A LA HÁN NAN-ĐỀ-MẬT-ĐA-LA NÓI VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA PHÁP

Tam tạng Pháp sư Huyền Trang, Đời Đại Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Truyện kể rằng: Trong khoảng tám trăm năm sau khi Đức Phật Bạc-già-phạm nhập Niết-bàn, tại thành đô của vua Thắng Quân, nước Chấp sư tử, có vị A-la-hán tên là Nan-đề Mật-đa-la (đời Đường dịch là Khánh Hữu). Vị này có đủ tám Giải thoát, ba Minh, sáu Thông, trí Vô tránh nguyện, định Biên tế… đầy đủ tất cả vô lượng công đức, có oai thần lớn, tiếng đồn vang xa. Ngài dùng lực của trí nguyện có thể biết rõ các thứ tâm hành của tất cả loài hữu tình ở cõi này. Ngài lại hay tùy thuận tạo nhiều lợi ích. Khi hóa duyên đã ngày, lúc sắp nhập Niết-bàn, ngài cho tập hợp Bí-sô và Bí-sô-ni để nói về các công đức nhiệm mầu mà mình đã chứng được cùng các hạnh nên làm để lợi lạc tất cả hữu tình… Các sự nghiệp cao quý đều đã làm ngày cả rồi. Lúc đó ngài bảo đại chúng rằng:

-Từ nay trở đi ta không còn làm việc gì nữa, chỉ còn việc trở về với Vô dư Niết-bàn mà thôi. Vậy các nhân giả biết có những nghi ngờ gì thì nên hỏi.

Khi ấy đại chúng nghe lời ấy ngày, liền lăn lộn trên đất cất tiếng gào khóc. Có kẻ thưa rằng:

-Đức Phật Bạc-già-phạm nhập Niết-bàn đã lâu, các vị đệ tử Phật cũng nối nhau mà tịch diệt, cõi thế gian này sẽ trống vắng lâu dài, không có bậc Chân điều ngự. Nay chỉ có Tôn giả là con mắt của hàng trời, người. Vì sao ngài lại muốn rời bỏ chúng con mà đi. Cúi mong ngài rủ lòng thương xót sống thêm một thời gian ngắn nữa.

Tôn giả Khánh Hữu an ủi khuyên bảo chúng rằng:

-Không nên khóc lóc, các nhân giả nên biết rằng pháp thế gian như thế có sinh tất có diệt. Chư Phật, Như Lai đã hàng phục được bốn ma nên rất tự tại về tuổi thọ. Nhưng vì tùy thuận đời nên các ngài cũng phải thị hiện có Niết-bàn, huống là bọn chúng ta đâu thể sống hoài được. Nếu ta tùy thuận theo lời cầu xin của quý vị thì cũng chẳng ích lợi gì. Theo ý đó chớ nên buồn rầu, chỉ có điều gì còn nghi ngờ thì hãy nhanh chóng hỏi đi.

Các Bí-sô tuy nghe lời dạy bảo thế nhưng cũng còn sụt sùi hồi lâu rồi mới thưa hỏi rằng:

-Chúng con chưa biết là chánh pháp Vô thượng của Đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni sẽ trụ trong thời gian bao lâu?

Tôn giả bảo rằng:

-Quý vị hãy lắng nghe! Trước kia Đức Như Lai đã nói kinh Pháp Trụ rồi, nay ta sẽ nói sơ lược lại. Đức Phật Bạc-già-phạm khi sắp nhập Niết-bàn đã phó chúc pháp Vô thượng lại cho mười sáu vị Đại A-la-hán cùng các quyến thuộc… khiến phải giữ gìn để chánh pháp không diệt mất. Lại bảo các vị ấy phải đích thân làm Chân Phước Điền cho các thí chủ để giúp các thí chủ được quả báo lớn.

