ẨN-TU NGẪU-VỊNH THI

ẨN-TU lạc đạo biệt nhơn-gia, (1)
Câu Glossary Link PHẬT niệm hoài đẹp ý Ta.
Gẫm lại tuồng đời như mộng-ảo,
Trăm tuổi mau dường một sát-na !
Vấn ngã TÂY-QUY hà TỔ-Ý, (2)
Trú dạ TÌNH vong tự trác MA. (3)
Than-thở người đời sao chẳng tỉnh ‌
Uổng vầng CHƠN-TÁNH mãi chìm xa !

THÍCH HẢI-QUANG
(Hải-Quang thi-tập)
Ẩn-Tu ngẫu-vịnh
(Bá bát Thi)

 

(1)- Câu nầy ý nói : Ẩn-tu vui trong mùi đạo, cách biệt “hồng-trần gia” (tức là gia-đình, nhà cửa của người đời).

(2)- Ý nói : Tự hỏi mình rằng : – Thế nào là “CHƠN-Ý” của TỔ-SƯ (muốn nói về việc vãng-sanh CỰC-LẠC) nhỉ ‌

(3)- Ý nói : Ngày (trú) đêm (dạ) quên hết tất-cả “Tình đời”.

(Tình : Thất tình lục-dục)

Và :

Hằng luôn kiểm lại TÂM của mình để xóa trừ hết các thứ TÂM MA-QUỶ (tức là những sự nghĩ-tưởng tầm bậy) đi, không để cho nó mãi hiện-hành.

Câu thơ nầy ý nói : Ðêm ngày tự “Phá ma quân” ở trong TÂM của mình.

Phần lược giảng của người trích-lục :

Câu 1 : Ẩn-Tu lạc đạo biệt nhơn-gia,

là ý nói : Ẩn-tu – (tuy là chỉ sống có một thân, một bóng nơi phố chợ đìu-hiu của miền Sơn-cước nầy)– nhưng mà TÂM chẳng có buồn lo….chút nào hết.

Tại sao ‌?

  • Vì vui trong mùi ÐẠO vậy.
  • Vì không còn bị “hồng trần gia” (tức là gia-đình, thân-thuộc, nhà cửa…..) trói-buộc nữa vậy.

Câu 2 : Câu PHẬT niệm hoài đẹp ý Ta,

là ý nói : Càng Niệm PHẬT nhiều bao nhiêu thì trong lòng càng cảm thấy THANH-TỊNH VUI VẺ BẤY NHIÊU.
Câu 3 : Gẫm lại tuồng đời như mộng-ảo.

là ý nói : Lấy con mắt Chánh-kiến và dùng Chánh-Tâm, Chánh Huệ ra mà xem-xét và suy-nghĩ kỹ lại thì thấy rằng : “Cuộc đời nầy như mộng-ảo” mà thôi.

Bởi vì :

  • Hợp đó rồi tan đó,
  • Vui đó rồi buồn đó.
  • Thương đó rồi ghét đó,
  • Mạnh đó rồi đau đó.
  • Còn đó rồi mất đó……..

Như vậy thì :

ÐỜI chẳng phải “MỘNG-ẢO” thì gọi là gì ‌?

Câu 4 : Trăm tuổi mau dường một Sát-na.

là ý nói : Trăm năm (tuổi THỌ) của “kiếp phù-sinh” nầy trôi qua mau như thoáng chớp, như gió thoảng qua rèm….quay đi, quay lại thì cái GIÀ (và cả cái CHẾT nữa) nó đến bên lưng lúc nào không hay !

Tổ-sư có lời thơ rằng :Ðời người trăm tuổi ai trăm tuổi,
Chuyện cũ quay nhìn chuyện mộng mê !
Nghĩ khóc đồng-lưu đi lạc mất,
Lãng quên cõi TỊNH chẳng quay về !

Hỡi ơi :

  • Mấy ai sống lâu trăm tuổi !
  • Mấy ai tỉnh giấc Hoàng-lương ‌
  • Mấy ai biết quay về đúng lối ! ‌
    Và :
  • Mấy ai cõi TỊNH biết quay về ‌
Câu 5 : Vấn ngã quy TÂY hà Tổ ý ‌

là ý nói : – Trong những lời dạy của TỔ về việc “VÃNG-SANH” ấy, thì :

Ngoài : “NGHĨA ÐEN” ra,

Còn : “NGHĨA BÓNG” là có “Ý” gì nhỉ ‌?

(BẢO-ÐĂNG xin “mách nước” cho quý liên-hữu lời rằng : “TỔ Ý” (tức là “NGHĨA BÓNG” [nói bóng nói gió]) dạy :

NIỆM-PHẬT không thôi cũng chưa đủ nữa.

Mà phải :

Giữ làm sao cho THÂN TÂM của mình hợp được với THÂN TÂM của PHẬT kìa, thì đó mới là một kẻ “đại tài” (ý nói phải tu thêm THẬP THIỆN nữa).

Câu 6 : Trú dạ tình vong tự trác Ma.

là ý nói :

Muốn về cõi CỰC-LẠC (nói riêng) và muốn cho THÂN, TÂM của mình được hợp với THÂN, TÂM của PHẬT thì phải nên (cố-gắng) :

Ngày đêm tự kiểm-điểm lấy “TRẦN TÂM” của mình.

Hễ thấy :

  • Tâm MA (Tâm xấu-ác) hiện ra thì liền trừ-diệt.
  • Tâm PHẬT (Tâm hiền, thiện) hiện ra thì lưu-giữ.

Ðây là :

“PHÁ MA-QUÂN”, và “TỒI TÀ HIỂN CHÁNH” vậy.
Câu 7 + 8 : Than-thở người đời sao chẳng tỉnh,

Uổng vừng chơn-tánh mãi chìm xa.
là ý nói :

Buồn tiếc thay cho người nhân-thế, sao cứ mãi mê-mang trong “trần-lụy” của ngũ-dục, lục trần (hoài), mà chẳng biết quay đầu tìm về nơi nẻo đạo thanh-thoát, cao-xa ‌!..

Ðể cho đến nổi phải bị lâm vào trong thảm-cảnh :

Ðem PHẬT-TÁNH sẵn có của mình,

Mà :

Trầm-luân vạn thuở ‌! (trong 6 nẻo luân-hồi sanh-tử).

Lời bình :

Thật là một bài thơ đạo tuyệt-vời.

Bồ-Tát giới BẢO-ÐĂNG
(Cẩn chí)