ÁM

Phật Quang Đại Từ Điển

(闇) Chữ (aô) Tất đàm. Một trong 12 nguyên âm của mẫu tự Tất đàm, một trong 50 chữ cái. Là chữ A chuyển biến lần thứ ba trong năm lần chuyển biến, tức là thêm cái chấm (.) bồ đề ở phía trên chữ (a). Trong năm lần chuyển biến phối với năm vị Phật, thì chữ Ám tương đương với Tam ma địa của Vô Lượng Thọ Như Lai ở phương tây, đây là theo nghĩa Đông nhân phát tâm. Kinh Phương Quảng Đại Trang Nghiêm quyển 4 (Đại 3, 560 thượng) nói: Khi xướng chữ Ám thì phát ra tiếng tất cả vật đều không có cái ta và của ta. Tức là từ ngữ amogha-utpatti trong bản tiếng Phạm. Phẩm Thích Tự Mẫu trong kinh Du Già Kim Cương đính quyển thượng cho chữ này là nghĩa biên tế (ngằn mé). [X. kinh Niết Bàn (bản Bắc) Q.8; kinh Văn Thù Sư Lợi Vấn Q.thượng phẩm Tự Mẫu; Đại Nhật Kinh Sớ Q.13, Q.14, Q.20]. (xt. Đông Nhân Phát Tâm).