ÂN

Phật Quang Đại Từ Điển

(恩) Hết thảy sự vật đều nhờ mối quan hệ hỗ tương (nhân duyên) mà sống còn, ơn tức là từ đó. Ơn trong Phật giáo có thể chia làm hai phương diện tích cực và tiêu cực. Ơn về mặt tích cực, tức là trong lòng luôn nghĩ đến ơn, đây là yếu tố căn bản của sự tu hành Phật đạo. Chẳng hạn như kinh Đại thừa bản sinh tâm địa quán có nêu lên bốn ơn, là ơn cha mẹ, ơn quốc vương, ơn chúng sinh, ơn Tam bảo, đó là những ơn mà người ta phải luôn luôn nhớ nghĩ tới; trong đó, đặc biệt nói công đức hiếu dưỡng cha mẹ ngang hàng với cúng dường Phật. Ngoài ra, cái ân đức của Như lai đã đem sức đại nguyện cứu độ chúng sinh cũng cần phải ghi nhớ, cảm tạ. Còn ơn về mặt tiêu cực, chẳng hạn thương yêu con cái, ân ái giữa vợ chồng, thường làm trở ngại việc tu hành Phật đạo, nên cần phải cắt đứt. Pháp uyển châu lâm quyển 22 chép, tăng lữ khi xuất gia được độ, có bài kệ (Đại 53, 448 trung) rằng: Trôi lăn trong ba cõi, ân ái không ra được; bỏ ân vào vô vi, là chân thực báo ân. Trung quốc và Nhật bản đều coi trọng tư tưởng ơn, nhưng Phật giáo Ấn độ thì lại không nhấn mạnh lắm, hư luận Nhân thi thiết (Pāli: Puggala-paĩĩatti) bảo, trong thế gian có hai hạng người được coi trọng và khen ngợi, đó là người ban ơn và người biết ơn, cảm ơn.

Người biết ơn (tri ân giả) là dịch thẳng từ nguyên ngữ Pāli Katĩĩù,là người hay cảm biết ơn huệ của người khác. Chữ ân trong chữ Hán, được cấu thành bởi chữ (nhân) và chữ (tâm), ý chữ ân và ý nguyên ngữ, có thể nói, không hẹn mà gặp, cho nên, có thể bảo rằng bất cứ việc gì, nguyên nhân nào, phàm đã cấu thành cái trạng thái ngày nay, đều phải ghi nhớ luôn ở trong lòng và suy nghĩ cho sâu. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.11]. (xt. Tứ Ân).