A TỲ ĐẠT MA CÂU XÁ THÍCH LUẬN
Tác giả: Tôn giả Bà Tẩu Bàn Đậu (Thế Thân)
Hán dịch: Đời Trần, Tam Tạng Chân Đế
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 1

Phẩm thứ 1: PHÂN BIỆT GIỚI, phần 1

Kệ nói:

Nhất Thiết Chủng Trí diệt các tối

Cứu chúng sinh khỏi bùn sinh tử

Đảnh lễ Đại sư, giáo như lý

Đối pháp Câu xá, con sẽ nói.

Giải thích: Nếu người muốn tạo Luận thích hợp tức cần phải khiến cho người khác nhận biết rõ về công đức không chung của bậc Đại sư, nên trước hết là nói về các Đức, sau xin đảnh lễ bậc Đại sư. Kệ này chỉ căn cứ vào Đức Phật, Thế Tôn để nêu bày.

Kệ nói: Nhất Thiết Chủng Trí diệt các tối.

Giải thích: Diệt trừ tất cả tối tăm là do Nhất Thiết Chủng Trí. Đối với tất cả pháp vô minh, có thể gây chướng ngại cho việc thấy rõ nghĩa chân thật, nên gọi chúng là tối tăm.

Vô minh này đối với Đức Phật Thế Tôn do đã đạt được sự đối trị rốt ráo, thông hợp, tất cả chủng loại nơi tất cả pháp vĩnh viễn là pháp không sinh nên gọi là diệt. Hàng Độc giác và Thanh văn, đối với tất cả pháp tuy đã đoạn trừ vô minh, nhưng do còn có vô minh nhiễm ô hoàn toàn không sinh, không do nhất thiết chủng. Vì sao? Vì các bậc Thánh khác đối với pháp bất cộng của Đức Như Lai và với cảnh giới khác về thời, xứ có vô biên sai biệt lâu xa, đều còn có vô minh làm nhiễm ô hoặc không làm nhiễm ô, nên chỉ thể hiện hạnh tự lợi rốt ráo.

Tán thán Phật xong, tiếp theo dùng công hạnh lợi tha viên mãn để tán thán Đức Thế Tôn.

Kệ nói: Cứu chúng sinh khỏi bùn sinh tử.

Giải thích: Vì sinh tử là nơi chốn vướng mắc, chìm đắm của thế gian, khó có thể vượt qua, dùng thí dụ là vũng bùn. Chúng sinh đang vướng mắc, chìm đắm trong vũng bùn ấy không ai cứu vớt, dẫn dắt, chỉ có Đức Phật, Thế Tôn, vì xót thương muốn độ thoát, nên thuyết giảng truyền trao chánh pháp, ra tay cứu vớt hợp lý, là người tương ưng với công hạnh lợi ích cho mình và người khác.

Kệ nói: Đảnh lễ Đại sư, giáo như lý.

Giải thích: Đầu, mặt tiếp sát chân gọi là đảnh lễ. Lập giáo không hư dối gọi là Đại sư. Không trái ngược gọi là như lý. Lời nói đạt được thiện lìa ác, gọi là giáo. Thuyết minh giáo như lý này là phương tiện tạo lợi ích cho người khác. Do giáo như lý nên từ vũng bùn sinh tử cứu vớt chúng sinh ra khỏi đấy, không do oai đức thi ân của Thông tuệ v.v… Đảnh lễ Đại sư giáo như lý rồi thì nhằm làm gì?

Kệ nói: Đối pháp Câu xá, con sẽ nói.

Giải thích: Pháp này mang tên chung là giáo diệt trừ, cứu độ. Còn tên riêng thì thế nào? Là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá. Pháp gì gọi là A Tỳ Đạt Ma?

Kệ nói: Trí tịnh hỗ trợ gọi Đối pháp.

Giải thích: Trí tức là trạch pháp. Tịnh nghĩa là không cấu uế, tức trí vô lưu (vô lậu). Hỗ trợ nghĩa là nhân duyên, tư lương.

Nếu như vậy tức nói năm ấm vô lưu gọi là A-tỳ-đạt-ma. Đây tức là A-tỳ-đạt-ma chân thật. Nếu nói về A-tỳ-đạt-ma giả danh:

Kệ nói: Hay đạt các Trí Luận pháp ấy.

Giải thích: Tức là tư tuệ, văn tuệ, tuệ sinh đắc hữu lưu (hữu lậu) và luận trợ bạn. Nghĩa là có thể truyền sinh trí vô lưu (vô lậu), là tư lương của trí vô lưu này, nên cũng gọi là A-tỳ-đạt-ma.

Nhân nơi nghĩa nào để lập danh hiệu này? Vì có thể giữ gìn thể tướng của chính mình, nên gọi là Đạt-ma. Hoặc vì Niết-bàn là pháp chân thật trong tất cả pháp làm tướng, nên gọi là Đạt-ma.

Trí này đối với các pháp, vì ở nơi pháp luôn hiện tiền, nên gọi là A-tỳ-đạt-ma.

Luận này vì sao gọi là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá?

Kệ nói: Do nghĩa Đối pháp nhập thâu này.

Giải thích: Văn cú kia gọi là A-tỳ-đạt-ma. Do thuận theo thắng nghĩa nhập thâu Luận này, thế nên Luận này đối với pháp kia được gọi là Tạng. Lại nữa:

Kệ nói: Luận dựa Đối pháp gọi Câu-xá.

Giải thích: A-tỳ-đạt-ma là chỗ nương dựa của Luận này. Vì sao? Vì từ trong pháp kia dẫn sinh Luận này, ne6n pháp kia đối với Luận này cũng được nhận lấy tên Tạng.

Do nghĩa ấy nên Luận này gọi là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá.

Lại nữa, dụng của pháp này là thế nào? Người nào trước đã nói pháp ấy, khiến Pháp sư cung kính định giải nói?

Kệ nói:

Lìa giản trạch pháp, lại không có

Phương tiện riêng khiến Hoặc vắng lặng

Thế gian do Hoặc trôi biển hữu

Vì đấy truyền Phật nói Đối pháp.

Giải thích: Nếu lìa giác phần trạch pháp thì không có phương tiện riêng khác nào có khả năng diệt trừ các Hoặc. Các Hoặc có thể khiến thế gian luân chuyển nơi biển sinh tử.

Do chánh nhân ấy, muốn khiến đệ tử được pháp giản trạch, nên Đại sư là Đức Phật, Thế Tôn, trước đã giảng nói A-tỳ-đạt-ma. Nếu lìa những thuyết giảng thích đáng này, thì các đệ tử không thể như lý lựa chọn pháp thật. Đức Phật, Thế Tôn ở nhiều nơi chốn đã nói rộng pháp ấy.

Các Luận sư như Đại đức Ca-chiên-diên-tử v.v… đã tuyển tập, sắp đặt, biên soạn, cũng như Đại đức Đạt-ma-đa-la-đa đã tuyển tập loại bộ Ưu-đà-na, Già-tha. Luận sư Tỳ-bà-sa đã truyền nói như thế.

Những gì là các pháp là đối tượng được lựa chọn? Tức nhằm khiến cho người khác lựa chọn pháp kia, nên Đức Phật Thế Tôn đã thuyết giảng A-tỳ-đạt-ma.

Kệ nói: Pháp hữu lưu, vô lưu (Hữu lậu, vô lậu).

Giải thích: Lược nói tất cả pháp, là pháp hữu lưu, vô lưu. Trong đây, những gì là hữu lưu?

Kệ nói: Hữu vi trừ Thánh đạo: Hữu lưu.

Giải thích: Trừ đạo Thánh đế, pháp hữu vi còn lại được gọi là hữu lưu. Vì sao?

Kệ nói: Ở trong lưu, do miên tùy tăng.

Giải thích: Nếu có nghĩa như đây: Các lưu duyên nơi hai đế diệt, đạo làm cảnh khởi, nơi ấy không có miên, là không tùy tăng, thế nên trong ấy không thể lập hữu lưu. Do trái với chất nạn, là nghĩa không miên. (Trong phẩm Phân Biệt Hoặc ở sau sẽ nói rộng) Đã nói về pháp hữu lưu xong.

Thế nào là pháp vô lưu?

Kệ nói:

Pháp vô lưu: Thánh đạo

Cùng ba thứ vô vi.

Giải thích: Những gì là ba vô vi?

Kệ nói: Hư không và hai diệt.

Giải thích: Hai diệt là những gì? Là trạch diệt và phi trạch diệt. Ba vô vi như hư không v.v… ấy và Thánh đạo gọi là pháp vô lưu. Vì sao? Vì ở đấy các lưu không thể là miên, nên lược nêu.

Trong ba vô vi, cái gì là không?

Kệ nói: Trong đây không vô ngại.

Giải thích: Vì không lấy không chướng, không ngại làm tánh, nên sắc hiện hành trong đó.

Kệ nói: Trạch diệt là vĩnh lìa.

Giải thích: Cùng với pháp hữu lưu vĩnh viễn cùng lìa, gọi là trạch diệt. Đều thường phân biệt lựa chọn các Thánh đế như khổ v.v… gọi là trạch. Tức nhân hơn hẳn của trí đã đạt được tự lợi này gọi là trạch diệt. Nói đầy đủ nên nói là trạch đã đạt được diệt. Vì lược nói nên chỉ gọi là trạch diệt. Như xe cùng với bò tương ưng gọi là xe bò.

Tất cả hữu lưu là một trạch diệt hay là không một? Không một là thế nào?

Kệ nói: Mỗi mỗi đối các kiết.

Giải thích: Như số lượng của kiết, trạch diệt cũng thế. Nếu không như vậy, thì trạch diệt do chứng biết kiến khổ đoạn trừ Hoặc, tức nên vào một lúc đều cùng chứng trạch diệt tất cả Hoặc. Như thế thì tu đạo đối trị khác tức không có hiệu quả.

Kinh Phật nói: Trạch diệt không có đồng loại. Lời nói này có nghĩa gì?

Trạch diệt không có nhân đồng loại, cũng không phải nhân đồng loại của người khác. Đây là nghĩa của kinh, không phải là không cùng với pháp kia.

Đã nói về trạch diệt xong.

Kệ nói:

Luôn ngăn dục sinh sinh.

Có riêng phi trạch diệt.

