A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THÍCH LUẬN
Tác giả: Tôn giả Bà Tẩu Bàn Đậu (Thế Thân)
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 6

Phẩm thứ 3: PHÂN BIỆT THẾ GIAN, phần 1

Nay sẽ nêu bày về nghĩa này. Do ba cõi dục, sắc, vô sắc quyết định, nên đã phân biệt các pháp như tâm v.v… Trong đây, pháp nào gọi là cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc? Để đáp câu hỏi này, kệ nói:

Địa ngục, quỷ, súc sinh Nẻo người và sáu trời Gọi cõi dục.

Giải thích: Tu bốn nẻo (đạo) và sáu trời.

Sáu trời là: (1) Trời Tứ thiên vương. (2) Trời Ba mươi ba (Đạo Lợi). (3) Trời Xướng lạc. (4) Trời Thiện tri túc. (5) Trời Hóa lạc. (6) Trời Tha hóa tự tại.

Đó gọi là cõi dục cùng khí thế giới.

Cõi dục này lại có bao nhiêu xứ?

Kệ nói: Hai mươi.

Do địa ngục châu khác.

Giải thích: Thế nào là mười bốn thành hai mươi? Đại địa ngục có tám: (1) Cánh sinh. (2) Hắc thằng. (3) Chúng khái. (4) Khiếu hoán. (5) Đại khiếu hoán. (6) Thiêu nhiên. (7) Đại thiên nhiên. (8) Vô gián.

Đó gọi là địa ngục có khác nhau.

Châu có bốn: (1) Châu Diệm phù. (2) Châu Đông thắng thân.

(3) Châu Tây ngưu hóa. (4) Châu Bắc thắng sinh.

Đó gọi là châu có khác nhau.

Trước nói có sáu trời, hợp số cõi dục thành hai mươi xứ. Nếu căn cứ theo chúng sinh thế gian, thì từ trời Tha hóa tự tại cho đến địa ngục vô gián, hoặc gồm luôn khí thế giới cho đến phong luân. Từ cõi dục này, kệ nói:

Hướng lên mười bảy xứ Gọi cõi sắc.

Giải thích: Vì sao kệ nói: Mỗi mỗi định ba địa.

Giải thích: Ở đây, định thứ nhất, định thứ hai, định thứ ba, mỗi mỗi định đều có ba địa.

Kệ nói: Ở trong: Định bốn có tám địa.

Giải thích: Trong ấy: Định thứ nhất có ba địa: (1) Phạm chúng. (2) Phàm tiên hành. (3) Đại phạm.

Định thứ hai có ba địa: (1) Tiểu quang. (2) Vô lượng quang. (3) Biến quang.

Định thứ ba có ba địa: (1) Tiểu tịnh. (2) Vô lượng tịnh. (3) Biến tịnh.

Định thứ tư có tám địa: (1) Vô vân. (2) Phước sinh. (3) Quảng quả.

Lại có: (1) Vô đại cầu. (2) Vô nhiệt. (3) Thiện hiện. (4) Thiện kiến. (5) Vô hạ.

Mười bảy xứ như thế gọi là cõi sắc và chúng sinh trụ ở trong ấy.

Sư nước Kế Tân nói: Chỉ có mười sáu xứ. Vì sao? Vì ở xứ Phạm tiên hành có xứ cao rộng hơn hết, như nơi tầng riêng khởi, chỉ có một chủ gọi là xứ Đại Phạm, không có địa riêng.

Kệ nói: Cõi vô sắc không xứ.

Giải thích: Thế nào là không xứ? Do pháp vô sắc là không có xứ. Vì sao? Vì pháp vô sắc thì quá khứ, vị lai là hữu giáo (hữu biểu) v.v… không trụ nơi xứ. Nghĩa này là quyết định.

Kệ nói: Do sinh có bốn thứ.

Giải thích: Nếu không có xứ làm sao có khác nhau? Do sinh có sai biệt, nên cõi vô sắc được thành lập bốn thứ: (1) Không vô biên nhập. (2) Thức vô biên nhập. (3) Vô hữu vô biên nhập. (4) Phi tưởng phi phi tưởng nhập.

Bốn nhập này không do xứ lập làm cao thấp có sai biệt. Vì sao? Vì xứ này được người của định vô sắc mạng chung tức trong ấy sinh. Lại từ nơi đây qua đời sinh vào cõi dục, cõi sắc tức khởi. Như chúng sinh có sắc dựa vào sắc, tức sắc nối tiếp sinh.

Ở cõi vô sắc thì dựa vào gì để sự nối tiếp kia được sinh?

Kệ nói:

Tụ đồng phần cùng mạng Dựa tâm đấy nối tiếp.

Giải thích: Tụ đồng phần của chúng sinh và mạng căn, dựa vào hai thứ này, tâm của chúng sinh kia nối tiếp sinh. Sư A-tỳ-đạt-ma nói như thế.

Nếu như vậy chúng sinh có sắc vì sao không dựa vào hai thứ này để tâm nối tiếp sinh?

Vì sức ấy yếu kém. Như thế thì sức kia làm sao mạnh mẽ?

Do định kia có sai biệt nên sinh. Vì sao? Vì định ấy có năng lực chế phục, diệt tưởng sắc.

Nếu như thế tức do sức của định rất mạnh, dựa vào định, tâm nối tiếp khởi, đâu cần lập chỗ nương dựa riêng.

Nghĩa này nên nói rõ. Như chúng sinh có sắc, dựa vào tụ đồng phần của sắc và thọ mạng nên được sinh.

Chúng sinh không sắc dựa vào pháp nào để hai pháp này được nối tiếp sinh? Hai pháp này hỗ tương nương dựa.

Nếu như vậy chúng sinh có sắc, hai pháp này vì sao không tự cùng nương dựa nhau sinh? Do hai sức yếu kém.

Nếu như thế đối với hai pháp vô sắc vì sao sức lại mạnh mẽ?

Vì từ định có sai biệt nên sinh. Hai pháp này như trước đã nói. Cùng với tâm nối tiếp nên đồng. Hoặc đồng với tâm và tâm pháp. Thế nên chúng sinh vô sắc nơi tâm nối tiếp không có nương dựa riêng. Sư Kinh Bộ nói như vậy.

Lại nữa, trước đã sinh có thể dẫn tâm nối tiếp. Nhân ở sắc chưa lìa ái dục, tâm này nối tiếp nhau tất cùng với sắc đồng khởi. Vì vậy sự nối tiếp này dựa vào sắc được sinh khởi, là trước đã sinh có thể dẫn phát tâm vô sắc nối tiếp. Nhân nơi sắc, không còn ái dục, nên tâm nối tiếp không quán sắc sinh, vì đã từ bỏ sắc.

Vì sao nói ba cõi này?

Vì cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc: Cõi lấy sự nắm giữ làm nghĩa, có thể giữ lấy tự tướng, hoặc dùng tánh làm nghĩa, như trước đã nói. Cõi này vì cùng với dục tương ưng, nên gọi là cõi dục. Vì cùng với sắc tương ưng, nên gọi là cõi sắc, trừ tương ưng với ngôn thuyết. Ví như vòng đeo tai kim cương và thức uống Di-lê-già. Ở trong cõi này sắc không có nên không thể hiển hiện rõ, không thể biến hoại, thế nên gọi là cõi vô sắc.

Lại nữa, cõi này là nhà cõi dục. Do cõi có thể giữ lấy dục, hai cõi còn lại nên biết cũng như thế.

Pháp nào gọi là dục?

Nếu lược nói thì dục cùng với đoạn thực tương ưng, dục cùng với dâm tương ưng, nên ở trong ấy gọi là dục. Như kệ nói:

Thế gian ít có không gọi dục

Ở đấy phân biệt ái gọi dục

Thế gian ít có trụ, không dị

Người trí ở đấy chỉ trừ dục.

Ni-kiền-tử đối nơi Tôn giả Xá-lợi-phất, nói kệ:

Thế gian ít có nếu không dục

Ông nói phân biệt ái gọi dục

Tỳ-kheo thường nên thọ dục trần

Hoặc khởi giác quán trần, nhiễm ô.

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp:

Thế gian ít có nếu là dục

Phân biệt ái chấp nếu không dục

Thầy ông luôn nên thọ dục trần

Nếu thấy trần như sắc khả ái.

Nếu có các pháp ở nơi cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc dấy khởi hành, thì các pháp này là cùng với cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc tương ưng chăng?

Không phải thế. Vì sao? Vì cõi dục cùng với dục. Nếu đối với pháp tùy miên (tùy tăng), gọi là cõi dục cùng tương ưng.

Pháp nào gọi là cõi dục cùng với dục? (Cùng với tham)

Là pháp có thể tùy miên (tùy tăng) ở trong cõi dục, sắc, vô sắc. Đó gọi là cõi dục cùng với dục.

