A TỲ ĐÀM TÂM LUẬN KINH
Tác giả: Tôn giả Pháp Thắng, Tôn giả Ưu-Ba-Phiến-Đa giải thích
Hán dịch: Tam Tạng Na Liên Đề Da Xá.Đời Cao Tề
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 1

Phẩm 1: GIỚI

Trước đảnh lễ Tối Thắng

Lời lợi ích, mát mẻ,

Lời nói ấy tương ưng

La-hán, thấy chân thật.

Trước, là trước hết. Đảnh lễ là cúi lạy với niềm tin thanh tịnh.

Tối Thắng là Đức Thế Tôn, là bậc Ứng Cúng, được sự cúng dường. Lại là bậc vượt hơn trong tất cả pháp, nên gọi là Tối Thắng.

Lại Đức Thế Tôn được tự tại với tất cả pháp, với tất cả chủng nên Ngài được gọi là Tối Thắng.

Lìa sự nóng bức: Là lìa bỏ sự đốt cháy, nghĩa là phiền não nóng bức có thể đốt cháy thân, tâm. Đức Thế Tôn đã lìa bỏ sự đốt cháy của phiền não nóng bức đó, nên gọi là lìa sự nóng bức. Đây là trí đoạn mà chính Ngài đã thành tựu.

Sư ấy ( Tôn giả Pháp Thắng) nói như thế là bày tỏ Như Lai tự lợi đầy đủ. Kế nói lời lợi ích, nghĩa là lời Đức Thế Tôn nói có công năng làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Lợi ích là sự yên ổn. Sự yên ổn và lợi ích đều một nghĩa, chỉ khác tên gọi. Điều đó nói lên hạnh lợi tha của Đức Thế Tôn đã đầy đủ. Đấy là nói sơ lược về công đức lợi mình, lợi người đã viên mãn của Đấng Thiên Nhân Sư. Vì Đức Thế Tôn đã thực hiện rốt ráo hai hạnh trên, nên là hơn hết trong Ứng Cúng.

Lời nói ấy tương ưng tức là nghĩa đạo lý đã được chỉ rõ, tương ưng với công đức như vậy, tương ưng với lời nói của bậc Thầy trời người. Lễ kính lời nói ấy là lễ pháp bảo.

La-hán thấy chân thật, v.v… Nghĩa là xứng đáng nhận sự cúng dường của trời, người, A-tu-la, v.v… nên gọi là A-la-hán, đấy là nói bậc Vô học. Thật là bốn Thánh đế. Do học mà thấy, nên kia gọi là thấy thật. Đấy chỉ nói về học. Bậc học, vô học, v.v… đó được gọi là Tăng đệ nhất nghĩa.

Lễ kính nói ở đây gọi là lễ Tăng bảo.

Hỏi: Vì sao phải lễ kính?

Đáp rằng:

Phật mở mắt giác tuệ

Nếu biết các pháp chúng

Cũng chỉ bày cho họ

Nay ta nói ít phần.

Phật, là người biết tất cả pháp, biết tất cả chủng, nên gọi là Phật.

Mở mắt giác tuệ là mắt trí vô ngại. Nếu: Nghĩa là những pháp mà Đức Phật đã giảng nói, đã chỉ rõ, đã tuyên bố, đã giải thích.

Biết là hiểu. Pháp là gìn giữ. Gìn giữ tự tánh, làm duyên cho vật khác, nên gọi là Pháp. Vì pháp có chứa nhóm nên gọi là pháp chúng. Pháp chúng và quần tụ là một nghĩa mà khác tên.

Cũng vì người mà nêu bày: Nghĩa là tự mình giác biết rồi, phải làm lợi ích cho thế gian nên chỉ bày cho người. Hoặc có người đã giác biết, nhưng lại không vì kẻ khác giảng nói, như kinh Thăng Nhiếp-Ba Lâm đã nói.

Nay ta nói ít phần: Nghĩa là trong pháp do Đức Phật đã giảng nói, nay ta chỉ nói ít phần về pháp tướng, đâu có khả năng nói hết nghĩa như vậy.

Hỏi: Pháp nào là pháp do Đức Phật đã giảng nói, nay sắp nói?

Đáp: Đó là hữu lậu, vô lậu, có phiền não, không phiền não, thọ ấm, có tranh chấp, không tranh chấp, sắc, vô sắc v.v… nay ta sẽ nói.

Tất cả hành hữu lậu

Lìa thường, lạc, ngã, tịnh

Ở đây thọ ngã thảy

Không thấy pháp hữu lậu.

Tất cả các hành hữu lậu đều lìa thường, lạc, ngã, tịnh: Nghĩa là

các hành hữu lậu đều lìa thường, lìa lạc, lìa ngã, lìa tịnh, trong đó, thế gian không có thể quán sát, vì trí mờ tối do vô minh che lấp, cho nên nhận thấy điên đảo về bốn môn này, nên gọi là điên đảo.

Hỏi: Vì sao biết được các hành hữu lậu đều lìa ngã?

Đáp: Vì việc của ngã là không, thuộc về nhân duyên, nên tên của hành thuộc về cái khác, không phải là tự tánh của ngã. Kẻ chấp ngã thì nói: Ngã không thuộc về cái khác, trừ ngã này là không. Thế nên, tánh của ngã không thật có, vì không có nhân của ngã, nên các hành đều lìa ngã.

Hỏi: Vì sao biết được các hành đều lìa lạc?

Đáp: Vì gây ra sự ép ngặt nên các hành hữu lậu là tự tánh của khổ, cũng là duyên của khổ, nên bị ép ngặt, ép ngặt gọi là khổ, cho nên lìa lạc.

Hỏi: Vì sao biết được các hành đều lìa thường?

Đáp: Vì sinh diệt, vì hiện thấy các hành sinh rồi liền diệt, vì không thấy thường, nên nói là lìa thường.

Hỏi: Vì sao biết được các hành hữu lậu lìa tịnh?

Đáp: Vì việc nhiễm ô. Các việc hữu lậu, cảnh giới phiền não của các việc hữu lậu đều là bất tịnh, nhiễm ô, cho nên lìa tịnh.

Hỏi: Các hành như vậy, đều lìa ngã, v.v… vì sao thế gian lại chấp ngã?

Đáp: Sự chấp ngã này vì không thấy hữu lậu. Các hành hữu lậu đều không thấy như thật, thế gian không có khả năng quán sát, tạo được sự hiểu biết về ngã, v.v… Cũng như kẻ thù che giấu ham muốn độc ác, cố thốt ra lời tốt đẹp để được đi vào trong nhà, thật ra họ không phải là bạn thân, mà cố làm cho chúng ta nghĩ là bạn thân: Do ngã, ngã sở che lấp, nên không nhận thấy vô ngã, vì vậy hiện thấy hành, v.v… tạo nghiệp là do mê lầm, vì vậy trong việc vô ngã mà thấy có ngã. Đối trị với việc che lấp khổ, nên trong mọi cử chỉ đi, đứng v.v… đều cho là vui, rồi với các khổ trong thọ nhận ấm lại cho là vui. Sự giống nhau, tiếp nối nhau cũng che lấp sự vô thường. Người kia hiện thấy sắc dường như nối tiếp nhau, rồi ghi nhớ việc trước, như tụng đọc, thọ trì kinh luận, cho nên hành vô thường mà cho là thường. Vì màu da bên ngoài che giấu sự bất tịnh, nên con người cho rằng lông, tóc, móng, răng, v.v… của mình là tịnh trong bất tịnh. Mặc dù trông thấy phân, nước tiểu, vốn là bất tịnh mà vẫn còn sinh ra sự mê lầm cho những thứ này là bất tịnh, nhưng còn thứ khác vẫn là tịnh, giống như dã can xem hoa Kiên-thúc-ca!