Khi ấy đại chúng nghe Tôn giả bảo thế thì cũng đã khuây khỏa phần nào, liền hỏi lại rằng:

-Bọn chúng con không biết rõ tên của mười sáu vị A-la-hán mà ngài nói đó là những vị nào

Ngài Khánh Hữu đáp:

-Tôn giả thứ nhất tên là Tân Độ La-bạt-la-nọa-xà, Tôn giả thứ hai tên Ca-nặc-ca-phạt-sa, Tôn giả thứ ba tên là Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọaxà, Tôn giả thứ tư tên là Tô-tần-đà, Tôn giả thứ năm tên là Nặc-cự-la, Tôn giả thứ sáu tên là Bạt-đà-la, Tôn giả thứ bảy tên là Ca-lý-ca, Tôn giả thứ tám tên là Phạt-xà-la-phất-đa-la, Tôn giả thứ chín tên là Tuấtbác-ca, Tôn giả thứ mười tên là Bán-thác-ca, Tôn giả thứ mười một tên là La-hộ-la, Tôn giả thứ mười hai tên là Na-già-tê-na, Tôn giả thứ mười ba tên là Nhân-yết-đà, Tôn giả thứ mười bốn tên là Phạt-na-bà-tư, Tôn giả thứ mười lăm tên là A-thị-đa, Tôn giả thứ mười sáu tên là Chú-đồbán-thác-ca. Cả mười sáu vị Đại A-la-hán đó, tất cả đều đầy đủ Tam minh, Lục thông, tám Giải thoát và vô lượng công đức, lìa nhiễm cả ba cõi, trì tụng ba tạng thông suốt cả ngoại điển, tuân lời Phật dạy, dùng sức thần thông kéo dài tuổi thọ… cho đến luôn hộ trì chánh pháp của Đức Thế Tôn khi còn ở trên đời và các ngài còn làm Chân phước điền cho các thí chủ, khiến người bố thí được quả báo lớn.

Khi đó chúng Bí-sô và Bí-sô-ni lại thưa hỏi rằng:

-Bọn chúng con không biết rõ mười sáu vị Tôn giả đó phần nhiều ở chốn nào để hộ trì chánh pháp làm lợi ích các hữu tình?

Ngài Khánh Hữu đáp rằng:

-Vị Tôn giả thứ nhất cùng với quyến thuộc của mình gồm một ngàn vị A-la-hán phần nhiều châu châu Tây Cù-đà-ni Vị Tôn giả thứ hai cùng quyến thuộc của mình gồm năm trăm vị A-la-hán phần nhiều châu phía Bắc nước Ca-thấp-di-la. Vị Tôn giả thứ ba cùng quyến thuộc của mình gồm sáu trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Đông Thắng thần châu. Vị Tôn giả thứ tư cùng quyến thuộc của mình gồm bảy trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Bắc Câu-lô châu. Vị Tôn giả thứ năm cùng quyến thuộc của mình gồm tám trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Nam Thiệm bộ châu. Vị Tôn giả thứ sáu cùng quyến thuộc của mình gồm chín trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Đam-một-la châu. Vị Tôn giả thứ bảy cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn vị A-la-hán phần nhiều Tăng-già-đồ. Vị Tôn giả thứ tám cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn một trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Bát-thích-noa Vị Tôn giả thứ chín cùng quyến thuộc của mình gồm chín trăm vị A-la-hán phần nhiều vùng núi Hương túy. Vị Tôn giả thứ mười cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn ba trăm vị A-la-hán phần nhiều châu trời Tam thập tam. Vị Tôn giả thứ mười một cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn một trăm vị A-la-hán phần nhiều châu Tất-lợi-dương-cù châu. Vị Tôn giả thứ mười hai cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn hai trăm vị A-la-hán phần nhiều châu vùng núi Bán-độ-ba. Vị Tôn giả thứ mười ba cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn ba trăm vị A-la-hán phần nhiều châu vùng núi Quảng hiếp. Vị Tôn giả thứ mười bốn cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn bốn trăm vị A-la-hán phần nhiều châu vùng núi Khả trụ. Vị Tôn giả thứ mười lăm cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn năm trăm vị A-la-hán phần nhiều châu ngọn núi Linh thứu. Vị Tôn giả thứ mười sáu cùng quyến thuộc của mình gồm một ngàn sáu trăm vị A-la-hán phần nhiều châu vùng núi Trì trục.

