ấn, hàm nghĩa là tin; tức quyết định cho là được, quyết định không thay đổi, là nghĩa tiêu biểu. Hiển giáo phần nhiều dùng với nghĩa ấn chương, nại ấn, ấn khả, Mật giáo thì phần nhiều dùng với nghĩa tiêu biểu, tượng trưng công đức nội chứng bản thệ của chư tôn. Lại ấn trong Mật giáo, nói theo nghĩa rộng, thì bốn Mạn đồ la là: Đại mạn đồ la, Tam muội da mạn đồ la, Pháp mạn đồ la, Yết ma mạn đồ la, đều gọi là ấn cả; đó là vì bốn mạn đồ la đều là tiêu biểu của pháp giới. Nói theo nghĩa hẹp, thì trong bốn Mạn đồ la, chỉ cho Tam muội da mạn đồ la, chỉ cho Thân mật trong ba mật, tức thân Tam muội da của chư tôn. Và trong các kinh điển Mật giáo thông thường, từ ngữ Ấn khế hoặc Ấn tướng phần nhiều chỉ cách dùng theo nghĩa hẹp. Chúng sinh phàm phu chưa dứt phiền não, nếu thân trì mật ấn của bản tôn, hai mật miệng và ý cũng tương ứng với bản tôn, thì nhờ sức gia trì của ba mật tương ứng mà cùng hòa nhập với bản tôn, được thành tựu Tất địa. Cho nên, ý nghĩa ấn, nói theo Mật giáo, là chỉ cho thân mật trong ba mật thân, khẩu, ý.

Trước thời Mật giáo, các khế ấn thường được dùng tại Ấn độ, thì có Thí vô úy ấn, hình tướng tay phải mở ra, lòng bàn tay hướng ra ngoài, dơ lên bên cạnh vai; Chuyển pháp luân ấn, đặt hai tay ở cạnh ngực, lòng bàn tay phải, lòng bàn tay trái ngược nhau, các ngón tay trái hơi chạm vào nhau; Xúc địa ấn, tướng ngồi, tay phải rủ xuống đất, còn gọi là Hàng ma ấn, Phá ma ấn, là tướng ấn lúc đức Phật thành đạo; Thiền định ấn, cả hai tay duỗi thẳng năm ngón, bàn taytrái đặt ở dưới bàn tay phải, biểu lộ tướng tư duy thầm tưởng, còn gọi là Pháp giới định tướng; Thí nguyện ấn, tay phải duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng ra ngoài, còn gọi là Dữ nguyên ấn, Thí dữ ấn. Khế ấn của Mật giáo rất nhiều, thông thường lấy sáu kiểu nắm tay và mười hai kiểu chắp tay làm ấn cơ bản (ấn mẫu).

Lại trong các pháp tu phổ thông, phần nhiều lấy mười tám khế ấn làm ấn tướng cơ bản 1. Ấn Hàng Ma 2. Ấn Thí Vô Úy 3. Ấn Thiền Định 4. Ấn Dữ Nguyện khi tu phép quán. Về các loại ấn tướng, cứ theo kinh Đại nhật quyển 6 phẩm Bản tôn tam muội, Đại nhật kinh sớ quyển 20 chép, thì ấn tướng có thể chia làm hai loại là Hữu tướng (có hình) và Vô tướng (vô hình): 1. Hữu tướng, tức lựa chọn trong các tướng mà trụ ở một tướng; lại có thể chia làm hai thứ: a. Thủ ấn , tức là ấn của chư tôn kết trì, như là Trí quyền ấn của Đại nhật Như lai ở Kim cương giới, Pháp giới định ấn của Đại nhật Như lai ở Thai tạng giới. b. Khế ấn….., tức là các khí vật chư tôn cầm trên tay, cũng tức là các hình Tam muội dao gậy, dao, hoa sen tiêu biểu bản thệ của chư tôn, như hoa sen của Quan âm, kiếm sắc của Văn thù. 2. Vô tướng, tức không thiên ở một tướng mà đầy đủ tất cả tướng, cũng tức giơ tay, đưa chân đều là cảnh giới của mật ấn. Ấn tướng vô tướng này phù hợp với thực nghĩa của ấn tướng, là ấn sâu kín trong sâu kín.