Lời đáp này đồng với lời đáp của người buộc ngựa. Như có người hỏi: Người buộc ngựa này là ai? Đáp: Là người chủ của ngựa. Hỏi: Người chủ của ngựa là ai? Đáp: Là người buộc ngựa. Hai lời đáp này đều không thể giải thích sự việc. Nay ở đây điều đã nêu không đồng với lời đáp của kẻ buộc ngựa. Vì sao? Vì ba xứ này trước đã ở trong cõi dục v.v… phân biệt, hiển bày. Ở đấy, người chưa lìa dục hiện có dục, gọi là dục của cõi dục. Nếu dục của cõi dục là tùy tăng ở trong pháp này, thì pháp ấy được gọi là pháp tương ưng của cõi dục. Như cõi dục này thì dục của cõi sắc, vô sắc, nếu người đã lìa dục cõi dưới, tức như lý nên biết.

Lại nữa, nếu là dục hữu sắc dùng không phải tịch tĩnh làm địa, gọi là dục của cõi dục. Đối với định hữu sắc và dục vô sắc, gọi là dục của cõi sắc, cõi vô sắc. Phần còn lại nói như trước.

Ở trong tâm biến hóa đã khởi dục, vì sao gọi là dục của cõi dục?

Trong đây, nếu có dục gọi là tín. Do thọ dụng vị này, hoặc thoái thất định, thì tùy theo sự biến hóa, đối với dục trên tâm của người có thể biến hóa, cũng là dục của cõi dục.

Lại nữa, nếu biến hóa là hương vị, tức là tương ưng với cõi dục, do hai thứ này không phải là đối tượng biến hóa của tâm cõi sắc.

Là chỉ một nơi ba cõi chăng?

Ba cõi vô biên ví như hư không. Ba cõi cũng như thế, cho nên không có trước chưa có, nay có. Chúng sinh đối sinh, đối với khi chư Phật ra đời, vô lượng chúng sinh bát Niết-bàn, không có chúng sinh nào có tai nạn tận cùng. Ví như hư không.

Thế giới an trụ thọ nhận? An trụ theo chiều ngang. Trong kinh nói: Ví như khi trời mưa, hạt mưa lớn như trục bánh xe, từ trên không rơi xuống, không gián đoạn, không thiếu. Như vậy, ở phương Đông có vô lượng thế giới đang hoại đang thành, không gián đoạn, không thiếu cũng như thế. Như phương Đông, các phương Nam, Tây, Bắc cũng vậy, không nói có phương trên dưới. Nơi bộ kinh khác thì nói có phương trên, dưới. Từ trên cõi trời A-ca-ni-trá, lại có cõi dục, phía dưới cõi dục lại có cõi trời A-ca-ni-trá. Nếu người lìa dục nơi một cõi dục, thì người này tức lìa dục nơi tất cả cõi dục. Cõi sắc, vô sắc cũng như thế. Nếu người dựa vào định thứ nhất khởi thông tuệ, thì tùy theo thế giới của xứ đã sinh khởi thông tuệ.

Do thông tuệ này, nên được đi đến xứ Phạm vương nơi tự thế giới, không phải là xứ khác.

Như trước đã nói về ba cõi.

Kệ nói:

Trong ấy, các địa ngục Nói là có năm đường.

Giải thích: Ở trong ba cõi nói có năm đường (nẻo), như trước đã lập tên. Nghĩa là địa ngục, súc sinh, quỷ thần, trời, người. Do đấy, tự nói đường có năm. Cõi dục có bốn đường (nẻo) và một phần của nẻo thứ năm. Cõi sắc, vô sắc chỉ có một phần của nẻo trời.

Còn có các cõi nào ra ngoài nẻo này không?

Do nói ở trong cõi có các nẻo, nói có khí thế giới thiện, nhiễm ô, trung ấm là tánh. Cõi này không phải là đường, nẻo.

Năm nẻo, kệ nói:

Là vô phú vô ký

Chúng sinh không trung ấm.

Giải thích: Đường, nẻo dùng vô phú vô ký làm tánh. Nếu không như vậy thì đường, nẻo tức nên cùng lẫn lộn. Chỉ chúng sinh gọi là đường, nẻo, cũng không phải trung ấm là tánh.

Trong Luận Giả Danh nói: Bốn sinh (loài) gồm thâu hết năm nẻo, không phải năm nẻo gồm thâu hết bốn sinh.

Những gì là không gồm thâu?

Tức là trung ấm. Luận A-tỳ-đạt-ma Pháp Ấm nói: Thế nào là nhãn giới? Là sắc thanh tịnh dựa nơi bốn đại và do bốn đại tạo, là mắt, nhãn căn, nhãn nhập, nhãn giới nơi các nẻo địa ngục, súc sinh, quỷ thần, trời, người, tu đắc (thiền định) và trung ấm.

Ở trong kinh nói: Nơi nẻo đã loại bỏ trung ấm, kinh này vì sao gọi là bảy hữu? Như Kinh Thất Hữu nói: Có bảy hữu là địa ngục hữu, súc sinh hữu, quỷ thần hữu, thiên hữu, nhân hữu, nghiệp hữu, trung ấm hữu.

Trong kinh này nói năm nẻo là cùng nhân, cùng hành. Thế nên nẻo nhất định chỉ là vô phú vô ký, do từ bỏ nghiệp của nhân kia, có xuất sinh bên ngoài. Sư nước Kế Tân đã tụng bản kinh như vầy: Đại đức Xá-lợi-phất nói: Này Tịnh mạng! Địa ngục này hoặc lưu chuyển hiện tiền, tức khởi, tức tăng trưởng, thọ nhận báo nơi nghiệp của địa ngục. Này Tịnh mạng! Thân miệng ý của nghiệp kia là dua nịnh quanh có thể, ganh ghét uế trược. Quả báo thành thục là sắc, thọ, tưởng, hành, thức ở địa ngục, là quả báo đã khởi đắc, gọi là chúng sinh của địa ngục. Này Tịnh mạng! Ở đây trừ các pháp như sắc v.v… thì chúng sinh của địa ngục đều không thể đạt được. Thế nên năm nẻo quyết định là vô phú vô ký.

Nếu như vậy thì nơi Luận Phân Biệt Đạo Lý đã nói làm sao thông hợp? Luận kia nói: Ở năm nẻo tất cả Hoặc đều tùy tăng theo duyên khởi, đều nhờ dựa năm nẻo. Tâm có năm thứ, do chấp nẻo của phần trước chung, thế nên không trái nhau. Ví như nói: Vùng ngoại ô là quốc độ. Bộ khác cho: Các nẻo không chỉ là vô ký mà còn có thiện, có nhiễm ô, là điều ông đã nói. Do đối với nẻo đã từ bỏ nghiệp hữu ra ngoài, không do lập riêng nghiệp hữu đối với nẻo nên trở thành ngoài. Ví như nơi năm trược, Hoặc trược, kiến trược cũng có nói riêng. Các kiến chẳng phải là không phải Hoặc. Như nghiệp hữu này cũng nhập thuộc về nẻo, cũng có nói riêng.

Vì làm rõ nhân của nẻo, nên đối với trung ấm tức cũng nên như ở đây đã luận. Nghĩa ấy là không đúng, vì không phải là đạo lý. Chúng sinh đi đến xứ kia, thế nên xứ kia được gọi là nẻo. Trung ấm không phải là đã đi đến, tức ở nơi xứ mạng chung khởi.

Nếu như thế cõi vô sắc tức không nên thành nẻo, vì ở nơi xứ mạng chung khởi.

Như vậy do hữu trung gian nên lập trung ấm, không phải là nẻo, ở nơi trung gian hai nẻo. Nếu thành nẻo này thì không nên nói là trung hữu.

Lại nữa, Đại đức Xá-lợi-phất nói: Quả báo đã khởi được gọi là chúng sinh của địa ngục.

Có thuyết cho: Quả báo đã khởi không nói tức là quả báo. Lại nói: “Này Tịnh mạng! Ở đây trừ các pháp như sắc v.v… chúng sinh của địa ngục đều không thể đạt được gì nữa!”. Lời nói này chỉ bác bỏ người có thể hành năm nẻo, nên nói trừ các ấm như sắc v.v…, thì người của địa ngục không thể đạt được gì cả, chứ không bác bỏ ấm khác.

Sư Tỳ-bà-sa nói: Năm nẻo quyết định là vô phú vô ký, quả báo là tánh.

Có Sư khác nêu: Tăng trưởng là tự tánh. Ở trong năm nẻo nơi ba cõi, nghĩa này theo thứ lớp nên biết.

Kệ nói:

Thân khác cùng tưởng khác

Thân khác đồng một tưởng

Trái đây: Thân tưởng một

Lại có ba vô sắc

Nên thức trụ có bảy.

Giải thích: Trong kinh nói: Có chúng sinh có sắc, thân khác, tưởng khác. Như nẻo người và các trời khác, là thức trụ thứ nhất. Những gì là trời khác? Là trời thuộc cõi dục, trời thuộc định thứ nhất, trừ vào thời kiếp sơ sinh thiên.

