A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THÍCH LUẬN
Tác giả: Tôn giả Bà Tẩu Bàn Đậu (Thế Thân)
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 8

Phẩm thứ 3: PHÂN BIỆT THẾ GIAN, phần 3

Hành có nơi nghiệp, trong Luận này sẽ nói. Ái, thủ ở nơi Hoặc trong Luận này cũng sẽ nói.

Duyên sinh như thế, nếu lược dẫn thì chỉ có ba. Nghĩa là Hoặc, Nghiệp và Loại quả. Ba nghĩa này trước đã hiển bày.

Kệ nói:

Trong đó nói các Hoặc

Như hạt giống cùng rồng

Như rễ, cây và trấu.

Giải thích: Hoặc này cùng với hạt giống là như nhau. Vì sao là tương tợ? Ví như từ hạt giống, mầm, lá v.v… sinh. Như ở đây, từ Hoặc, loại Hoặc nghiệp sinh. Lại, như ao lớn là chỗ ở được rồng trấn giữ, luôn không khô cạn. Như rồng hoặc này đã trấn giữ trụ nơi ao nước lớn, sinh nối tiếp không đoạn dứt. Lại như cây chưa bị nhổ rễ, thì chặt bỏ cành ngọn rồi lại mọc ra. Như ở đây, chưa nhổ bỏ rễ Hoặc thì nơi các nẻo nếu diệt, diệt rồi lại khởi. Lại như cây thường xuyên trỗ hoa, sinh quả. Như các Hoặc này luôn luôn sinh loại hoặc nghiệp. Lại như hạt gạo được vỏ trấu bao bọc, đối với sự sinh có công năng, không phải là hạt gạo đơn lẻ. Như nghiệp này là hoặc đã đắc, được vỏ trấu bao bọc, đối với tất cả sự sinh đều có công năng, không phải là nghiệp đơn lẻ. Như thế các Hoặc nên biết như hạt giống v.v…

Kệ nói:

Nghiệp như gạo có trấu

Cùng như lúa và hoa.

Giải thích: Trước đã nói Hoặc giống như vỏ trấu. Nay nói nghiệp như hạt gạo có trấu. Lại như lúa đã phơi khô, dùng phần vị quả chín làm biên. Các nghiệp như thế đã thành thục thì không còn sinh báo nữa. Lại như hoa ở trong việc sinh quả là nhân gần. Nghiệp như thế ở trong sự việc sinh quả báo là nhân rất gần.

Kệ nói: Như loại ăn uống chín.

Giải thích: Như thức ăn uống đã chín, hoàn toàn là thọ dụng, không thể lại chuyển thành thức ăn sống. Loại quả báo như thế không thể ở trong sự sinh riêng lại dẫn đến quả báo riêng khác. Nếu lại dẫn dắt đến báo, thì không có nghĩa được giải thoát.

Sinh được nối tiếp như thế là dựa nơi nhân, nơi duyên sinh không quá bốn hữu. Nghĩa là trung hữu, sinh hữu, tiên thời hữu (ban hữu) và tử hữu.

Bốn hữu này ở trước đã giải thích. Kệ nói:

Ở trong bốn thứ hữu

Sinh hữu tất nhiễm ô.

Giải thích: Ở đây: Có bao nhiêu hữu nhất định, không nhất định nhiễm ô? Nếu hoàn toàn nhiễm ô thì chỉ là sinh hữu. Do Hoặc nào?

Kệ nói: Do các Hoặc tự địa.

Giải thích: Nếu sinh hữu ở nơi địa này, thì tất cả Hoặc của đồng địa đều bị nhiễm ô. Nơi ba cõi không có một Hoặc nào do các thứ này sinh, không phải do kiết sinh.

Sư A-tỳ-đạt-ma đã nói như vậy. Sự nhiễm ô ấy là do Hoặc lớn, không do Hoặc phần nhỏ, vì được tùy ý. Nếu phần vị này rất tối tăm, trì độn, tùy thuộc Hoặc hữu, tức trước đã thường xuyên khởi Hoặc rất gần. Vào thời ấy, ở trong phần vị ấy Hoặc này tức khởi làm nhiễm ô. Do trước đã có được nhanh nhẹn, nên tiếp nhận trung hữu.

Là đều nên nhận biết về nhiễm ô như thế chăng?

Kệ nói: Còn ba.

Giải thích: Ba hữu còn lại, tức trung hữu v.v… đều có ba thứ. Nghĩa là thiện, nhiễm ô và vô ký.

Ở trong các hữu, có bao nhiêu hữu và đối với cõi nào tương ưng?

Kệ nói: Vô sắc ba.

Giải thích: Trừ trung hữu, là ba hữu còn lại. Vì sao? Vì cõi vô sắc không phải xứ cách biệt. Vì đi đến xứ kia nên khởi trung ấm. Ở nơi cõi dục, cõi sắc đã không nêu ra, tức biết là đều đủ bốn hữu. Như chúng sinh dựa nơi nhân, nơi duyên sinh. Nghĩa này đã nói rộng.

Nếu chúng sinh đã sinh làm sao được trụ?

Kệ nói: Thế gian do ăn trụ.

Giải thích: Có một pháp, Đức Thế Tôn tự thông tỏ, tự nhận biết, vì người khác chính thức nêu giảng. Nghĩa là tất cả chúng sinh đều do ăn uống để trụ. Kinh đã nói như thế. Sự việc ăn uống ấy có bao nhiêu thứ? Có bốn thứ.

Kệ nói: Đoạn thực.

Giải thích: Đoạn thực: Có thô, có tế. Tế là thức ăn của chúng sinh trung hữu, vì lấy hương làm thức ăn. Cùng là thức ăn của chúng sinh nơi kiếp sơ như chư thiên, do không biến hoại thành phẩn uế. Thức ăn này đều vào thân họ, như dầu ở nơi cát. Lại nữa, nếu chúng sinh là tế, thì thức ăn của họ cũng tế. Ví như loài trùng bé tí v.v… Xúc thực là thứ hai. Tác ý thực là thứ ba. Thức thực là thứ tư. Trong đây: Đoạn thực.

Kệ nói: Ở cõi dục.

Giải thích: Thức ăn này ở cõi sắc, cõi vô sắc là không có. Do lìa dục ở đây, sinh nơi cõi kia.

Kệ nói: Dùng ba nhập làm thể.

Giải thích: Hương, vị, xúc nhập ở cõi dục, tất cả đều gọi là đoạn thực. Vì tạo ra từng phần đoạn để ăn nuốt, trước dùng lỗ miệng để ngậm thức ăn, sau nuốt vào từng phần nên gọi là đoạn thực.

Bóng, ánh sáng, ngọn lửa, ánh sáng mặt trời, những thứ ấy vì sao thành thức ăn?

Do theo số nhiều nên nói như thế. Những thứ ấy, nếu không phải là đối tượng được thọ dụng thì sao có thể khiến cho sự nối tiếp được an trụ, nên cũng nhập vào số thức ăn vi tế. Ví như tắm gội, xoa nắn v.v…

Vì sao sắc nhập không phải là thức ăn?

Nếu tạo ra đoạn thực, tất căn cứ ở sắc.

Kệ nói:

Không sắc nhập do đấy

Không lợi, tự căn thoát.

Giải thích: Thức ăn là pháp gì? Nếu có thể tạo lợi ích cho bốn đại của tự căn. Còn sắc nhập thì nói khi đang ăn, không thể tạo lợi ích cho tự căn và bốn đại, huống chi là có thể tạo lợi ích cho căn khác và bốn đại. Do không phải là cảnh giới của mình. Có khi trông thấy sắc, tức khởi vui mừng. Sắc này cũng không phải là thức ăn, vì chỉ duyên nơi sắc ấy làm cảnh, có thể sinh khởi các xúc như lạc thọ v.v…, và dùng xúc ấy làm thức ăn, không phải là sắc. Lại nữa, người đã đạt được giải thoát, nghĩa là A-na-hàm, A-la-hán, trông thấy thức ăn uống đáng ưa thích, đều không có lợi ích.

Kệ nói:

Xúc, tác ý cùng thức

Ba hữu lưu chung hai.

Giải thích: Xúc: Từ ba thứ hòa hợp sinh. Tác ý: Là nghiệp của tâm. Thức: Là ý thức. Ba thứ này nếu là hữu lưu tất là thức ăn. Ba thứ ấy có chung nơi ba cõi.

Vì sao không lập vô lưu (vô lậu) làm thức ăn? Do lập thức ăn là lấy khả năng làm thấm nhuần, tăng trưởng các hữu làm nghĩa. Vô lưu sinh khởi có thể diệt tận các hữu. Sư Tỳ-bà-sa nêu rõ như thế.

Lại nữa, ở trong kinh nói về nghĩa ăn. Ăn có bốn thứ. Vì khiến cho chúng sinh đã sinh được trụ cùng càng thêm nối tiếp. Lại tạo lợi ích cho chúng sinh tìm cầu sinh. Pháp vô lưu thì không như vậy, thế nên không phải là thức ăn. Đã sinh, nghĩa là chúng sinh đã sinh ở trong các nẻo. Nghĩa này dễ giải thích.

Những gì là tìm cầu sinh?

Kệ nói:

Ý sinh, tìm cầu sinh Càn-thát-bà, trung hữu Đối hữu.

Giải thích: Đức Thế Tôn dùng năm tên gọi này để nói về chúng sinh trung ấm. Vì sao? Vì chúng sinh ấy từ nơi ý sinh, nên nói là ý sinh. Do không nhận lấy các thứ bất tịnh cùng máu huyết và các vật bên ngoài hiện có làm chỗ dựa cho sự sinh.

Tìm cầu sinh: Nghĩa là muốn được sinh, nhưng chưa được, nên tìm kiếm khắp nơi.