-Này các Nhân giả! Nếu thế giới này, tất cả vua chúa, các quan tể tướng, đại thần, cư sĩ, trưởng giả, kẻ nam người nữ đều phát tâm thanh tịnh mạnh mẽ, vì bốn phương Tăng mà thiết lập hội Đại bố thí, hoặc mỗi năm năm lập hội Vô già thí, hoặc thiết lập đại hội ăn mừng chùa mới, tượng mới, kinh mới phiên dịch. Hoặc thiết lập hội Đại phước thỉnh mời chư Tăng đến trư xứ của mình ở lâu dài, hoặc đến chùa chỗ kinh hành… bày bố đủ các tọa cụ, ngọa cụ đẹp quy y phục thuốc men thức ăn uống, phụng thí cho toàn thể chúng Tăng. Lúc đó mười sáu vị Đại A-la-hán này cùng các quyến thuộc tùy chỗ thích ứng mà chia nhau đến dự hội, hiện đủ mọi hình tướng, dấu đi tướng Thánh hiền, cùng giống chúng phàm phu, kín đáo thọ nhận của cúng thí, khiến các thí chủ được quả báo thù thắng. Mười sáu vị Đại A-la-hán đó hộ trì chánh pháp làm lợi ích các loài hữu tình như thế cho đến khi tuổi thọ của loài người ở châu Nam Thiệm bộ này giảm xuống quá ngắn còn mười tuổi, kiếp đao binh nổi lên, giết chóc lẫn nhau. Lúc đó Phật pháp tạm thời diệt mất. Sau kiếp đao binh thì tuổi thọ loài người tăng dần lên đến mức một trăm tuổi. Khi đó loài người ở châu Thiệm bộ này, chán cảnh giết hại đau khổ của kiếp đao binh trước lại thích tu thiện. Lúc đó, mười sáu vị Đại A-la-hán này cùng các quyến thuộc lại hiện ra chốn nhân gian, khen bày diễn nói chánh pháp vô thượng, độ vô lượng chúng sinh khiến họ xuất gia, làm vô số lợi ích cho tất cả hữu tình. Như thế đế khi tuổi thọ của loài người ở châu này tăng lên sáu vạn tuổi, thì chánh pháp Vô thượng truyền bá khắp thế gian rạng rỡ không dứt. Sau khi loài người có tuổi thọ đến bảy vạn tuổi thì chánh pháp Vô thượng mới diệt mất vĩnh viễn. Lúc bấy giờ, mười sáu vị Đại A-la-hán này cùng các quyến thuộc ở trên châu này cùng tụ họp nhau lại, rồi dùng sức thần thông xây dựng tháp Phật bằng bảy báu rất cao rộng vô cùng trang nghiêm tráng lệ. Trong tháp xá-lợi của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác đều để đủ trong ấy. Khi đó, mười sáu vị Đại A-la-hán và các quyến thuộc cùng đi nhiễu quanh tháp dùng các thứ hương hoa đến cúng dường và cung kính khen ngợi. Khi đi nhiễu quanh cả trăm ngàn vòng và chiêm ngưỡng kính lễ ngày, thì tất cả đều bay lên hư không hướng về tháp Phật đồng thưa rằng: “Kính lễ Đức Thế Tôn Thích-ca Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Chúng con nhận lời Phật dạy đã hộ trì chánh pháp và làm vô số lợi ích cho hàng trời, người, pháp tạng nay đã diệt rồi, hóa duyên đã cùng khắp, giờ đây xin từ biệt để diệt độ”. Khi nói ngày thì tất cả cùng lúc đều nhập Vô dư Niết-bàn. Do định nguyện lực từ trước nên lửa nổi lên thiêu đốt toàn thân, như ngọn đuốc lớn sáng rực, đốt cháy tan hài cốt không còn sót lại chút gì. Lúc đó tháp Phật bỗng sâu xuống đất đến tầng Kim luân mới dừng lại. Lúc bấy giờ, chánh pháp Vô thượng của Đức Thế Tôn Thích-ca Mâu-ni ở tam thiên đại thiên thế giới này mất hẳn không hiện ra nữa. Từ đó về sau trong cõi nước Phật này có bảy vạn câu-chi vị Độc giác liên tục xuất hiện, đến khi tuổi thọ loài người đến tám vạn tuổi thì các Thánh chúng Độc giác lại cùng diệt độ. Sau khi Đức Di-lặc Ứng Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở thế gian, bấy giờ Thiệm bộ châu rất rộng lớn trang nghiêm sạch đẹp, không có gai gốc, bụi rậm, hang hố, đồi gò… tất cả đều bằng phẳng, cát bằng vàng phủ mặt đất, mọi nơi đều có ao hồ trong mát, cây lá sum suê, hoa thơm cỏ lạ và của báu chất đầy, lấp lánh phản chiếu ngày nhau trông rất ưa thích. Mọi người đều có Từ tâm, tu hạnh thập thiện. Vì tu thiện nên tuổi thọ dài lâu, giàu có, an ổn. Nam nữ đông đảo hòa thuận, thành ấp san sát liền nhau, gieo một thu bảy, tự nhiên kết trái không cần cày bừa.