Thế nào là thân nơi xứ kia khác? Là sắc tướng, hình không đồng.

Thế nào là tưởng nơi xứ kia khác? Là tưởng vui, tưởng khổ, tưởng không vui không khổ không đồng.

Chúng sinh có sắc, thân khác, tưởng một. Như nơi trời Phạm chúng, vào kiếp sơ thọ sinh, là thức trụ thứ hai. Vì sao? Vì là kiếp mới sinh, tất cả Phạm chúng đều đồng khởi một tưởng: Chúng ta là do Đại Phạm sinh ra. Đại Phạm cũng tạo tưởng này, cho: Phạm chúng kia đều do ta sinh ra.

Do đồng suy tưởng Đại Phạm là một nhân, nên nói tưởng là một. Đại Phạm vương thân lượng cao lớn khác với tướng mạo của chúng kia. Oai đức, ngôn thuyết, ánh sáng, phục sức cũng khác với Phạm chúng, nên nói thân khác. Ở trong kinh nói: Các Phạm chúng ấy đều có tư tưởng như vầy: Chúng ta thấy chúng sinh này sống lâu, trụ trong thời gian dài, cho đến khởi tâm như vậy. Nguyện cho chúng sinh khác sinh trong đồng loại của chúng ta. Chúng sinh ấy khởi tâm nguyện như thế, chúng ta tức ở nơi xứ này thọ sinh.

Phạm chúng kia làm sao trông thấy chúng sinh này?

Sư khác nói: Phạm chúng kia đang cư trú ở xứ trời Biến quang, trông thấy chúng sinh này. Vì sao? Vì Phạm chúng này là từ nơi xứ kia sinh xuống đây.

Phạm chúng đã không được Tam-ma-bạt-đề của định thứ hai. Làm sao có thể nhớ lại được sự việc nơi đời trước của địa thuộc định thứ hai? Nếu có thể làm sao duyên nơi Đại Phạm làm cảnh để khởi giới chấp thủ?

Có Sư khác cho: Các Phạm chúng ở nơi trung ấm được thấy chúng sinh này. Nghĩa này không đúng. Vì ở trung ấm không có đạo lý là được trụ lâu, vì không có chướng ngại.

Vì sao Phạm chúng kia đã khởi tâm niệm như vầy: Chúng ta thấy chúng sinh này sống lâu trụ trong thời gian dài. Thế nên các Phạm chúng ở xứ này nhớ lại sự việc khi xưa. Thời xưa đã thấy chúng sinh này trường thọ, trụ lâu. Thời gian sau lại thấy, do vậy đã khởi tâm như thế.

Có chúng sinh có sắc thân một, tưởng khác, như trời Biến quang, là thức trụ thứ ba. Trong đây, lại do giữ lấy xứ của biên trên, nên biết là đã nhận lấy đầy đủ hai định.

Nếu không như thế thì trời Tiểu quang, Vô lượng quang, xứ nào là thức trụ để có thể được an lập? Vì đối với trời kia sắc tướng, hình dạng không khác nên thân là một. Vì có tưởng vui, tưởng không khổ không vui, nên là tưởng khác.

Thuyết kia nói các Phạm này đối với địa của định căn bản đã hết sức chán hỷ căn, theo địa phương tiện dẫn đến xả căn khiến hiện tiền. Đối với địa phương tiện rất chán xả căn, theo địa căn bản lại dẫn sinh hỷ căn khiến hiện tiền. Ví như người giàu có rất chán dục lạc, riêng thọ nhận pháp lạc. Lại rất chán pháp lạc, lại thọ nhận dục lạc.

Nếu như vậy đối với trời Biến tịnh là không đồng với nghĩa này chăng?

Trời Biến tịnh do lạc kia không sinh nhàm chán tột cùng. Vì sao? Vì lạc này rất là tĩnh lặng, còn hỷ lạc thì không tĩnh lặng, vì khiến tâm nặng nề, chìm mất.

Sư Kinh Bộ nói: Có kinh đã nêu rõ tưởng của trời kia không là một. Kinh nói: Có các chúng sinh mới được thọ sinh nơi trời Biến quang, chưa hiểu rõ về thế gian tụ hoại, chưa hiểu rõ về thế gian thành hoại. Khi thấy ngọn lửa cháy sáng rực của địa dưới thì sợ hãi, khởi tâm chán lìa. Cho ngọn lửa cháy sáng chớ nên thiêu đốt hoàn toàn xứ Phạm vương. Đã từ địa dưới đến nơi xứ ta có các chúng sinh ở nơi trời Biến quang trước đã thọ sinh, đã hiểu rõ thế gian hoại tụ, đã hiểu rõ thế gian thành hoại, thấy chúng sinh nơi cõi trời kia khởi tâm kinh sợ nên dùng lời an ủi, khuyến dụ: Đừng sợ hãi Tịnh tiên! Chớ nên sợ hãi Tịnh tiên! Khi xưa, ánh sáng lửa cháy này đã đốt sạch xứ Phạm xong, tự nhiên diệt lặng. Thế nên vì đối với ánh sáng lửa cháy có tưởng đến, không đến, tưởng sợ, không sợ, nên nói là tưởng khác. Không do tưởng vui, tưởng không vui không khổ.

Lại có chúng sinh có sắc thân một, tưởng một, như trời Biến tịnh, là thức trụ thứ tư.

Tưởng một: Nghĩa là đồng một tưởng vui. Trong đây : Ở nơi định thứ nhất, do tưởng nhiễm ô nên nói là tưởng một. Đối với định thứ hai, do hai tưởng thiện nên nói là tưởng khác. Đối với định thứ ba, do tưởng quả báo sinh nên nói là tưởng một.

Ba thức trụ của cõi vô sắc, như kinh đã hiển bày là ba thức trụ. Như thế là bảy thức trụ.

Ở đây, Thế nào là thức trụ? Tức nơi bảy xứ, tương ưng với năm ấm và bốn ấm, như lý nên biết, là thức trụ.

Pháp còn lại vì sao không phải là thức trụ?

Kệ nói: Pháp khác có biến khác.

Giải thích: Pháp khác là những pháp gì? Nghĩa là các nẻo ác, định thứ tư và xứ Hữu đảnh. Vì sao? Vì ở các xứ ấy, thức có nhưng biến khác, nên không phải là thức trụ.

Thế nào là đổi khác?

Ở trong nẻo ác khổ thọ là biến khác, do tổn hại thức. Đối với định thứ tư thì định vô tưởng là biến khác. Nơi xứ Hữu đảnh thì định diệt tâm là biến khác, vì có thể đoạn dứt sự nối tiếp của thức. Lại nói chúng sinh trụ ở xứ khác là trụ xứ của dục. Nếu trụ nơi xứ này, thì dục không còn động nên nói là thức trụ. Đối với nẻo ác, không có hai nghĩa này. Ở trong định thứ tư chúng sinh luôn có tâm động cầu xuất ly. Nếu là phàm phu thì muốn thấy trời Vô tưởng. Nếu là Thánh nhân thì muốn thấy trời Ngũ Tịnh cư. Tâm của xứ Hữu đảnh thì vi tế mờ tối, nên xứ ấy không phải là thức trụ.

Như đã nói bảy thức trụ này.

Kệ nói:

Hữu đảnh, trời Vô tưởng Chúng sinh ngụ có chín.

Giải thích: Ở trong chín xứ chúng sinh như mong muốn được trụ.

Kệ nói:

Chẳng muốn trụ khác không.

Giải thích: Những gì là khác? Nghĩa là nẻo ác. Vì sao? Vì ở đấy chúng sinh không muốn trụ nơi nghiệp. Do La-sát bức bách khiến trụ, không do tự mình muốn cư trú. Thế nên không phải nơi cư ngụ của chúng sinh, ví như ngục tù. Ở nơi kinh khác nói bảy thức trụ.

Lại có kinh khác nói.

Kệ nói: Lại có bốn thức trụ.

Giải thích: Những gì là bốn? Là thức trụ ái sắc, thức trụ ái thọ, thức trụ ái tưởng, thức trụ ái hành.

Bốn thứ ấy thể tướng như thế nào? Thứ lớp này.

Kệ nói: Là bốn ấm hữu lưu.

Giải thích: Là ấm.

Kệ nói: Tự địa không địa khác.

Giải thích: Bốn ấm này là ấm của tự địa, không phải ấm của địa khác. Vì sao? Vì trụ tức nhất định gắn liền nghĩa. Ở trong ấm của địa không đồng, vì thức tùy thuộc tham ái, nên không thể được trụ.

Vì sao không nói thức là thức trụ? Do lìa chủ thể trụ mới lập trụ, nên không nói thức trụ, vì không phải chủ thể trụ mới là trụ. Ví như không phải vua, bị vua sai khiến.