Càn-thát-bà: Do ăn mùi hương nên dùng hương tạo lợi ích cho thân hành hướng về các nẻo.

Đối hữu: Nghĩa là đối hướng tới xứ sinh khởi. Như kinh nói: Đối khởi có trở ngại khiến hại tự thể. Sinh có trở ngại khiến hại thế gian. Do kinh này nói, nên đối hữu gọi là trung ấm.

Lại có kinh khác nói: Có chúng sinh đối hữu kiết đã hết, không phải là kiết của sinh hữu. Trong kinh này có nêu bốn trường hợp.

Lại nữa, đã sinh nghĩa là A-la-hán. Tìm cầu sinh nghĩa là chúng sinh hữu ái.

Lại nữa, có bao nhiêu thứ ăn khiến chúng sinh đã sinh được trụ? Có bao nhiêu thứ ăn có thể làm thấm nhuần, tạo lợi ích cho chúng sinh tìm cầu sinh?

Sư Tỳ-bà-sa nói: Tất cả thứ ăn đều có thể làm được hai sự việc vừa nêu. Vì sao? Vì đoạn thực cũng đối với chúng sinh hữu ái khiến được hữu sau.

Đức Phật, Thế Tôn nói: Có bốn cách ăn (thực) là duyên như gốc bệnh, ung nhọt, mũi tên, già, chết v.v… Tác ý thực cũng từng thấy khiến các chúng sinh hiện sinh, trụ. Các Sư kỳ cựu nói như vầy: Có một người cha gặp phải nạn đói khát, dùng túi đựng đầy tro treo trên vách, an ủi, khuyến dụ hai đứa con, nói: Đây là bột gạo. Hai đứa con thường suy nghĩ về túi bột gạo, được an trụ trong nhiều thời gian. Về sau, có người vì mở túi nọ ra, mới biết là tro. Hai người con liền mất tác ý từ trước, tức thì mạng chung.

Lại nữa, có nhiều người ở trong biển lớn, thuyền bị thủng nát, trông thấy nhóm sóng cả nhô cao, suy nghĩ cho là bờ, theo đấy để cố sức đến bờ kia. Đến rồi xúc chạm mới biết là tụ sóng, nên mất tác ý từ trước, tức thì mạng chung.

Ở trong phần Biệt tụng nói: Nơi biển cả có chúng sinh thân to lớn từ dưới nước lên bờ, nằm trên bãi cát đẻ trứng, rồi lùa cát lấp lại và lội trở ra biển. Nếu mẹ nhớ nghĩ đến trứng này, không quên, thì trứng không hủy hoại. Nếu mẹ ở trong ấy quên mất không còn nhớ nghĩ, thì trứng này tức tự hủy hoại.

Kinh bộ giải thích không cho là như thế. Chớ nên cho do thức ăn của người khác, thì thức ăn của người khác được thành.

Nếu giải thích tức nên giải thích như thế này: Ở đây, nếu mẹ duyên nơi trứng, nhớ nghĩ không quên, thì trứng không hủy hoại. Ngược lại, nếu quên tức hủy hoại.

Có Sư khác nói: Nhớ nghĩ này ở trong phần vị xúc, vì sao nói sự ăn chỉ có bốn? Hay là không như thế?

Tất cả pháp hữu lưu tất có thể làm thấm nhuần, tạo lợi ích cho hữu. Tuy nhiên do vượt hơn nên nói như thế.

Kệ nói:

Vì tạo ích thân tâm

Chủ thể, đối tượng nương Hay dẫn sinh hữu riêng Lần lượt nói hai sau.

Giải thích: Đối tượng nương dựa: Nghĩa là có căn thân. Vì làm thấm nhuần tạo lợi ích thân này nên đoạn thực là hơn hẳn. Chủ thể nương dựa: Nghĩa là tâm và tâm pháp. Vì làm thấm nhuần tạo lợi ích cho pháp này nên xúc thực là hơn hẳn.

Hai cách ăn như vậy, đối với sự thấm nhuần, tạo lợi ích hiện đời xong và trong sinh hữu là hơn hẳn thứ khác.

Lại lập tác ý thực: Đối với sự dẫn dắt hữu sau là hơn. Hữu được dẫn dắt này, từ nghiệp đã huân tu chủng tử thức sinh. Hai pháp sau như thế, đối với việc dẫn sinh hữu chưa sinh là hơn. Hai thứ ăn trước ấy như sữa mẹ, vì có thể nuôi dưỡng con đã sinh. Hai thứ ăn sau như mẹ sinh, có thể sinh các thứ chưa sinh. Do hơn hẳn thứ khác nên chỉ lập bốn thứ. Vì tất cả phần đoạn được ăn nuốt đều là chủ thể ăn. Không có phần đoạn là đối tượng được ăn nuốt, nhưng không phải là đoạn thực.

Ở đây có bốn trường hợp: (1) Nếu ăn nuốt phần đoạn này, các căn bị hủy hoại, gây tổn hại cho bốn đại. (2) Nghĩa là ba thứ ăn còn lại. (3) Phần đoạn được ăn nuốt này có thể làm thấm nhuần, tạo lợi ích cho các căn, tăng trưởng bốn đại. (4) Trừ ba trường hợp trước.

Như các trường hợp này, cùng với xúc v.v… theo như lý nên đều lập ra bốn trường hợp.

Vì hữu duyên nơi xúc v.v…, được các căn thấm nhuần, tạo lợi ích và bốn đại tăng trưởng. Các thứ này cũng không phải là thức ăn chăng?

Có. Nghĩa là nơi địa riêng và vô lưu. Trường hợp khác nên suy xét. Nếu người ăn thứ ăn này, gây tổn giảm cho người ăn, nhưng các căn thì lớn, tức vật này cũng là thứ ăn, do báo đạt đến đầu tiên. Vì sao? Vì đoạn thực ở trong hai thời đều tạo ra công dụng ăn. Nếu khi đang ăn là đối trị bệnh gốc. Nếu lúc tiêu hóa thức ăn, là tăng trưởng khiến thân cao lớn. Sư Tỳ-bà-sa đã nói như vậy.

Ở nơi nẻo nào có bao nhiêu thứ ăn?

Ở tất cả nẻo đều có tất cả thứ ăn. Đối với sinh (loài) cũng thế.

Ở địa ngục làm sao có đoạn thực? Có đốt cháy thỏi sắt đỏ làm thức ăn, nước sắt đỏ nung sôi làm thức uống. Nếu vật có thể gây tổn hại cũng là thức ăn, tức trái với bốn trường hợp trước, cũng trái với Luận Phân Biệt Đạo Lý. Luận ấy nói: Thế nào là đoạn thực? Nếu duyên nơi phần đoạn này, làm thấm nhuần, tạo lợi ích cho các căn, tăng trưởng bốn đại nối tiếp được hơn hết. Thức cũng như thế. Nói rộng như nơi luận.

Do căn cứ nơi thức ăn có công năng làm tăng ích để nói, nên không có trái nhau. Thức ăn tổn hại ở trong địa ngục cũng có tướng của thức ăn. Vì sao? Vì thức ăn này có thể tạo sự ngăn chận tạm thời bệnh đói khát v.v…

Lại nữa, có địa ngục của xứ riêng, như nơi nẻo người có đoạn thực. Thế nên đoạn thực hiện có khắp trong năm nẻo. Nghĩa này là hợp lý.

Đức Phật, Thế Tôn nói: Nếu có người thí thức ăn cho một trăm tiên nhân ngoại đạo ở cõi dục đã lìa dục, hoặc có người thí thức ăn cho một phàm phu hành hóa trong rừng rậm của châu Diệm-phù, thì ở đây, bố thí sau so với bố thí trước, phước đức vượt hơn gấp trăm ngàn lần.

Phàm phu nào đã hành hóa trong rừng rậm của châu Diệm-phù?

Có Sư khác cho: Cư trú ở châu Diệm-phù. Hoặc nói: Là phàm phu có phước.

Giải thích này là không đúng, do chỉ nói có một phàm phu. Ở đây vì sao thí thức ăn cho một phàm phu, phước đức lại nhiều hơn thí thức ăn cho nhiều phàm phu lìa dục?

Nếu thí thức ăn cho nhiều phàm phu, phước đức này tức hơn thí thức ăn cho một phàm phu. Nghĩa này có thể đúng.

Có Sư khác cho: Bồ-tát của địa này là gần Phật. Sư khác thì không nói đến nghĩa ấy. Vì sao? Vì nếu thí cho Bồ-tát ấy, thì phước đức có được là rất nhiều không thể tính đếm. Nếu thí thức ăn cho vị này thì phước đức đạt được, cho đến thí một trăm câu chi A-la-hán cũng không bằng.

Sư Tỳ-bà-sa nói: Có phàm phu đã có thể đạt được phần quyết trạch của quán bốn đế, ở đây được gọi là hành hóa trong rừng rậm của châu Diệm-phù. Tên gọi này cùng với nghĩa không tương xứng. Lại, không từng ở xứ khác chỉ giả an lập tên gọi này. Nghĩa là kinh và trong Tạng A-tỳ-đạt-ma v.v… đều nói là hành hóa trong rừng rậm của châu Diệm-phù, tất có thể đạt được phần quyết trạch của quán bốn đế. Thế nên đây là tự mình đã phân biệt.

Nếu như vậy thì sự việc ấy là thế nào?

Tất là nên căn cứ theo Bồ-tát đang hành hóa trong khu rừng rậm của châu Diệm-phù, nên nói lời ấy. Vì sao? Vì Bồ-tát này ở vào thời ấy cùng với phàm phu lìa dục nơi cõi dục, cả hai nghĩa đều tương ưng. Đối với tiên nhân khác đã phân biệt khiến khác với Bồ-tát này, ở nơi vô biên chúng sinh có vô lậu phần gấp bội hơn hẳn, mà chỉ cho là một trăm. Là do tùy thuộc noi chỗ lập trước.

