A THÙY

Phật Quang Đại Từ Điển

(阿誰) Tiếng dùng trong Thiền lâm. Hàm ý là ai?. Chữ A là tiếng đầu tiên, âm là ốc, cách xưng hô đối với những người thân thiết, phần nhiều bắt đầu bằng tiếng A. Đời Ngụy Tấn trở về sau, phong tục này càng thịnh hành, hoặc đặt nó trên tên người, hoặc đặt trước tên chữ, hoặc đặt trước họ, như trong Tam quốc chí chép Ngô quốc Lữ mông, gọi là: A mông nước Ngô, cho đến người đời gọi trẻ con thường gọi A mỗ, vì thế A thùy hàm ý là ai?, ai đó?. Trong Thiền lâm, từ này thường được chuyển dụng để chỉ Phật tính, như Tha thị a thùy? (Người ấy là ai?), A thùy thoại đoạn chỉ? (Ai nói chuyện dứt giấy?), đều là những tiếng trên cửa miệng khi tham cứu các công án. Bởi vì, sự tham cứu về tính Phật mà ai ai cũng vốn có, là một việc lớn của Thiền môn. Đối với mệnh đề Tha thị a thùy? (Người ấy là ai?), đặc biệt dùng nghi vấn từ A thùy (ai?) để gọi thay Phật tính, đồng thời, lấy đó làm đối tượng tham cứu, khiến người ọc hiểu rằng, chủ từ Người ấy trong mệnh đề Người ấy là ai?, chẳng phải tìm cầu ở bên ngoài mà được, cũng chẳng phải chấp trước trong nội tâm mà có thể tìm được. Như Thiền tông vô môn quan, tắc 45 (Đại 48, 298 hạ): Thích ca, Di lặc cũng là đầy tớ của người ấy, thử nói người ấy là ai? (Lời của Đông sơn Diễn tổ sư).