Lại nữa, nếu thức vận hành điều khiển pháp này, thì pháp này gọi là thức trụ. Do đạo lý của người lái thuyền cùng chiếc thuyền, nên nói các pháp là thức trụ. Không phải thức tự vận hành điều khiển thức nên không nói thức là thức trụ.

Sư Tỳ-bà-sa đã nói như thế.

Nếu vậy như trong kinh nói : Đối với thức thực có ái có dục. Nếu ở đấy có ái, có dục thì ở đấy thức tức vận hành an trụ. Kinh này vì sao nói bảy thứ thức trụ năm ấm là tánh? Kinh này vì sao lại nêu bày như thế?

Tuy nhiên không phân biệt trung hữu của năm ấm thuộc về xứ sinh, nhưng khi ái lạc thức sinh thì cũng nói thức là thức trụ. Nếu như sắc v.v… mỗi mỗi đều có thể khởi thức nhiễm ô. Nếu là thức riêng thì không thể làm như vậy. Thế nên đối với bốn thức trụ không nói riêng thức là thức trụ.

Lại nữa, Đức Phật, Thế Tôn nói bốn thức trụ là như thửa ruộng, tất cả thức có thủ là hạt giống. Tức không thể an lập hạt giống làm thửa ruộng. Ý của Đức Phật, Thế Tôn có thể phân biệt nhận biết như vậy.

Kệ nói: Trụ cùng tên chúng sinh.

Giải thích: Pháp này là thửa ruộng tốt hơn hết cùng sinh thức, thì pháp này được nói là thức trụ.

Là dùng bảy thức trụ gồm thâu bốn thức trụ, hay là dùng bốn thức trụ gồm thâu bảy thức trụ?

Kệ nói: Đều khác.

Giải thích: Bảy không gồm thâu bốn. Bốn không gồm thâu bảy.

Kệ nói: Bốn trường hợp gồm thâu.

Giải thích: Nếu suy xét nên biết là bốn trường hợp cùng gồm thâu. Có pháp thuộc về bảy, không phải thuộc về bốn v.v…

Trường hợp thứ nhất: Là thức trong bảy thứ trụ.

Trường hợp thứ hai: Là nẻo ác, định thứ tư, xứ Hữu đảnh, thức đã lìa các ấm.

Trường hợp thứ ba: Là bốn ấm của bảy thức trụ.

Trường hợp thứ tư: Trừ ba trường hợp trước.

Trước đã nói ba cõi có năm nẻo v.v… cùng có sai biệt. Ở đấy nên biết.

Kệ nói:

Trong ấy có bốn tạp

Chúng sinh tức như noãn v.v…

Giải thích: Noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh. Tạp là nghĩa gì? Sinh (Loài) xen tạp là nghĩa. Trong ấy chúng sinh cùng xen tạp sinh khởi do sinh v.v…

Thế nào là noãn sinh? Là chúng sinh sinh từ trứng. Như ngỗng, hạc, khổng tước, anh vũ, xá-lợi v.v…

Thế nào là thai sinh? Là chúng sinh sinh từ thai. Như voi, ngựa, bò, lừa, lạc đà v.v…

Thế nào là thấp sinh? Là chúng sinh sinh từ khí của bốn đại. Như trùng, muỗi, chuồn chuồn v.v…

Thế nào là hóa sinh? Là chúng sinh không giảm, đầy đủ căn và phần thân đạt được, nơi một thời cùng sinh. Như trời, địa ngục, trung ấm v.v…

Lại nữa, ở trong mỗi mỗi nẻo có bao nhiêu thứ sinh?

Kệ nói: Người, súc đủ bốn sinh.

Giải thích: Nơi nẻo người có bốn sinh:

Noãn sinh: Như hai Tỳ-kheo Thế-la, Ưu-ba-thế-la từ chim hạc sinh. Lại, mẹ của Di-già-la sinh ba mươi hai người con. Và như vua Ban-già-la sinh năm trăm người con.

Thai sinh: Như con người đời nay.

Thấp sinh: Như vua Đảnh sinh, vua Già-lâu-ưu-ba-già-lâu, phu nhân Ca-phú-đa-ma-lê-ni, phu nhân Am-la v.v…

Hóa sinh: Như nơi kiếp đầu tiên con người sinh.

Súc sinh cũng có bốn thứ, có thể thấy có ba thứ. Nếu hóa sinh, như rồng chim Già-lâu-la v.v…

Kệ nói:

Địa ngục chỉ hóa sinh

Trung ấm cùng các trời.

Giải thích: Tất cả chúng sinh của địa ngục, chúng sinh trung ấm, các trời, đều là hóa sinh.

Kệ nói: Quỷ thần cũng thai sinh.

Giải thích: Nói cũng tức làm rõ là có hóa sinh.

Thai sinh: Như ngạ quỷ nữ thưa với Tịnh mạng (Tôn giả) Mụckiền-liên.

Ta đêm sinh năm con

Ban ngày cũng sinh năm

Sinh xong đều ăn hết Như thế ta không no.

Loại sinh nào đối với tất cả là hơn hết? Là hóa sinh.

Nếu như vậy thì vì sao Bồ-tát của đời sau cùng đã đạt được sinh tự tại lại chỉ thọ thai sinh?

Nếu thọ sinh như thế là thấy rõ về lợi ích lớn. Lợi ích nghĩa là do thân thuộc tương quan, nên khiến vô lượng chủng tộc đại gia Thích Ca được nhập chánh pháp. Người này là chủng tánh Chuyển luân vương, chỉ do danh hiệu này là nhằm khiến sinh khởi sự cung kính, tôn trọng của người khác, cùng bỏ tà quy chánh. Ở nơi nẻo người cũng được thắng lợi hy hữu như vậy.

Chúng ta hiện nay làm sao với tâm thấp kém để khởi tâm chánh cần của chúng sinh thọ nhận Phật hóa độ? Nếu không như vậy thì gia tộc tức không thể nhận biết.

Thế gian nên tạo ra lối chấp này: Chúng sinh ấy là loại huyễn hoặc gì? Là trời hay là quỷ?

Ngoại đạo cũng nói lời này: Hết một trăm kiếp có người huyễn hoặc như thế xuất hiện ở đời, tạo ra sự việc huyễn hóa để thôn tính thế gian.

Vì nhằm lìa bỏ những thứ hủy báng như thế nên Bồ tát đã thọ thai sinh.

Có Sư khác nói: Vì an lập thi thể của thân giới, nên thọ nhận thai sinh. Ở đây, con người và chúng sinh khác đã thực hiệc việc cúng dường xong, do phước đức này vượt quá hàng ngàn lần, nên luôn thọ sinh nơi cõi trời, về sau được giải thoát. Vì sao? Vì chúng sinh hóa sinh không có chủng tử bên ngoài, nếu mạng chung thân không thể trụ. Như ánh sáng của ngọn đèn đã tắt, vắng lặng không còn gì. Hóa sinh cũng như thế. Nếu người này tin Đức Thế Tôn, thì có thể nguyện thành thông tuệ.

Lời biện biệt ấy là không hợp lý. Từ câu hỏi riêng lại sinh câu hỏi riêng khác. Nếu chúng sinh hóa sinh thì thi hài không thể để lại được.

Trong kinh vì sao nói hóa sinh Già-lâu-la bắt lấy rồng hóa sinh làm thức ăn?

Vì không hiểu nên không có lỗi. Lại có thể ăn cho đến chưa chết. Nếu chết thì không còn no bụng nữa.

Loại sinh nào ở trong tất cả là nhiều nhất?

Chỉ là hóa sinh. Vì sao? Vì hóa sinh này có đủ nơi hai nẻo, cùng một phần trong ba nẻo, tất cả trung ấm đều là hóa sinh.

Pháp nào gọi là trung ấm?

Kệ nói:

Tử hữu và sinh hữu

Ở trung gian năm ấm.

Giải thích: Tử hữu trước, sinh hữu sau. Thân đã được ở trung gian là đi đến xứ khác. Tức nói thân này gọi là trung hữu, vì ở trung gian hai nẻo.

Nếu thân đã có vì sao không phải là sinh?

Kệ nói:

Vì chưa đến nên đến

Chưa sinh gọi là trung hữu.

Giải thích: Nếu đến xứ nên đến mới được gọi là sinh.

Chúng sinh này đã lìa bản sinh, chưa đến xứ nên đến, tức ở trung gian tuy là có, nhưng chưa được gọi là sinh nơi xứ nào. Chúng sinh ấy nên đi đến xứ này, nơi quả báo của nghiệp đã dẫn dắt, sáng rõ, hiển hiện và rốt ráo là xứ dừng trụ. Nếu đến xứ ấy gọi là sinh.

Bộ khác nói: Sinh hữu cùng với tử hữu là đoạn dứt. Lối giải thích này không thể thừa nhận. Vì sao? Vì đạo lý và vì A-hàm (giáo pháp). Ở đây là dựa nơi đạo lý để nói.

Kệ nói:

Như lúa thóc nối tiếp Vô gián sinh ở sau.

