ÂM CHẤT LỤC

Phật Quang Đại Từ Điển

(陰隲錄) Có một quyển. Viên liễu phàm (thế kỉ XVI) đời Minh soạn. Còn gọi là Liễu phàm Tứ huấn. Là tác phẩm đại biểu nói về đạo đức dân gian ở Trung quốc. Có lần, Viên liễu phàm đến hỏi đạo nơi Thiền sư Vân cốc, nhờ đó, liễu ngộ thuyết lập mệnh, biết rõ chân lí của hành vi thiện ác và nhân quả báo ứng mà soạn ra sách này, cho rằng âm chất là sự chi phối của trời đối với loài người, nhưng dựa vào hành vi thiện ác của con người có thể quyết định được họa phúc. Nội dung, trước hết, bàn về lí khiêm hư lợi trung, kế đó, trình bày những trường hợp tích thiện dư khánh, đồng thời, liệt kê mười sáu đức mục lớn của việc làm điều thiện. Ở cuối quyển chép biết lỗi hay sửa đổi, là điều thiện lớn, và nêu lên ba cách sửa đổi lỗi lầm. Tư tưởng trong sách này chịu ảnh hưởng nhiều của thuyết tăng thọ ích ton hình thành vào thời đại Nam Bắc triều, và là tư tưởng Nho, Đạo, Phật ba giáo nhất thể dung hợp. Quan niệm Phật giáo về nhân quả báo ứng thấy rải rắc khắp cuốn sách, đã thành chuẩn tắc của hành vi đạo đức trong dân chúng.