Nghĩa này tất nên như thế. Vì sao? Vì trừ người này thì đối với tiên nhân ngoại đạo nên xét là Tu-đà-hoàn. Nếu không như thế, tức nên cho vị đã hành trong khu rừng rậm của châu Diệm-phù kia nên xét là Tu-đà-hoàn?

Đã nói về nghĩa của chúng sinh dựa nơi nhân, dựa nơi duyên sinh, cùng chúng sinh được trụ xong. Về nghĩa mạng chung của chúng sinh cũng đã nêu bày, là do phước hết, không do mạng hết. Nghĩa này nay sẽ nói.

Vì đối với thức nào khi chúng sinh đang khởi đã đạt được khi mạng chung và thọ sinh?

Kệ nói:

Đoạn tiếp thiện, lìa dục Thoái cùng chết, thọ sinh Sự này nơi ý thức.

Giải thích: Đoạn căn thiện lại tiếp nối căn thiện, lìa dục cõi dưới, thoái thất, sống chết nơi cõi trên. Sáu pháp như vậy, ở trong ý thức thành, không phải ở thức khác. Do nói về sinh, nên nghĩa trung hữu thọ sinh cũng đã được nói đến.

Nếu căn cứ nơi thọ thì tử, sinh là thế nào?

Kệ nói: Nơi xả thọ tử sinh.

Giải thích: Xả mạng và thọ sinh, hai tâm này ở trong thọ bất khổ bất lạc. Vì thọ này tối, chậm, còn thọ khác thì sáng rõ. Nơi thức sáng tỏ thì tử sinh không thành. Ở trong ý thức này:

Kệ nói: Không một, vô tâm hai.

Giải thích: Tử và sinh tuy ở nơi ý thức, nhưng không phải một tâm và trong vô tâm. Vì sao? Vì nếu người đang ở tâm định, thì không có nghĩa tử sinh. Do địa không phải là đồng phần, vì công dụng đã thành, có thể tạo lợi ích, nên ở trong định vô tâm cũng không được chết. Vì sao? Vì nếu là người vô tâm thì không có tai hại ngang trái. Bấy giờ đã nương dựa, nên nếu muốn khởi làm biến đổi thì lúc ấy tùy thuộc nương dựa nơi tâm, tất định khởi hiện tiền, về sau mới xả bỏ mạng, không phải lúc khác.

Nếu ở vào lúc thọ sinh, vô tâm cũng không nên như thế, vì tâm đoạn trừ nhân không có. Nếu lìa Hoặc của tâm phẩm thượng, thì không được thọ sinh. Thế nên ở trong vô tâm, không hợp với đạo lý.

Tử hữu có ba thứ, như trước đã nói.

Kệ nói: Niết-bàn hai vô ký.

Giải thích: Đối với tâm oai nghi và tâm quả báo, nếu ở trong cõi dục thì có quả báo gọi là xả. Nếu không ở nơi tâm oai nghi bát Niết-bàn, vì sao chỉ ở nơi vô ký, không phải trong tâm khác? Vô ký này tùy thuận tâm đoạn dứt, do sức yếu kém. Nếu người đang chết, thì ở nơi phần thân nào ý thức đoạn dứt? Nếu chết trong một thời thì thân căn cùng với ý thức trong một lúc đều cùng diệt.

Nếu người chết theo thứ lớp thì ở đây:

Kệ nói:

Chết lần lượt, chân rốn

Nơi tâm, ý thức đoạn

Người trời dưới không sinh.

Giải thích: Nếu người tất phải đi đến thọ sinh ở nẻo ác và nơi nẻo người, trời, thì những người như vậy, theo thứ lớp ở nơi chân, rốn, ý thức đoạn dứt.

Không thọ sinh lại gọi là không sinh, tức là các A-la-hán. Người này ở nơi tâm, ý thức đoạn dứt.

Có bộ khác cho: Ở trên đầu. Vì sao? Vì thân căn nơi những xứ này cùng với ý thức đều cùng diệt. Nếu người đang khi chết, thân căn này như nước trên tấm đá nóng, rút giảm dần dần, ở nơi các xứ như chân v.v… thứ lớp mà diệt.

Lại nữa, nếu chúng sinh từ bỏ mạng theo thứ lớp như thế, thì trong ấy có nhiều chúng sinh bị đoạn dứt Mạt-ma do khổ thọ bức bách mới chết. Thế nào là đoạn dứt Mạt-ma?

Kệ nói: Mạt-ma nước v.v…

Giải thích: Mạt-ma: Nghĩa là ở nơi thân có xứ riêng. Như kệ nói:

Nơi thân có xứ này

Do theo xúc khiến chết

Như hoa Ưu-bát-la

Tua xúc chạm vi trần.

Nên biết trong thân có xứ riêng. Nếu ở đấy bị xúc chạm tổn hại, có thể dẫn đến tử vong, thì phần thân này gọi là Mạt-ma. Mạt-ma này trong nước, gió, lửa, tùy theo một đại, nếu dấy khởi thì trái nhau, giống như mũi nhọn bén đâm chém vào thân, tức liền tan hoại. Thân này không như củi v.v… bị chặt là đứt ngay, nhưng như bị chặt, tức không còn cử động nhận biết nữa. Do vậy gọi là chặt.

Vì sao không do đại địa? Vì bệnh thứ tư là không có. Ba bệnh là phong, nhiệt, đàm, như thứ lớp do phong, hỏa, thủy đại làm hàng đầu. Vì cùng với ba tai họa của khí thế giới bên ngoài là tương tợ, thế nên ở thân bên trong có ba tai họa.

Ở đây, đoạn dứt Mạt-ma do khổ thọ nên chết. Phần nhiều là ở nơi người ấy khởi. Nghĩa là có thể thường xuyên thực hiện sự việc đoạn dứt Mạt-ma người khác. Người này tất do đoạn dứt Mạt-ma theo khổ thọ mà chết. Ở trong chư thiên không có đoạn dứt Mạt-ma theo khổ thọ mà mạng chung. Tuy nhiên, nếu các thiên tử, nên có sự việc thoái thất, thì trước có năm thứ tướng biến dị nhỏ hiện ra:

    1. Y phục và vật dụng trang sức phát ra âm thanh không đáng yêu thích.

 

  • Ánh sáng nơi thân mờ tối.
  • Khi đang tắm thì giọt nước dính bám vào thân.

 

  1. Bản tâm đối với trần (cảnh) lay động khiến trụ nơi một trần.
  2. Mắt có chuyển động nháy nhiều.

Năm tướng này hoặc có lúc không nhất định. Lại có năm thứ tướng biến đổi khác lớn hiện ra, tất không tránh khỏi cái chết:

    1. Y phục bị bụi nhơ bám đầy.

 

  • Tràng hoa khô héo.
  • Mồ hôi nơi nách chảy ra.

 

  1. Khí hôi hám xâm nhập thân.
  2. Đối với chỗ ngồi của mình không thể ngồi yên.

Thế giới của chúng sinh đã sinh, trụ, thoái chuyển như vậy, Đức Phật, Thế Tôn an lập, thuộc về ba tụ để gồm thâu chúng sinh. Tụ có ba thứ: (1) Tụ chánh định. (2) Tụ tà định. (3) Tụ bất định.

Trong ấy:

Kệ nói:

Tụ chánh định, tà định

Thánh nhân tạo vô gián.

Giải thích: Thế nào là chánh? Dục hoàn toàn hết, giận hoàn toàn hết, si hoàn toàn hết, tất cả Hoặc đều hoàn toàn dứt hết, nên gọi là chánh. Kinh đã nói như vậy.

Thánh: Là nếu người này trong sự nối tiếp do đạo vô lưu sinh nên gọi là Thánh.

Vì sao gọi là Thánh? Là từ nơi pháp ác, vì có thể xa lìa xuất ly, nên gọi là Thánh. Do đắc quả diệt tất định vĩnh viễn xa lìa. Những người như vậy, do đối với Hoặc quyết định diệt hết, nên gọi là chánh định. Nếu người có thể đạt được thuận phần giải thoát, thì căn thiện tất định đạt đến Niết-bàn.

Vì sao không lập là chánh định? Do người này về sau có thể rơi vào tà định. Người này không do thời gian nhất định để nhập trong tụ chánh định. Ví như bảy thứ vượt hơn v.v…

Thế nào là tà? Các nẻo địa ngục, súc sinh, quỷ thần, đó gọi là tà.

Ở đây, người tạo nghiệp vô gián tức quyết định sinh trong nẻo địa ngục, nên nói là tà định. Nếu khác với hai định, thì số còn lại không phải là định (tụ bất định). Nghĩa này tự thành. Ba tụ này quán nhân duyên là thuộc về hai không thuộc hai.

Nói về thế giới chúng sinh xong. Về khí thế giới nay sẽ nói.

Kệ nói:

Trong đây khí thế giới

Nói nương trụ ở dưới

Sâu mười sáu Lạc-sa

Phong luân rộng vô số.

Giải thích: Ba ngàn đại thiên thế giới, chư Phật nói rộng sâu, nghĩa là dựa nơi không, phong luân trụ ở dưới đáy, do nghiệp tăng thượng của chúng sinh sinh ra. Phong luân này dày mười sáu Lạc-sa do-tuần. Chiều dài rộng là vô số không thể tính đếm, thể rất rắn chắc. Nếu người có sức mạnh của đại Nặc-na, dùng chày kim cang từ trên cao đập vào phong luân, tức thì kim cang tan nát nhưng phong luân thì không hao tổn. Ở trên phong luân:

Kệ nói:

Thủy luân sâu mười một Lại có hai mươi ngàn.