Giải thích: Có thể ngăn trừ vĩnh viễn các pháp vị lai sinh, khác với trạch diệt có diệt riêng, gọi là phi trạch diệt, tức không do phân biệt lựa chọn mà được.

Thế nào là được? Là nhân duyên không đủ. Ví như có người, ý thức và nhãn căn duyên nơi một sắc trần khởi, vào thời điểm này, các sắc, thanh, hương, vị, xúc v.v… khác đều có liền diệt hết. Tụ năm thức không thể duyên nơi các trần kia làm cảnh giới sinh lại. Vì sao? Vì năm thức không có công năng duyên nơi trần quá khứ làm cảnh. Thế nên thức v.v… có phi trạch diệt, do nhân duyên không đủ nên được.

Dựa nơi hai diệt lập ra bốn trường hợp: (1) Có các pháp chỉ có trạch diệt. Nghĩa là quá khứ, hiện tại, quyết định sinh pháp hữu vi, đều là hữu lưu. (2) Có các pháp chỉ có phi trạch diệt. Nghĩa là vô lưu hữu vi là pháp không sinh. (3) Có các pháp có đủ hai diệt.

Nghĩa là hữu lưu quyết định là pháp không sinh. (4) Có các pháp không có hai diệt. Nghĩa là quá khứ, hiện tại, quyết định là pháp sinh đều là vô lưu.

Đã nói ba vô vi xong.

Trước đã nói pháp hữu vi trừ Thánh đạo gọi là hữu lưu. Những gì là hữu vi?

Kệ nói:

Lại, các pháp hữu vi

Là năm ấm như sắc v.v…

Giải thích: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.

Năm ấm này gồm thâu tất cả hữu vi. Vì đã có đối tượng tạo tác của nhân duyên tụ tập, nên gọi là hữu vi. Vì sao? Vì không có pháp nào không có duyên và một duyên mà được sinh. Là vì chủng loại của pháp ấy, nên ở vị lai không có ngăn ngại. Ví như Độc-đà (Như sữa, như củi).

Kệ nói:

Nói thế lộ, ngôn y

Hữu ly và hữu loại.

Giải thích: Các pháp hữu vi này, vì có rồi là đang, sẽ hiện hành, nên gọi là thế lô (Lộ trình của thế gian). Lại nữa, vì vô thường đã ăn, hại. Ngôn là phương ngôn. Lời nói được ứng hợp với nghĩa nên gọi là ngôn y (chỗ dựa của ngôn ngữ). Do lời nói cho là có nghĩa. Kinh Phật nói pháp hữu vi gọi là ngôn y. Nếu không như vậy là trái với Luận Phân Biệt Đạo Lý (Luận Phẩm Loại Túc). Luận kia nói ngôn y là thuộc về mười tám giới.

Vĩnh viễn ra khỏi gọi là lìa, đó là Niết-bàn. Tất cả hữu vi nơi Niết-bàn đều vĩnh viễn xuất ly, nên pháp hữu vi gọi là hữu ly, Niếtbàn là vô ly (không lìa). Pháp hữu vi gọi là hữu ly.

Do có nhân nên gọi là hữu loại. Loại là nghĩa của nhân.

Luận sư Tỳ-bà-sa nêu bày như thế này: Như thế v.v… là tên riêng của hữu vi.

Lại nữa, pháp hữu vi này, như:

Kệ nói: Hữu lưu gọi thủ ấm.

Giải thích: Ở đây là làm rõ về gì? Là hữu thủ. Có thể nói là ấm hữu, nhưng chỉ là ấm, không phải thủ, nghĩa là hữu vi vô lưu. Trong đây, do Hoặc là thủ, ấm từ nơi thủ sinh, nên gọi là thủ ấm, ví như cỏ, gỗ, trấu, lửa. Lại nữa, vì theo đuổi, giữ lấy, ví như vua người. Lại nữa, các thủ vì từ nơi ấm kia sinh, nên gọi là thủ ấm, ví như cây hoa, cây quả, là các pháp hữu lưu.

Kệ nói: Hoặc nói có tranh chấp.

Giải thích: Các Hoặc gọi là tranh chấp, có thể làm loạn động các pháp thiện và gây tổn hại cho mình cùng người khác, nên nói là tranh chấp, là đối tượng của tùy miên, nên nói có tranh chấp. Ví như hữu lưu.

Kệ nói: Khổ, tập đế thế gian.

Giải thích: Vì trái với ý Thánh nhân nên gọi là khổ. Khổ từ các kiến sinh nên gọi là tập. Do bị hủy hoại nên gọi là thế gian, vì có đối trị.

Kệ nói: Kiến, xứ và ba hữu.

Giải thích: Các kiến dựa vào trong ấy để trụ, do tùy thuận tăng trưởng nên là kiến xứ. Chỉ là hữu khiến sinh hữu nên gọi là hữu. Như ở đây nói pháp hữu lưu.

Như nghĩa cùng tên riêng ở trước đã nói. Năm ấm như sắc v.v…:

Kệ nói:

Sắc ấm là năm căn

Năm trần cùng vô giáo (vô biểu).

Giải thích: Năm căn nghĩa là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân). Năm trần là cảnh của năm căn như mắt v.v…, nghĩa là sắc, thanh, hương, vị, xúc và vô giáo (vô biểu). Như lượng này gọi là sắc ấm. Trong đây là năm trần như sắc v.v… đã nói ở trước.

Kệ nói:

Thức này dựa sắc tịnh

Gọi là căn như mắt.

Giải thích: Năm trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Năm chủng loại sắc tịnh là đối tượng nương dựa của thức, theo thứ lớp nên biết là năm căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Như Đức Phật, Thế Tôn nói: Tỳkheo! Mắt là nội nhập, hợp với bốn đại thành, là loại tánh của sắc tịnh. Như ở đây là nói rộng.

Lại nữa, trước đã nói năm căn như nhãn (mắt) v.v… Thức này dựa vào sắc tịnh, gọi là căn như nhãn v.v… Nhãn căn v.v… là đối tượng nương dựa của thức, nghĩa ấy như thế. Nếu lập nghĩa này thì thuận với Luận Phân Biệt Đạo Lý (Luận Phẩm Loại Túc). Luận kia nói: Thế nào là nhãn căn? Tức sắc thanh tịnh là chỗ nương dựa của nhãn thức.

Nói về năm căn xong. Tiếp theo nên nói năm trần. Ở đây:

Kệ nói: Sắc: hai.

Giải thích: Hai thứ sắc là: (1) Hiển sắc. (2) Hình sắc. Hiển sắc có bốn thứ: Xanh, vàng, đỏ, trắng. Sắc khác là bốn sắc này chưa biến dị. Hình sắc có tám thứ như dài v.v… Đối hợp lại nói là sắc nhập.

Kệ nói: Hoặc hai mươi.

Giải thích: Nghĩa là xanh, vàng, đỏ, trắng, dài, ngắn, vuông, tròn, cao, thấp, thẳng, vạy, mây, khói, bụi, sương mù, bóng, ánh sáng, sáng, tối.

Có Sư khác cho: Không là một sắc, nên có hai mươi mốt sắc. Trong đây: Hình thẳng bằng là thẳng, không thẳng bằng là tà (vạy).

Hơi đất xông lên gọi là sương mù. Ánh sáng mặt trời gọi là ánh sáng. Trăng, sao, lửa, cỏ thuốc, ngọc báu, ánh chớp, gọi là sáng. Ở đây, nếu sắc hiện rõ, gọi là bóng sáng. Trái với đấy gọi là tối. Các sắc còn lại vì dễ hiểu, nên nay không giải thích.

Có sắc nhập: Có hiển, không có hình, như xanh, vàng, đỏ, trắng, bóng, ánh sáng, sáng, tối.

Có sắc nhập: Có hình, không có hiển, như có một phần của dài ngắn v.v…, tức thân nghiệp hữu giáo (hữu biểu) làm tướng.

Có sắc nhập: Có hiển, có hình, như các sắc còn lại.

Có Sư khác cho: Có sắc nhập: Không có hình, không có hiển, như sắc vô giáo (vô biểu).

Có Sư khác nói: Chỉ ánh sáng và sáng là có hiển, không có hình. Vì sao? Vì luôn thấy các sắc như xanh v.v… có sự sai biệt như dài ngắn v.v…

Thế nào là một vật có hai đối tượng duyên được nhận biết? Vì hai sắc này hiện trong một trần. Nghĩa ấy là không đúng. Đối với thân nghiệp hữu giáo thì thành trái với chất nạn.

Nói về sắc nhập (sắc xứ) xong.

Kệ nói: Thanh trần có tám thứ.

Giải thích: Có chấp nương dựa, không chấp nương dựa nơi bốn đại làm nhân. Có tên gọi chúng sinh, không tên gọi chúng sinh. Đó gọi là bốn thanh. Thanh này do đáng yêu thích và không đáng yêu thích có sai biệt, nên thành tám thứ.

Trong đây, có chấp nương dựa làm nhân: Nghĩa là âm thanh như lời nói, tay v.v… Không chấp nương dựa làm nhân: Nghĩa là các âm thanh như gió, cây cối, sóng v.v…

Có tên gọi chúng sinh: Nghĩa là âm thanh của lời nói có nghĩa.

Khác với đây là không tên gọi chúng sinh.

Có Sư khác cho: Có tiếng riêng lẻ, có chấp nương dựa, không chấp nương dựa nơi bốn đại làm nhân. Nghĩa là tay, đập, khua hợp sinh. Ví như một hiển sắc Lân hư, không cho là dựa vào hai, có chấp không chấp nơi bốn đại sinh. Ấm thanh này cũng nên như thế.

Nói về thanh xong.

Kệ nói: Vị sáu.

Giải thích: Nghĩa là các vị ngọt, chua, mặn, cay, đắng, lạt có sai biệt.

Kệ nói: Hương có bốn.

Giải thích: Nghĩa là các thứ mùi: thơm, hôi, bình đẳng, không bình đẳng có sai biệt. Trong A-tỳ-đạt-ma nói hương có ba thứ là thơm, hôi, bình đẳng.

Kệ nói: Xúc trần mười một thứ.