Hỏi: Vì sao luận này trước tiên nói đến về điên đảo?

Đáp: Vì để hiểu biết pháp tướng không điên đảo, nên như trước tôi đã nói, vì muốn cho đệ tử nhận hiểu được sự chân thật. Do tâm không điên đảo, nên yên ổn dễ lãnh hội. Đó là lý do luận này nói về điên đảo trước nhất.

Hỏi: Chỉ có các pháp hữu lậu v.v… lìa ngã, v.v… này hay còn pháp khác nữa?

Đáp: Còn pháp khác nữa:

Những nơi sinh phiền não

Bậc Thánh nói hữu lậu

Tên gọi hữu lậu đó

Người tuệ nói phiền não.

Nếu xứ sở sinh phiền não, Thánh nói là hữu lậu, nghĩa là nếu nương dựa, hoặc tụ tập, hoặc duyên theo, hoặc là số chúng sinh, hay chẳng phải số chúng sinh, sinh khởi phiền não như thân kiến, v.v…, đó là pháp bậc Thánh gọi là hữu lậu.

Vì sao?

Đáp: Vì tên gọi lậu đó, nên người trí tuệ gọi là phiền não. Quán sát phiền não rồi đặt ra tên gọi lậu. Vì pháp kia sinh ra phiền não, vì dựa vào lậu mà sinh nên gọi là hữu lậu. Như có con đường sợ hãi thì có thức ăn độc hại v.v… nên nói như vậy. Nếu sự thuộc về lậu, bị lậu gồm thâu, thì sự đó gọi là hữu lậu. Ở đây, gọi vô lậu duyên sinh phiền não, thì không phải pháp vô lậu thuộc về phiền não, bị phiền não gồm nhiếp, vì pháp vô lậu chỉ duyên sinh phiền não, chứ không lệ thuộc ở phiền não, hay bị gồm nhiếp do phiền não. Hỏi: Thế nào là nghĩa lậu?

Đáp: Từ Hữu đảnh xuống đến ngục Vô Gián, trong khoảng giữa đó là ung nhọt sáu nhập nên gọi là lậu, giống như ghẻ lậu. Vả lại, vì lưu trú trong sinh tử nên gọi là lậu.

Hỏi: Hữu lậu này còn có tên khác chăng?

Đáp: Có.

Cũng gọi có phiền não

Thủ ấm, có tranh chấp

Phiền, thủ, tranh chấp sinh

Biết gọi tự tánh kia.

Cũng gọi có phiền não, thủ ấm, có tranh chấp: Đó là pháp hữu lậu, cũng gọi là có phiền não, cũng gọi là thủ ấm, cũng gọi là có tranh chấp.

Hỏi: Vì sao hữu lậu có nhiều tên gọi?

Đáp: Phiền não thì tranh chấp sinh, nên biết đó là nói về tự tánh.

Các phiền não, tranh chấp, v.v… là tên khác của lậu. Từ phiền não sinh ra nó, cũng lại sinh phiền não, cho nên gọi là có phiền não. Cũng vậy, từ thủ sinh ra nó, nó cũng lại sinh thủ, nên gọi là hữu thủ. Từ tránh sinh ra nó, cũng lại sinh ra tránh, nên gọi là hữu tránh.

Hỏi: Đức Thế Tôn đã nói ấm này là thủ ấm, tức là ấm, có phải vì lìa thủ ấm mà có ấm riêng chăng?

Đáp: Nếu là thủ ấm thì ấm đó tức là ấm. Đôi khi có ấm mà không phải thủ ấm.

Hỏi: Vì sao?

Đáp:

Nếu hành lìa phiền não

Đây là ấm vô lậu

Trước đây có thủ ấm

Là ấm, Thánh đã nói.

Nếu hành đã lìa phiền não thì hành này là ấm vô lậu: Nghĩa là ấm này còn có thuyết khác: Có hai thứ ấm: Vô lậu và hữu lậu. Nếu hành lìa phiền não như thân kiến, v.v…, thì được gọi là vô lậu, là ấm, chứ không phải thủ ấm.

Và trước có thủ ấm, là ấm do bậc Thánh nói: Nghĩa là nếu ấm vô lậu này cùng thủ ấm đã nói trước đây kết hợp lại mà nói là ấm thì đó là năm ấm như sắc, v.v…

Hỏi: Thế nào là nghĩa ấm?

Đáp: Nghĩa tụ tập là nghĩa ấm.

Hỏi: Nếu như vậy thì ấm chỉ là giả danh, không có sự thật, vì không phải chỉ một vật được tên là tu, mà vì hòa hợp nên gọi là Tụ?

Đáp: Không phải chỉ có tướng, mà cũng có sự thật. Có việc này thì có tướng kia, cho nên ấm có tướng. Như Đức Phật đã nói tướng trở ngại là sắc ấm, v.v… Thế nên, có những thứ thuộc về sự giới cảnh giới của trí, thức, sử, v.v…, như bốn Thánh đế, cho nên ấm có sự, chứ không phải chỉ là giả danh.

Hỏi: Ấm, giới, nhập v.v… có gì khác nhau không?

Đáp:

Mười thứ gọi sắc nhập

Cũng gọi vô giáo sắc

Là phân biệt sắc ấm

Do Đức Thế Tôn nói.

Sắc có hai thứ:

  1. Sắc do sự chứa nhóm vi trần.
  2. Sắc không phải do sự chứa nhóm vi trần.

Sắc do sự chứa nhóm vi trần tức là mười sắc nhập: Từ nhãn cho đến xúc.

Sắc không phải do sự chứa nhóm vi trần: Được gọi là vô giáo sắc, thuộc về pháp nhập, đến phẩm Nghiệp sẽ nói. Tất cả sắc này đều là tướng của sắc ấm, cùng vào số sắc ấm, Đức Phật đã nói là sắc ấm, do đây tiếp xúc với kia, do kia tiếp xúc với đây, nên gọi là sắc. Do đây xúc não kia, do kia xúc não đây, là nghĩa ấy. Như Đức Phật đã nói: Như sự tiếp xúc của tay, v.v…, vì tiếp xúc nên gọi là sắc.

Hỏi: Nếu vậy thì trừ vô giáo sắc ra, nó không phải sắc. Vì sao? Vì không phải tay v.v… có thể tiếp xúc, vì không có đối. Nếu ông có ý cho rằng do chỗ nương dựa là có thể xúc chạm, vô giáo sắc cũng có thể tiếp xúc, nên không có lỗi, thì thọ, v.v… lẽ ra cũng là sắc chăng?

Nếu ý của ông cho rằng: Vì sắc kia đã dựa vào bốn đại là có thể xúc chạm, nên vô giáo sắc cũng có thể xúc chạm thì tôi sẽ nói: Hiện thấy những việc cần cho tạo tác, như tạo nên bức họa, tạo ra bùn. Nếu như vậy thì tâm sở như thọ, v.v… lẽ ra cũng là sắc, vậy ông có lỗi vì thọ, v.v… kia cũng dựa vào các căn như mắt, v.v… và thọ kia lẽ ra cũng có thể xúc chạm chăng?

Đáp: Chẳng phải chỉ là nhân sinh khởi tâm, tâm sở cũng chẳng phải tâm, tâm sở dựa vào các căn như mắt, v.v… Như ánh sáng dựa vào viên ngọc, khi ánh sáng ấy sinh ra sẽ làm nhân cho mắt, v.v… như vậy, mắt v.v… là sự xúc chạm, thọ kia không phải xúc chạm.