Giải thích: Ở trên phong luân, do nghiệp tăng thượng của chúng sinh, các mây tụ tập mưa, hạt mưa như trụ lớn, thủy luân này thành, sâu mười một Lạc-sa hai vạn do-tuần.

Vì sao thủy luân ở đây không tuôn tràn qua một bên?

Đó là do sức tăng thượng nơi nghiệp của chúng sinh. Ví như thức ăn, thức uống, các thức ăn uống này, nếu khi chưa tiêu hóa thì không rơi vào thục tạng. Có Sư khác nói như thế.

Hoặc như đạo lý ăn uống, do gió đã giữ gìn nên không chảy tràn. Bộ khác đã nói như vậy.

Lại nữa, nước này là do đức thù thắng nơi nghiệp của chúng sinh đã sinh, nên có gió riêng thổi mạnh, chuyển đổi nước này khiến nơi tầng trên thành vàng, như trên váng sữa chín sinh ra cao.

Kệ nói:

Nước dày tám Lạc-sa Còn lại đều là vàng.

Giải thích: Số còn lại có được bao nhiêu?

Ba Lạc-sa hai vạn do-tuần, đấy gọi là Kim địa luân, ở trên thủy luân. Thủy luân và Kim địa luân về lượng dày như đã nói.

Kệ nói:

Lượng thẳng có ba ngàn

Lại có bốn trăm rưỡi

Có mười hai Lạc-sa

Thủy kim luân rộng thế.

Giải thích: Lượng thẳng của hai luân này là đồng.

Kệ nói: Hoặc chu vi gấp ba.

Giải thích: Nếu dùng lượng biên để tính thì thành gấp ba lần, hợp thành ba mươi sáu Lạc-sa một vạn ba trăm năm mươi do-tuần. Kim địa luân ở trên nước. Trong địa này:

Kệ nói:

Núi chúa Tu-di-lũ

Núi Do-càn-đà-la

Núi Y-sa-đà-la

Núi Khư-đặc-la-kha

Núi Tu-đằng-bà-na

Núi A-thâu-cát-na

Núi Tỳ-na-đa-kha

Núi Ni-mân-đà-la.

Giải thích: Các núi v.v… như thế đều dựa trên kim địa luân để trụ. Trung tâm của tám núi lớn, có núi Tu-di-lũ, các núi còn lại đều vây quanh Tu-di-lũ mà trụ: (1) Núi Do-càn-đa-la. (2) Núi Y-sa-đà-la. (3) Núi Khư-đặc-la-kha. (4) Núi Tu-đằng-bà-na. (5) A-thâu-cát-na.

(6) Tỳ-na-đa-kha. (7) Ni-mân-đà-la.

Núi Tu-di-lũ này được bảy núi là thành trì vây quanh. Thành núi ngoài cùng mang tên Ni-mân-đà-la.

Kệ nói:

Ở ngoài bốn châu lớn Lại có núi Luân vi.

Giải thích: Ở bên ngoài núi thứ bảy, có bốn châu lớn. Bên ngoài bốn châu lớn lại có núi Thiết Luân Vi. Do núi này nên tướng của thế giới tròn như bánh xe. Chính giữa:

Kệ nói: Bảy vàng, đây là sắt.

Giải thích: Bảy núi như Do-càn-đa-la v.v… đều được do vàng tạo thành. Núi vây quanh ngoài cùng này do sắt tạo thành.

Kệ nói: Tu-di-lũ bốn báu.

Giải thích: Căn cứ nơi thứ lớp của bốn biên được tạo thành do bốn báu là vàng, bạc, lưu ly, pha lê kha. Các biên tùy theo công năng thành báu, vì giống với ánh sáng, nên ở trong các phương màu sắc hoàn toàn hiện rõ, giống với báu gốc. Đối nơi châu Diệm-phù là biên của núi Tu-di-lũ, do báu lưu ly tạo thành, vì ánh sáng của báu này phản chiếu, nên trông thấy trên không có màu xanh giống với lưu ly.

Lại nữa, vì sao các báu như vậy v.v… được sinh? Ở trên kim địa luân lại có các mây dồn tụ tuôn mưa, giọt nước mưa như trục xe. Nước này là vô số thứ chủng tử nơi thai tạng, có vô số oai đức sai biệt. Gió thổi làm biến đổi nước ấy thành vô số thứ loại báu. Sự chuyển biến như thế là sinh khởi sự chung riêng của chủng loại dị biệt. Do đạo lý không phải trước có và không cùng có có thể làm nhân duyên, nên không đồng với nghĩa chuyển biến của ngoại đạo Tăng-khư (Số Luận) đã lập.

Sự chuyển biến của Tăng-khư: Tức cho vật này trước đã trụ, chuyển biến thành pháp riêng.

Nếu vậy thì có lỗi gì? Vì pháp có này là không thể giải thích. Pháp này đã trụ, ở đây do có phân biệt nơi các pháp khác.

Người nào nói như thế? Theo pháp nên pháp có là khác. Loại pháp này là không khác, chỉ thành tướng khác nên gọi là chuyển biến.

Nếu như vậy cũng không phải là đạo lý.

Vì sao không phải là đạo lý?

Do vật này tức là, tức vật này không là. Vì trước chưa từng có. Lời ấy là nói về đạo lý. Phương tiện như vậy, các báu như vàng v.v… đã tụ tập sinh, có gió riêng khác, do oai lực của nghiệp nên đã khởi. Gió này có thể dẫn lấy các báu, tập hợp ở một xứ, tức thành núi, thành châu. Xứ được nhận lấy trở thành biển trong, ngoài, có các núi như Tu-di lũ v.v… Núi Thiết Luân Vi là ở sau.

Kệ nói: Vào nước, tám mươi ngàn.

Giải thích: Trên kim địa luân có nước sâu tám vạn do-tuần, ở đấy, các núi theo thứ lớp nhập vào trong nước.

Kệ nói:

Núi này nhô trên nước

Cũng tám vạn do-tuần.

Giải thích: Như núi Tu-di-lũ này cao mười sáu vạn do-tuần. Phần chìm sâu trong nước và phần nhô cao khỏi nước đều là tám vạn do-tuần.

Kệ nói: Tám núi, nửa nửa thấp.

Giải thích: Núi Do-càn-đà-la, từ trên mặt nước cao bốn vạn dotuần, là một nửa so với núi Tu-di-lũ. Núi Y-sa-đà-la cao một nửa so với núi Do-càn-đà-la.

Như vậy, đối với các núi nên biết theo thứ lớp giảm một nửa. Dưới cho đến núi Thiết-luân-vi cao bằng một nửa so với núi Mân-đàla, tức cao ba trăm mười hai do-tuần rưỡi.

Kệ nói: Cao, rộng, lượng như nhau.

Giải thích: Như các núi có lượng cao từ trên mặt nước, lượng rộng cũng như vậy.

Kệ nói: Trung gian có bảy biển.

Giải thích: Núi Ni-mân-đà-la ở sau cùng. Khoảng giữa các núi ấy có bảy biển, đầy khắp nước có tám công đức. Thứ nước này mát, tươi, nhẹ, mềm, trong, thơm. Khi uống không nghịch với yết hầu, uống xong tạo lợi ích cho giới trong, không tổn hại bụng.

Nơi bảy biển này:

Kệ nói: Biển đầu tám mươi ngàn.

Giải thích: Phía trong núi Do-càn-đà-la là biển thứ nhất, rộng tám vạn do-tuần.

Kệ nói: Đây gọi là biển nội.

Giải thích: Biển có hai thứ: (1) Nội. (2) Ngoại. Biển bên trong hai núi này là biển nội.

Kệ nói: Mỗi mỗi biên gấp ba.

Giải thích: Đã nói biển này rộng tám vạn do-tuần. Nếu căn cứ nơi số biên nội của núi Do-càn-đà-la, thì mỗi mỗi biên gấp ba lần. Chiều rộng này hợp thành hai Lạc-sa (Lạc xoa) bốn vạn do-tuần.

Kệ nói: Biển khác hẹp nửa nửa.

Giải thích: Do-càn-đà-la, Y-sa-đà-la, trung gian của hai núi này là biển thứ hai, hẹp một nửa so với biển đầu, tức rộng bốn vạn do-tuần. Nửa chiều rộng biển thứ hai là biển thứ ba, do đấy nói là hẹp nửa nửa. Nên biết về lượng rộng của các biển còn lại, cho đến biển thứ bảy, rộng một ngàn hai trăm năm mươi do-tuần. Lượng dài không nói, do nhiều lượng khác biệt xuất sinh.

Kệ nói: Còn lại gọi biển ngoài.

Giải thích: Thế nào là còn lại? Là núi Ni-mân-đà-la, núi Thiếtluân-vi, trung gian của hai núi này gọi là biển lớn ngoài. Biển này toàn là vị nước mặn đầy khắp. Biển ấy căn cứ nơi số do-tuần theo chiều rộng.

Kệ nói:

Ba Lạc-sa

Hai vạn cùng hai ngàn.

Giải thích: Lượng của biển lớn là như thế.

Kệ nói: Ở giữa.

Giải thích: Có bốn châu lớn đối diện với bốn bên của núi Tu-di-lũ.

Kệ nói:

Châu Diệm-phù hai ngàn Tướng ba bên như xe.

Giải thích: Ở trong biển này, châu Diệm-phù một bên là hai ngàn do-tuần, ba bên lượng bằng nhau, hình tướng giống như chiếc xe. Trung ương của châu này, từ trên kim địa khởi tòa kim cang, thấu khắp phần đất của châu Diệm-phù cùng với trên bằng phẳng. Tất cả Bồ-tát đều ngồi ở đó, tu tập Tam-ma-đề kim cang.