– Này các Nhân giả! Lúc đó cõi nước trang nghiêm, quả báo của loài hữu tình kể mãi không hết, đầy đủ như trong kinh Di-lặc thành Phật đã nói. Đức Di-lặc Như Lai thành Chánh giác ngày, liền vì chúng Thanh văn mở ra ba hội thuyết pháp khiến họ ra khỏi sinh tử chứng được Niếtbàn. Hội thứ nhất độ chín mươi sáu câu-chi chúng Thanh văn. Hội thứ hai độ được chín mươi bốn câu-chi chúng Thanh văn. Hội thứ ba độ được chín mươi hai câu-chi chúng Thanh văn.

Nếu các vua chúa, quan đại thần, Trưởng giả, Cư sĩ, nam nữ tất cả các thí chủ hiện nay đối với chánh pháp của Đức Phật Thích-ca Mâuni hiện nay hay làm các Phật sự, tự gieo các thiện căn hoặc bảo người khác gieo trồng, tức là lấy bảy báu vàng bạc, trân châu, ngọc bích, gỗ thơm, thau, đá, đồng, sắt, gỗ bùn đất, hoặc lấy lụa để dệt, vẽ, nắn, đúc, tạo nên các hình tượng Phật hoặc tháp Phật, dù lớn hay nhỏ cho đến chỉ bằng lóng tay, hoặc dùng hương hoa và vật cúng dường đẹp đẽ, hoặc nhiều hay ít mà đem cúng dường. Do sức thiện căn như thế nên khi Đức Di-lặc Như Lai thành Chánh giác thì liền được làm thân người ở trong hội thứ nhất của Đức Phật ấy dùng tâm tịnh tín bỏ tục đi xuất gia, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục mà dự ngày hàng Thánh chúng. Tùy theo nguyện lực đời trước mà được Niết-bàn. Đó gọi là người bậc nhất vì Phật sự mà gieo trồng thiện căn được quả báo như thế.

Nếu các vua chúa và các quan dân tất cả đều là thí chủ, đối với chánh pháp của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni hiện nay mà hay làm pháp sự gieo trồng thiện căn, hoặc bảo người khác gieo trồng, nghĩa là đối với kinh tạng Đại thừa (Tố Đác Lãm Tạng) có tánh không rất sâu xa, tương ưng với các kinh Đại thừa, đó là kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa, kinh Diệu Pháp Phân-đà-lợi-ca, kinh Kim Quang Minh, kinh Kim Cang Thủ Tạng, kinh Thủ-lăng-già-ma Tam-ma-địa, kinh Huyễn Dụ Tam-ma-địa, kinh Đại Thần Biến Tam-ma-địa, kinh Tập Chư Công Đức Tam-ma-địa, kinh Hoàn Như Lai Trí Ấn Tam-ma-địa, kinh Cụ Chư Oai Quang Tamma-địa, kinh Bảo Đài, kinh Tập Chư Bồ-tát Tam-ma-địa, kinh Chư Phật Nhiếp Thọ, kinh Tập Thỉnh Vấn, kinh Phạm Vương Vấn, kinh Thiện Kiết Vấn, kinh Võng Mãnh Vấn, kinh Năng Mãn Vấn, kinh Hải Long Vương Vấn, kinh Vô Nhiệt Não Long Vương Vấn, kinh Thọ Tràng Long