Giải thích: Các pháp theo thứ lớp nối tiếp sinh. Do không đứt đoạn nên ở nơi xứ khác sinh. Sinh này có thể chứng kiến. Ví như sự nối tiếp của lúa. Vì vậy chúng sinh nối tiếp theo thứ lớp không có đoạn dứt và sinh ở xứ khác. Nghĩa này có thể đúng.

Nếu thế các pháp đoạn dứt, ở nơi xứ khác sinh, sự việc này có thể chứng kiến. Ví như ở trong gương tứ gốc sinh ảnh v.v…, cũng có thể chứng kiến. Như vậy từ tử hữu đến sinh hữu là đoạn dứt sinh. Điều này cũng có thể hợp lý.

Kệ nói:

Vì ảnh không thành thật

Không bằng nên không dụ.

Giải thích: Pháp gì là ảnh? Có vật riêng sinh là một loại trong sắc. Nghĩa này không đúng, vì không thành thật. Nếu thành thật có vật không giống nhau nên cũng không thể dùng làm thí dụ.

Vì sao không phải là thành thật?

Kệ nói: Cùng một xứ hai không.

Giải thích: Ở một xứ khác, thấy sắc của gương và sắc của ảnh. Trong một xứ này, không có đạo lý hai ảnh cùng có, vì nương dựa nơi bốn đại khác nhau.

Lại nữa, vì phương hướng riêng cố định, nên ở nơi một xứ có nước cùng hướng về gương mặt mình, nơi các sắc hiện có cùng đối sinh ảnh. Ở trong một sắc hai người cùng xem, không thể có cùng thời đều thấy sắc khác được sinh trong ấy. Nghĩa này không đúng.

Lại nữa, ảnh và ánh sáng không từng thấy nơi một xứ đều cùng có. Từng thấy gương soi, ở trong ảnh ánh sáng mặt trời hiển nhiên. Nếu ảnh là thật có thì ánh sáng không được sinh ở trong ấy, vì trái nhau.

Lại nữa, cùng một xứ hai thứ không có: Thế nào là hai? Nghĩa là gương soi mặt và mặt trăng tròn. Ở nơi xứ riêng thấy gương soi mặt. Ở nơi xứ riêng thấy mặt trăng tròn trong gương soi, như nước trong giếng. Ảnh của mặt trăng này, nếu ở trong đó sinh, thì không nên thấy ở xứ khác. Vì thế ảnh này thật sự là không hiện có. Các pháp tụ tập có uy lực như vậy. Nghĩa là không phải có chỉ hiển hiện giống như có. Vì sao? Vì công năng của các pháp có sai biệt, khó có thể nghĩ bàn.

Như thế là không thành thật, nên không thể làm thí dụ.

Vì sao do không giống nhau nên không thể làm thí dụ?

Kệ nói: Không nối tiếp.

Giải thích: Ảnh không phải là vật gốc nối tiếp cùng với gương soi nối tiếp tương ưng. Cùng với gốc đều cùng có, như sinh hữu căn cứ nơi tử hữu thành, nối tiếp vô gián không dứt. Sinh ở xứ khác thì ảnh không có nối tiếp như vậy. Vì thế ảnh thí dụ là không như nhau.

Kệ nói: Hai sinh.

Giải thích: Từ hai thứ nhân ảnh được sinh. Nghĩa là từ vật gốc cùng gương soi, dựa nơi hai nhân tối thắng ấy, ảnh được sinh. Sinh hữu thì không như thế. Từ hai nhân sinh, nghĩa là từ tử hữu và từ pháp hơn hẳn khác. Lại do nghĩa này nên ảnh thí dụ không như nhau.

Không nên nói như vầy: Có sắc ngoài, không có ý nghĩ về màu đỏ, trắng là nhân hơn hẳn. Nếu chúng sinh hóa sinh, ở không trung thọ sinh, lại phân biệt nhân nào như vậy. Nhưng do đạo lý nên không thể thừa nhận.

Từ tử ấm đoạn dứt, không có nối tiếp sinh ấm được khởi. Do đạo lý ấy thế nên có trung ấm.

Kệ nói: Do kinh.

Giải thích: Do kinh nói nên nhận biết có trung ấm. Trong kinh nói có bảy thứ hữu: (1) Địa ngục hữu. (2) Súc sinh hữu. (3) Quỷ thần hữu. (4) Thiên hữu. (5) Nhân hữu. (6) Nghiệp hữu. (7) Trung hữu.

Kinh này không phải là do Bộ kia thọ tụng. Lại do kinh riêng nói có trung ấm.

Kệ nói: Càn-thát-bà.

Giải thích: Ba xứ hiện tiền nên ở trong thai, chúng sinh được thọ sinh. Những gì là ba? (1) Người mẹ, bốn đại vào lúc điều hòa thích hợp. (2) Cha mẹ cùng khởi tâm ái hòa hợp. (3) Càn-thát-bà đang đến muốn nhờ dựa sinh.

Nếu trừ trung ấm, ở đây pháp gì gọi là Càn-thát-bà? Như kinh này không phải là Bộ kia đã thọ tụng, nên cho là như thế.

Thế nào là ấm hoại được đến trong trung ấm kia?

Lại nữa, nếu ông cho là không có trung ấm, làm sao giải thích thuận hợp đối với kinh A-thâu-la-da-na? Kinh nói: Các ông có thể nhận biết chăng? Càn-thát-bà này đang đến ở đấy. Là Sát-đế-lợi. Là Bà-la-môn. Là Tỳ-xá. Là Thủ-đà-la. Là từ phương Đông đến. Từ phương Nam, Tây, Bắc đến. Nói rộng như kinh.

Trong đây, pháp nào gọi là Càn-thát-bà? Năm ấm đã bị hoại làm sao được đến? Kinh như thế, ông có thể không đọc chăng?

Nếu ông nói tôi không thọ trì kinh này thì nghĩa ấy lại là thế nào?

Kệ nói: Nói năm.

Đức Phật, Thế Tôn nói có năm thứ A-na-hàm: (1) Trung diệt. (2) Sinh diệt. (3) Vô hành diệt. (4) Hữu hành diệt. (5) Thượng lưu diệt.

Nếu không có trung hữu, làm sao được gọi Trung diệt? Có chư thiên gọi là trung, vì đến nơi kia bát Niết-bàn, nên gọi là Trung diệt.

Nếu như vậy cũng nên có trời gọi là sinh v.v… đến nơi kia bát Niết-bàn? Các ông cũng nên tạo ra lối giải thích như vậy. Thế nên đấy không phải là lối giải thích tốt.

Lại nữa, kệ nói: Hành kinh.

Giải thích: Trong kinh nói có bảy loại hành Hiền Thánh. Ở đấy nói người trung diệt có ba. Do thời tiết, xứ sở, hơn kém có sai biệt.

Ví như có tia lửa nhỏ vừa lúc mới phát ra tức gắn liền diệt. Người thứ nhất cũng như vậy. Ví như tia lửa nhỏ là một mảnh sắt nung đỏ, vừa lúc phát ra đến giữa chừng mới diệt. Người thứ hai cũng như vậy. Ví như có vệt lửa lớn là một mảnh sắt nung đỏ phát ra cách rất xa, rơi xuống, khi chưa tới đất thì diệt. Người thứ ba cũng như vậy. Như ông đã cho. Nếu có trời gọi trung thì không có ba phẩm như thế. Do thời tiết, xứ sở, sự hơn kém có sai biệt, thế nên lối giải thích này chỉ là những phân biệt phi lý.

Có Sư khác cho: Ở nơi trung gian của thọ lựơng lập làm ba người. Hoặc cho là gần bên chư thiên. Nếu người diệt hết các Hoặc, gọi là trung diệt. Người này hoặc hành nhập giới bát Niết-bàn. Hoặc hành nhập tưởng bát Niết-bàn. Hoặc hành nhập giác (tầm) bát Niếtbàn. Thế nên thành ba.

Lại nữa, người đầu tiên ở trong cõi sắc gồm thâu tụ đồng phần xong liền bát Niết-bàn. Người thứ hai thọ nhận giàu vui xong liền bát Niết-bàn. Người thứ ba nhập Pháp tạng đường tụng niệm xong liền bát Niết-bàn.

Nếu vậy thì sinh diệt có tướng gì?

Người này khi nhập nhiều, tương ưng với Pháp tạng đường tụng niệm xong mới bát Niết-bàn. Vì nhiều nên giảm thọ mạng, sau đó bát Niết-bàn, không phải thọ sinh đầu tiên tức bát Niết-bàn. Tất cả cùng với thí dụ về tia lửa đều không tương ưng, do xứ sở của hành, vì không có hơn kém có sai biệt.

Nếu như thế tức ở cõi vô sắc cũng nên nói có người trung diệt, cũng ở nơi trung gian của thọ lượng rồi bát Niết-bàn. Do không nói thế nên lối giải thích này chỉ là tự phân biệt. Nếu ông không đọc tụng các kinh như vậy v.v…, thì tôi nay phải làm gì?