Vì sao? Vì không còn có nơi chốn nào khác để nương dựa cùng có thể thọ nhận Tam-ma-đề này.

Kệ nói: Một, ba do-tuần rưỡi.

Giải thích: Biên thứ tư ấy có lượng rộng là ba do-tuần rưỡi. Thế nên tướng của châu này giống như chiếc xe.

Kệ nói: Châu Đông như bán nguyệt.

Giải thích: Từ hướng đông của châu này, đối diện với biên núi Tu-di-lũ có châu tên là Phất-bà-tỳ-đề-ha, nhô khỏi trên biển, hình tướng như nửa vầng trăng. Nếu căn cứ nơi lượng biên:

Kệ nói: Ba biên như.

Giải thích: Ba biên của châu này như ba biên của châu Diệmphù, lượng đều có hai ngàn do-tuần.

Kệ nói:

Một biên

Ba trăm rưỡi do-tuần.

Giải thích: Là biên thứ tư, rộng ba trăm năm mươi do-tuần.

Kệ nói:

Tướng Cù-đà-ni tròn

Bảy ngàn rưỡi do-tuần.

Giải thích: Từ châu này hướng về tây, đối diện với biên của núi Tu-di-lũ, có châu tên là A-bà-la Cù-đà-ni, lượng biên là bảy ngàn năm trăm do-tuần. Tướng của châu này tròn như vầng trăng đầy.

Kệ nói: Lượng thẳng hai ngàn rưỡi.

Giải thích: Trung ương rộng hai ngàn năm trăm do-tuần.

Kệ nói: Cưu-lâu là tám ngàn v.v…

Giải thích: Từ châu này hướng về bắc, đối diện với biên của núi Tu-di-lũ, có châu tên là châu Uất-đa-la Cưu-lâu, lượng biên là tám ngàn do-tuần, bốn góc vuông, tướng giống với châu Tỳ-đà-ha. Lượng của bốn biên là bằng nhau. Như một biên là hai ngàn do-tuần, các biên còn lại cũng vậy, không chút tăng giảm. Thuận theo tướng của các châu, tướng mặt của chúng sinh ở trong ấy cũng như thế. Trung gian của bốn châu này có các châu khác khởi. Các châu tên là gì? Ở xứ nào?

Kệ nói:

Hai Đề-ha, Cưu-lâu

Già-ma-la, Già-la

Trung gian có tám châu Xả-ha-bắc-màn-đà

Giải thích: Trong đây có tám châu:

  1. Đề-ha.
  2. Tỳ-đề-ha. Thuộc về châu Đông Tỳ-đề-ha. Là loại của châu ấy.

Lại có hai châu:

  1. Cưu-lâu.
  2. Cao-là-bà. Thuộc về châu Bắc Cưu-lâu. Là loại của châu ấy.

Lại có hai châu:

  1. Xả-đà-ha
  2. Uất-đa-la-màn-đà. Thuộc về châu Tây Cù-đà-ni. Là loại của châu ấy.

Lại có hai châu:

  1. Già-ma-la.
  2. A-bà-la-già-ma-la. Thuộc về châu Diệm-phù. Là loại của châu ấy.

Các châu này đều là nơi chốn cư trú của con người. Chỉ một châu A-bà-la-già-ma-la là chỗ ở của La-sát.

Kệ nói:

Trong đây hướng bắc địa Núi Tuyết bên chín núi.

Giải thích: Trong châu Diệm-phù này hướng bắc địa có ba ngọn núi đen. Vượt qua ba núi đen, lại có ba núi đen. Vượt qua ba núi đen, lại có ba núi đen nữa. Vì các ngọn núi này đều ở dưới, nên gọi là núi Kiến. Biên bắc của chín núi có núi Tuyết. Từ núi Tuyết hướng về địa phía Bắc:

Kệ nói:

Giữa hai núi Hương, Tuyết Ao năm mươi do-tuần.

Giải thích: Ở biên bắc núi Tuyết, biên nam núi Hương, xứ này là hơn hết, trong ấy có ao tên A-na-bà-đát-đa. Từ ao này xuất phát bốn con sông lớn: (1) Hằng-già. (2) Tân-đầu. (3) Tư-đa. (4) Bạc-sưu.

Ao này ngang rộng đều là năm mươi do-tuần, tràn đầy nước có tám thứ công đức, không phải là nơi chốn con người có thể đi đến. Nếu là người có thông tuệ thì mới có thể đi đến được. Nơi biên nam của ao này có núi cao hai mươi lăm do-tuần. Ngọn núi của biên bắc cao năm mươi do-tuần. Hai núi này do nhiều thứ vật cùng tạo thành.

Từ biên bắc của núi Hương là xứ hơn hết, có đỉnh núi cao tên Nan-đà, do bảy báu tạo thành, ngang rộng đều năm mươi do-tuần, chính là trú xứ của Tượng vương. Từ núi này vượt qua sáu quốc độ cùng vượt qua bảy lớp rừng, bảy lớp sông, vượt qua sông thứ bảy lại có hai khu rừng, hình giống như bán nguyệt. Phía bắc khu rừng này có nhiều cây Diệm-phù mọc dày. Cây ấy cao đến một trăm do-tuần. Quả của cây này nếu chín thì vị rất ngon, không gì bằng.

Do cây này rất cao, vị của quả rất ngon, nên châu nhân nơi đấy lập tên là Diệm-phù.

Địa ngục ở nơi xứ nào? Số lượng của địa ngục ấy như thế nào?

Kệ nói:

Hướng dưới hai mươi ngàn A-tỳ-chỉ rộng thế.

Giải thích: Phía dưới châu Diệm-phù này, cách hai mươi ngàn do-tuần, có địa ngục tên A-tỳ-chỉ, sâu rộng đều hai mươi ngàn dotuần. Nếu từ đáy của địa ngục ấy hướng lên trên, thì cách châu này bốn chục ngàn do-tuần. Trong ấy, vì thọ khổ vô gián nên gọi là A-tỳchỉ. Vì sao? Vì ở các địa ngục khác thì thọ khổ có gián đoạn. Như chúng sinh trong địa ngục Cánh hoạt, thân đã bị chặt bằm vỡ nát cùng đánh giã nhiều lượt, nhưng có gió lạnh thổi đến thì chúng sinh kia liền sống trở lại, nên gọi là địa ngục Cánh hoạt. Trong địa ngục A-tỳ-chỉ không có sự việc như thế.

Có Sư khác nói: Ở trong địa ngục A-tỳ-chỉ, vì không có lạc thọ làm gián đoạn khổ, nên gọi là vô gián. Vì sao? Vì ở nơi các địa ngục khác, tuy không có quả báo vui, nhưng không ngăn dứt quả đẳng lưu. Kệ nói: Trên có bảy địa ngục.

Giải thích: Từ trên địa ngục A-tỳ-chỉ này, có bảy thứ địa ngục theo thứ lớp chồng lên nhau: (1) Đại thiêu. (2) Thiêu. (3) Đại Khiếu hoán. (4) Khiếu hoán. (5) Tụ khái. (6) Hắc thằng. (7) Cánh hoạt.

Bộ khác nói: Bảy địa ngục này ở bốn biên của địa ngục A-tỳ-chỉ.

Tám địa ngục ấy:

Kệ nói: Tám này mươi sáu vườn.

Giải thích: Tất cả các địa ngục này, mỗi mỗi địa ngục đều có mười sáu khu vườn. Đức Phật, Thế Tôn nói:

Tám địa ngục như thế

Ta nói khó vượt được

Người tạo nghiệp cực ác

Đều có mười sáu vườn.

Bốn mặt có bốn cửa

Hại đủ cùng lượng bằng

Thành sắt vây quanh khắp

Sáu phương đều sắt ngăn.

Đất sắt đều cháy nóng

Lửa dữ luôn thiêu đốt

Vô số trăm do-tuần

Đầy khắp lửa phủ suốt.

Những gì là mười sáu khu vườn?

Kệ nói:

Tro nóng và tử thi Đường đao cùng sông sôi

Nơi kia bốn phương khác.

Giải thích: Bốn mặt của tám địa ngục này, mỗi mỗi mặt đều đối diện với cửa có bốn thứ vườn:

1. Vườn tro nóng: Sâu đều ngập tận gối. Ở trong ấy, nếu chúng sinh đặt chân xuống, tức thì máu thịt đều bị cháy nát hết, như giọt sáp trên tấm sắt nung đỏ. Khi đưa chân lên thì máu thịt sinh trở lại.

2. Vườn tử thi: Khu vườn này đầy dẫy tử thi, đất đều là những phân. Tại đấy có loài trùng tên Nhương-cưu-đa, thân trắng đầu đen, mỏ bén như cây kim, xé rách da thịt và xương của chúng sinh kia, ăn nuốt phần tủy của họ.

3. Vườn đường đao nhọn: Có đường lớn được bày đặt dày khít những dao bén, mũi nhọn. Chúng sinh vào trong đó, nếu bước chân xuống thì máu thịt đều đứt đoạn, hủy nát. Khi giở chân lên thì máu thịt hoàn lại như cũ.

Lại có vườn rừng lá gươm, ở đấy có các gậy gộc như gươm bén nung đỏ v.v… Khi có gió thổi thì các gươm bén này tuôn xuống đâm chém vào thân và phần thân của các chúng sinh kia.

