ÁI HÀNH KIẾN HÀNH

Phật Quang Đại Từ Điển

(愛行見行) Ái hành, Phạm: Tfwịà-carita; Kiến hành, Phạm: Dfwỉi-carita. I. Ái hành kiến hành. Hành vi của người ta, căn cứ theo tính cách, có thể chia làm hai loại: 1. Y theo lời chỉ dạy của người khác mà hành động, gọi là ái hành. 2. Không thích nghe theo ý kiến người khác, mà chỉ theo ý riêng mình để hành động, gọi là Kiến hành. Cứ theo luận Câu Xá quyển 17, thì người ái hành ý muốn xấu (Phạm: Àzaya, dịch âm a thế gia) rất là nông nổi, không dứt mất thiện căn; người Kiến hành thì ý thích xấu xa cực sâu bền, cho nên có khả năng dứt mất thiện căn. Lại luận Đại Tì Bà Sa quyển 109 thì bảo, người Kiến hành từ không mà vào chính tính li sinh, người ái hành từ vô nguyện mà vào chính tính li sinh. [X. kinh Đại Bát Niết Bàn (bản Bắc) Q.15; luận Đại Trí Độ Q.21; luận Câu Xá Quang Kí Q.16]. II. Ái hành kiến hành. Kiến hành và ái hành là hai loại phiền não. Hành là gọi chung các pháp hữu vi.

Trong đó, kiến hành là năm kiến (bao hàm thân kiến…), nói rộng là sáu mươi hai kiến hay chín mươi lăm kiến. Nói theo nghĩa rộng thì kiến hoặc và kiến hành cũng có thể thông dụng, hai nghĩa tham dục (tu hoặc) và ái hành cũng tương thông. Nói cách thông thường thì kiến hành là phiền não thuộc phương diện lí trí, ái hành là phiền não thuộc phương diện tình ý. [X. luận Câu-xá Q.6; Câu Xá Thích Luận Q.5; Câu Xá Quang Kí Q.6].