Đại sư đã nhập Niết-bàn, chánh giáo không có chủ, đã có nhiều thứ phân phá, cho đến thời hiện nay. Nơi văn, nơi nghĩa, tùy ý phân phá, điều này hầu như không thôi dứt. Nếu người thọ nhận A-hàm (giáo pháp) như thế làm chứng làm lượng, trung ấm đối với người này được thành.

Nếu vậy vì sao nói là Đầu-sư-ma do hiện thân nhập địa ngục Đại A-tỳ chỉ? Ma này đang sống chưa chết, ngọn lửa địa ngục đã đến thiêu đốt thân mới bỏ thọ mạng, do thân trung hữu mới nhập địa ngục. Ý của kinh là như thế. Vì sao? Vì nếu nghiệp hiện rất dữ dội, hành xong nghiệp này không thể đợi xả bỏ thân, thế nên hiện báo của ma này thành thục trước, sinh báo thành thục sau.

Lại nữa, nghĩa này hiện nay làm sao có thể giải thích thuận hợp? Có năm nghiệp vô gián. Nếu người đã tạo tác, đã làm tăng tưởng, theo thứ lớp vô gián, tất sinh nơi địa ngục, không đi đến nẻo khác. Đây là ý của kinh. Trong ấy, vì làm rõ nghiệp này, tất thọ nhận sinh báo. Nếu như văn phân biệt, thì chỉ nên gọi là năm nghiệp, không được nói về trường hợp khác, nên đạt đến như vậy. Nếu tạo nghiệp mạng vô gián, tức nên đoạn, không có nghĩa sống tạm, thì người nào không thừa nhận nghĩa sinh của trung hữu. Tuy nhiên, từ tử hữu vô gián do trung hữu sinh ở nẻo địa ngục, hướng đến sinh hữu, nên không nói là sinh hữu.

Nếu như thế thì làm sao giải thích kệ này:

Đã qua bốn vị đến suy lão

Hai sinh nay ông gần Diêm-ma

Ở trung gian ấy tất không trụ

Giữa đường, tư lương, ôi chẳng có!

Kệ này làm rõ không có trụ trung gian ở trong nẻo người, vì sinh diệt theo thứ lớp không có trở ngại.

Lại nữa, ở trong trung hữu là không có dừng trụ, vì đi đến xứ sinh là hành không có ngăn ngại. Ý của kệ như thế. Nếu như vậy là ý, hoặc như vậy không phải là ý, thì sự phân định phần ấy dựa vào đạo lý nào để được thành? Ông cũng đồng với vấn nạn này, thế nên nơi hai nghĩa, như kinh trước đã nói. Do không có trái nhau nên không thể riêng dùng kệ ấy để chứng minh là không có nghĩa trung ấm.

Lại nữa, chứng biết về danh ngôn: Là hành, không hành, thì nẻo nào là nơi chốn nên đi đến?

Trung hữu nếu khởi thì có tướng gì? Kệ nói:

Do một nghiệp dẫn dắt Nên tướng mạo.

Giải thích: Nghiệp này có thể dẫn sinh nơi các nẻo. Nghiệp này có thể dẫn dắt làm rõ về trung hữu. Vì đến nẻo này, thế nên nẻo ấy tất là nơi chốn nên đi đến. Ở trong nẻo này là nên đến, là tướng tiên hữu. Tướng ấy tức tướng của trung ấm.

Nếu như vậy chúng sinh như chó v.v… ở trong một thai, tức nên sinh trung ấm của năm nẻo. Nếu là trung ấm của địa ngục, tức thiêu đốt bụng mẹ. Vào lúc hữu trước, lửa nơi chúng sinh địa ngục, cũng không luôn thiêu đốt hoặc hành ở trong vườn, huống chi là ở trung ấm. Nếu như cho là lửa đốt cháy, như không thể thấy, cũng không thể xúc chạm, do thể tánh vi tế. Thế nên đây không phải vấn nạn. Các trung ấm ở trong thai cũng đều không cùng va chạm. Vì nghiệp ngăn cản nên không thể thiêu đốt.

Lượng thân của trung ấm như thế nào?

Như em bé khoảng sáu, bảy tuổi, nhưng hiểu biết thì thông lanh hơn trẻ nhỏ. Nếu Bồ-tát ở tại trung ấm, thì như người thiếu niên khỏe mạnh viên mãn, gồm đủ tướng lớn, nhỏ. Thế nên tuy ở nơi trung hữu, đang sắp vào thai, nhưng có thể soi chiếu khắp hàng trăm câu chi châu Diệm-phù.

Nếu như thế vì sao mẫu thân của Bồ-tát ở trong mộng thấy voi trắng sắp vào hông bên phải của mình?

Sự việc mẫu thân của Bồ-tát mộng thấy chỉ là tướng chiêm bao, không liên quan gì đến trung hữu, vì Bồ-tát từ lâu đã lìa nẻo súc sinh. Ví như vua Kha-chỉ thấy mười thứ mộng, nghĩa là voi, giếng, bột gạo, chiên-đàn, rừng, voi nhỏ, áo, sự tranh giành, chuỗi anh lạc, hoa sen. Tức các sự việc đã được trước khi có chiêm bao này.

Chúng sinh trung ấm không phải là phá bụng để vào thai, làm sao được vào? Từ sinh môn vào, thế nên nơi trường hợp song sinh, nếu đứa bé sinh sau là lớn, nếu sinh trước là nhỏ.

Như vậy, Đại đức Đạt-ma-tu-bộ-hống-để đã nói kệ làm sao giải thích thông hợp?

Biến thân làm voi trắng

Sáu ngà bốn chân đẹp

Vào thai mẹ nằm, đứng

Nghĩ như tiên vào rừng.

Lời này bất tất phải giải thích thuận hợp. Vì sao? Vì lời ấy không phải là kinh, không phải là luật, không phải là A-tỳ-đạt-ma, chỉ là lời nói tập hợp của người thông tuệ, muốn thâu góp nghĩa để biện luận. Có các pháp khác gồm thâu là tăng ích. Nếu lời nói tất cần giải thích thuận hợp thì đây là mẹ của Bồ-tát ở trong mộng thấy tướng vào thai của con. Đại đức nói kệ ý là như vậy.

Trong cõi sắc có thân lượng viên mãn, có y phục cùng sinh, vì tánh hổ thẹn rất nặng, nên trung hữu của các Bồ-tát đều mặc y phục đầy đủ.

Lại có Tỳ-kheo-ni Thúc-kha-la, do sức của bản nguyện, nên ở trung hữu đều mặc y phục vào thai, xuất thai, cho đến sau khi bát Niết-bàn, cùng với y phục đều cùng thiêu đốt. Ngoài ra, trung hữu của chúng sinh nơi cõi dục đều lõa thể, vì không có hổ thẹn nhiều.

Lại nữa, pháp nào gọi là tiên hữu (bản hữu)?

Kệ nói:

Lại hữu trước nơi tử Sau nơi sát-na sinh.

Giải thích: Hữu: Là nếu căn cứ theo nghĩa chung tức là năm thủ ấm. Ở đây có thể tách rời làm bốn phần:

    1. Trung hữu. Như trước đã nói.

 

  • Sinh hữu. Nghĩa là ở nơi nẻo đã dựa sinh trong sát-na đầu tiên.

 

  1. Từ đây về sau, trừ sát-na chết, là nói riêng về tiên hữu, trong đây gọi là tiên hữu (bản hữu).
  2. Sát-na sau cùng gọi là tử hữu.

Từ đây về sau có trung hữu. Nếu sinh trong chúng sinh có sắc là trung hữu này.

Kệ nói:

Đồng sinh thiên nhãn tịnh Có (thể) thấy.

Giải thích: Nếu trung ấm đồng sinh nơi nẻo, thì nhất định cùng trông thấy. Nếu người có thiên nhãn rất thanh tịnh, là một loại thông tuệ, thì người này cũng được trông thấy. Người kia nếu là thiên nhãn sinh đắc, thì không thể trông thấy, vì rất vi tế.

Có Sư khác nói: Trung ấm của nẻo trời có thể thấy tất cả trung ấm. Nghĩa là trung ấm của người, quỷ, súc sinh, địa ngục, trừ trước kia đã được thấy.

Kệ nói: Nghiệp thông nhanh.

Giải thích: Thông tuệ nghĩa là hành nơi hư không. Thông này từ nghiệp được. Thông này nhanh chóng như thế nào?

Vì không thể kịp xoay lại nên gọi là nhanh chóng. Nếu người nên sinh ở phương khác, thì người tu đắc thông tuệ không thể theo kịp. Đức Phật Thế Tôn cũng không thể ngăn cản khiến xoay lại, do sức của nghiệp rất mạnh.

Kệ nói: Đủ căn không chướng ngại.