Lại có khu rừng đầy gai nhọn bằng sắt, mũi nhọn bén dài đến mười sáu ngón tay. Ở đấy chúng sinh hoặc ở trên, hoặc ở dưới. Nếu ở trên thì đầu gai nhọn liền hướng xuống dưới. Nếu ở dưới thì đầu gai nhọn lại hướng trên. Những gai sắt bén nhọn ấy cùng đâm tới tấp vào chúng sinh kia, khiến máu thịt nơi thân đều tan nát hết. Lại có loài chó sắc đen cùng chó sắc lang lổ, đều cùng nhau chộp lấy chúng sinh kia để ăn thịt. Lại có loài quạ mỏ sắt mổ ăn tim, mắt của các chúng sinh ấy.

Ba thứ vườn rừng như vườn đường đao nhọn, vườn rừng lá gươm v.v…, các chúng sinh ở đấy đồng bị hại bằng gậy gộc v.v… nên hợp làm một khu vườn.

4. Vườn sông nước tro sôi: Sông tên là Tỳ-đa-lê-ni, đầy khắp nước tro sôi nóng tột cùng. Nếu chúng sinh bị lùa vào trong sông ấy, tức thì ở trên hai bờ đều có người dùng gươm giáo gậy gộc ngăn chận không cho trèo lên. Chúng sinh ở nơi sông kia, hoặc ngoi lên, hoặc chìm xuống, hoặc quay sang bên cạnh, đều bị nước tro sôi nấu chín. Ví như chiếc vạc to chứa đầy nước sôi, bên dưới vạc là lửa cháy cực mạnh, trong vạc có các thứ gạo, đậu, mè, lúa mì v.v… đang được chưng nấu chín nhừ. Các chúng sinh kia cũng thế.

Vườn, sông này giống như hào bao quanh địa ngục lớn. Bốn vườn này do phương hướng có khác, nên tạo thành mười sáu. Vì là nơi chốn có sự khốn khổ cùng cực do bị sát hại, nên gọi là vườn.

Có Sư khác nói: Từ bên trong địa ngục ra vào, các chúng sinh kia lại bị chìm mất theo các thứ hình phạt khổ bức ấy, nên gọi là vườn.

Từ câu hỏi này lại sinh câu hỏi khác:

Lính của địa ngục ấy là chúng sinh hay không phải chúng sinh?

Nói không phải là chúng sinh. Nếu như vậy thì các lính ngục kia làm sao hành động?

Là do nghiệp của chúng sinh. Ví như gió v.v… đã tạo thành thế giới.

Nếu như thế thì sao Đại đức Đạt-ma-tu-bộ-để đã nói kệ:

Luôn giận nghiệp rất thô

Đối ác khởi ưa thích Thấy người khổ sinh vui Tất làm lính Diêm-ma.

Vì lính của địa ngục kia, do vua sai bảo quăng ném chúng sinh vào trong địa ngục, nên nói lính kia là La-sát của vua Diêm-ma, chẳng phải trước đã có thể tạo sự việc sát hại để được lập làm chúng sinh.

Bộ khác cho: Lính ngục ấy đều là chúng sinh.

Nếu như vậy thì nghiệp này lại ở nơi xứ nào thọ nhận báo?

Sẽ ở nơi xứ ấy thọ nhận báo.

Vì sao? Vì lính ngục kia do báo của nghiệp ác đời trước nên đã sinh vào xứ này. Ở đấy, lại tạo ra nghiệp ác, tức ở nơi đấy thọ nhận báo.

Nếu như thế các chúng sinh tạo nghiệp vô gián, ở nơi xứ họ đã thọ nhận quả báo, lính kia ở trong ngục ấy đã do pháp gì để ngăn chận khiến không thọ nhận báo này? Vì sao lính ngục kia ở trong lửa nhưng không bị lửa đốt?

Ông nên tạo tư duy như vầy: Vì không phải là nghiệp thuộc nơi lửa kia, nên không bị thiêu đốt.

Sinh trong địa ngục này thì cùng với các chúng sinh kia không khác, vì sao lại làm lính ngục?

Tám thứ đã nêu như thế gọi là địa ngục Nóng.

Kệ nói:

Tám thứ địa ngục lạnh Như Át-phù vân vân.

Giải thích: Lại có tám địa ngục lạnh khác: (1) Át-phù-đà. (2) Ni thích-phù-đà. (3) A-trá-trá. (4) A-ba-ba. (5) Âu-hầu-hầu. (6) Uất-bala. (7) Ba-đầu-ma. (8) Phân-đà-lợi-kha.

Trong tám địa ngục này, chúng sinh luôn bị lạnh giá bức bách. Vì tướng đổi khác của âm thanh nơi thân bị khổ bức phát ra, nên lập các tên này.

Tám địa ngục ấy nằm về phía dưới châu Diệm-phù, bên cạnh đại địa ngục.

Châu Diệm -phù có lượng rộng như thế, làm sao trong ấy dung nạp được xứ địa ngục như A-tỳ-chỉ v.v…?

Do các châu về phía dưới thì rộng, ví như đống lúa. Thế nên biển cả theo thứ lớp sâu dần.

Mười sáu địa ngục như vậy đã được khởi là do nghiệp tăng thượng của tất cả chúng sinh. Có địa ngục của xứ riêng, do tự nghiệp của chúng sinh đã khởi: Hoặc nhiều người cùng tụ tập. Hoặc hai người, một người. Các địa ngục riêng này có sai biệt gồm nhiều thứ xứ không nhất định. Hoặc ở ven sông, hoặc ở bên triền núi, hoặc ở nơi đồng trống vắng, hoặc ở nơi xứ khác. Cảnh giới của địa ngục xứ gốc thì ở bên dưới, chi phái thì bất định.

Xứ hành của súc sinh có ba nơi là đất liền, dưới nước và trên không. Biển cả là xứ gốc, từ nơi biển di chuyển đến xứ khác.

Quỷ thần lấy xứ của Diêm-ma vương làm xứ gốc. Xứ của vị vua này nằm ở phía dưới châu Diệm-phù, nơi độ sâu năm trăm dotuần, có quốc độ lớn, ngang rộng cũng năm trăm do-tuần, là trụ xứ gốc của quỷ thần. Từ xứ gốc này phân tán, đi đến xứ khác. Ở trong nẻo quỷ thần có loại quỷ thần đạt được thần thông, tạo nghiệp phước đức lớn, thọ dụng các thứ giàu vui, như trên cõi trời. Số quỷ thần còn lại thì như ngạ quỷ, như nơi Kinh Bản Nghiệp đã nói.

Lại nữa, mặt trời mặt trăng ở nơi xứ nào? Là trụ ở trong gió. Vì sao? Vì gió này ở nơi không trung, do cộng nghiệp tăng thượng của chúng sinh sinh khởi, vận chuyển quanh núi Tu-di-lũ. Như dòng nước xoáy có thể ngăn giữ lấy mặt trời, mặt trăng và các vì sao.

Từ bên trên châu này, đường vận hành của mặt trời, mặt trăng cao bao nhiêu do-tuần?

Kệ nói: Trời, trăng nửa Di lũ.

Giải thích: Cùng với đỉnh núi Do-càn-đà-la là ngang nhau. Đường vận hành của mặt trời, mặt trăng là như thế. Còn lượng của mặt trời, mặt trăng thì thế nào?

Kệ nói: Năm mươi mốt do-tuần.

Giải thích: Vầng mặt trăng đường kính là năm mươi do-tuần. Vầng mặt trời đường kính là năm mươi mốt do-tuần. Lượng của các vì sao, nếu nhỏ nhất thì đường kính là một câu-lô-xá. Nếu lớn nhất thì đường kính là mười sáu do-tuần. Mặt dưới của vầng mặt trời, bên ngoài được tạo thành do báu Phả lê kha (Pha lê), đều là hỏa châu (ngọc lửa). Báu này có công năng phát ra sức nóng cùng chiếu sáng. Mặt dưới của vầng mặt trăng, bên ngoài được tạo thành do báu Nguyệt ái, đều là thủy châu (ngọc lửa). Báu này có công năng phát ra sức mát lạnh cùng chiếu sáng.

Do nghiệp của chúng sinh, nên ở trong sự việc gây tổn hại, tạo lợi ích cho mắt, thân, quả, hoa, lúa thóc, mầm mạ, cỏ thuốc v.v… như chỗ ứng hợp mặt trời, mặt trăng đều có thể làm được. Nơi bốn châu, chỉ một mặt trăng có thể tạo ra các sự việc tổn hại cùng ích lợi. Một mặt trời cũng thế. Một mặt trời này đối với bốn châu sự việc tạo tác là cùng thời chăng? Là không cùng thời. Thế nào là không cùng thời? Ở đây:

Kệ nói:

Nửa đêm mặt trời khuất Mặt trời mọc đồng thời.

Giải thích: Nếu ở nơi châu Bắc Cưu-lâu là đang nửa đêm, thì lúc ấy ở nơi châu Đông Tỳ-đề-ha là mặt trời đang lặn. Ở tại châu Diệm-phù mặt trời đang là giữa trưa, thì nơi châu Tây Cù-đà-ni là mặt trời đang mọc. Nơi các xứ khác so sánh đều như thế.

Trong châu này, do mặt trời vận hành có sai biệt, nên vào sátna đêm có lúc tăng, có lúc giảm. Sát-na ban ngày cũng như thế. Ở đây lại:

Kệ nói:

Mùa mưa hai, chín sau Đêm thì dần dần dài.

Giải thích: Vào mùa mưa, ngày thứ chín nơi nửa sau của tháng thứ hai, từ đấy trở đi, ban đêm dần dần dài.

Kệ nói: Mùa lạnh tháng thứ tư: Đêm ngắn.

Giải thích: Ngày thứ chín nơi nửa sau của tháng thứ tư, từ đấy trở đi, ban đêm ngắn dần.

Kệ nói: Mặt trời trái với đây.

