ÂM HƯỞNG NHẪN

Phật Quang Đại Từ Điển

(音響忍) Phạm: Ghowànugama – dharma – kwànti. Là một trong ba phép nhẫn. Còn gọi là Tùy thuận âm hưởng nhẫn, Tùy thuận âm thanh nhẫn. Có ba nghĩa: 1. Nghĩa là thuận theo tiếng nói pháp của Phật Bồ tát mà biết được đạo lí các pháp, an trú nơi pháp. 2. Nghĩa là những người vãng sinh sang thế giới Cực lạc, nghe âm thanh của rừng cây bảy báu mà tỏ ngộ cái lí không mà như có, chẳng phải có mà có. Ngài Tuệ viễn, trong Vô lượng thọ kinh nghĩa sớ quyển hạ (Đại 37, 106 thượng), nói: Tìm tiếng hiểu tỏ, biết tiếng như vang, gọi là Âm hưởng nhẫn. 3. Nghĩa là nghe pháp chân thực mà không kinh, không sợ, không hãi, tin hiểu thụ trì, ưa thích thuận vào, tu tập an trú. [X. kinh Hoa nghiêm (bản 60 quyển) Q.28;kinh Vô lượng thọ Q.thượng; kinh Nguyệt đăng tam muội Q.2; Vô lượng thọ kinh liên nghĩa thuật văn tán Q.trung; Vô lượng thọ kinh hội sớ Q.5; Vô lượng thọ kinh kí Q.thượng]. (xt. Tam Pháp Nhẫn).