Giải thích: Ở đây có đầy đủ năm căn, kim cang v.v… đều không thể ngăn ngại. Nghĩa này nên như thế.

Từng nghe có sự việc đập vỡ, đốt cháy khối sắt đỏ, thấy trùng sinh trong ấy. Chúng sinh trung hữu nếu nên sinh trong nẻo này thì theo tất cả phương tiện của nẻo này.

Kệ nói: Không chuyển.

Giải thích: Thế nào là trung ấm của nẻo người? Không lúc nào có thể chuyển đổi khiến thành trung ấm của nẻo trời và trung ấm của nẻo khác. Chúng sinh ấy nếu vì thành trung ấm của nẻo này thì quyết định nên sinh trong nẻo ấy, không sinh ở nẻo khác.

Lại nữa, trung ấm của cõi dục có phải ăn như đoạn thực chăng? Đúng rhế. Không ăn đoạn thô. Vì sao?

Kệ nói: Ăn hương.

Giải thích: Nên gọi là Càn-thát-bà. Nếu phước đức ít thì ăn khí hôi hám. Nếu phước đức lớn thì ăn hương tốt đẹp.

Chúng sinh ở trong hữu này trụ được bao nhiêu thời gian?

Đại đức nói: Không nhất định. Cho đến khi chưa được sinh khởi duyên tụ tập thì trong ấy thọ mạng không có nghiệp riêng dẫn dắt, vì thuộc về một tụ đồng phần.

Nếu không như thế thì ở đấy do mạng căn hết, nên lập riêng tử hữu. Nếu có khối thịt bằng núi Tu-di, thì khối thịt này đến mùa hạ tất cả đều thành trùng.

Trung ấm kia là đã trụ để đợi đến mùa hạ chăng hay lại từ phương nào đến?

Câu hỏi này chưa từng đến trong kinh, cũng chưa từng đến trong A-tỳ-đạt-ma.

Nếu như vậy thì có thể đúng. Chúng sinh vi tế tham vướng hương vị, thọ mạng ngắn ngủi, không có biên vực, chúng sinh này nghe hơi thì tham vướng hương vị, vào lúc xả bỏ mạng thì tỏ ngộ nghiệp trước nên có thể chiêu cảm báo là sinh trùng. Do sự tham ái này nên thọ nhận ở trùng sinh.

Lại nữa, xưa đã có nghiệp có thể chiêu cảm nẻo kia. Bấy giờ, duyên ấy rất nhiều, đối với việc sinh quả báo được đủ sự việc, có thể không phải vào thời khác. Nghĩa này tất như thế. Vì sao? Vì đã có nghiệp đời trước, có thể chiêu cảm quả báo Chuyển luân vương. Thọ mạng của thế gian đến lúc là tám vạn tuổi, hoặc vượt quá thọ lượng này, là thời kỳ có nhiều Chuyển luân vương sinh, không phải thời kỳ khác. Thế nên, Đức Thế Tôn nói: Nghiệp báo của chúng sinh là không thể nghĩ bàn.

Đại đức Bà-tu-mật-đa-la nói: Bảy ngày được trụ. Nếu không thể sinh khởi duyên hòa hợp, thì trung hữu ấy mạng chung. Mạng chung rồi lại sinh.

Lại có Sư khác cho: Trung hữu trụ trong bốn mươi chín ngày. Sư Tỳ-bà-sa nói: Chỉ trụ trong thời gian ngắn, do lạc thọ sinh, nên chóng hành kiết sinh. Nếu nhân duyên tụ tập chưa đủ, hoặc trung ấm kia ở trong nẻo này, tất nên thọ sinh. Lúc ấy, nghiệp đời trước tự hòa hợp với các duyên. Nếu không nhất định sinh nơi xứ này, thì ở xứ khác thuộc trong nẻo này đều được thọ sinh.

Có Sư khác nêu: Nếu ở trong loại chúng sinh này không được sinh, thì ở trong loại chúng sinh tương tợ khác tức được thọ sinh. Ví như bò vào mùa hạ sự dục riêng nhiều. Chó thì vào mùa thu. Gấu thì vào mùa đông. Ngựa vào mùa xuân. Bò rừng, chồn, báo v.v… việc động dục không có mùa. Vào thời ấy, chúng sinh này nên sinh trong loài bò. Nếu không phải mùa hạ, thì sinh trong loài bò rừng. Nếu nên sinh trong loài chó, thì phi thời tức sinh trong loài dã can. Nếu nên sinh trong loài ngựa thì phi thời tức sinh trong loài lừa. Nếu nên sinh trong loài gấu, thì phi thời tức sinh trong loài báo.

Là không như thế chăng?

Nếu trung ấm của chúng sinh ở trong tụ đồng phần riêng, thì đối với tụ đồng phần khác tức không được thọ sinh. Vì một nghiệp đã dẫn, thế nên lối giải thích này có lỗi đáng trách. Vì hành hữu vi trong đây, nên đến xứ của nẻo sinh để khởi.

Kệ nói:

Kia hành tâm điên đảo Xứ sinh do dục đùa.

Giải thích: Trong đây có chúng sinh do thế mạnh của nghiệp đời trước đã sinh nhãn căn. Tuy trụ nơi xứ rất xa, có thể thấy xứ nên sinh. Ở đấy thấy sự việc đổi khác của cha mẹ. Nếu nên thành nam thì đối với mẹ tức khởi tâm dục của người nam. Nếu nên thành nữ thì đối với cha tức khởi tâm dục của người nữ. Nếu trái với tâm này thì khởi giận. Trong Luận Phân Biệt có văn như thế.

Càn-thát-bà ở trong hai tâm tùy nơi một tâm tức nên khởi hiện tiền. Hoặc tương ưng với dục khởi. Hoặc tương ưng với giận khởi. Ở đây, có chúng sinh do hai tâm khởi điên đảo, nên cầu dục vui đùa đi đến xứ sinh. Sự việc này ưa thích được thuộc về mình. Vào lúc ấy, bất tịnh đã đến xứ thai, liền sinh hoan hỷ, nên dựa vào đấy sinh. Từ sát-na này, năm ấm của chúng sinh này hòa hợp vững chắc, năm ấm của trung hữu liền diệt. Như thế mới nói là thọ sinh. Nếu thai là nam, thì dựa vào hông bên phải của mẹ, mặt hướng về lưng, ngồi chồm hổm. Nếu thai là nữ, thì dựa vào hông bên trái của mẹ, mặt hướng về bụng mẹ an trụ. Nếu thai không phải nam, không phải nữ, thì như loại dục nhờ dựa sinh trụ cũng như vậy. Trung hữu không có phi nam, phi nữ, vì thân trung hữu đều đủ căn. Thế nên hoặc nữ, hoặc nam nhờ dựa sinh, như xứ mà trụ. Thời gian sau ở trong thai tăng trưởng. Hoặc làm huỳnh môn, nghĩa này nên suy xét.

Là tức do bốn đại đỏ trắng, nên hình thành căn cùng chỗ nương dựa của chúng sinh trong thai. Hay là do nghiệp lực nên có riêng bốn đại nơi nghiệp đời trước đã sinh, hình thành căn v.v…, chỉ nương dựa nơi bốn đại đỏ, trắng.

Có Sư khác cho: Tức là bốn đại đỏ, trắng. Vì sao? Vì chất đỏ trắng này trước không có căn, cùng với trung ấm đều cùng diệt. Có căn sinh sau do chủng tử diệt theo đạo lý mầm cây sinh. Bấy giờ, gọi đấy là Kha-la-la. Nếu tạo ra tư duy như thế thì khéo thuận với kinh này. Kinh nói: Bất tịnh của cha mẹ hòa hợp sinh ra.

Lại có kinh nói: Tỳ-kheo các ông nơi đêm dài sinh tử đã tăng trưởng tham ái, thâu nhận lấy giọt máu.

Có Sư khác nêu: Có riêng bốn đại. Ví như trùng lá nương dựa nơi phân lá. Trùng nương dựa nơi phân, nên nói Kha-la-la nương dựa nơi bất tịnh sinh. Thế nên cùng với Kha-la-la thì không trái với kinh kia. Nếu dựa vào thai, noãn để sinh theo đạo lý như thế thì đối với sinh (loài) khác tức như lý nên nói rõ. Đạo lý ấy ở đây nên biết.

Kệ nói: Xứ yêu thích khác hương.

Giải thích: Nếu chúng sinh muốn thọ nhận thấp sinh, do yêu thích hương nên đi đến xứ sinh. Hương này hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, tùy thuộc nghiệp đời trước nên hóa sinh, do yêu thích xứ sở nên đi đến xứ sinh.