Giải thích: Thời gian này, ban đêm nếu tăng, tức thời gian ấy ban ngày tức giảm. Thời gian này, ban đêm nếu giảm, thì ban ngày tức tăng.

Có bao nhiêu thời lượng tăng, bao nhiêu thời lượng giảm?

Kệ nói: Ngày đêm tăng La-bà.

Giải thích: Ban đêm nếu tăng thì tăng một La-bà. Ban ngày nếu tăng cũng như thế. Thứ lớp tăng này nên biết.

Kệ nói:

Khi mặt trời hành: Nam bắc.

Giải thích: Nếu mặt trời vận hành nơi biên nam của châu Diệmphù, thì đêm dài. Nếu mặt trời vận hành nơi biên bắc của châu Diệm -phù, thì ngày dài.

Nơi đầu nửa tháng có trăng, vì sao thấy vầng trăng không tròn?

Điều ấy có nhân gì?

Kệ nói:

Tự ảnh gần mặt trời

Nên thấy trăng không tròn.

Giải thích: Nếu cung điện mặt trăng vận hành gần cung điện mặt trời, thì vào thời gian này, ánh sáng mặt trời soi chiếu xâm lấn qua cung điện mặt trăng. Do bóng của mặt trời ấy đã che khuất bên còn lại của mặt trăng. Bóng này hiển hiện nên khiến vầng mặt trăng không tròn.

Kinh Phân Biệt Thế nói: Như vậy theo thuyết của các Sư kỳ cựu đã nói: Mặt trời mặt trăng vận hành tương ưng nên có sự việc như vậy. Có lúc trông thấy mặt trăng không tròn và có phân nửa.

Lại nữa, các cung điện như mặt trời v.v…, thì chúng sinh nào trụ trong ấy?

Là chư thiên thuộc bộ chúng của trời Tứ Đại Thiên vương. Chư thiên này là chỉ cư trú trong ấy hay còn có xứ khác? Nếu trụ nơi cung điện thì chỉ ở xứ này. Nếu dựa vào đại địa để trụ thì trụ trong các tầng của núi Tu-di lũ.

Núi này có bao nhiêu tầng? Lượng của mỗi mỗi tầng thì thế nào?

Kệ nói:

Tầng Sơn vương có bốn

Cách nhau đều mười ngàn

Giải thích: Núi Tu-di lũ, từ chỗ tiếp giáp với nước, được xem là tầng đầu, trung gian cách nhau mười ngàn do-tuần, cho đến tầng thứ tư khoảng cách cũng như vậy. Bốn tầng này, từ mặt bên núi Tu-di-lũ nhô ra vây quanh đến hết nửa dưới của núi ấy.

Lại có bao nhiêu lượng?

Kệ nói:

Mười sáu, tám, bốn, hai Ngàn do-tuần bên xuất.

Giải thích: Tầng thứ nhất, từ bên Tu-di lũ nhô ra ngoài mười sáu ngàn do-tuần. Tầng thứ hai tám ngàn do-tuần. Tầng thứ ba bốn ngàn do-tuần. Tầng thứ tư hai ngàn do-tuần.

Chúng sinh nào được trụ trong ấy?

Kệ nói:

Câu-lô-đa-ba-ni Thần Trì man, Hằng túy

Các Tứ Đại vương thiên.

Giải thích: Có thần Dạ-xoa tên là Câu-lô-đa-ba-ni trụ nơi tầng thứ nhất. Lại có thiên thần tên Trì man trụ nơi tầng thứ hai. Lại có thiên thần tên Hằng túy trụ nơi tầng thứ ba.

Những vị thần này đều là quân chúng của Tứ Đại Thiên vương. Tự thân của Tứ Đại Thiên vương cùng với đám quyến thuộc thì trụ nơi tầng thứ tư. Như ở trong bốn tầng, quyến thuộc của trời Tứ Đại vương đã cư ngụ.

Kệ nói: Nơi núi khác cũng thế.

Giải thích: Nơi các quốc độ lớn, nhỏ thuộc bảy núi như núi Docàn-đà-la v.v…, số quyến thuộc còn lại của Tứ Đại Thiên vương đều cư ngụ đầy khắp. Thế nên thiên chúng của trời Tứ Thiên vương đều dựa vào đại địa để trụ.

Trời Ba mươi ba cư trú nơi đỉnh núi Tu-di-lũ.

Kệ nói:

Ba mươi ba trụ đỉnh

Ngang, rộng hai mươi ngàn.

Giải thích: Nơi đỉnh núi Tu-di-lũ là trụ xứ của Đế Thích và Ba mươi hai vị trời. Đây là xứ hơn hết.

Xứ này ngang, rộng như thế nào?

Có Sư khác nói: Mỗi mỗi biên đều tám vạn do-tuần, như nơi phần bên dưới tiếp giáp với nước. Đây gọi là xứ hơn hết.

Có Sư khác cho: Ở phần trung ương của đỉnh núi Tu-di-lũ, mỗi mỗi biên đều là hai vạn do-tuần, chu vi tám vạn do-tuần, là xứ tối thắng. Trời Ba mươi ba cư trú trong ấy.

Kệ nói:

Góc vuông có bốn núi Chỗ ở thần Kim cang.

Giải thích: Bốn hướng của núi Tu-di-lũ, mỗi hướng đều có một ngọn núi, cao rộng đều là năm trăm do-tuần. Có thần Dạ-xoa tên Kim cang thủ ở trong ấy để bảo vệ chư thiên.

Đỉnh núi Tu-di-lũ này:

Kệ nói:

Chính giữa hai ngàn rưỡi

Cao một do-tuần rưỡi

Có thành tên Thiện Kiến

Vàng, mềm, nhiều tướng thích.

Giải thích: Phần chính giữa của đỉnh núi chúa Tu-di-lũ có thành lớn tên Thiện Kiến, dài rộng đều hai ngàn năm trăm do-tuần, cao một do-tuần rưỡi, đều do vàng ròng tạo thành, dùng một trăm lẻ một chủng loại báu để tô điểm. Đất của thành cũng như vậy. Khi chạm với đất thì mềm mại, cũng như một lớp bông. Đặt chân xuống thì đất lúc xuống, đưa chân lên tức đất đầy trở lại. Thành này là kinh đô của vua trời Đế Thích.

Kệ nói:

Một bên hai trăm rưỡi Điện Bì-xà-diên-đa.

Giải thích: Cung điện, nơi chốn của trời Đế Thích ở tại trung tâm của thành lớn tên Bì-xà-diên-đa. Dùng vô số thứ loại báu để tô điểm tạo sự tráng lệ, nên xứ này là tối thắng, ánh sáng có thể che khuất các thiên cung to lớn đẹp đẽ khác. Cung điện này dài rộng đều hai trăm năm mươi do-tuần. Ở bên trong thành lớn có các thứ hình tướng tối thắng rất đáng yêu thích như thế v.v…

Kệ nói:

Ngoài Chúng xa, Ác khẩu

Vườn Tạp hỷ trang nghiêm.

Giải thích: Bốn mặt bên ngoài thành, nơi chốn đáng yêu thích hơn hết tức có bốn khu vườn, là xứ dành cho chư thiên dạo chơi: (1) Vườn Chúng xa. (2) Vườn Ác khẩu. (3) Vườn Tương tạp (4) Vườn Hoan hỷ.

Bốn khu vườn này là sự tô điểm nơi phần bên ngoài của thành lớn.

Kệ nói:

Giữa, hai mươi do-tuần

Bốn phương bốn thiện địa.

Giải thích: Những khu vườn như Chúng xa v.v… nơi bốn phương, mỗi phương đều có xứ riêng gọi là Thiện địa, cùng cách với khu trung tâm là hai mươi do-tuần. Đây là nơi chốn dạo chơi tối thắng hy hữu của chư thiên, như cùng nhau ganh ghét thì cùng sinh tưởng khả ái. Nơi vườn khác đều không sánh kịp. Bên ngoài của thành lớn:

Kệ nói:

Đông bắc: Vườn Ba-lợi

Tây nam: Thiện pháp đường.

Giải thích: Trong trời này có cây tên Ba-lợi-xà-đa, là nơi chốn dạo chơi cùng thọ hưởng dục trần hơn hết của chư thiên trời Ba mươi ba. Thân cây có đường kính là năm do-tuần, cao một trăm do-tuần.

Nhánh lá đến ngọn cây nơi bốn bên đều ngoài năm mươi dotuần. Chu vi phủ rộng đến ba trăm do-tuần. Đứng nơi cây này, khi hoa nở rộ, mùi hương thuận theo chiều gió xông tỏa khắp một trăm do-tuần. Hương ngược gió thì xông tỏa khắp năm mươi do-tuần. Nếu thuận theo chiều gió, hương xông tỏa khắp một trăm do-tuần, điều này có thể hợp lý. Còn nói xông tỏa khắp khi ngược gió làm sao có thể tin?

Có Sư khác cho: Không vượt qua giới hạn của tàng cây, nên nói như thế. Vì sao? Vì không có hương nào có thể xông tỏa ngược với gió.

Có Sư khác nói: Hương hoa của một cây này vì có uy đức nên có sự việc như thế. Nghĩa là gió hương điều hòa trên cõi trời đã ngăn cách, nhưng hương này cũng nối tiếp không dứt. Hương khác nếu bị gió thổi thì loảng tan dần cho đến đều hết. Thế nên hương khác lan tỏa không được xa. Cùng hiện bày so sánh là hơn hẳn cây khác, nên nói lời ấy. Hương hoa nối tiếp là nương dựa nơi bốn đại của chính mình, có thể xông tỏa đến xứ khác? Hay là chỉ xông tỏa vào gió sinh ra hương khí? Sự việc này không nhất định.