Về sự phân biệt giữa Thủ ấn và Khế ấn, nói một cách thiển lược là, ấn kết trên tay gọi là Thủ ấn; ấn tướng vẽ theo các kiểu gọi là Khế ấn; nói một cách sâu xa thì Thủ ấn chỉ ấn tướng do chư tôn hoặc người tu hành kết trên tay; còn Khế ấn là chỉ hình tam muội da của chư tôn lấy tammuộida mạn đồ la trong bốn Mạn đồ la làm ấn. Lại trong Mật giáo, đối với hai tay kết ấn và mười ngón tay, có cách gọi đặc biệt, thông thường gọi hai tay là Nhị vũ (hai cánh), Nhật nguyệt chưởng (bàn tay mặt trời, mặt trăng), Nhị chưởng ……(hai bàn tay); gọi mười ngón tay là Thập độ .(mười ba la mật), Thập luân .(mười bánh xe), Thập liên ….. (mười cánh sen), Thập pháp giới, Thập chân như, Thập phong ……(mười ngọn núi). Đồng thời, phối hai tay với Kim cương giới và Thai tạng giới, hoặc phối với định và tuệ, lí và trí; phối năm ngón với năm uẩn, năm Phật đính, năm căn, năm chữ, năm đại v.v…; mười ngón phối với mười độ.Năm ngón phối với năm đại là căn cứ theo thuyết trong kinh Đại nhật quyển 4 phẩm Mật ấn. Còn thứ tự mười ngón phối với mười độ thì có hai thuyết, một thuyết có xuất xứ từ các kinh luận do các ngài Kim cương trí và Thiện vô úy dịch, còn thuyết kia thì có xuất xứ từ các kinh luận do ngài Bất không dịch.

Ấn tướng có khả năng tiêu biểu sự nội chứng và bản thệ của chư tôn, vì thế, một ngón tay co duỗi kết ấn có khả năng làm chấn động pháp giới, phàm Thánh cùng hội họp. Mười ngón đại biểu mười pháp giới, là tổng thể của mạn đồ la, cho nên khi mười ngón tay co duỗi li hợp có thể kết thành bất cứ ấn nào. Phàm phu chúng sinh tuy chưa dứt trừ phiền não, nhưng cái lực dụng của sự kết ấn tướng cũng ngang với sức của bậc Thánh, có thể sai khiến các hiền thánh và chư thiên quỉ thần. Lại nhờ công lực của mật ấn, có thể sai sử Minh vương thiên thần hộ pháp đến bên cạnh người tu hành để hộ vệ, đồng thời, thành tựu những điều sở nguyện.

Vì công dụng của ấn tướng quá lớn, nên khi kết ấn phải cung kính thận trọng, người tu hành, trước khi kết ấn, phải xin thầy trao truyền dạy bảo, nếu không thì chẳng những mất công dụng của ấn tướng mà còn phạm trọng tội vượt tam muội da. Ngoài ra, khi kết ấn tu hành, để đề phòng quỉ thần ác ma quấy rối, không nên kết ấn giữa nơi trống trải, mà phải lấy ca sa, khăn sạch, vạt áo hoặc tay áo che đi. Lại ấn tướng nguyên là động tác của thân thể trong uy nghi hành sự, chẳng hạn như ấn thuyết pháp thì giơ tay kết ấn để giúp cho sự thuyết minh, còn định ấn thì đặt hai tay trên hai chân kết già để giúp cho tâm an định. Lúc đầu, ấn tướng không có qui tắc cố định, sau khi Mật giáo hưng khởi, thu dụng cách hành sự của Ấn độ giáo, mới có thuyết ấn tướng, rồi tiến thêm bước nữa mà giải thích rõ ý nghĩa và lợi ích của ấn tướng. Do thời gian thành lập các loại phép tắc về ấn tướng có trước, sau khác nhau, và sự truyền thừa tại Ấn độ, Népal và Trung quốc có bất đồng, nên đã sản sinh nhiều thứ sai dị.

Lại ấn căn bản của chư tôn trong mạn đồ la thuộc hai bộ Kim cương và Thai tạng trong Mật giáo cũng bất nhất, và ấn tướng kết theo nghi thức của các phép tu cũng sai khác, đến nỗi khiến cho các loại ấn tướng trở thành phồn tạp khó nhận. Hiện nay, các ấn tướng của Phật Bồtát được thông dụng và tương đối trọng yếu thì có: Trí quyền ấn của Đại nhật Như lai ở Kim cương giới, Pháp giới định ấn của Đại nhật Như lai ở Thai tạng giới, Lực đoan định ấn của PhậtAdiđà (còn gọi là Diđà định ấn), An úy ấn của Lai nghinh Phật, Thí vô úy ấn, Dữ nguyện ấn, Cát tường ấn và Hợp chưởng ấn v.v… Ngoài ra, cùng một tôn vị Phật Bồtát mà ấn tướng của Hiển giáo và ấn tướng của Mật giáo có khi cũng khác nhau. [X. kinh Đà la ni tập Q.1; kinh Lược xuất niệm tụng Q.1; kinh Tô tất địa yết la; A súc Như lai niệm tụng cúng dường pháp; Tì samôn thiên vương quĩ; Liên hoa bộ tâm quĩ; Đại nhật kinh sớ Q.13, Q.14]. (xt. Thủ Ấn).