Phật Quang Đại Từ Điển

A NẬU ĐẠT TRÌ

(阿耨達池) A nậu đạt, Phạm: Anavatapta, Pāli: Anotatta. Tương truyền là nơi phát nguyên của bốn con sông lớn ở Diêm phù đề. Còn gọi là A nậu đại tuyền, A na đạt trì, A na bà đáp đa trì, A na bà đạp trì, nói tắt là A nậu. Dịch ý là hồ mát mẻ, hồ không nhiệt não. Cứ theo luận Đại tì bà sa quyển 15 và luận Câu xá quyển 11 chép, thì hồ này nằm về phía bắc núi Đại tuyết, phía nam núi Hương túy (Phạm: Gandhamàdana, nay là núi Kailana), gọi là hồ không nhiệt não, chu vi tám trăm dặm, bờ hồ được trang hoàng bằng bốn thứ báu là vàng, bạc, lưu li và pha lê, hồ đầy cát vàng, sóng gợn trong suốt như gương, có rồng chúa ở, tên là A nậu đạt, nước hồ trong và mát. Phía đông hồ có cửa sông Hằng (Phạm: Gagà), phía nam là sông Tín độ (Phạm: Sindhu), phía tây là sông Phọc sô (Phạm: Vakwa), phía bắc là sông Sí đa (Phạm:Zìta). [X. kinh Trường a hàm Q.18; kinh Khởi thế Q.1; kinh Đại lâu thán Q.1; Thiện kiến luật tì bà sa Q.1, Q.2; luận Đại trí độ Q.3, Q.7; Đại đường tây vực kí Q.1; Tuệ lâm âm nghĩa Q.1, Q.25, Q.27; Phiên dịch danh nghĩa tập Q.7]. (xt. Tứ Hà).