Các Sư đều thừa nhận là có hai thứ.

Nếu như vậy vì sao Đức Thế Tôn nói kệ này:

Hương hoa không thể xông ngược gió

Các hương rễ quả cũng đều thế

Hương giới người thiện tỏa gió ngược

Mùi thơm chánh hạnh truyền khắp cõi.

Đây là Đức Thế Tôn dựa nơi hương khí của nhân gian nên nói kệ này. Vì sao? Vì hương ấy là thế gian cùng nhận biết: Không có hương có công năng vi diệu như vậy.

Bộ Di-sa-tắc nói: Hương này xông tỏa thuận theo gió đến một trăm do-tuần. Xông tỏa khi ngược gió thì chỉ năm mươi do-tuần.

Nơi góc Tây nam bên ngoài thành lớn có Thiện pháp đường, là nơi chốn tập hội của chư thiên trời Ba mươi ba. Chư thiên cùng ngồi trong ấy để luận xét về sự việc thế gian, là nên làm hay không nên làm.

Trời Tứ Đại Thiên vương và trời Ba mươi ba đã an lập khí thế giới có hình tướng như thế.

Kệ nói:

Từ cung điện trên đấy Thiên trụ.

Giải thích: Trên trời Ba mươi ba đều có cung điện. Các trời thuộc cõi dục, cõi sắc còn lại đều nương dựa trong ấy để an trụ. Những gì là còn lại? Nghĩa là các trời Dạ ma, Đâu suất đa, Hóa lạc, Tha hóa tự tại, Phạm chúng v.v… Như trước đã nói, hợp có mười sáu xứ thuộc cõi sắc. Như ở đây, nếu lược nêu các trời thuộc cõi dục có sáu, tức hợp có hai mươi bộ chư thiên. Những trời này đều có khí thế giới riêng.

Kệ nói: Sáu thọ dục.

Giải thích: Trong số hai mươi hai cõi có sáu trời thuộc cõi dục, có thể thọ dụng dục trần, không phải là xứ khác. Nghĩa là trời Tứ Đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại. Sáu trời này:

Kệ nói:

Thân ôm nhau, nắm tay Cười cùng nhìn là dâm.

Giải thích: Dựa vào đại địa trụ tương ưng, nên đều hai thân giao tiếp là dâm. Tức là trời Tứ Đại vương và trời Ba mươi ba, so với nẻo người không khác. Hai trời này do phong khí xuất sinh thì tâm dục liền dứt, vì không có các thứ bất tịnh. Trời Dạ ma thì do cùng ôm nhau làm dâm, tâm dục liền dứt. Trời Đâu suất đà lấy sự việc nắm tay nhau làm dâm. Trời Hóa lạc lấy sự việc cùng cười làm dâm. Trời Tha hóa tự tại lấy sự việc cùng nhìn nhau làm dâm.

Tất cả trời thuộc cõi dục đồng dùng hai thân giao tiếp làm dâm. Về sau, bốn cách như ôm nhau v.v… là làm rõ theo thời lượng hành dâm có sai biệt, nên được mang tên.

Kinh Phân Biệt Thế nói như vầy: Chư thiên hướng lên trên, như dục trần theo thứ lớp cùng chuyển biến thắng diệu. Phần dục lạc cũng như thế, hướng lên trên thì chuyển biến càng nhanh.

Nếu ở trên đầu gối của chư thiên nam, nữ, có đồng nam, đồng nữ là do trời sinh. Đồng nam, đồng nữ này tức là con của hai vị trời kia.

Lượng thân nơi sinh như thế nào?

Kệ nói:

Ví như trẻ năm tuổi Cho đến như mười tuổi Là mới sinh trong sinh.

Giải thích: Theo thứ lớp đối với sáu xứ trời thuộc cõi dục: Thiên tử mới sinh của trời thứ nhất, như đồng tử năm tuổi trong loài người. Cho đến thiên tử mới sinh của trời thứ sáu, như đồng tử mười tuổi trong loài người. Thiên tử mới sinh này nhanh chóng có được thân lượng thành tựu viên mãn.

Kệ nói:

Đều đủ căn, có áo

Cõi sắc cũng như thế.

Giải thích: Chư thiên của cõi sắc đều gồm đủ thân lượng, các thứ phục sức như xiêm y tự nhiên gắn vào thân thể, do rất chú trọng về sự hổ thẹn. Tất cả chư thiên đồng nói tiếng của vùng giữa nước, nói ngôn ngữ của Bà-la-môn. Ở trong cõi dục, nghĩa này nên biết.

Kệ nói:

Nơi dục sinh có ba

Trời cõi dục cùng người.

Giải thích: Thế nào là các chúng sinh có ba? Tự nhiên đạt được dục trần. Ở trong sự việc tự nhiên đạt được dục trần, ấy đã tạo ra tăng thượng tự tại, như nơi loài người và các trời khác.

Các trời khác: Là bốn bộ trời trước thuộc cõi dục.

Có các chúng sinh hóa tác dục trần, ở trong sự việc hóa tác dục trần ấy đã tạo ra tăng thượng tự tại, tức là trời Hóa lạc. Có các chúng sinh do kẻ khác hóa tác dục trần, ở trong sự việc do kẻ khác hóa tác dục trần ấy đã tạo ra tăng thượng tự tại, đó là trời Tha hóa tự tại.

Sự sinh này do có thể thọ dụng, như tự nhiên sinh ra trần (cảnh). Do có thể thọ dụng như ý về dục trần đã được hóa tác do chính mình. Do có thể thọ dụng như ý về dục trần do kẻ khác hóa tác. Vì căn cứ nơi dục trần này, nên sinh nơi cõi dục có ba thứ như thế.

Ở trong cõi sắc:

Kệ nói:

Lạc sinh cũng có ba

Nơi ba định, chín địa.

Giải thích: Ở trong ba định có chín địa, đó gọi là ba thứ lạc sinh. Vì sao? Vì chư thiên này do ly sinh lạc, do định sinh lạc, do lìa hỷ sinh lạc, nên trong thời gian dài đã trụ nơi an lạc. Nơi thời gian dài ấy không có khổ và được an vui, nên gọi là lạc sinh. Ở nơi trung gian của định thứ nhất sinh khởi thì không có hỷ lạc. Thế nên lạc sinh này cần phải suy xét.

Hai mươi hai xứ của các trời này như trước đã nói.

Từ xứ dưới hướng lên xứ trên, cách nhau bao nhiêu do-tuần?

Tất cả xứ này đều không thể dùng số lượng của do-tuần để nêu dẫn về sự xa gần của các xứ ấy. Tuy nhiên:

Kệ nói:

Như vậy đến lượng kia

Hướng trên so đều thế.

Giải thích: Từ châu Diệm-phù v.v… hướng lên xứ trên, và từ xứ này hướng về châu Diệm-phù v.v…, như lượng cách nhau, thì từ nơi xứ này hướng lên xứ trên, lượng cách nhau cũng như thế. Như nơi tầng thứ tư của núi Tu-di-lũ, là trụ xứ của trời Tứ Thiên vương, cách bốn vạn do-tuần, là từ đấy hướng về châu Diệm-phù. Từ trời Tứ Thiên vương này hướng đến trời Ba mươi ba cũng như thế. Từ trời Ba mươi ba hướng tới châu Diệm-phù có lượng cách nhau như vậy, thì từ trời Ba mươi ba này hướng đến trời Dạ ma cũng như thế. Từ trời Dạ ma hướng đến châu Diệm-phù có lượng cách nhau như vậy, thì từ trời này hướng tới trời Đâu suất đà cũng như thế.

Như vậy, tất cả sự nêu dẫn so sánh rộng đều như thế. Cho đến từ trời Thiện Kiến hướng tới châu Diệm-phù có lượng cách nhau như thế, thì từ trời ấy hướng lên trời A-ca-ni-sư-trá cũng như thế. Từ trời A-ca-ni-sư-trá hướng lên trên, không còn có xứ nào khác. Do nghĩa này, nên xứ ấy vượt hơn đối với xứ khác, không có xứ nào vượt hơn xứ ấy, nên gọi là trời A-ca-ni-sư-trá.

Có Sư khác nói: Xứ này gọi là A-già-ni-sư-trá. Do sắc tụ tập trụ gọi là A-già. Xứ này là cứu cánh nên gọi là Ni-sư-trá.

Lại có Sư khác cho: Xứ này tên là A-ca-ni-sư-trá, nghĩa là cứu cánh của đối tượng hành. (Là cảnh trời sau cùng của cõi sắc. Trên ấy là cõi vô sắc).

Chúng sinh sinh nơi xứ dưới có thể đi đến địa trên thấy cung điện của địa trên chăng?

Kệ nói:

Trời dưới không thể lên

Lìa thông tuệ, dựa khác.

Giải thích: Trời Ba mươi ba hoặc do thông tuệ nên có thể đi đến. Trời Dạ ma hoặc do dựa vào người khác nên có thể đi đến. Nghĩa là người có thông tuệ đã dẫn dắt, hoặc do trên trời đã tiếp dẫn. Các trời còn lại cũng như thế. Nếu chư thiên sinh ở địa trên đi xuống cõi dưới, thì ở nơi địa dưới được thấy trời trên. Nếu đi đến địa trên thì không thấy được, vì không phải là cảnh giới của mình, như không thể nhận biết về xúc của địa trên. Đối với sự việc thấy sắc cũng như vậy. Thế nên chư thiên kia không do tự thân đến. Tuy nhiên, do tạo ra hóa thân của địa dưới, nên đi đến địa dưới, địa dưới tùy ý được thấy địa trên, và địa trên cũng tùy ý được thấy địa dưới. Bộ khác đã nêu bày như vậy.

HẾT – QUYỂN 8