Lại nữa, sắc được tạo là dựa vào đại, như ánh sáng dựa vào viên ngọc, cho nên đại là sự xúc chạm, sắc được tạo kia cũng là sự xúc chạm.

Hỏi: Mặc dù nói như vậy, nhưng tướng của ông nêu vẫn tự không thành. Vì sao? Vì trừ sắc của vi trần trong quá khứ, vị lai?

Đáp: Tướng không thể hư hoại, sự xúc chạm của sắc trong quá khứ đã diệt mất, sắc của vị lai cũng sinh ra lẫn nhau như vậy. Như thế, vi trần cũng là vật có thể xúc chạm, vì quá nhỏ, nên cái biết là không thể đạt được. Thế nên, hết thảy các sắc đều có thể xúc chạm.

Chỗ gọi là thức ấm

Tức nói là ý nhập

Ở trong mười tám giới

Cũng gọi là bảy giới.

Thức ấm, là sáu thức thân, được gọi là ý nhập trong mười hai nhập. Trong mười tám giới, phân biệt là giới của bảy tâm: Nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỉ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới, ý giới, v.v…

Thức có khả năng nhận biết về duyên, nên gọi là Thức. Thức là nghĩa Năng thủ duyên.

Ngoài ra có ba ấm

Ba vô vi-vô giáo

Đó gọi là pháp nhập

Chúng cũng là pháp giới.

Như trước đã nói, các pháp như thọ v.v… tổng làm một pháp nhập, là một pháp giới trong mười tám giới, nghĩa nhập đó là nghĩa cổng, là nghĩa vào, như cửa sổ. Như Đức Phật đã nói: Mắt của Bà-la-môn là cửa… cho đến thấy sắc. Nghĩa của chữ nhập là nghĩa chuyên chở, có thể làm tăng trưởng tâm, tâm số pháp. Do nghĩa này nên gọi là Nhập.

Nghĩa của giới: Nghĩa của tánh là nghĩa của giới, như giới chu sa, giới hùng hoàng, v.v…

Chữ giới nghĩa là có khả năng gìn giữ tự tướng, làm duyên cho cái khác nên gọi là giới. Sự của giới này có mười bảy, hoặc lại có mười hai. Vì sao? Vì trừ sáu thức giới, lại không có ý giới, thế nên, mười bảy tức là sáu thức thân, lần lượt tiếp nối nhau, gọi là ý giới. Như tên gọi cha, con, đứa con sẽ lần lượt nối tiếp nhau theo thứ lớp sẽ được gọi là cha. Như vậy, trừ ý giới, ngoài ra không có sáu thức giới riêng, vì thế, mười hai sự nương dựa và nương dựa nghĩa là duyên sai biệt, nên có mười tám, tất cả pháp đều thuộc về sự của giới nhập, nên ấm kia hoàn toàn chỉ là hữu vi.

Hỏi: Vì sao vô vi không thuộc về ấm?

Đáp: Vì vô vi không có tướng ấm. Hai tướng của ấm là tướng chung và tướng riêng (cộng tướng-biệt tướng).

Cộng tướng là nghĩa nhóm họp, là nghĩa của ấm và vô thường, v.v…

Biệt tướng là sắc ngăn ngại, v.v… Hai tướng này, không có trong vô vi. Vì vậy, nên ấm không thuộc về vô vi. Ngoài ra, còn có nghĩa gì nữa? Nghĩa là các việc không phải điên đảo và phương tiện dứt, Vô vi không phải việc điên đảo và phương tiện dứt trừ sự điên đảo. Vì những việc điên đảo nên nói là thủ ấm. Vì dứt trừ phương tiện điên đảo nên nói là ấm vô lậu. Chính vì vậy nên trong ấm không gồm nhiếp vô vi.

Như vậy là nói rất rộng về cảnh giới của ấm, giới, nhập, nhằm kiến lập ở giới, muốn nói các thứ nghĩa, nên nói như vậy. Trong giới, một thấy được

Mười giới nói có đối

Tám giới là vô ký

Ngoài ra thiện, bất thiện.

Trong giới, một có thể thấy, nghĩa là nên biết một giới có thể thấy trong mười tám giới, đó là giới sắc. Vì sao? Vì là cảnh giới của nhãn thức nên có thể thấy. Lại nữa, có thể chỉ rõ cái này, chỉ rõ cái kia, cho nên có thể thấy. Mười bảy giới còn lại nhất định không thể thấy.

Mười giới gọi là có đối, nghĩa là năm giới nội trong mười tám giới là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Năm giới ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Mười giới đó gọi là có đối. Ba thứ có đối, là chướng ngại có đối, cảnh giới có đối và duyên có đối.

Chướng ngại có đối là như tay trái và tay phải đối nhau.

Cảnh giới có đối là căn và cảnh giới đối nhau.

Duyên có đối là ý thức đối với tất cả pháp, trong đấy, chỉ nhận lấy chướng ngại có đối, lại chướng ngại nhau nên gọi là có đối.

Tất cả mười thứ giới kia còn đối lẫn nhau. Nếu không như vậy thì mười giới đó sẽ không lớn thêm, như Thượng tọa Cưu-ma-la-đa nói: Nếu lúc tâm muốn khởi mà bị thứ khác gây chướng ngại, phải biết là có đối, trái lại là không có đối, ngoài ra, tám giới còn lại nhất định là không có đối.

Tám giới là vô ký: Nghĩa là trong mười tám giới, phải biết có tám giới là vô ký. Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, hương, vị, xúc. Chúng không có ái, không có quả của ái có thể ghi nhận, cho nên vô ký.

Ngoài ra là thiện, bất thiện: Nghĩa là mười giới còn lại được gọi là thiện, bất thiện, vô ký, đó là giới của sắc thanh, do thân, miệng, ý tạo ra, là thiện, bất thiện. Vì sao? Vì khởi lên từ tâm thiện, bất thiện, ngoài ra là vô ký.

Bảy tâm giới như nhãn thức, v.v…, là giới của pháp tương ưng với tâm thiện, bất thiện, vô ký, là giới của pháp tâm sở thiện, bất thiện, vô ký, là tự tánh tương ưng với thiện, bất thiện, vô ký.

Tự tánh thiện của tâm kia là sự hổ thẹn và ba căn thiện như không tham, v.v… tương ưng với thiện.

Tự tánh bất thiện tương ưng với tâm sở như thọ, v.v… kia, nghĩa là ba căn bất thiện là không hổ, không thẹn và tham, tương ưng với bất thiện, nghĩa là tương ưng với các tâm sở như thọ, v.v… đó, cả hai trái nhau là vô ký.

Về pháp giới bất tương ưng, sẽ được nói trong phẩm Tạp. Một thiện, hai vô ký trong vô vi: Số duyên là thiện, hư không phi số diệt là vô ký, trong đó, sự yên ổn của quả ái gồm nhiếp trong thiện nên gọi là thiện.

Sự gồm nhiếp của thiện là đạo đế và ít phần của khổ đế, tập đế. Quả ái, nghĩa là ít phần của khổ đế, tập đế.

Sự yên ổn là diệt đế, sự trái nhau gọi là bất thiện, ít phần của khổ đế tập đế kia, trừ phần này ra, gọi là vô ký.

Không có thiện, bất thiện có thể ghi nhận, nên gọi là vô ký. Không có quả để ghi nhận cũng gọi là vô ký.

Mười lăm định hữu lậu

Hai thứ ba ba hữu

Trong Dục hữu có bốn

Mười một ở hai hữu.

Mười lăm giới nhất định là hữu lậu, tức là năm giới trong, năm giới ngoài và năm giới thức. Mười lăm giới này hoàn toàn là hữu lậu.