Giải thích: Xúc có mười một thứ, nên biết. Nghĩa là bốn đại và trơn, nhám, nặng, nhẹ, lạnh, đói, khát. (Bốn đại ở đây phần sau sẽ nói)

Mềm mại gọi là trơn. Thô cứng gọi là nhám. Có thể cân lường gọi là nặng. Trái với đấy là nhẹ. Yêu thích nóng là lạnh. Yêu thích ăn là đói. Yêu thích uống là khát. Do đối với nhân lập tên quả nên nói như vậy. Như Đức Phật đã nói kệ:

Chư Phật sinh hiện vui

Nói chánh pháp cũng vui

Đại chúng hòa hợp vui

Tụ tập xuất gia vui.

Trong cõi sắc không có xúc đói, khát, chỉ có các xúc còn lại. Nơi cõi ấy, y phục nếu để riêng thì không thể cân lường, nhưng do bốn đại tụ tập tạo nên, tức cũng có thể được cân lường. Cũng ở cõi ấy, xúc lạnh tuy không thể tổn giảm nhưng có thể tăng ích. Truyền nói như thế.

Trước đã nói sắc có nhiều thứ. Ở đây, có lúc do một vật nên nhãn thức được sinh. Hoặc trong thời điểm này, phân biệt về một loại. Có lúc do nhiều vật nên nhãn thức được sinh. Hoặc trong thời điểm ấy, không có đối tượng phân biệt. Ví như nơi đoàn quân có vô lượng hiển sắc hình sắc cùng từ xa trông thấy các thứ báu. Nên biết các thức như nhĩ v.v… cũng vậy. Thân thức nếu rất nhiều, tức do năm xúc sinh, là xúc của bốn đại và trong các xúc tùy theo một xúc như trơn v.v… Có Sư tạo ra lối chấp như thế.

Lại có Sư khác nói: Sinh khởi thân thức là có đầy đủ mười một xúc.

Nếu như vậy thì duyên chung nơi trần, cảnh chung là trần, năm thức nên thành, không chỉ duyên nơi cảnh riêng. Vì năm thức đối nơi tướng riêng của nhập làm cảnh. Nên thừa nhận Sư kia dùng tướng riêng làm cảnh, không phải đối nơi tướng riêng của vật. Điều ấy có lỗi gì?

Nên tư duy về nghĩa này: Hai căn thân, thiệt, cùng một lúc đến nơi trần, thức nào sinh trước? Tùy theo trần mạnh hơn sẽ phát thức trước. Nếu đến nơi trần bình đẳng thì thiệt thức sinh trước. Do thức ăn dục đã dẫn khởi sự nối tiếp.

Như ở đây đã nói về năm căn, năm trần và như nhận lấy trần xong. Nay sẽ nói về sắc vô giáo (sắc vô biểu).

Kệ nói:

Tâm loạn cùng không tâm

Tùy lưu tịnh, bất tịnh Nương dựa nơi bốn đại Nói là sắc vô giáo.

Giải thích: Duyên khác gọi là tâm loạn. Nhập định vô tưởng và định diệt tâm gọi là không tâm. Làm rõ không phải là tâm loạn, và có tâm nên nói là Da (Câu kệ thứ nhất: Loạn tâm vô tâm da?). Là giống với chuỗi tương tục, hoặc là cùng có, hoặc là có sau, nên gọi là tùy lưu. Thiện gọi là tịnh, ác gọi là bất tịnh. Đến đạt được sự tương tục cũng thế.

Vì phân biệt đây khác với kia, nên nói nương dựa nơi bốn đại. Sư Tỳ-bà-sa nói: Sự nương dựa dùng nhân làm nghĩa. Bốn đại là vô giáo (vô biểu), do năm nhân như sinh v.v… Nhằm làm rõ việc lập danh là nhân nên nói là Hà (Sao? Câu kệ thứ tư: Hà vô giáo sắc thuyết) Pháp này tuy dùng nghiệp có sắc làm tánh, nhưng không như sắc hữu giáo (sắc hữu biểu), có thể khiến người khác nhận biết, nên gọi là vô giáo. Hiển bày có Sư khác nói, nên nói là Thuyết (chữ cuối nơi câu kệ thứ tư). Nếu lược nói sắc hữu giáo, thì sắc của tánh thiện ác do Tam-ma-đề sinh ra gọi là vô giáo.

Trước đã nói nương dựa nơi bốn đại. Những gì là bốn đại?

Kệ nói:

Các đại là địa giới Và thủy, hỏa, phong giới.

Giải thích: Như bốn đại này có thể giữ lấy tự tướng và sắc được tạo, nên gọi là giới.

Vì sao bốn giới gọi là đại? Vì tất cả sắc khác đều nương dựa vào đấy, vì đối với các pháp kia thành thô, nên gọi là đại.

Lại nữa, vì khởi là đầy khắp hoàn toàn. Vì trong tụ địa, thủy, hỏa, phong hình tượng là đại.

Lại nữa, vì có thể mở rộng thêm tất cả vật có sắc sinh, cùng ở nơi thế gian có thể tạo tác việc lớn, nên gọi là đại.

Lại nữa, các giới như địa v.v… này ở trong nghiệp nào thì thành? Tự tánh của chúng là gì?

Kệ nói: Nơi nghiệp như trì v.v… thành.

Giải thích: Thắng trì cùng gồm thâu, thành thục, dẫn trưởng, ở trong bốn nghiệp dụng, thứ lớp thành tựu các giới địa, thủy, hỏa, phong, vì chuyển dời tăng ích, nên gọi là dẫn trưởng. Đó gọi là nghiệp dụng của bốn đại. Về tự tánh, theo thứ lớp:

Kệ nói: Tánh cứng, ướt, nóng, động.

Giải thích: Địa giới lấy chất cứng làm tánh. Thủy giới lấy ẩm ướt làm tánh. Hỏa giới lấy nóng làm tánh. Phong khởi lấy lay động làm tánh. Dẫn các đại nối tiếp khiến sinh nơi xứ khác, như thổi cho đèn sáng, gọi là động.

Luận Phân Biệt Đạo Lý nói: Thế nào là phong giới? Đó là xúc chạm nhẹ. Kinh nói cũng thế. Hoặc nói xúc chạm nhẹ là sắc được tạo. Pháp này lấy sự lay động làm tánh quyết định, nên nói là phong giới, tức dùng nghiệp để làm rõ tự tánh của gió (phong).

Lại nữa, địa v.v… và địa giới v.v…, nghĩa khác như thế nào?

Kệ nói:

Nói địa hiển hình sắc

Do đời lập danh tưởng

Thủy, hỏa cũng lại thế.

Giải thích: Như người đời đã chỉ rõ về địa đại khác, tức chỉ chỉ rõ về hiển sắc, hình sắc. Như chỉ rõ về địa đại, thì chỉ rõ về thủy đại, hỏa đại cũng như thế. Chỉ chỉ rõ về hiển sắc, hình sắc, nên dựa vào thế gian giả gọi là tưởng.

Nói sắc nhập là ba đại như địa v.v…

Kệ nói: Chỉ phong giới.

Giải thích: Phong giới này người đời nói là gió.

Kệ nói: Cũng thế.

Giải thích: Như người đời giả nói về hiển sắc, hình sắc là địa, nói phong (gió) cũng thế. Hoặc nói gió đen, hoặc nói gió xoáy.

Vì sao ấm này là vô giáo, về sau nói là sắc?

Vì hiện rõ sự biến đổi, hủy hoại. Đức Phật, Thế Tôn nói: Tỳkheo! Do pháp này biến đổi hủy hoại, vì biến đổi hủy hoại nên nói là sắc thủ ấm. Pháp nào có thể biến hoại (Biến đổi hủy hoại)? Do xúc chạm như tay v.v… nên biến đổi hủy hoại (Nói rộng như kinh). Do có đối ngại, nên có thể biến hoại.

Lại nữa, trong kinh Nghĩa Bộ nói:

Người cầu được dục trần

Đã nhiễm chấp khát ái

Nếu chỗ cầu không thành

Hỷ kia như bị đâm.

Lại nữa, Sư khác nói: Sắc này do sự biến hoại của cõi dục sinh. Vì đối ngại nên gọi là sắc.

Nếu như vậy sắc Lân hư tức nên không thành sắc, vì không thể biến hoại. Lời nói này không phải là vấn nạn. Sắc Lân hư không trụ riêng, vì không hòa hợp. Nếu hòa hợp trụ thì có thể biến hoại.

Nếu như thế thì sắc quá khứ, vị lai tức không nên thành sắc. Vì sắc này cũng đã biến hoại, nên biến hoại, do tánh biến hoại giống nhau, như củi đã đốt cháy.

Nếu như thế thì vô giáo không nên thành sắc. Vì sắc này cũng do hữu giáo có biến hoại, nên nó cũng đồng biến hoại. Như cây lay động thì bóng lay động. Nghĩa này là không đúng, vì vô giáo không có biến hoại.

Nếu như vậy hữu giáo dứt diệt, vô giáo cũng nên dứt diệt. Như cây diệt, bóng diệt.

Lại có Sư khác nói: Vì nương dựa nơi biến hoại, nên vô giáo cũng biến hoại. Nghĩa này là không đúng.

Nếu như vậy nhãn thức v.v… do nương dựa nơi biến hoại cũng nên thành sắc. Vì thế ông chấp là không hợp. Tuy nhiên có khác. Vì sao? Vì vô giáo dựa vào bốn đại sinh, như bóng dựa vào cây sinh, ánh sáng dựa vào vật báu sinh. Thức như nhãn v.v… thì không như vậy, vì dựa vào các căn như mắt v.v… sinh. Các căn hoàn toàn chỉ là thức như nhãn v.v… làm nhân sinh. Lối chấp này không phải là nghĩa của Tỳ-bà-sa. Nghĩa là dựa vào cây bóng sinh, dựa vào vật báu ánh sáng sinh.

Sư kia nói: Hiển sắc, Lân hư như bóng v.v… mỗi mỗi đều nương dựa nơi bốn đại của mình. Nếu thật sự như ở đây, thì bóng, ánh sáng dựa vào cây, vật báu sinh. Vô giáo tức không nên đồng với chỗ nương dựa này. Vì sao? Vì là chỗ nương dựa của vô giáo. Bốn đại đã dứt, Sư kia không thừa nhận vô giáo thuận theo diệt. Thế nên lối chấp này không thành nghĩa biện hộ.