Vương Vấn, kinh Bảo Chưởng Vấn, kinh Bảo Kế Vấn, kinh Hư Không Ấm Vấn, kinh Hư Không Hống Vấn, kinh Huyễn Võng Vấn, kinh Bảo Nữ Vấn, kinh Diệu Nữ Vấn, kinh Thiện Tý Vấn, kinh Sư Tử Vấn, kinh Mãnh Thọ Vấn, kinh Kim Quang Nữ Vấn, kinh Thuyết Vô Tận huệ, kinh Thuyết Vô Cấu Xưng, kinh Vị Sinh Oán Vương, kinh Đế Thật, kinh Na-la-diên, kinh Hoa Nghiêm, kinh Liên Hoa Thủ, kinh Thập Phật Danh, kinh Vô Lượng Quang Chúng, kinh Cực Lạc Chúng, kinh Tập Tịnh Hoa, kinh Đại Tập, kinh Nhập Nhất Thiết Đạo, kinh Bảo Tràng, kinh Bảo Tụ, kinh Bảo Khiếp, kinh Thải Hoa, kinh Cao Đảnh Vương… Các kinh Đại thừa như thế có cả trăm câu-chi bộ nhóm sai khác. Còn có các tạng Đại thừa Tỳ-nại-gia, tạng A-tỳ-đạt-ma gồm có nhiều bộ loại, tất cả các tạng này đều thuộc tạng Bồ-tát. Lại có ba tạng Thanh văn, đó là tạng Tố-đát-lãm, tạng Tỳ-nại-gia, tạng A-tỳ-đạt-ma.Về tạng Tố-đátlãm thì có năm loại A-cấp-ma, đó là trường a cấp ma,trung cấp ma,tăng nhất a cấp ma,tương ưng a cấp ma,và tạp a cấp ma:

Về tạng Tỳ-nại-gia thì trong đó có Bí-sô giới kinh và Bí-sô-ni giới kinh, phân loại về giới bổn thì có các uẩn khác nhau và luật Tăng nhất.Về tạng A-tỳ-đạt-ma thì gồm có Lục Vấn Tương Ưng Phát Thú… gồm rất nhiều bộ loại. Lại có Bổn Sinh Man Tán, Độc Giác Man Tán. Trong chánh pháp tạng như thế thì hoặc do chính Đức Phật nói, hoặc do Bồ-tát, nói hoặc do Thanh văn nói, hoặc do các Tiên nhân nói Hoặc có thứ do chư Thiên nói, hoặc do các bậc Trí nói ra, hay trích dẫn các nghĩa lợi ích cho đến của người có năng lực thật sự. Về bốn câu tụng thì hoặc tự mình tụng hoặc dạy người khác tụng, hoặc tự mình đọc, hoặc hay người khác đọc hoặc dạy người khác giữ gìn tự mình trì giữ, tự mình giải nói hoặc dạy người khác giải nói. Hoặc cung kính cúng dường Pháp sư, hoặc cung kính cúng dường kinh điển. Nghĩa là dùng các thứ hương hoa, tràng phan, bảo cái, âm nhạc, đèn sáng mà cúng dường. Hoặc đối với kinh điển thì do dùng các thứ màu sắc, bao túi, vải lụa… để làm đẹp quyển kinh. Các sức thiện căn như thế nên đến khi Đức Di-lặc thành Chánh giác thì liền được làm thân người ở trong hội thứ hai của Đức Phật ấy, dùng tâm tịnh tín lìa bỏ pháp tại gia, sống đời xuất gia không nhà cửa, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục dự ngày hàng Thánh chúng.