Hai thứ: Ngoài ra có ba giới là ý giới, pháp giới và ý thức giới,

v.v… Ba giới đó có hai thứ là hữu lậu và vô lậu.

Hữu lậu: Sinh lậu cùng tương ưng với lậu. Vì lậu có đầy đủ dấu vết, xứ sở, nên gọi là hữu lậu. Trái với hữu lậu này gọi là vô lậu.

Nói sơ lược về vị tri, dục tri căn, v.v…, các căn vô lậu đều có pháp sinh và đắc kia, được giải thoát xuất thế gian và vô vi là vô lậu, ngoài ra là hữu lậu.

Ba ba hữu: Tức ba giới này có thể được ở trong ba hữu. Trong Dục hữu có bốn: giới của hương, vị, tỷ thức, thiệt thức, v.v… hoàn toàn thuộc về cõi Dục. Vì Dục hữu kia, không phải cõi Sắc, lìa bỏ đoàn thực và ái.

Mười một giới ở hai hữu: Nghĩa là năm giới trong, giới của sắc, thanh, xúc và duyên với ba thức giới kia.

Mười một giới ở cõi Dục, cõi Sắc này, không phải ở cõi Vô Sắc, vì không có sắc.

Dục hữu kia, bị sử cõi Dục trói buộc là thuộc cõi Dục, bị sử cõi Sắc trói buộc là thuộc cõi Sắc, bị sử cõi Vô Sắc trói buộc là thuộc cõi Vô Sắc.

Năm: có giác, có quán,

Ba thứ ba. Còn: Không

Có duyên nên biết bảy

Cũng phần ít giới pháp.

Năm: có giác, có quán: Là năm thức giới hoàn toàn là có giác, có quán, vì nghĩa tương ưng với giác, quán. Ba thứ có ba là ý giới, pháp giới và ý thức giới. Chúng có ba thứ là Sơ thiền của cõi Dục là có giác, có quán. Thiền trung gian là không giác, có quán. Từ thiền thứ hai lên cho đến Hữu đảnh là không có giác, không có quán.

Giới của pháp có giác, có quán là cõi Dục và Phạm thế, trừ tâm sở của giác quán.

Giới của pháp không có giác, có quán là thiền trung gian, trừ tâm sở của quán.

Giới của pháp không có giác, không có quán, nghĩa là thiền thứ hai lên cho đến pháp giới tâm sở của Hữu đảnh.

Quán của thiền trung gian, tất cả vố giáo sắc v.v… và pháp giới bất tương ưng, thì quán của cõi Dục. Phạm Thế không thâu gồm trong ba thứ này. Nếu muốn nói lá không có quán-có giác.

“Còn: không” Nghĩa là mười giới còn lại là không có giác, không có quán, vì mười giới đó không tương ưng với giác, quán.

Có duyên phải biết là bảy, cũng là phần ít của pháp giới. Nghĩa là giới của bảy tâm và giới của tâm số pháp là có duyên. Vì có duyên này, nên gọi là có duyên. Vì cảnh giới đó có thể giữ lấy nên nói là có duyên. Ngoài ra, lại có duyên khác, như tay duyên với cây gậy, đấy là lời của thế tục nói. Phải biết, còn lại nhất định là không có duyên.

Chín không tho. Khác: hai

Hữu vi, vô vi một

Hoàn toàn là hữu vi

Phải biết mười bảy giới.

Chín không thọ: Là chín giới nhất định không nhận tên thọ, nếu sắc ở số căn và không lìa căn, hoặc cắt đứt, giết hại, làm hư hoại mà tâm, tâm số, pháp ở trong đó thọ nhận, ở trong đó dừng trụ. Nếu khác với đây, là không thọ. Giới của pháp, giới của tiếng và bảy giới tâm kia, chín giới này gọi là không thọ nhận. Vì những giới đó không phải là chỗ dừng nghỉ của tâm, tâm số pháp.

Chín giới khác có hai: Nghĩa là chín giới khác thì có hai loại: năm giới bên trong, nếu ở hiện tại gọi là thọ (sự nhận lãnh), hoặc thức hiện tại này dù là không, cũng gọi là có thọ, vì gồm nhiếp trong số chúng sinh thuộc chủng loại của thức đó nên gọi là thọ. Như vậy, quá khứ, vị lai và chẳng phải chúng sinh số đều gọi là không thọ. Sắc, hương, vị, xúc không lìa căn ở hiện tại thì gọi là thọ. Như sự dừng nghỉ của tâm pháp, tâm sở nơi căn, trong căn đó cũng vậy, ngoài ra gọi là không thọ

Nói tóm lược, thì nếu pháp sinh, chưa diệt, số chúng sinh có đối, có thể lôi kéo, có thể dời đổi, pháp sinh đó gọi là sự nhận lãnh (thọ).

Pháp kia sinh chưa diệt, nghĩa là trừ quá khứ. Số chúng sinh ở vị lai, nghĩa là trừ hiện tại. Không phải số chúng sinh có đối, nghĩa là trừ pháp sinh chưa diệt. Tâm, tâm số pháp, có thể lôi kéo, có thể dời đổi, xô đẩy, nghĩa là trừ giới của tiếng.

Hữu vi, vô vi, một: Vì nhân duyên hòa hợp tạo tác, nên gọi là vi. Đây có nghĩa năng sinh. Tạo tác là nghĩa gì? Là nghĩa có nhân. Nghĩa có nhân là nghĩa có làm, vì có làm nên gọi là tạo tác. Một pháp giới dung hợp hữu vi, vô vi. Trong pháp giới này có ba thứ thường còn, cho nên là vô vi: Hư không, Số diệt, Phi số diệt. Ba ấm như thọ, v.v… và vôtác sắc, gọi là hữu vi. Hoàn toàn là hữu vi, phải biết là mười bảy giới, nghĩa là mười bảy giới khác, vì có nhân nên hoàn toàn là hữu vi.

Hỏi: Phân biệt pháp tướng như vậy là xong. Thế nào là pháp gồm nhiếp? Là tự tánh hay tha tánh?

Các pháp lìa tha tánh

Đều tự trụ tánh mình

Cho nên hết thảy pháp

Đều thuộc về tự tánh.

Các pháp lìa xa tha tánh: Nghĩa là mắt lìa xa tai. Như vậy, tất cả mọi việc, nếu tánh lìa tánh, mà gồm nhiếp lẫn nhau gọi là không tương ưng. Thế nên, không phải thuộc về tánh của cái khác. Sự việc đó có lỗi gì? Nghĩa là, nếu thuộc về tha tánh thì một pháp sinh diệt, tất cả pháp khác cũng sinh diệt. Điều này trái đạo lý. Do vậy, tha tánh không thể thâu nhiếp.

Mỗi pháp đều trụ nơi tánh của mình: Nghĩa là mắt tự trụ vào tánh của mắt, tất cả pháp đều như vậy. Thế nên, tất cả pháp đều thuộc về tự tánh của nó, tự tánh gồm nhiếp tất cả pháp. Ở đây, Sư đã nói tự tướng là nghĩa gồm nhiếp. Tự tướng này cũng có hai thứ: Sinh và phần giới hạn.

Sinh: Sắc ấm gồm thâu mười sắc nhập, cho đến sắc trong pháp nhập. Giới của mắt gồm thâu giới của mắt.

Phần giới hạn, nghĩa là một niệm gồm thâu một niệm, không gồm thâu niệm khác. Nếu gồm nhiếp pháp khác mà được tên, thì như đền đài, lầu gác gồm có nền, thềm, bực, cột, kèo, v.v…, đó là ngôn thuyết thế tục. Giới của mắt kia thuộc về một giới, một nhập, một ấm. Phải biết tất cả pháp cũng như vậy.