Lại có Sư khác lập riêng nghĩa biện hộ nói: Các thức như nhãn v.v… nương dựa đều có sai biệt. Có nương dựa biến hoại, như mắt v.v… Có nương dựa không biến hoại, như ý thức v.v… Sự nương dựa của vô giáo đã không như vậy, thì vấn nạn này là không hợp lý. Vì thế nghĩa ấy phải nên như vậy. Do có thể biến hoại nên gọi là sắc ấm, là pháp trước đã nêu sắc ấm là tánh.

Kệ nói:

Căn trần này lại nói

Mười nhập và mười giới.

Giải thích: Nếu an lập môn nhập là thuộc về mười nhập, là nhãn nhập, sắc nhập, cho đến thân nhập, xúc nhập. Nếu an lập môn giới tức thuộc về mười giới, là nhãn giới, sắc giới, cho đến thân giới, xúc giới.

Đã nói về sắc ấm và an lập nhập, giới xong. Tiếp theo sẽ nói về các ấm như thọ v.v… Trong đây:

Kệ nói: Thọ ấm nhận theo xúc.

Giải thích: Có ba thứ nhận lãnh thuận theo xúc, được gọi là thọ ấm. Ba thứ đó là: Có thể nhận lãnh thuận theo xúc lạc, xúc khổ, và xúc không lạc không khổ. Đó gọi là ba thọ.

Lại nữa, nếu phân biệt thọ này tức thành tụ sáu thọ. Nghĩa là thọ do nhãn xúc sinh, cho đến thọ do ý xúc sinh.

Kệ nói: Tưởng ấm riêng tướng.

Giải thích: Giữ lấy các tướng sai biệt như xanh, vàng, dài, ngắn, nam, nữ, thân, oán, lạc khổ v.v… Đó gọi là tưởng ấm.

Lại nữa, nếu phân biệt tưởng này thì có sáu như thọ.

Kệ nói: Bốn khác gọi hành ấm.

Giải thích: Trừ bốn ấm: Sắc, thọ, tưởng, thức, pháp hữu vi còn lại gọi là hành ấm. Trong kinh, Đức Phật, Thế Tôn nói: “Sáu tụ cố ý, gọi là hành thủ ấm”.

Đây nói là do sự vượt hơn, nên tụ cố ý này là tánh của nghiệp. Ở trong tạo tác là hơn hết. Đức Phật, Thế Tôn nói: “Có thể tạo công dụng sinh khởi pháp hữu vi, nên nói đây là hữu hành thủ ấm. Nếu không như vậy thì tâm pháp và pháp bất tương ưng còn lại không thuộc về ấm, tức không thể lập làm khổ đế, tập đế. Đối với ấm kia cũng không thể lập là nên nhận biết, nên lìa bỏ”.

Đức Phật, Thế Tôn nói: “Ta không nói chưa thấy, chưa thông một pháp quyết định đến biên vực sau của khổ. Chưa trừ, chưa diệt cũng vậy”. Thế nên các pháp hữu vi nhập là thuộc về hành ấm. Nên tin nghĩa này.

Kệ nói: Là ba ấm như thọ.

Giải thích: Nghĩa là ba ấm: Thọ, tưởng, hành.

Nếu an lập làm nhập và giới.

Kệ nói:

Hoặc gọi pháp nhập, giới Và vô giáo, vô vi.

Giải thích: Bảy thứ pháp này gọi là pháp nhập và pháp giới.

Kệ nói: Thức ấm đối, đối xem.

Giải thích: Ý, thức, tâm đối là đối nơi các trần. Đó gọi là thức ấm.

Lại nữa, nếu phân biệt thức này, tức thành tụ sáu thức: Là nhãn thức cho đến ý thức. Thức ấm đã nói này nếu an lập nhập.

Kệ nói: Hoặc nói là ý nhập. Giải thích: Nếu an lập giới.

Kệ nói: Hoặc nói là bảy giới.

Giải thích: Những gì là bảy?

Kệ nói: Là sáu thức, ý căn.

Giải thích: Nhãn thức giới cho đến ý thức giới và ý giới. Năm ấm trong đây đã nói là mười hai nhập và mười tám giới. Trừ sắc vô giáo, sắc ấm ấy được lập làm mười nhập, mười giới. Thọ, tưởng, hành ấm vô giáo, vô vi, lập làm pháp nhập, pháp giới. Thức ấm này tức là ý nhập và sáu thức giới cùng ý giới, là không như đây chăng? Trước đã nói chỉ sáu thức là thức ấm. Nếu như vậy thì khác với sáu thức này, pháp nào gọi là ý giới? Không có ý giới riêng, khác với sáu thức. Tuy nhiên là ở trong các thức.

Kệ nói:

Trong sáu vô gián diệt Nói thức, gọi ý căn.

Giải thích: Trong sáu thức, thuận theo một thức vô gián diệt, thức này gọi là ý giới. Ví như một người, trước làm con, sau làm cha.

Lại, như trước là quả, sau thành hạt giống. Thức cũng như thế. Trước là sáu thức, sau thành ý giới.

Nếu như vậy vật thật chỉ là mười bảy giới, hoặc mười hai giới. Vì sao? Vì sáu thức giới và ý giới đều cùng gồm thâu nhau.

Nếu như thế làm sao an lập làm mười tám giới. Tuy nhiên:

Kệ nói:

Vì thành y thứ sáu

Nên giới thành mười tám.

Giải thích: Năm thứ thức giới này dùng năm giới như nhãn v.v… làm chỗ nương dựa. Ý thức giới thứ sáu không có sự nương dựa riêng, vì thành lập chỗ nương dựa này nên nói là ý giới. Do an lập như ở nay: Cảnh giới của đối tượng nương dựa (chỗ nương dựa) và chủ thể nương dựa, mỗi thứ đều là sáu giới, nên giới thành mười tám.

Nếu vậy thì tâm sau cùng của A-la-hán tức nên không phải ý giới. Vì không có thức sinh ở sau, vì vô gián này diệt, nên thành ý giới. Nghĩa này không đúng. Vì sao? Vì ở đây tánh của ý đã trụ, chỉ do nhân duyên không đủ nên thức sau không sinh.

Trong đây, do ấm gồm thâu tất cả hữu vi. Do thủ ấm gồm thâu tất cả hữu lưu. Do nhập, do giới gồm thâu hết tất cả pháp. Nên biết, tất cả các pháp lại có lược gồm thâu (gồm thâu chung).

Kệ nói:

Lược gồm thâu các pháp Do một ấm, nhập, giới.

Giải thích: Trong ấm do sắc ấm. Trong nhập do ý nhập. Trong giới do pháp giới. Nên biết là gồm thâu hết tất cả pháp. Đức Như Lai nơi khắp các xứ đã nói về sự gồm thâu. Nghĩa ấy nên biết như ở đây.

Kệ nói: Vì loại đồng tự tánh.

Giải thích: Sự gồm thâu này do tương ưng với loại đồng tánh, không do dị tánh. Vì sao?

Kệ nói: Lìa loại tánh pháp khác.

Giải thích: Các pháp cùng với tha tánh là cùng lìa nhau. Tức tánh này cùng với tánh kia không tương ưng. Thế nên không do tánh này có thể gồm thâu tánh khác. Ví như nhãn căn do sắc ấm, do nhãn nhập, nhãn giới gồm thâu, thuộc về hai đế khổ, tập. Do đồng tánh nên không do ấm khác v.v…, vì tánh kia không tương ưng.

Nếu như thế có chỗ nói: Do tánh khác gồm thâu tánh khác. Ví như do bốn loại nhiếp gồm thâu tất cả chúng sinh. Sự gồm thâu này không thường xuyên, nên biết là giả danh.

Do đâu không thành hai mươi mốt giới? Vì các căn mắt, tai, mũi, mỗi căn đều có hai? Không phải như thế. Vì sao?

Kệ nói:

Vì đồng loại cảnh, thức

Tuy hai thành một giới.

Giải thích: Ở đây: Đồng loại là hai cảnh thức này, tức đồng loại với tánh của mắt. Cảnh đồng: Hai thứ này đồng duyên nơi sắc. Thức đồng: Hai thứ này cùng làm chỗ nương dựa cho một nhãn thức. Vì thế nhãn căn tuy hai nhưng chung thành một giới. Đối với tai, mũi nên biết cũng như thế.

Kệ nói:

Nếu vậy, vì sao hai?

Vì trang nghiêm sinh hai.

Giải thích: Nếu thật như ở đây: Một giới như mắt v.v… vì sao sinh hai? Vì khiến chỗ nương dựa được trang nghiêm. Nếu không như vậy, thì một mắt, tai, chỉ một xứ nương dựa sinh. Một mũi chỉ có một lỗ sinh, thân này trở nên rất xấu xí. Nghĩa này là không đúng. Do xưa nay nêu như thế, thì các loài mèo, chồn, chim yểng v.v… sinh hai mắt, hai tai, hai mũi, đâu có để trang nghiêm? Như thế thì sinh hai để làm gì? Là để hỗ trợ thành tựu thức. Như người nhắm một mắt, mở một mắt, hoặc mở nửa mắt, nhắm một mắt, thì trông thấy sắc đều không sáng rõ. Vì để trang nghiêm cho sự nhận thức khiến thành tựu, nên ba căn đều cần có hai xứ.

Đã nói về ấm, nhập, giới xong. Nay sẽ nói về nghĩa của chúng. Nghĩa của ấm, nhập, giới là thế nào?

Kệ nói:

Nghĩa tu môn sinh, tánh Là nghĩa ấm nhập giới.

Giải thích: Tùy theo sắc đã có, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, tế, hoặc xấu, hoặc đẹp, hoặc xa, hoặc gần, tất cả sắc này đều gồm thâu một xứ tụ, gọi là sắc ấm. Do đấy, kinh nói: Ấm do nghĩa tụ, nghĩa này được thành.

Ở đây: Sắc quá khứ do vô thường đã diệt. Vị lai chưa sinh, hiện tại đã sinh chưa diệt. Đối với chuỗi tự tương tục là trong. Khác với trong ấy là ngoài. Hoặc do nhập nên cho là trong, ngoài. Có ngăn ngại là thô, không có ngăn ngại là tế. Hoặc do cùng đối đãi nên cho là thô tế.

