Phật Quang Đại Từ Điển

A MA LA BÀ ĐỀ

Phạm:Amaràvatì. Còn gọi là A mã lạp ngõa. Đô thành của nước Đà na yết trách ca (Phạm:Dhànyakaỉaka) cổ xưa ở Ấn Độ. Nằm ở miền hạ du sôngKistna (tên xưa là Kfwịa) phía nam Ấn độ. Từ triều đại Huân ca vương đến nay, Am ma la bà đề là trung tâm văn hóa và mĩ thuật của Phật giáo. Tại đây, năm 1797, Chuẩn tướng Mackenjie đã phát hiện một ngôi tháp lớn. Cứ theo truyền thuyết thì ngôi tháp được dựng vào khoảng thế kỉ thứ II, hoặc cho là được xây cất từ thời đại vua A dục (khoảng thế kỉ thứ III trước Tây lịch). Là một trong ba ngôi tháp Phật cỡ lớn tại Ấn độ cổ đại. Hình tháp là hình bát úp, nhưng phần nhiều đã hư nát, nay chỉ còn nền tháp và lan can bằng đá bao chung quanh. Lan can có hai lớp trong và ngoài, làm bằng những tảng đá nhẵn, cao độ bốn mét, hai mặt trong ngoài đều có chạm trổ, các hình được chạm trổ là tiền thân của đức Phật (Bản sinh đàm), rồng rắn cây cối, xem thế đủ biết đương thời, sự sùng bái rồng rắn cây cối cũng thịnh hành. Cũng có thuyết cho rằng ngôi tháp này tức là dấu vết nền cũ còn sót lại của ngôi chùa A phạt la thế la được ghi chép trong Đại đường tây vực kí quyển 10. Ngoài ra, theo mĩ thuật chạm trổ hình tượng nổi của đức Phật được phát hiện, người ta có thể biết, suốt một giải từ Kiền đà la ở phía tây bắc Ấn độ, đến Ma thâu la ở trung Ấn độ, đều đã chịu ảnh hưởng của mĩ thuật Hi lạp. Những tượng Phật và chùa tháp được tìm thấy ở thành này, về cách tạo hình, cũng tương tự như tượng Phật và chùa tháp được phát hiện tại Tích lan, Thái lan và Nam dương. Giới học thuật gọi các loại hình này là hình A ma la bà đề. Lại ngoài tượng Phật và chùa tháp ra, người ta còn đào thấy rất nhiều kinh Phật. [X. Giải thuyết tây vực kí; Phật giáo chi mĩ thuật cập lịch sử].