 

Phẩm 2: HÀNH

Đã nói tướng của các pháp sự sai khác về sinh nay sẽ nói:

Hỏi: Nếu tất cả pháp đều gồm nhiếp tự tánh thì với sức của mình lẽ ra cũng có khả năng sinh chăng?

Đáp:

Trước, không một năng sinh

Vì lìa xa bè bạn

Tất cả sức đây, kia

Các pháp mới được sinh.

Không một pháp nào là đầu tiên có khả năng sinh bằng cách xa lìa bè bạn: Nghĩa là tự tánh của các hành hữu vi rất yếu kém, cho nên không pháp nào với sức của mình mà có khả năng sinh!

Hỏi: Làm sao được sinh?

Đáp: Phải nhờ vào tất cả các pháp của năng lực kia đây mới được sinh. Các pháp hữu vi đều do sức kia đây mới sinh khởi. Như hai người đều ốm yếu, người này phải nhờ vào sức của người kia mới gượng đứng dậy nổi.

Hết thảy hành này nói lược có bốn thứ: Đó là sắc, tâm, tâm số pháp và tâm bất tương ưng hành. Sự sinh kia cũng có bốn thứ: Tạo sự nhận lấy, tạo sự nương dựa, tạo sự thêm lên, tạo trợ bạn.

Tạo sự nhận lấy: Là dựa vào quả của quả báo và phần ít của quả Trượng phu.

Tạo sự nương dựa, là các giới, sáu nhập, bốn đại tạo sắc.

Tạo sự thêm lên, là từ một sát na sinh ra các sự, tất cả pháp.

Tạo trợ bạn, là tâm kia và tâm số pháp này làm bạn với nhau và các tướng hữu vi.

Với các pháp hữu vi như vậy, ta sẽ nói trước tiên là chung với tâm cùng sinh làm trợ bạn.

Nếu có chỗ tâm sinh

Ắt cùng tâm cọng sinh

Các nhóm tâm pháp thảy

Và hành bất tương ưng.

Tâm: là Tâm, ý, thức. Nghĩa là một, mà tên khác. Tâm ấy phân biệt thiện, v.v…, phân biệt giới, phân biệt chủng loại. Căn cứ vào sự phân biệt mà phân biệt vô lậu, v.v… với vô lượng chủng loại khác nhau. Tâm này hoặc nương dựa, hoặc duyên, hoặc sinh ra trong một sát-na, sẽ quyết định cùng pháp tâm, tâm sở và tâm bất tương ưng hành phát sinh.

Hỏi: Thế nào là tâm, tâm số pháp?

Đáp:

Tưởng dục và xúc tuệ

Niệm, tư và giải thoát

Tác ý ở cảnh giới

Tam-ma-đề, thọ nhận v.v…

Tưởng: Đối với duyên có khả năng nhận lấy tướng mạo, nghĩa là nhận lấy các tướng nam, nữ, to, nhỏ, dài, ngắn, v.v…

Dục là yêu thích, mình ưa thích như thế, v.v…

Xúc là dựa vào duyên và tâm hòa hợp, như ánh sáng mặt trời và viên ngọc cùng hòa hợp sẽ sinh ra lửa.

Tuệ là khả năng hiểu biết về duyên, như đây là sắc, không phải vị, là sai, là đúng v.v…

Niệm là buộc niệm ở duyên, Tư là đối với thiện, bất thiện đều có tâm ràng buộc trái nhau.

Giải thoát là tâm trong duyên tâm chuyển biến không chướng ngại.

Tác ý là nhận lấy duyên một cách mạnh mẽ. Có người nói là nghĩa của tâm chuyên chú.

Tam-ma-đề là lúc nhận lấy duyên, tâm không tán loạn.

Thọ là nhận lãnh trong duyên với việc vui, không vui trái nhau.

Lúc tất cả tâm sinh

Sinh ấy Thánh đã nói

Đồng chuyển ở một duyên

Cũng lại thường tương ưng.

Khi tất cả tâm sinh, sinh ấy như bậc Thánh đã nói: Nghĩa là mười pháp như tưởng, v.v… cùng với tất cả tâm đều sinh nên gọi là đại địa. Vì là tâm địa rộng lớn nên gọi là đại địa.

Đồng chuyển biến ở một duyên: Nghĩa là mười pháp này cùng chung với tất cả tâm, đều cùng chuyển biến trong một duyên, không có duyên khác. Có năm thứ đồng: đó là tướng mạo, duyên, thời nương tựa và sự. Đồng một tướng mạo, một sự duyên, một lúc, một nương dựa, một việc.

Đồng là nghĩa là cùng tương ưng.

Cũng lại thường tương ưng: Nghĩa là sự sinh này thường tương ưng với tâm, kia đây cùng sinh. Vì tương ưng nhận lấy duyên, nên gọi là tương ưng.

Đã nói pháp tương ưng trong tất cả tâm. Nay sẽ nói không phải: pháp tương ưng trong tất cả tâm:

Các căn có: Tàm, Quý

Tín, Ỷ, Không buông lung

Không hại, Tinh tiến, Xả

Hoặc nhiệt và Giác Quán.

Các căn: Là hai căn thiện, không tham và không giận. Thể của căn thiện không ngu si là tuệ. Vì đại địa chung nên trong đây không nói.

Không tham nghĩa là đối với có và không chẳng mê đắm.

Không giận là đối với số chúng sinh không giận dữ.

Tàm là tôn trọng thân mình, biết nhục đối với việc ác.

Quý là tôn trọng pháp thế gian.

Tín là tin nhân quả không điên đảo.

Ỷ là tâm thiện lìa bỏ xấu ác, cảm thấy thư thái trong thân.

Không buông lung là dùng phương tiện điều phục, đối với việc nên làm, không nên làm, Xả tâm hoàn toàn tạo phương tiện, đấy là nghĩa tu thiện.

Không hại là đối với số chúng sinh không có tâm não hại.

Tinh tiến là lìa bỏ lỗi lầm xấu ác, tu tập công đức, tâm khuyên gắng giữ gìn làm tăng trưởng.

Xả là tâm bình đẳng, tất cả tâm thiện đều thuận theo đạo lý.

Mười pháp này đều có thể đạt được trong tất cả tâm thiện, gọi là đại địa thiện.

Hoặc nhiệt: Các phiền não như ngã kiến v.v… sẽ nói trong phẩm Sử.

Tâm thô gọi là giác, là nghĩa nhạnh nhẹn, nhạy bén. Tâm tế gọi là quán, là nghĩa nhỏ ít. Pháp này không thể có được trong tất cả tâm, hoặc có thể được, hoặc không thể được.

Sau đây, nếu là nhóm cho đến tâm số sinh khởi nay tôi sẽ nói:

Phân biệt tâm, tâm số pháp thiện v.v… thì có năm thứ nhóm: Bất thiện, thiện, không chung, vô ký ẩn mất và vô ký không ẩn mất. Cõi Dục, thành tựu cả năm thứ; cõi Sắc, cõi Vô Sắc thành tựu bốn thứ, trừ bất thiện.

Trong nhóm tâm bất thiện

Hai mươi mốt tâm số

Trong ba kiến, bớt một

Dục hai, kiến thiếu ba.

Có hai mươi mốt tâm số trong nhóm tâm bất thiện: Tâm bất thiện là tâm tương ưng với không hổ, không thẹn (vô tàm, vô quý).

Trong nhóm tâm này, có hai mươi mốt tâm số: Nghĩa là mười đại địa và giác, quán. Hai phiền não, tham, giận, mạn, nghi, trong đó, một là vô minh tham, cho đến nghi, v.v…. Phiền não kia và vô minh này không tương ưng với vô minh, sự tương ưng với vô minh kia cùng tương ưng với tất cả phiền não.