Nếu ông nói: Hoặc do cùng đối đãi tức thô tế không thành. Nghĩa này không đúng, do đối đãi khác nhau. Nếu sắc này đối đãi với sắc kia thành thô, thì không có phương tiện đối đãi với sắc kia thành tế. Ví như cha con. Có nhiễm ô là xấu. Không nhiễm ô là đẹp. Quá khứ, vị lai là xa, hiện tại là gần. Cho đến thức ấm cũng như thế.

Lại có sai biệt: Chỗ dựa của năm căn là thô, chỗ dựa của tâm là tế.

Luận sư Tỳ-bà-sa dựa nơi địa để phân biệt về thô, tế.

Có Đại đức nói: Đối tượng duyên của năm căn là thô, khác với đây là tế. Không phải đáng yêu thích gọi là xấu, đáng yêu thích gọi là đẹp. Xứ không thể thấy là xa, xứ có thể thấy là gần. Quá khứ v.v… về tự danh đã hiển bày, không cần giải thích riêng. Nên biết thọ v.v… cũng thế. Do tùy theo sự nương dựa nên có xa, gần. Về nghĩa thô tế như trước đã nói.

Nhập: Là nghĩa môn nối tiếp (sinh) của tâm, tâm pháp. Hoặc nói là nghĩa nối tiếp tăng, có thể làm tăng trưởng tâm và tâm pháp nối tiếp.

Giới: Là nghĩa sai biệt. Như nơi chốn một quả núi có nhiều thứ sai biệt như sắt, đồng, vàng, bạc v.v… nên nói là giới. Trong một chỗ nương dựa như ở đây, hoặc trong chuỗi tương tục có mười tám thứ sai biệt, nói là mười tám giới. Ở đây, sai biệt là dùng nghĩa gốc. Gốc là nhân đồng loại. Mười tám pháp này là sự nối tiếp của đồng loại, là nhân đồng loại nên nói là sai biệt.

Nếu như vậy thì vô vi tức không phải là giới. Nghĩa này không đúng. Vì đây là tâm và tâm pháp, là nhân đồng loại.

Lại có Sư khác nói: Giới lấy nghĩa chủng loại. Chủng loại của các pháp có mười tám. Nghĩa là tự tánh nên nói là giới. Nếu ấm do nghĩa tụ thì ấm nên là giả danh, vì có nhiều vật tụ tập. Ví như tụ và người. Nghĩa này không đúng. Vì một vật Lân hư cũng được mang tên ấm.

Nếu thế không nên nói ấm do nghĩa tụ. Vì sao? Vì một vật không có nghĩa tụ.

Lại có Sư khác cho: Có thể gánh vác sự việc là nghĩa của ấm.

Lại có Sư khác nêu: Phần phần là nghĩa của ấm. Vì sao? Vì như có các thuyết nói: “Ta nên chuyển vật của ba ấm”. Kiến giải này tương ưng với kinh. Vì sao? Vì kinh chỉ nói tụ là nghĩa của ấm. Như kinh nói: Tùy theo sắc đã có, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại v.v… Nói rộng như nơi kinh.

Nếu ông nói: Tùy theo một nghĩa sắc ấm như quá khứ v.v… tức ở trong kinh, nên biết. Vì thế tất cả sắc như quá khứ v.v…, mỗi mỗi đều gọi là sắc ấm. Không nên tạo ra luận giải như vậy, là tất cả sắc đều gồm thâu một xứ tụ, nên nói là ấm. Do thuyết này nói, thế nên các ấm là giả danh có, như tụ.

Như vậy, các nhập có sắc, đối với ông tức nên thành giả danh có. Vì sao? Vì nhiều Lân hư như mắt v.v… đều thành môn nối tiếp. Nghĩa này không đúng, vì trong tụ tập, mỗi mỗi đều thành nhân.

Lại nữa, vì cùng với trần cùng tạo tác, nên căn cũng không phải là mười hai nhập. Thế nên trong Tỳ-bà-sa nêu rõ: Sư A-tỳ-đạt-ma nói: Nếu quán ấm giả danh để nói, tức nói như Lân hư này, là một phần của một giới, một nhập, một ấm. Có thuyết nói không quán tức nói như Lân hư này, là một giới, một nhập, một ấm. Trong đây, đối với một phần giả nói là đủ phần. Ví như một phần của chiếc áo bị đốt cháy nói là áo bị đốt cháy.

Lại nữa, vì sao Đức Thế Tôn do các môn như ấm giới nhập đã tạo ra ba thứ để chính thức nói với chúng đệ tử?

Kệ nói:

Vì căn si ưa ba

Nên nói ấm nhập giới.

Giải thích: Sư A-tỳ-đạt-ma nói như vầy: Chúng sinh si độn có ba hạng: (1) Có các chúng sinh đối với tâm pháp không thấy rõ, vì chấp tụ là ngã. (2) Có các chúng sinh đối với sắc không thấy rõ. (3) Có các chúng sinh đối với sắc tâm không thấy rõ.

Về căn cũng có ba hạng là lợi, trung bình, độn.

Ưa thích cũng có ba hạng: Ưa thích văn lược, trung, rộng.

Vì ba hạng người này, theo thứ lớp nói ba, là ấm, nhập, giới.

Lại có nhân gì nơi tất cả tâm pháp còn lại, Đức Phật Thế Tôn đã đặt yên trong một hành ấm, lại phân ra hai pháp thọ, tưởng, lập riêng là ấm?

Kệ nói:

Căn tranh nhân sinh tử

Theo thứ lớp lập nhân

Thọ, tưởng trong tâm pháp Phân lập làm ấm riêng.

Giải thích: Căn tranh có hai: (1) Tham chấp nơi dục trần (Trần = Cảnh). (2) Tham chấp các kiến.

Hai pháp thọ, tưởng theo thứ lớp là nhân hơn hết của hai thứ tranh này. Do chúng sinh tham vướng nơi vị của thọ, nên chấp trước nơi dục trần. Do thuận theo tưởng điên đảo, nên khởi chấp vướng nơi các kiến.

Hai pháp thọ, tưởng là nhân hơn hết của sinh tử. Vì sao? Vì chúng sinh tham vướng nơi thọ, khởi tưởng điên đảo, luân chuyển nơi sinh tử. Lại có nhân để lập theo thứ lớp, văn phần sau sẽ nói.

Ở đây, do nhân thứ lớp này, nên phân hai pháp thọ, tưởng để lập riêng làm ấm, nên biết như vậy. Nhân này được lập trong thứ lớp sẽ nói sau.

Lại nữa, vì sao ở trong giới, nhập đã nói về vô vi, trong ấm thì không nói?

Kệ nói:

Trong ấm, trừ vô vi

Vì nghĩa không tương ưng.

Giải thích: Nếu ở trong năm ấm nói về ba vô vi thì không thể an lập khiến cùng với ấm phù hợp. Vì sao? Vì nghĩa không tương ưng với ấm.

Vì sao không tương ưng? Vì vô vi này được an lập trong sắc, không phải sắc, cho đến không phải thức, không thể nói là ấm thứ sáu. Vì sao? Vì không thích ứng với nghĩa của ấm. Ấm là nghĩa tụ, như trước đã nói. Vô vi thì không có quá khứ, vị lai, hiện tại v.v… nên khác. Như sắc v.v…

Do tất cả sự dị biệt này đã gồm thâu một xứ tụ, có thể lập một ấm vô vi. Vì làm rõ nương dựa là nhiễm ô, nên nói là thủ ấm. Vì hiển bày nơi chốn nương dựa là nhiễm ô, thanh tịnh, nên nói là ấm. Hai nghĩa này, ở trong vô vi không có nghĩa nguyên do. Vì không tương ưng nên ở trong ấm không lập vô vi. Như chiếc bình đã bị vỡ nát, không còn là bình. Như thế ấm diệt hoại không thể lập làm ấm.

Sư khác nói như vầy: Nếu tạo ra kiến giải ấy tức ở trong giới nhập thành trái với chất nạn.

Đã nói về nghĩa riêng của các ấm.

Kệ nói:

Lại, thứ lớp như thô

Vật chứa nhiễm v.v…: Nghĩa giới.

Giải thích: Sắc là có ngăn ngại, trong tất cả pháp là thô nhất. Trong vô sắc thì hành tướng của thọ là thô. Nên thế gian có nói: Tay tôi bị đau. Chân tôi bị đau. Tưởng thô nơi cả hai. Nam, nữ v.v… có sai biệt thì dễ phân biệt. Đối với thức thì hành là thô, do các tướng như dục, giận dữ v.v… là dễ phân biệt. Ở đây, thức là rất vi tế, do tự tánh khó phân biệt. Thế nên, rất thô như sắc thì nêu bày trước.

Lại nữa, từ vô thủy sinh tử, nam nữ đối với sắc đều cùng ái lạc, do tham chấp vị ái. Tham này do tưởng điên đảo. Điên đảo này do phiền não. Phiền não ấy từ nơi tâm nhiễm ô sinh. Như ở đây, theo như nhiễm ô lập thứ lớp của ấm.

Lại nữa, do nghĩa như vật chứa v.v… nên lập thứ lớp. Như vật chứa đựng thức ăn, thịt cá, người đầu bếp đã ăn. Năm ấm như sắc v.v… cũng như vậy.

Lại nữa, hoặc do giới nên lập thứ lớp. Dục trần của cõi dục thì sắc hiển bày. Nơi các định thì thọ hiển bày. Ba định nơi cõi vô sắc thì tưởng hiển bày. Nơi xứ Hữu đảnh thì chỉ hành hiển bày. Bốn thứ này tức là thức trụ. Ở trong bốn thứ ấy, thức có thể nương trụ nên theo thứ lớp của ấm này. Vì làm rõ nghĩa thứ lớp của thửa ruộng, hạt giống, thế nên chỉ lập năm ấm, không nhiều, không ít. Do nhân đấy nên lập thứ lớp. Ở trong hành phân thọ và tưởng lập riêng làm ấm, vì thọ, tưởng này là rất thô. Nhân thứ lớp nhiễm ô, thọ, tưởng, giống như thức ăn thịt cá, vì có thể làm rõ hai giới, nên lập riêng làm ấm.

