A TỊ ĐÀ YẾT LẠT NÃ TĂNG GIÀ LAM

Phật Quang Đại Từ Điển

(阿避陀羯剌拿僧伽藍) Phạm: Avidhakarịa-saôghàràma. Dịch ý là Chùa không xỏ vòng tai. Chùa ở phía đông nước Ba la ni tư (Phạm: Vàràịasì) thuộc trung Ấn độ, cách thủ phủ (nay làGhàzìpur) nước Chiến chủ (Phạm, Pāli: Yudhapati) hơn sáu mươi cây số về phía đông. Cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 7 nói, thì ngôi chùa này không được rộng lắm, nhưng chạm trổ rất tinh vi mĩ thuật, cây cối hoa lá và hồ nước trong giao hòa nhau, đình đài lầu gác thiết kế rất thứ lớp, tăng chúng đi đứng nghiêm túc, uy nghi tề chỉnh.Về nguyên do tên ngôi chùa từ đâu mà ra, thì cứ theo truyền thuyết, có hai, ba sa môn hiếu học, người nước Đổ hóa la ở phía bắc Đại tuyết sơn, cùng phát nguyện đến Ấn độ đi chiêm bái các nơi Phật tích, vì bị coi là người biên địa hèn hạ nên bị khinh miệt, không được phép ngủ nghỉ trong chùa, đói khát rét mướt đến nỗi thân hình tiều tụy. Một hôm, nhà vua tuần du qua đó, thấy họ chưa xỏ tai, không đeo vòng, quần áo rách rưới, thân hình nhơ bẩn, nhà vua lấy làm lạ bèn hỏi nguyên do, khi biết được rồi thì sinhh lòng thương xót, vua mới cho xây cất ngôi chùa tại nơi đó, rồi ra lệnh ngôi chùa này chỉ dành riêng cho các tăng không xuyên tai ở và cấm chỉ các tăng xỏ tai không được ở. Đó là nguyên do sáng lập và đặt tên ngôi chùa. [X. Giải thuyết tây vực kí; S. Beal: Buddhist Records of The Western World, Vol.II]