Bảy thứ sanh khởi phiền não, đó là không hổ, không thẹn, ngủ nghỉ, trạo cử, bất tín, buông lung, lười biếng.

Hỏi: Trong tất cả tâm bất thiện đều có hai mươi mốt tâm sở chăng?

Đáp: Không phải vậy. Vì đã bớt một trong ba kiến. Cõi Dục có hai kiến, thiếu ba: Tà kiến, kiến thủ, giới thủ. Có hai mươi pháp tương ưng với tâm, trong nhóm tâm bất thiện, trong số này trừ tuệ.

Cõi Dục có hai kiến, thiếu ba: Nghĩa là có mười tám pháp tương ưng với hai kiến thân và biên của cõi Dục, trừ tuệ như trước đã nói, trừ không hổ, không thẹn. Vì kiến là tánh của tuệ nên kiến trong tụ tương ưng là không có tuệ, không phải trong một tụ có đến hai tuệ. Hai kiến thân và biên là vô ký. Không hổ, không thẹn hoàn toàn là bất thiện, nên thiếu ba.

Tâm thiện hai mươi hai

Không chung có hai mươi

Vô ký có mười hai

Hối, miên đều được tăng.

Tâm thiện có hai mươi hai: Là mười đại địa, mười đại địa thiện, giác và quán.

Không chung có hai mươi, là trong hai mươi mốt thứ của nhóm tâm bất thiện, trừ một phiền não.

Không chung là chỉ có một vô minh, không phải sử khác.

Vô ký có mười hai: Có mười hai tâm sở trong nhóm vô ký không ẩn mất, đó là mười đại địa, giác và quán: trong số đó, có công đức của không tin v.v… và không có lỗi ác của tham v.v… Vì sao? Vì vô ký.

Không ẩn mất là không phải nhiễm ô.

Ăn năn, ngủ nghỉ đều tăng thêm: Theo đuổi, luyến tiếc, gọi là ăn năn. Sự ăn năn này có ba thứ: Thiện, bất thiện, vô ký, trong đó do hành tác của thiện, bất thiện nên gọi là thiện, bất thiện. Thiện, bất thiện đó có bốn thứ khác nhau:

Hoặc có thiện lập nên bất thiện, như thực hiện việc bố thí, v.v…

rồi ăn năn hối tiếc. Hoặc có trường hợp bất thiện lập nên thiện, như làm điều ác rồi ăn năn hối cải. Hoặc có bất thiện lập nên bất thiện, như làm ác rồi tiếc cho là ít. Hoặc có trường hợp thiện lập nên thiện, như làm việc thiện bố thí, v.v… rồi tiếc là còn ít. Nếu trường hợp ăn năn về oai nghi v.v… khác, đó là vô ký. Thế nên, có thêm sự ăn năn trong nhóm tương ưng với sự ăn năn. Về tâm sở khác, như trước đã nói. Trong đó, con người ăn năn không phải do các sử như tham, v.v… chuyển không phải là người không ngu si nảy sinh sự ăn năn, nên sự ăn năn bất thiện tương ưng trong nhóm, chỉ một vô minh là phiền não, không phải pháp khác, do vậy nên có hai mươi mốt thứ.

Sự ăn năn thiện tương ưng trong nhóm chỉ có thêm sự ăn năn.

Như vậy, hai mươi ba thứ vô ký không ẩn mất: Mười ba thứ ở đây đổi thay trong ba nhóm, đó là thiện, không chung, vô ký không ẩn mất.

Ngủ là ngủ nghĩ, trong đó tất cả năm nhóm đều chuyển đổi. Vì sao? Vì ngủ nghỉ có tâm bất thiện, nhiễm ô và vô ký, thế nên, trong nhóm đó tăng thêm một ngủ nghỉ. Về tâm sở khác, như trước đã nói.

Hai thứ ăn năn, ngủ nghỉ của ba nhóm như vậy đều chuyển biến thêm hai trong nhóm kia. Đấy là thứ lớp của tâm pháp ở cõi Dục.

Hỏi: Cõi Sắc, cõi Vô Sắc thế nào?

Đáp:

Sơ thiền lìa bất thiện

Nên biết như cõi Dục

Thiền trung gian, trừ giác

Quán cõi trên, cũng vậy.

Sơ thiền lìa bất thiện, nên biết như cõi Dục: Nghĩa là Sơ thiền lìa nhóm bất thiện, vì đã lìa không hổ không thẹn. Ngoài ra còn có bốn nhóm nữa, như đã nói ở cõi Dục.

Thiền trung gian trừ giác: Nghĩa là thiền trung gian trừ giác, ngoài ra như đã nói trong Sơ thiền.

Quán cõi trên cũng vậy: Tức là Nhị thiền trở lên, cho đến Hữu đảnh đều trừ giác, quán. Ngoài ra, như đã nói ở Sơ thiền.

Đã nói tâm, tâm số pháp do sức của bạn sinh, bây giờ sẽ nói: về sắc pháp.

Vi trần ở bốn căn

Mười thứ cần phải biết

Thân căn chín, ngoài tám

Tồn tại ở địa hương.

Vi trần ở bốn căn, có mười thứ cần nên biết, nghĩa là vi trần của nhãn căn có mười thứ, phải biết mười thứ này là nghĩa không rời nhau. Đó là, đất, nước, lửa, gió, sắc, hương, vị, xúc, nhãn căn và thân căn. Mười thứ này thường không lìa nhau. Tai, mũi, lưỡi cũng như vậy.

Thân căn có chín, tức trừ nhãn căn, v.v… các căn khác đều đồng với trước.

Ngoài có tám, tức là tám thứ vi trần trong pháp không phải căn, đó là bốn vi trần như sắc v.v… của bốn đại.

Hỏi: Bất cứ vi trần của cõi nào cũng đều nói như vậy sao?

Đáp: Là chỉ ở địa có hương. Đây là nghĩa trong cõi Dục, vì cõi đó có mùi hương. Vì vi trần của cõi Sắc lìa hương, vị, nên trừ hương, vị trong cõi ấy ra, còn lại như đã nói ở trước.

Hỏi: Trước đây đã nói, nếu lúc tâm sinh khởi, thì tâm số pháp kia và hành bất tương ưng đó phát sinh. Đã nói về tâm, tâm số pháp rồi, còn hành bất tương ưng là thế nào?

Đáp:

Tất cả hành hữu vi

Sinh, trụ và dị hoại

Thì cũng có bốn tướng

Kia, đây lại trái nhau.

Tất cả hành hữu vi, sinh, trụ, và dị, hoại, nghĩa là tất cả hành hữu vi đều có bốn thứ tướng: sinh, trụ, thay đổi, hư hoại. Vì chưa sinh mà sinh nên gọi là sinh sinh. Việc của tự nó đã thành lập gọi là trụ trụ. Vì đã suy yếu, đổi thay nên gọi là dị dị. Vì thế lực đã mất, nên gọi là hoại. Nên nói như vậy.

Nếu pháp hữu vi có được tướng như vậy thì gọi là tâm bất tương ưng hành. Nay tôi sẽ nói về tướng hữu vi: Vì việc này đều có thể biết, nên gọi là Tướng, như sinh, trụ, già, vô thường. Sinh là sự việc hữu vi sinh. Trụ là an lập. Lão là suy yếu, biến đổi. Vô thường là hư hoại. Chúng không phải cùng một lúc. Tạo ra sự sinh ấy là lấy việc sinh khởi làm nghiệp. Còn lại là nghiệp sau khi sinh xong. Thế nên, pháp hữu vi: sinh, trụ, đổi khác, diệt hoại không phải là một tướng.