Trong nhập, giới sáu thứ như nhãn v.v… tức nên nói thứ lớp. Vì sao? Vì thuận theo thứ lớp của trần và thức này là dễ nhận biết, nên sáu thứ như nhãn v.v… này được lập.

Kệ nói: Vì năm trần hiện trước.

Giải thích: Năm căn như nhãn v.v… duyên nơi trần hiện tại, thế nên nói trước. Cảnh giới của ý căn không nhất định. Có ý căn duyên nơi trần hiện tại. Có ý căn duyên nơi trần của ba đời và không phải trần của ba đời.

Kệ nói: Vì bốn trần được tạo.

Giải thích: Trước nói đã nối tiếp đến đây. Trong năm căn trước như mắt v.v… thì bốn được nói trước, vì sắc được tạo là trần. Trần của thân thì không quyết định. Hoặc thân duyên nơi bốn đại. Hoặc duyên nơi sắc được tạo. Hoặc lại cùng duyên nơi cả hai.

Kệ nói: Sự khác xa nhanh sáng.

Giải thích: Khác là bốn căn trước. Theo thứ lớp này nên nói trước. Do sự việc xa nhanh sáng, nên mắt, tai duyên nơi cảnh xa, đối với hai căn sau nên nói trước. Ở trong hai căn trước sự của mắt là rất xa. Như từ xa trông thấy các sông lớn nhỏ, nhưng không nghe tiếng nên mắt ở trước. Lại có sự việc nhanh chậm, như trước thấy người đánh trống, sau mới nghe tiếng. Mũi, lưỡi không có sự xa, vì sự của mũi là nhanh nên nói trước. Như thức uống ăn chưa đến lưỡi, thì mũi đã nhận biết mùi hương. Lại, sự của mũi thì sáng rõ, có thể duyên nơi vị, mùi tinh tế. Lưỡi thì không như thế.

Kệ nói: Lại, theo thứ lớp xứ.

Giải thích: Lại nữa, ở trong thân thì nhãn căn nương dựa ở trên, nhĩ căn ở dưới. Mũi lại ở dưới tai, lưỡi lại ở dưới mũi, thân phần nhiều ở dưới lưỡi. Ý căn nương dựa trong đó, vì không có xứ chuẩn đích, nên như xứ sở, lập thứ lớp của xứ kia.

Lại nữa, do đâu mười nhập đều thuộc về sắc ấm? Ở đây, chỉ một nhập gọi là sắc nhập. Tất cả nhập đều lấy pháp làm tự tánh, trong ấy, chỉ có một nhập gọi là pháp nhập?

Kệ nói:

Vì phân biệt pháp hơn

Gồm thâu nhiều thắng pháp

Chỉ một nhập gọi sắc

Cùng một nhập gọi pháp.

Giải thích: Thế nào là phân biệt nhằm khiến nhận biết Như mười pháp này đều được mang tên nhập? Do thành lập làm căn, trần, nên không cần tụ tập. Lại do nhãn v.v… có sai biệt sắc ấy không được mang tên mắt v.v… Nhưng cũng là tánh của sắc, nên biết là sắc nhập, tức không lập tên riêng này.

Lại nữa, sắc nhập ở trong ấy là hơn hết. Vì sao? Vì có ngăn ngại mạnh, nên nếu dùng tay xúc chạm vật tức liền biến hoại.

Lại nữa, thể tướng hiện rõ nơi xứ này, xứ kia, vì dễ chỉ thị, vì có ảnh tương tợ.

Lại nữa, thế gian đồng nhận biết, nói nhập này là sắc, không phải nhận biết nhập khác. Vì phân biệt nên nói một nhập, gọi là pháp nhập, không nói nhập khác.

Lại nữa, ở trong pháp nhập gồm thâu nhiều pháp như thọ v.v… Vì nêu bày nhiều pháp nên lập tên chung.

Lại nữa, Niết-bàn là pháp nhập tối thắng trong đây gồm thâu, không phải ở nơi nhập khác, nên thọ nhận riêng tên pháp.

Lại có Sư khác nói: Hai mươi thứ phẩm loại, đa số là sắc khác, nên có cảnh của ba nhãn là nhục nhãn, thiên nhãn và Phật nhãn.

Lại có ấm nhập, giới của pháp khác đồng tên, ở trong kinh khác đã nêu rõ.

Do ba môn này gồm thâu các pháp kia đều hết hay là không hết. Do sự gồm thâu này là hoàn toàn rốt ráo.

Trong đây:

Kệ nói:

Như Lai nói pháp ấm

Số ấy tám mươi ngàn

Đây chỉ ngôn cùng danh

Sắc thuộc về hành ấm.

Giải thích: Có các Sư cho: Chánh giáo của Phật lấy ngôn, âm làm tánh. Đối với Sư kia nhập thuộc về sắc ấm.

Lại có các Sư cho: Văn cú làm tánh. Đối với Sư kia nhập thuộc về hành ấm.

Vậy pháp ấm này số lượng là thế nào?

Kệ nói: Nói như lượng pháp ấm.

Giải thích: Có các Sư nêu: Có một phần A-tỳ-đạt-ma gọi là pháp ấm, số lượng ấy có sáu ngàn kệ. Trong tám mươi ngàn kệ mỗi mỗi kệ là một pháp ấm. Số lượng ấy đều như thế.

Lại có các Sư nói:

Kệ nói: Mỗi mỗi giáo như ấm.

Giải thích: Các chánh giáo như ấm, nhập, giới, duyên sinh, đế, thực định, vô lượng, vô sắc, giải thoát, chế nhập, biến nhập, giác trợ, đạo trí nguyện, không tranh tùy thuận mỗi mỗi thứ đều gọi là pháp ấm.

Kệ nói:

Thật nêu hành đối trị

Tùy giải thích pháp ấm.

Giải thích: Các Sư thật sự phán quyết như ở đây: Chúng sinh có tám vạn loại hành phiền não, tức là dục, sân, nghi, mạn v.v… có sai biệt.

Vì đối trị hành này nên Đức Thế Tôn đã chính thức thuyết giảng tám vạn pháp ấm. Như tám vạn pháp ấm, ở trong năm ấm là thuộc về hai ấm sắc, hành.

Kệ nói:

Khác như đây hợp lý

Ấm, nhập cùng với giới Thâu trong phần nêu trước Xét kỹ loại tánh kia.

Giải thích: Nếu có ấm nhập giới v.v… khác, ở trong các kinh khác đã nói, là những pháp kia như trước đã nêu rõ. Trong ấm, nhập, giới đều tùy theo loại tánh của chúng. Như nơi Luận này đã nói tức nên khéo phân biệt chọn lựa gồm thâu vào trong ấy. Ở đây có nói về năm ấm riêng, nghĩa là giới ấm, định, tuệ, giải thoát, giải thoát trí kiến ấm. Giới ấm nhập thuộc về sắc ấm, bốn nhập còn lại thuộc về hành ấm.

Lại có mười biến nhập (biến xứ) : Tám biến nhập trước lấy vô tham làm tự tánh, nên thuộc về pháp nhập. Nếu cùng với loại bạn thì lấy năm ấm làm tánh, nên thuộc về hai nhập ý, pháp. Chế nhập (Thắng xứ) cũng như vậy. Không biến nhập, Thức biến nhập và bốn vô biên nhập như không v.v… lấy bốn ấm làm tánh, nên thuộc về hai nhập ý, pháp.

Lại có năm giải thoát nhập lấy trí tuệ làm tánh, nên thuộc về pháp nhập. Nếu cùng với loại bạn thì thuộc về ba nhập là thanh, ý, pháp.

Lại có hai nhập là vô tưởng nhập và phi tưởng phi phi tưởng nhập. Nhập thứ nhất tức trời Vô tưởng, thuộc về mười nhập, trừ hương, vị nhập. Nhập thứ hai thuộc về hai nhập là ý, pháp. Như ở đây, trong kinh Đa giới, Đức Phật đã nói có sáu mươi hai giới. Các giới như thế đều như lý, nên biết. Nhập được gồm thâu trong mười tám giới.

Nơi kinh kia đã nói sáu giới. Nghĩa là địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới. Hai giới trong sáu giới ấy chưa nói về tướng của chúng.

Vô vi không này, nên biết tức là không giới chăng? Tất cả thức nên biết tức là thức giới chăng?

Thuyết kia là không đúng. Vì sao không đúng? Vì có các thứ như cửa, gió, lỗ trống, lỗ mũi trong miệng v.v…

Kệ nói: Lỗ, hang, gọi không giới.

Giải thích: Nếu nói lỗ, hang, nên biết là pháp nào?

Kệ nói: Kia nói là sáng, tối.

Giải thích: Vì sao? Vì không có lỗ hang nào lìa ánh sáng, bóng tối mà có thể trông thấy. Thế nên thuyết kia nói không giới, chỉ lấy ánh sáng, bóng tối làm tánh, ngày đêm làm phần vị. Không giới này được gọi là sắc lân ngại. Thuyết kia nói sắc ngăn ngại nghĩa là trong tụ tập sắc là dễ biến đổi, hủy hoại. Ánh sáng, bóng tối cùng với sắc ngăn ngại là gần nhau, nên được gọi là sắc lân ngại.

Lại có Sư khác giải thích: Sắc này cũng là ngăn ngại sắc khác. Ở đây không ngăn ngại nên cùng với sắc khác là gần nhau.

Kệ nói: Thức giới tức là thức. Hữu lưu.

Giải thích: Vì sao không nói vô lưu? Do Đức Phật đã thừa nhận sáu giới.

Kệ nói: Chỗ dựa sinh.

Giải thích: Sáu giới này là nơi chốn nương dựa, từ tâm đầu tiên dựa vào đấy sinh, cho đến tâm mạng chung, chúng vẫn luôn giữ lấy sự sống. Nếu là pháp vô lưu thì không được như thế. Như trong sáu giới này, thì bốn giới trước thuộc về xúc giới, giới thứ năm thuộc sắc giới, giới thứ sáu thuộc về bảy thức giới.

Đã nói về nghĩa gồm thâu xong. Mười tám giới này như trước đã nói, trong ấy, bao nhiêu thứ là có hiển, bao nhiêu thứ là không hiển?

Kệ nói: Trong ấy, một có hiển. Là sắc.