Nếu như vậy thì chúng sinh của địa ngục vì sao yêu thích xứ sở? Do tâm điên đảo nên chúng sinh này thấy gió lạnh, mưa lạnh xúc não, thì tự thân thấy lửa của địa ngục mạnh dữ là đáng yêu, vì muốn được tiếp xúc hơi ấm nên đi đến vào ngục kia. Lại, thấy tự thân bị thiêu nướng do gió nóng, ánh sáng nóng cùng ngọn lửa cháy v.v… khổ bức khó nhẫn chịu. Lại thấy địa ngục giá lạnh là mát mẻ, vì yêu thích xúc chạm lạnh nên đi đến vào ngục ấy. Như phần vị tạo tác, có thể chiêu cảm nghiệp sinh như vậy. Tự thân thấy phần vị ấy như thế nên thấy chúng sinh kia cũng vậy. Thế nên đi đến địa ngục ấy. Các Sư kỳ cựu đã tạo ra thuyết như vậy.

Lại nữa, trung ấm của trời ở đây hoàn toàn hướng lên trên, như từ tòa ngồi đứng dậy. Trung ấm của người, súc sinh, quỷ thần cũng như người v.v…

Kệ nói: Địa ngục chân hướng lên.

Giải thích: Như có kệ nói:

Chúng sinh đọa địa ngục

Chân trên, đầu hướng dưới Hủy báng các tiên nhân Hộ hành giả tinh tấn.

Trước đã nói hành của tâm điên đảo. Là tất cả chúng sinh trung ấm đều có sự việc nhập thai mẹ như thế, hay là không đều như thế, cũng không phải không có? Trong kinh này nói: Có bốn thứ vào thai. Những gì là bốn?

Kệ nói: Một chánh nhập có giác.

Giải thích: Có chúng sinh vì tụ tập nhiều căn thiện, hộ trì chánh niệm, khi chết không mất chánh niệm nên không có tỉnh giác. Cho đến lúc vào thai mẹ cũng không mất chánh niệm. Nhưng lúc trụ, khi xuất thai thì mất chánh niệm nên không có tỉnh giác.

Kệ nói: Trụ khác.

Giải thích: Có chúng chúng sinh lúc trụ nơi thai mẹ cũng không mất chánh niệm, nên có tỉnh giác. Trước nhập cũng như thế.

Kệ nói: Lại xuất khác.

Giải thích: Lại có chúng sinh khi xuất khỏi thai mẹ cũng không mất chánh niệm nên có tỉnh giác. Trước nhập và trụ cũng như thế.

Kệ nói: Ba vị khác.

Giải thích: Có chúng sinh khác ở trong ba phần vị đều mất chánh niệm nên không có tỉnh giác. Nếu nhập không có tỉnh giác thì trụ, xuất tất không có tỉnh giác. Đó gọi là bốn thứ vào thai. Đây là nêu bày nghịch, do tùy thuận kiết Thủ-lô-kha, nên nói như vậy.

Kệ nói:

Tất cả noãn sinh Tức không giác.

Giải thích: Nếu là chúng sinh noãn sinh thì luôn ở nơi ba xứ không có tỉnh giác.

Thế nào là chúng sinh noãn sinh vốn sinh ra từ trứng lại gọi là vào thai?

Chúng sinh này trước cũng đã dựa nơi thai. Hoặc do theo tên gọi của vị lai mà nói là noãn sinh. Như kinh nói: Vì hữu vi có thể tạo tác, thế nên gọi là hành. Như người đời nói: Nấu cơm, mài bột. Thế nên không có lỗi.

Thế nào là không nhận biết rõ khi vào thai mẹ cùng trụ, xuất? Lại, thế nào là nhận biết rõ khi nhập, trụ, xuất thai?

Nếu chúng sinh ít danh vị, ngay khi muốn vào thai mẹ, liền khởi tưởng dục điên đảo. Hoặc thấy mưa to, nước lũ, gió thổi nhanh loạn động. Hoặc thấy bóng tối lạnh lẽo trùm khắp. Hoặc thấy nhiều người quấy nhiễu lẫn lộn, tự cho: Ta nay vào khu rừng rậm đầy cỏ dại, ở trong mái nhà lá. Ta nay dò dẫm bước đi, đứng bên cội cây, cạnh vách tường. Nếu là trụ cũng khởi tưởng điên đảo. Cho là ta nay trụ trong các chốn này. Hoặc khi xuất thai cũng khởi tưởng điên đảo.

Cho là ta nay từ trong các xứ ấy đi ra.

Nếu là chúng sinh có nhiều danh vị cũng khởi tưởng dục điên đảo. Ta nay nên bước vào khu vườn, đi vào nơi chốn dạo chơi, lên trên lầu cao cùng đền điện lớn, ngồi ở giường tòa. Nếu trụ thì cho là trụ ở trong các chốn đó. Nếu xuất tức cho là từ những nơi đấy đi ra. Như thế là không nhận biết rõ khi nhập, trụ, xuất thai. Nếu là người tỉnh giác thì phân biệt hiểu rõ. Nghĩa là nhận biết ta nay đang vào thai mẹ, đang trụ nơi thai mẹ, đang xuất khỏi thai mẹ, không có tưởng dục điên đảo.

Trong đây, lại phân biệt để nêu bày.

Kệ nói:

Nói vào thai có ba

Luân vương cùng hai Phật.

Giải thích: Chuyển luân vương, Độc giác, Đại chánh giác, ba ngôi này theo thứ lớp nên biết là ba nghĩa vào thai:

Vào thai thứ nhất: Nghĩa là Chuyển luân vương. Vì sao? Vì vị này khi nhập thai có tỉnh giác, không phải là lúc trụ, xuất.

Vào thai thứ hai: Nghĩa là Độc giác. Vị này trong hai thời nhập, trụ thai đều có tỉnh giác, không phải là khi xuất.

Vào thai thứ ba: Nghĩa là bậc Đại chánh giác. Bậc này nơi ba thời nhập, trụ, xuất thai đều có tỉnh giác luôn nhận biết rõ.

Ba vị trong đây đều do danh hiệu nơi vị lai để hiển bày.

Thế nào là ba sự không đồng?

Kệ nói:

Nghiệp, trí tuệ cùng hai Là thứ lớp thù thắng.

Giải thích: Nghiệp thù thắng nghĩa là người hành tạo các phước đức lớn. Do phước đức có nghiệp thù thắng nên lập là thứ nhất.

Người tu tập, học rộng, tư duy nhiều, do trí tuệ có sự thù thắng, nên lập làm thứ hai. Người có thể tạo ra hành phước đức lớn cùng tu tập, học rộng, tư duy nhiều, do phước tuệ có sự thù thắng, nên lập làm thứ ba. Ba vị như Chuyển luân vương v.v… là theo thứ lớp như vậy. Số còn lại là thứ tư, nghĩa này nên như thế.

Ngoại đạo vốn chấp, nói về nghĩa của ngã, ở đây là chấp ngã cho là sự việc tranh chấp đã khởi. Ngoại đạo kia nói: Nếu ông lập nghĩa các chúng sinh từ đời riêng đi đến đời khác thì nghĩa gốc của chúng tôi tức thành. Nghĩa là thật có ngã. Nay là nhằm phá bỏ luận điểm ấy.

Kệ nói: Vô ngã.

Giải thích: Ngã này tướng là gì? Có thể xả bỏ ấm này. Có thể thọ nhận ấm kia. Như đã phân biệt như vậy thì ngã này thật sự là không có. Nghĩa là đối với người là tác giả bên trong tức không có. Vì sao? Vì không phải là cảnh giới của hai lượng, như sắc trần và các căn như nhãn v.v… Đức Phật, Thế Tôn cũng nói: Có nghiệp, có quả báo. Tác giả không thể đạt được. Do không có nên không thể nói ngã này có thể bỏ ấm này, thọ nhận ấm kia. Nếu lìa pháp giả danh thì pháp giả danh trong đây, nghĩa là nếu đây có thì kia có, do đây sinh nên kia sinh. Nói rộng như mười hai duyên sinh.

Ngã này có tướng gì? Cho là không phải đối tượng phá bỏ.

Kệ nói: Chỉ các ấm.

Giải thích: Nếu giả nêu chỉ các ấm gọi là ngã, thì ngã này không phải là đối tượng phá bỏ.

Nếu như vậy các ấm từ đời này đi đến đời khác. Nghĩa ấy nên đạt đến, các ấm không đi qua đời khác.

Các ấm này là thế nào?

Kệ nói:

Phiền não nghiệp sinh khởi

Do trung ấm nối tiếp

Nhập thai mẹ như đèn.

Giải thích: Các ấm nơi sát-na, sát-na diệt. Ấm kia không có khả năng đi qua đời khác. Phiền não gồm thâu nghiệp. Do biến đổi khác, nên chỉ có các ấm được trung hữu nối tiếp đi vào thai mẹ. Ví như ngọn đèn, tuy ở nơi niệm niệm diệt, nhưng do nối tiếp nên có thể đi đến xứ khác. Các ấm cũng như thế, nên không có lỗi. Thật sự là không có ngã, chỉ là phiền não nghiệp đã dẫn các ấm nối tiếp nên được vào thai mẹ. Nghĩa này được thành.

HẾT – QUYỂN 6