Hỏi: Nếu tất cả pháp hữu vi có bốn tướng, thì pháp này cũng là hữu vi, ngoài ra, pháp này còn có tướng nào khác chăng?

Đáp: Pháp này cũng có bốn tướng, chung với tướng sinh kia, gọi là sinh của sinh, trụ của trụ, đổi khác của đổi khác, hoại diệt của hoại diệt.

Hỏi: Nếu như vậy, hóa ra là vô cùng?

Đáp: Tướng kia với tướng này, cùng tạo tác lẫn nhau, tướng này và tướng kia sinh ra lẫn nhau, tướng đó đây, sinh ra tướng đó đây. Như vậy, an trụ, rồi an trụ trong an trụ, tướng an trụ đó đây, cùng an trụ lẫn nhau. Đổi khác rồi đổi khác trong đổi khác, tướng đổi khác đó đây cùng đổi khác lẫn nhau. Hoại diệt, rồi hoại diệt trong hoại diệt, tướng hoại diệt đó đây, cùng hoại diệt lẫn nhau, nên không phải vô cùng.

Bốn pháp sau này là một pháp sinh sinh, việc sinh sinh không phải là pháp khác. Như vậy, an trụ và an trụ, việc an trụ và an trụ không phải là pháp khác. Pháp còn lại cũng như vậy.

Bốn thứ tướng trước, mỗi tướng đều tạo tám pháp sinh và sinh tám pháp. Nghĩa là ba tướng trước, bốn tướng sau sinh khởi tướng và pháp của tướng kia. Phải biết pháp khác cũng như vậy.

Đã nói các hành cùng sinh khởi. Nay sẽ nói thuận theo bạn mà sinh, không có trợ bạn thì không sinh khởi.

Sở tác-cộng-Tương tợ

Phổ biến-Tương ưng-báo

Từ sáu thứ nhân này

Chuyển sinh pháp hữu vi.

Sáu thứ nhân này chuyển sinh pháp hữu vi.

Nhân sở tác: Nghĩa là nếu pháp không làm chướng ngại pháp khác sinh, do sức này nên pháp kia được sinh. Như lúc mắt sinh tất cả pháp trừ tự tánh. Như vậy, tai v.v… trừ tự tánh, không phải tự tánh làm nhân cho tự tánh.

Nhân cộng: Là các hành và bạn cùng sinh khởi, như tâm, tâm số, tâm bất tương ưng hành,và tướng hữu vi. Như là vi trần của bốn đại tùy thuộc vào giới của tâm. v.v…

Nhân tương tợ: Là nếu nghĩa có khả năng sinh pháp tương tợ, như tập thiện sẽ sinh điều thiện, tập bất thiện sẽ sinh bất thiện. Như tập công xảo sẽ có thể hiểu biết công xảo. Như gieo trồng giống lúa mạch sẽ mọc lên lúa mạch, như vậy v.v… Nhân phổ biến: Là các phiền não đều tiếp nối nhau sinh. Như người chấp trước ngã kiến, do sức của kiến chấp mà ngã chấp trước đoạn, thường, chê bai tướng ấm, nghi hoặc nhận lấy sự thanh tịnh và lỗi do sự khinh mạn quá mức sinh ra. Pháp khác cũng như vậy, tất cả cùng khắp phải biết.

Nhân tương ưng: Nghĩa là tâm, tâm số pháp, do sức của đây kia mà cùng có sự chuyển biến trong một lúc, một duyên.

Hỏi: Nếu tâm, tâm số pháp sinh cùng một lúc, thì nhân cộng sinh với nhân tương ưng khác nhau thế nào?

Đáp: Nghĩa không lìa nhau là nhân tương ưng, nghĩa đồng một quả là nhân cộng sinh. Ví như cầm gậy thì theo nghiệp gậy, như lội qua sông thì tay phải bơi liên tục không ngớt.

Nhân báo: Là thọ lãnh sự sinh trong sanh của thế gian, với quả của sự việc tiếp nối nhau, gọi là sinh. Ví như làm điều thiện sẽ được quả đáng yêu, làm điều bất thiện sẽ gặp quả không đáng yêu.

Đã nói pháp của các nhân, nay sẽ nói, pháp theo nhân sinh

Báo sinh tâm, tâm pháp

Cùng tạp phiền não khác

Đều từ năm nhân sinh

Cộng sinh, cần nên biết.

Nếu báo sinh tâm, tâm số pháp và tâm, tâm số pháp cấu uế, v.v… đều từ năm nhân sinh: Báo sinh năm nhân của tâm, tâm số pháp, đó là nhân sở tác, nhân cộng sinh, nhân tương tợ, nhân tương ưng và nhân báo.

Nhân sở tác: Nghĩa là lúc pháp kia sinh, thì những việc tương tợ, không tương tợ, không gây trở ngại, ngăn cách.

Nhân cộng sinh: Nghĩa là bạn của cái kia cái này, sinh ra sự sinh của cái kia v.v… đều do sức bạn của tâm bất tương ưng hành mà sinh.

Nhân tương tợ: Nghĩa là trước sinh pháp vô ký, hoặc tạo ra sự hiểu biết này: Nhân của báo này sinh, không phải oai nghi, v.v… Vì sao? Vì nhân hơn hết kia, không phải làm nhân cho các yếu kém.

Nhân tương ưng: Nghĩa là sức của cái kia với cái này cùng chuyển vận trong một lúc, một duyên.

Nhân báo: Nghĩa là nhân kia, hoặc là nghiệp thiện, bất thiện. Đấy là nhân không có báo của tâm, tâm số pháp cấu uế của quả kia. Vì sao? Vì sự ẩn mất, không phải là quả của vô ký, mà là tánh của báo.

Nhân cùng khắp thứ năm do sức của nhân cùng khắp đó nên nhân này mới được sinh. Bốn nhân còn lại như trước đã nói.

Là bất tương ưng kia

Và pháp tương ưng khác

Trừ vô lậu đầu tiên

Vô lậu bốn nhân sinh.

Là bất tương ưng kia, nghĩa là báo sinh sắc và báo sinh tâm, bất tương ưng hành đều từ bốn nhân sinh, đó là: Nhân sở tác, nhân cộng sinh, nhân tương tợ, nhân báo. Sắc cấu uế và tâm cấu uế, hành bất tương ưng, cũng từ bốn nhân sinh, đó là: Nhân sở tác, nhân cộng sinh, nhân tương tợ, nhân phổ biến và pháp tương ưng khác trừ vô lậu đầu tiên.

Từ bốn nhân kia sinh: Nghĩa là pháp tâm, tâm sở khác, trừ vô lậu ban đầu. Cũng từ bốn nhân sinh, đó là: Nhân sở tác, nhân cộng sinh, nhân tương tợ, nhân tương ưng. Khác nghĩa là vô ký, không ẩn mất, trừ báo.

Nếu bất tương ưng khác

Tương tợ nên biết ba

Và các tương ưng khác

Pháp vô lậu đầu tiên.

Nếu pháp bất tương ưng khác giống nhau, phải biết có ba: Nghĩa là trước đã nói tâm bất tương ưng và bất tương ưng khác, khác ấy gọi là khác.

Bất tương ưng khác đó là thiện, vô ký không ẩn mất, trừ báo.

Nếu nhân tương tợ kia thành tựu, trừ vô lậu ban đầu, thì từ ba nhân sinh, đó là: Nhân sở tác, nhân cộng sinh và nhân tương tợ. Và các tương ưng khác, pháp vô lậu ban đầu, là pháp tương ưng với vô lậu mới sinh, cũng từ ba nhân sinh, đó là: Nhân sở tác, nhân cộng sinh và nhân tương ưng. Không có pháp giống nhau, vì trước sinh vô lậu không có nhân tương tợ.