Giải thích: Sắc này dễ có thể hiển bày. Như nói: Sắc này, sắc kia. Do lời nói ấy, nên biết nghĩa đến các thứ còn lại không phải là hiển.

Bao nhiêu thứ là có ngại? Bao nhiêu thứ là không ngại?

Kệ nói: Mười có ngại, có sắc.

Giải thích: Mười giới này thuộc về sắc ấm, là có ngăn ngại. Ngăn ngại là pháp gì? Vì cùng chướng ngại nên gọi là ngại. Sự ngăn ngại này có ba thứ: (1) Chướng ngại. (2) Ngăn ngại của trần. (3) Ngăn ngại của duyên duyên.

Trong đây, chướng ngại: Là nơi tự xứ đối với kẻ khác sinh chướng ngại. Như tay đối với tay, tự cùng đối chướng. Đá đối với đá cũng vậy.

Ngăn ngại của trần: Là các căn như mắt v.v…, đối với các trần như sắc v.v… Như Luận Giả Danh (Luận Thi Thiết) nói: Có mắt đối với nước có ngăn ngại, không phải đối với đất liền, như mắt của loài cá v.v…

Có mắt đối với đất liền có ngăn ngại, không phải ở trong nước. Theo đa số, như mắt người v.v…

Có mắt ở nơi hai xứ đều có ngăn ngại, nghĩa là ở dưới nước, trên đất liền. Như mắt của các loài rùa, ễnh ương, quỷ, người bắt cá v.v…

Có mắt ở nơi hai xứ đều không có ngăn ngại: Là trừ ba trường hợp trước.

Có mắt bị ngăn ngại vào ban đêm, không phải lúc ban ngày: Như mắt của loài dơi, chim yểng v.v…

Có mắt bị ngăn ngại vào ban ngày, không phải vào ban đêm: Theo đa số, như mắt người v.v…

Có mắt bị ngăn ngại vào ban ngày, ban đêm. Như mắt của loài chó, dã can, ngựa, báo, mèo, chồn, cáo v.v…

Có mắt không có ngăn ngại vào cả hai thời: Trừ ba trường hợp trước. Tướng ngăn ngại của trần như ở đây.

Ngăn ngại của duyên duyên: Là tâm và tâm pháp. Ở nơi tự duyên duyên nơi cảnh có chướng ngại.

Ngăn ngại của trần cùng với ngăn ngại của duyên duyên, tướng khác nhau như thế nào? Pháp này đối với xứ ngăn ngại có công năng, nói xứ này là trần của pháp ấy, gọi là ngăn ngại của trần. Trần được tâm, tâm pháp nhận lấy, gọi là ngăn ngại của duyên duyên.

Vì sao căn này đối với tự cảnh đã nối tiếp nhau sinh? Cùng thức ở nơi duyên duyên nói là có ngăn ngại? Vì vượt qua xứ này thì ở nơi xứ kia không sinh.

Lại nữa, chướng ngại trong đây là do nghĩa đi đến, tức là ở nơi tự cảnh sinh. Trong ấy do chướng ngại, nên biết là mười giới có chướng ngại, vì đều cùng ngăn ngại nhau.

Hỏi: Nếu pháp do ngăn ngại của trần (Cảnh) nên có chướng ngại, cũng do chướng ngại nên có chướng ngại chăng?

Đáp: Có bốn trường hợp: (1) Trường hợp thứ nhất: Tức là bảy tâm giới và một phần của pháp giới tương ưng với tâm pháp. (2) Trường hợp thứ hai: Tức là năm trần. (3) Trường hợp thứ ba: Tức là năm căn. (4) Trường hợp thứ tư: Tức là một phần của pháp giới, là pháp của tâm bất tương ưng.

Hỏi: Nếu pháp do ngăn ngại của trần nên có chướng ngại, cũng do ngăn ngại của duyên duyên nên có chướng ngại chăng?

Đáp: Là trừ hai trường hợp sau.

Nếu pháp do ngăn ngại của duyên duyên nên có chướng ngại, tất do ngăn ngại của trần nên có chướng ngại. Có pháp do ngăn ngại của trần nên có chướng ngại, không do ngăn ngại của duyên duyên nên có chướng ngại, như năm căn.

Đại đức Cưu-ma-la-la-đa nói:

Xứ này, tâm dục sinh

Khác ngại khiến không khởi

Nên biết là có ngại

Khác đây không có ngại.

Đã nói về có chướng ngại xong. Trong mười tám giới, có bao nhiêu thứ là thiện, bao nhiêu thứ là ác, bao nhiêu thứ là vô ký?

Kệ nói: Tám vô ký.

Giải thích: Những gì là tám? Trước đã nói trong mười thứ có chướng ngại.

Kệ nói: Là nhiều, trừ sắc, thanh.

Giải thích: Năm căn cùng hương, vị, xúc giới, tám giới này do thiện, ác có sai biệt không thể ghi nhận nên nói là vô ký.

Có Sư khác cho: Căn cứ nơi quả báo là không thể ghi nhận, nên gọi là vô ký.

Nếu như vậy đối với vô lưu tức thành trái với chất nạn?

Kệ nói: Khác ba tánh.

Giải thích: Mười thứ giới khác là có đủ tánh thiện, ác, vô ký. Trong đây, bảy thức giới tương ưng với vô tham v.v…, là tánh thiện. Nếu cùng với tham v.v… tương ưng là tánh ác. Các thứ còn lại là tánh vô ký. Pháp giới cùng với thiện như vô tham v.v… và phát khởi trạch diệt đều là tánh thiện. Cùng với ác như tham v.v… tương ưng và phát khởi là tánh ác. Ngoài ra là tánh vô ký. Sắc giới, thanh giới phát khởi tâm thiện, ác là tánh thiện ác, thuộc về nghiệp thân, miệng. Nếu khác với tánh thiện, ác này là tánh vô ký.

Đã nói về tánh thiện v.v… của các giới xong.

Trong mười tám giới, có bao nhiêu giới tương ưng với cõi dục, bao nhiêu giới tương ưng với cõi sắc, bao nhiêu giới tương ưng với cõi vô sắc?

Kệ nói: Cõi dục tất cả có.

Giải thích: Tương ưng là nghĩa có, là nghĩa không lìa nhau. Ở trong cõi dục có đủ mười tám giới. Kệ nói: Cõi sắc có mười bốn.

Giải thích: Ở trong cõi sắc không gồm đủ, chỉ có mười bốn giới.

Những gì là mười bốn?

Kệ nói:

Trừ hương, vị

Cùng hai thức tỷ, thiệt.

Giải thích: Ở trong cõi sắc không có hương, vị, vì hai thứ này là loại đoạn thực. Do lìa đoạn thực nơi cõi dục, nên thọ sinh ở cõi sắc. Do không có hai thứ trần (cảnh) này, nên hai thức tỷ, thiệt cũng không được sinh, vì không có duyên duyên.

Nếu như vậy thì ở cõi sắc không nên lập có xúc giới, vì xúc cũng là loại đoạn thực. Thật vậy, nếu xúc không phải là loại đoạn thực, thì ở cõi sắc có thể có. Như vậy thì hương, vị cũng nên thế. Nghĩa này không đúng. Vì sao? Vì lìa thức ăn thì không có tác dụng riêng nơi hương, vị, như xúc. Xúc có tác dụng riêng. Nghĩa là có thể trở thành căn, có thể làm nơi chốn nương dựa, giữ gìn, cùng tạo thành y phục v.v… Chúng sinh của xứ kia đã lìa đoạn thực nơi cõi dục, thế nên hương vị không có tác dụng. Xúc thì không như vậy.

Có Sư khác cho: Vì nương dựa nơi định và Tam-ma-bạt-đề, hoặc thấy sắc, nghe tiếng, cùng với khinh an tương ưng. Có loại xúc thù thắng, có thể tạo lợi ích cho thân cõi sắc. Thế nên ba thứ này ở nơi xứ sinh của định được tùy theo nhau sinh. Hương, vị thì không như vậy.

Nếu như thế thì ở cõi sắc không nên có hai căn mũi, lưỡi.

Nghĩa này không đúng. Vì sao? Vì hai căn này có công dụng. Nếu lìa hai căn ấy thì thân tức xấu xí, do không có hai căn. Lại ngôn thuyết không thành. Nếu dụng như thế thì chỉ cần mũi lưỡi làm chốn nương dựa để trang nghiêm thân, cùng dùng để ngôn thuyết, nên không cần hai căn mũi, lưỡi. Nghĩa này không đúng. Vì không chỉ nương dựa nơi không phải căn. Như nam căn nương dựa ở thân cõi sắc, nơi cõi này không sinh, có thể như thế, do không có công dụng. Mũi, lưỡi làm chốn nương dựa ở nơi cõi sắc là có dụng. Thế nên nếu lìa căn ở cõi kia, sinh nơi cõi này thì hợp lý. Nếu có các căn không có tác dụng cũng sinh, như chúng sinh ở trong thai quyết định chết, tức không có tác dụng cùng có thể sinh, không phải không nhân mà có thể sinh.

Các căn này từ nhân nào sinh?

Đối với căn có ái, hiện có nghiệp vượt hơn. Nếu người lìa dục, đối với trần, đối với căn quyết định lìa dục, người ấy nếu đã lìa dục nơi hai trần hương, vị thì hai căn mũi, lưỡi ở nơi cõi sắc tức không nên sinh. Nếu đã sinh hai căn mũi, lưỡi thì vì sao nam căn không sinh? Vì nếu sinh thì thành xấu xí. Nếu căn được giấu kín như âm của Tượng vương, làm sao xấu xí, bất tất do có tác dụng nên sinh.

Vậy vì sao sinh? Tất do nhân nên sinh, tuy lại xấu xí nhưng nếu có nhân tất nên sinh. Nhân đã không có, ở đây không sinh, thì nơi kia làm sao sinh? Nghĩa này không đúng, vì cùng trái với kinh. Kinh nói: “Người kia, căn đầy đủ không có thiếu ít”. Nghĩa này không đúng. Vì tùy theo căn hiện có của người kia để nói là không thiếu ít. Có trái nhau gì?

Nếu không như vậy thì ở nơi cõi sắc cũng nên có nam căn.

