A THỊ ĐA PHẠT ĐỂ HÀ

Phật Quang Đại Từ Điển

(阿恃多伐底河) A thị đa phạt để, Phạm: Ajitavatì. Dịch ý là Vô thắng. Con sông ở nước Câu thi na yết la thuộc trung Ấn độ. Còn gọi là A thị đa bạt để hà, A nhĩ đa phạ để hà. Nói tắt là Bạt đề hà. Đức Thế tôn nhập Niết bàn bên tây ngạn con sông này, vì thế nó được nổi tiếng. Sông này cũng có người phiên là A lị la bạt đề hà. Đại đường tây vực kí chú quyển 6 (Đại 51, 903 trung): Các nhà dịch cũ phiên A lị la bạt đề hà là sai, trong sách nói Thi lại noa phạt để hà, dịch là sông có vàng. Tên dịch A lị la bạt để hà có xuất xứ từ kinh Niết bàn (bản Bắc) quyển 1, nhưng trong kinh Niết bàn (bản Nam) quyển 1, thì lại dịch là A di la bạt đề hà. Lại luật Tứ phần quyển 36 thì gọi là A di la bà đề hà, luật Ngũ phần quyển 7, quyển 8, thì gọi là A di la hà. Thiện kiến luật tì bà sa quyển 7 gọi là A dần la ba đế dạ giang, Hữu bộ tì nại da quyển 40, gọi là A thị la bạt-để hà. Đây có thể là tên dịch âm trong tiếngPāli Aciravatì. Ngoài ra, Thi lại noa phạt để hà còn được gọi là Hinh liên nhiên bát để hà, Hi liên nhã bà để hà, Hi liên thiền hà, Hê liên khê thủy, tương đương với tên Pāli Hiraĩĩavatì, tên PhạmHiraịyavatì, hàm nghĩa là có vàng. Tóm lại, ngài Huyền trang coi ba tênAjitavatì,Hiraịyavatì vàAciravatì cùng là một con sông. Về vị trí của con sông này, thì T. Watters cho là sông Can-đạt-khắc (Gandak) ngày nay; R. Bahàdur thì cho sông Tiểu lạp phổ đề (Little Rapti) ngày nay tức là sông A di la bạt đề ngày xưa, và cho sông Can đạt khắc là sông Thi lại noa phạt để ngày xưa. [X. Cao tăng Pháp hiển truyện; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.7; Giải thuyết tây vực kí; Ấn độ Phật tích thực tả giải thuyết; T. Watters: On Yuan Chwang, Vol.II].