Trong đó, bất tương ưng

Từ hai nhân mà sinh

Nếu từ một nhân sinh

Thì không có việc ấy.

Trong đó bất tương ưng, từ hai nhân sinh, là sắc trong nhóm vô lậu mới sinh và tâm bất tương ưng hành, đều từ hai nhân sinh, đó là: Nhân sở tác và nhân cộng sinh.

Đã nói tất cả pháp hữu vi nếu từ một nhân sinh thì không có việc ấy: Hết thảy pháp nhất định từ nhân sở tác, nhân cộng sinh mà sinh, nhân khác thì không nhất định, cho nên, không có pháp nào từ một nhân sinh.

Đã nói sự khác nhau của nhân. Đức Thế Tôn đã dùng nhân như vậy để hóa độ chúng sinh, cho nên nói duyên. Nay sẽ nói về duyên

Thứ đệ cũng duyên duyên

Tăng thượng và nhân duyên

Pháp từ bốn duyên sinh

Là do Thế Tôn nói.

Bốn duyên như vậy, sinh ra tất cả pháp hữu vi.

Duyên thứ đệ ấy: Nghĩa là mỗi tâm sinh đều theo thứ lớp tiếp nối nhau, nhằm tạo ra phương tiện dung nạp.

Duyên duyên là cảnh giới của pháp tâm, tâm sở, dựa theo phương tiện, duyên với cảnh giới đó, nên có công năng sinh khởi.

Duyên tăng thượng là lúc pháp sinh không gây chướng ngại, như vua tự tại, tức nhân sở tác mà trước đã nói.

Duyên nhân là trừ nhân sở tác, năm nhân còn lại là duyên nhân.

Hỏi: Nhân và duyên có gì khác nhau?

Đáp: Có thuyết nói: Không có khác nhau.

Ta nói nhân như pháp hạt giống.

Duyên là gìn giữ phương tiện kia như đất, phân, v.v…

Đã phân biệt duyên. Nay sẽ nói về pháp theo duyên sinh

Tâm và các tâm pháp

Là từ bốn duyên sinh

Hai chánh thọ, từ ba

Pháp khác nói có hai.

Tâm và các tâm pháp, từ bốn duyên sinh, nghĩa là tâm, tâm số pháp từ bốn duyên sinh ra. Trước đây đã chấp nhận pháp này là duyên thứ đệ.

Cảnh giới là duyên duyên: Trừ tự tánh, ngoài ra, tất cả pháp đều là duyên tăng thượng.

Nhân cộng sinh, nhân tự phân và nhân tương ưng đều là duyên nhân, đôi khi có nhân phổ biến, nhân báo.

Hai chánh thọ từ ba: Nghĩa là chánh thọ vô tưởng, chánh thọ diệt tận, đều từ ba duyên sinh. Hai tâm nhập định của hai chánh thọ là duyên thứ đệ. Duyên thứ đệ ấy, trước hết là sinh khởi sự nhớ nghĩ chánh thọ và tâm chánh thọ. Giới, địa thiện, tự phần gọi là nhân tương tợ.

Sinh, trụ, đổi thay, hư hoại của sự sinh chung được gọi là nhân cộng sinh.

Hai nhân như vậy là duyên tăng thượng của duyên nhân kia, như trước đã nói.

Pháp khác nói có hai, nghĩa là tâm bất tương ưng hành khác, sắc được sinh từ hai duyên, là duyên nhân và duyên tăng thượng.

Hỏi: Vì sao pháp này gọi là hành?

Đáp:

Nhiều pháp sinh một pháp

Cũng có thể sinh nhiều

Vì duyên hành làm ra

Gọi là hành nên biết.

Nhiều pháp sinh một pháp, cũng có khả năng sinh ra nhiều pháp, nghĩa là một pháp nhờ sức nhiều pháp nên sinh, thì cũng có khả năng sinh nhiều pháp.

Như vậy, tất cả sức của pháp kia đây đã duyên với việc làm của hành, nên gọi là hành. Cần phải biết nghĩa là vì hành này vừa là duyên, vừa là hành, nên gọi là duyên hành. Vì duyên với hành mà làm ra nên gọi là duyên hành. Việc làm này cũng có khả năng làm duyên hành, nên gọi là hành. Nói như vậy nghĩa là hành này, vì cái khác mà làm, cũng có khả năng làm cái khác, nên gọi là hành.

Thứ lớp là chuyển sanh tự địa. Ở tự địa, tất cả các phiền não đối với tự địa, phiền não theo thứ lớp duyên có thể được, mỗi pháp thứ lớp sanh, tất cả địa trên cũng sanh địa dưới.

Việc này nên phân biệt: Trên cõi trời Phạm thiên qua đời, thứ lớp sanh trong tất cả cõi Dục. Nếu trong đó tâm ô uế mà qua đời thì trong đây hoàn toàn là tâm ô uế nối tiếp nhau, tất cả địa như thế. Đã nói về tự tướng các sử, phiền não như thế, Đức Thế Tôn vì giáo hóa nên nói nhiều thứ, nay sẽ phân biệt.

Hỏi: Đức Thế Tôn nói bảy sử: Dục ái, khuể, hữu ái, mạn, kiến, nghi và vô minh, việc này thế nào?

Đáp:

Năm thứ dục cõi Dục,

Đây gọi sử dục ái,

Sắc, Vô sắc như trên,

Hữu ái sẽ phân biệt.

Năm thứ dục cõi Dục, đây gọi sử dục ái: Là kiến khổ, tập, diệt, đạo đoạn và Tư duy đoạn. Cõi Sắc, cõi Vô Sắc như trên, hữu ái, sẽ phân biệt: năm thứ ái cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng vậy.

Khuể tức là sử khuể

Năm thứ như trước nói,

Kiêu mạn và vô minh

Mười lăm ở ba cõi.

Khuể tức là sử khuể, năm thứ như trước nói, sân khuể cũng có năm thứ như thế; Kiêu mạn và vô minh, mười lăm ở ba cõi: Mạn ở cõi Dục có năm thứ, cõi Sắc có năm thứ, còn Vô sắc có năm thứ. Vô minh cũng thế.

Sử kiến ba mươi sáu

Nói rộng trong ba cõi,

Sử nghi có mười hai,

Bảy này có tên khác.

Sử kiến ba mươi sáu, nói khắp trong ba cõi: Cõi Dục có mười hai kiến: Năm thứ thấy khổ thì dứt, năm thứ thấy tập thì dứt, hai thứ thấy diệt thì dứt, ba thứ thấy đạo thì dứt. Cõi Sắc, cõi Vô Sắc cũng vậy. Năm do kiến Khổ đoạn, hai do kiến Tập đoạn, hai do kiến Diệt đoạn và ba do kiến Đạo đoạn. Cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy.

Sử Nghi có mười hai: Cõi Dục có bốn là Kiến khổ, Tập, Diệt, Đạo đoạn. Cõi Sắc, Vô sắc cũng vậy. Bảy pháp này có tên khác: Phiền não này gọi là ách, thọ lưu, lậu.

Hỏi: Vì sao?

Đáp:

Ách buộc và thọ lưu,

Lậu, tất cả vô cùng

Các ách và thọ lưu

Phiền não là gọi lậu.

Vì ràng buộc tất cả chúng sanh nên gọi là ách. Vì là công cụ thọ sanh nên gọi là tho. Vì rót chảy xuống tất cả chúng sanh nên gọi là lưu.

Vì rò rỉ tất cả vô cùng nên gọi là lậu.

Đã nói về các tướng, bây giờ sẽ nói về căn tương ưng.

Pages: 1 2 3 4 5 6