Phật Quang Đại Từ Điển

A MA LA TỪ ĐIỂN

(阿摩羅辭典) Phạm: Amara-koza. Nguyên ý là kho chữ A ma la, tên gọi chung của bộ từ điển tiếng Phạm:Nàmaligànuzàsana (nghiên cứu về danh và tính), do Amara-siôha (ở khoảng từ 550 đến 750), người Ấn độ, soạn. Còn gọi là Đức lê khảm để (Phạm: Trikàịđi). Tất cả do ba bộ cấu thành, nội dung như sau: Bộ thứ nhất thu tập các ngữ vựng liên quan đến sự phân loại về thần, cõi trời, sao, thời gian, tư duy, cảm tình, âm nhạc, ngôn ngữ, vũ điệu, cõi đất, địa ngục v.v… Bộ thứ hai thu tập các ngữ vựng về nước, bể, cá, thực vật, đo lường, đường sá, đô thị, núi, rau cỏ, trai gái, trang sức phẩm, bốn họ, bệnh tật, tôn giáo, chiến tranh, nông nghiệp, thương nghiệp v.v… Bộ thứ ba thu tập các tiếng về tên người, tên vật, tiếng đồng nghĩa, tiếng đồng âm khác nghĩa và pháp tắc có liên quan đến tính chất của ngôn ngữ. Toàn thiên dùng vận văn điệu Anuwỉubh, tất cả có một vạn ba nghìn lời. Các loại tự và các chữ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Phạm hiện còn, khiến cho bộ từ điển, không những là xưa nhất, hoàn bị nhất, mà cũng còn là kiệt tác trong loại sách này, đến nay vẫn được coi là bộ từ điển có uy tín về văn pháp tiếng Phạm. Về các chú thích của sách này, cứ theo truyền thuyết, có năm mươi bộ, trong đó, trọng yếu hơn cả thì có:Kwirasvàmin, thế kỉ XI, Mahezvara và Subhùti (-candra), Sarvànanda, thế kỉ XII, Ràyamukuỉa, thế kỉ XV. Lại trong Đại tạng kinh Đan châu nhĩ của Tây tạng, cũng có bộ từ điển này và có bản dịch tiếng Tây tạng của các sách chú thích. [X. A. A. Macdonell: History of Sancrit Literature –India’s past – A survey of her Literature, Religions, Languages and Antiquities; M. Winternitz: Geschichte der indischen Literatur, Bd.III ].