Thuyết kia nói như thế này: Đối với người nơi cõi sắc có hai căn mũi, lưỡi, chỉ không có hương, vị. Người cõi sắc do dựa vào môn nội, ở nơi sáu căn sinh tham ái, không do môn trần bên ngoài. Đối với nam căn sinh ái, tất do môn xúc dâm khởi. Vì thế nghĩa này được thành.

Nên ở cõi sắc có mười bốn giới.

Kệ nói:

Tương ưng cõi vô sắc Ý pháp, ý thức giới.

Giải thích: Đã lìa cõi dục, cõi sắc, thọ sinh ở cõi vô sắc, cũng lìa sắc của mười giới làm tánh, và tác dụng của năm thức giới nơi cõi kia là cảnh nương dựa. Thế nên ở cõi vô sắc không có đủ giới, chỉ có ba giới sau là ý, pháp và ý thức giới.

Đã nói về giới hệ thuộc các cõi.

Trong mười tám giới có bao nhiêu giới là hữu lưu, bao nhiêu giới là vô lưu? Ba giới: ý, pháp, ý thức như trước đã nói.

Kệ nói: Các hữu lưu vô lưu, là ba.

Giải thích: Nếu trong ba giới này, thuộc về đạo đế, vô vi là vô lưu, khác với đây là hữu lưu.

Kệ nói: Khác hữu lưu.

Giải thích: Mười lăm giới còn lại hoàn toàn định rõ là hữu lưu.

Trong mười tám giới có bao nhiêu giới là có giác (tầm) có quán (tứ), bao nhiêu giới là không giác có quán, bao nhiêu giới là không giác không quán?

Kệ nói:

Có giác cũng có quán

Định là năm thức giới.

Giải thích: Năm thức giới này luôn cùng với giác, quán tương ưng, nên nói là định, vì để phân biệt khác với giới còn lại.

Kệ nói: Ba sau có ba nghĩa.

Giải thích: Ý giới, pháp giới, ý thức giới, vì là sau cùng trong mười tám giới, nên nói là sau. Ba giới này có đủ ba phẩm. Ý giới, ý thức giới cùng với tâm tương ưng. Pháp giới thì trừ giác, chỉ tương ưng với quán. Ở nơi cõi dục và định thứ nhất là có giác có quán. Nơi định trung gian không có giác chỉ có quán. Từ định thứ hai trở lên cho đến xứ Hữu đảnh đều là không giác không quán. Pháp giới không tương ưng với tất cả tâm. Cùng nơi định trung gian là quán, tức luôn không có giác, chỉ có quán. Do không có giác thứ hai, do chỉ cùng với quán tương ưng. Nên quán ở cõi dục và của định thứ nhất không nhập trong ba phẩm.

Nói về tên gọi giác, quán kia nên như thế nào?

Nên nói là không quán chỉ có giác, vì không có quán thứ hai, vì cùng với giác tương ưng nên nói như thế.

Địa có giác có quán, có bốn phẩm pháp: (1) Có giác, có quán: Nghĩa là trừ giác quán, là pháp tương ưng của tâm còn lại. (2) Không giác chỉ có quán: Nghĩa là là giác (Không có giác thì quán đi kèm).

(3) Không giác không quán: Nghĩa là pháp bất tương ưng của tâm. (4) Không quán chỉ có giác: Nghĩa là quán (Không có quán thì giác đi kèm).

Kệ nói: Giới khác đã lìa hai.

Giải thích: Mười giới có sắc gọi là khác. Mười giới này luôn không có giác quán, vì cùng với tâm không tương ưng.

Nếu tụ của năm thức có giác quán, vì sao nói là không phân biệt?

Kệ nói:

Chỉ rõ và nhớ nghĩ

Do hai không phân biệt.

Giải thích: Thuyết kia nói phân biệt có ba: (1) Phân biệt tự tánh. (2) Phân biệt chỉ rõ. (3) Phân biệt nhớ nghĩ.

Năm thức chỉ có phân biệt tự tánh, không có hai phân biệt còn lại, nên nói là không phân biệt. Như ngựa một chân, nói là không có chân. Ở đây, phân biệt tự tánh: Tức là giác quán. Sau đây, trong phần biện minh về tâm pháp sẽ nói. Hai phân biệt sau, tướng của chúng là theo thứ lớp nào?

Kệ nói:

Hai, là trí tâm tán

Các niệm chỉ tâm địa.

Giải thích: Trí này cùng với ý thức tương ưng, nên gọi là trí tâm, vì không phải là định tĩnh, nên gọi là là tán. Trí này tức là phân biệt chỉ rõ. Tất cả sự nhớ nghĩ đều cùng với ý thức tương ưng, hoặc định, hoặc tán, gọi là phân biệt nhớ nghĩ.

Trong mười tám giới có bao nhiêu giới là có duyên duyên, bao nhiêu giới là không có duyên duyên?

Kệ nói: Bảy thức có duyên duyên.

Giải thích: Nghĩa là các thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý căn, ý thức, bảy thức giới này có duyên duyên, do có thể nhận lấy trần (Cảnh).

Kệ nói: Trong pháp giới có nửa.

Giải thích: Pháp giới này cũng có duyên duyên, vì dùng tâm pháp làm thể. Mười giới có sắc còn lại và một phần pháp giới, là pháp cùng với tâm không tương ưng, nên biết là không có duyên duyên.

Trong mười tám giới có bao nhiêu thứ là có chấp thọ, bao nhiêu thứ là không chấp thọ?

Kệ nói: Chín giới không có chấp.

Giải thích: Những gì là chín? Là bảy giới có duyên duyên và một nửa trong giới thứ tám.

Kệ nói: Tám thanh.

Giải thích: Chín giới này là không có chấp thọ. Nghĩa là bảy thức giới và pháp giới, thanh giới.

Kệ nói: Khác có hai.

Giải thích: Khác có hai: Nghĩa là hoặc có chấp thọ, hoặc không có chấp thọ. Ở đây: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nếu là hiện tại thì có chấp thọ. Sắc, hương, vị, xúc hiện tại, nếu cùng với căn không lìa nhau thì cũng có chấp thọ. Các thứ còn lại thì không có chấp thọ. Như bên trong trừ căn, tóc, lông, móng, răng, đại tiểu tiện, mũi dãi, máu v.v… cùng ở trong đất, nước v.v…

Có chấp thọ, không chấp thọ, lời nói này có nghĩa gì? Tâm và tâm pháp gồm thâu các giới kia làm chỗ nương dựa của mình. Do giới kia có tổn giảm tăng ích đều cùng tùy thuộc thế gian nói có giác. Đây gọi là có chấp thọ. Chấp thọ lấy nghĩa của giác. Pháp còn lại gọi là không chấp thọ.

Trong mười tám giới có bao nhiêu giới lấy bốn đại làm tánh, bao nhiêu giới lấy sắc do bốn đại tạo làm tánh?

Kệ nói: Xúc giới có hai thứ.

Giải thích: Xúc có bốn đại và do bốn đại tạo. Bốn xúc như cứng v.v… là bốn đại. Bảy xúc như mềm, trơn v.v… là do bốn đại tạo. Vì dựa vào bốn đại sinh, nên gọi là được tạo.

Kệ nói: Chín có sắc được tạo.

Giải thích: Năm căn giới, bốn trần giới, chín giới này chỉ là được tạo.

Kệ nói: Và một phần pháp giới.

Giải thích: Sắc vô giáo (vô biểu) trong pháp giới, thuyết kia nói cũng là được tạo. Trong bảy thức giới và pháp giới còn lại, trừ vô giáo, không phải là hai thứ.

Phật-đà-đề-bà nói: Mười nhập chỉ là bốn đại. Kiến giải này không đúng. Ở trong kinh, do quyết định rõ nên nói bốn đại và bốn tướng như cứng v.v… Bốn đại này chỉ là xúc, nên bốn tướng như cứng v.v… này không phải là đối tượng thấy của mắt v.v… Bốn trần như sắc v.v… không phải là đối tượng nhận biết của thân căn. Thế nên kiến giải này không như trong kinh. Đức Phật, Thế Tôn nói: Tỳkheo! Nhãn căn là nội nhập dựa nơi bốn đại, là sắc tịnh do bốn đại tạo. Có sắc không có hiển, có chướng ngại, cho đến thân căn cũng như thế. Tỳ-kheo! Sắc là ngoại nhập, dựa nơi bốn đại, là do bốn đại tạo nên có sắc, có hiển, có chướng ngại. Tỳ-kheo! Thanh là ngoại nhập, dựa nơi bốn đại, là do bốn đại tạo nên có sắc, không có hiển, có chướng ngại. Cho đến vị cũng như thế. Tỳ-kheo! Xúc là ngoại nhập, là bốn đại, hoặc dựa nơi bốn đại, là do bốn đại tạo.

Có sắc không có hiển, có chướng ngại. Như trong kinh này nói: “Do một phần xúc gồm thâu bốn đại đều hết. Pháp còn lại không phải là bốn đại. Nghĩa này sáng rõ có thể nhận biết”.

Lại nữa, trong kinh nói: “Mắt tức là viên thịt, trong ấy là cứng, là loại cứng. Các kinh như thế chỉ nói viên thịt cùng với nhãn căn không lìa nhau, không nói nhãn căn”. Trong kinh Nhập Thai nói: “Tỳ-kheo! Nhập nghĩa là chỉ sáu giới. Sáu giới này được nói là hiển bày về sự thành tựu căn bản của chúng sinh”. Lại, đối với kinh này do Đức Phật đã nói về sáu thứ xúc nhập. Nếu không như vậy, thì đối với ông, cũng nên không có tâm pháp như thọ v.v…

Nếu ông nói tâm pháp tức là tâm, thì nghĩa này không đúng. Tưởng, thọ là tâm pháp dựa nơi tâm sinh. Do kinh này nói cùng nói tâm là gốc, nên lối chấp này không như nói do tâm cùng với dục tương ưng. Thế nên, như trước đã nói: Các giới có bốn đại và do bốn đại tạo, nghĩa này được thành.

Trong mười tám giới có bao nhiêu giới do vi tụ thành, bao nhiêu giới không phải do vi tụ thành?

Kệ nói: Mười có sắc: vi tụ.

Giải thích: Là năm căn giới và năm trần giới là do vi tụ thành và được tạo thành do nhiều Lân hư.

HẾT – QUYỂN 1