Tùy theo nguyện lực ở đời trước mà chứng được Niết-bàn. Đó gọi là bậc thứ hai vì pháp sự mà gieo trồng các thiện căn nên được quả báo như thế.

Nếu các vua chúa và các quan dân tất cả đều là thí chủ, hiện nay đối với chánh pháp của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni hiện nay hay vì Tăng mà tự gieo trồng thiện căn, hoặc bảo người khác gieo trồng. Nghĩa đối với là các chúng Bí-sô và Bí-sô-ni, hoặc thứ lớp thỉnh mời hoặc tùy duyên mà mời thỉnh mỗi tháng ngày mồng một, mồng tám hoặc ngày Rằm để thiết trai lễ cúng dường, hoặc đến chùa cúng dường Phật. Hoặc cúng dường chúng Tăng, hoặc hầu hạ. Có người cúng dường người tu thiền định, hoặc cúng dường thầy giảng kinh thuyết pháp. Hoặc thấy có người muốn học tập truyền bá chánh pháp theo thầy nghe nhận thọ trì không tạo các sự trở ngại, mà an ủi vỗ về khiến họ an ổn, không sợ sệt thối lui. Hoặc lập hội năm năm Vô già thí, hoặc cúng thí cho chư Tăng các loại bốn phương, hoặc cúng thí chùa nhà phòng ốc, tọa cụ, ngọa cụ. Hoặc cúng thí chuông khánh hay vườn tược… các loại cúng dường chúng Tăng như thế. Do sức thiện căn như thế nên khi Đức Như Lai Di-lặc thành Chánh giác thì được thân người ở trong hội thứ ba của Đức Phật ấy, do tâm tịnh tín mà lìa bỏ pháp tại gia, hướng về cuộc sống xuất gia. Cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục được dự ngày hàng Thánh chúng. Tùy theo nguyện lực đời trước liền chứng được Niết-bàn. Đó gọi là bậc thứ ba vì Tăng sự mà gieo trồng các thiện căn nên được quả báo như thế.

Khi đó Đại A-la-hán Khánh Hữu đã giải bày tỏ tường cho toàn thể đại chúng các việc như trên ngày, bèn dùng sức thần thông ở trước đại chúng, cất mình bay thẳng lên hư không, cao gấp bảy cây Đa-la, thị hiện mọi thứ thần biến không thể nghĩ bàn khiến những ai nhìn thấy đều càng gắng sức tiến tu đạo pháp. Khi Tôn giả thị hiện thần biến ngày liền ngồi kiết già giữa không trung, xả thọ hành và mạng hành, nhập ngày cảnh giới Vô dư Niết-bàn. Do định nguyện lực từ trước nên lửa nổi lên đốt cháy toàn thân. Khi đó ở giữa không trung có mưa ào xuống để giữ lại di cốt. Bấy giờ toàn thể đại chúng vô cùng buồn thương, nói rằng đây là việc hiếm có. Rồi cùng nhau thâu nhặt hài cốt, xây dựng tháp để thờ phượng. Lại dùng các thứ hương hoa,tràng phan, bảo cái, quý đẹp và âm nhạc, đèn sáng để cúng dường thường xuyên.

Pháp trụ ký này được các Sư từ xa xưa lần lượt truyền nhau đọc tụng nhớ mãi không quên. Vì khiến tất cả vua chúa, đại thần, trưởng giả, cư sĩ cùng các thí chủ… hiểu rõ luật nhân quả chán ghét sinh, lão, bệnh, tử, thân này và mọi vật chỉ rỗng giả như thân cây chuối, như trò huyễn hóa, như ánh chớp, như bọt nước. Cần nên tu Thắng nghiệp, để ở tương sẽ gặp được Đức Phật Di-lặc, thoát được các phiền não và chứng đại Niết-bàn vui thích nhất. Thế nên đối với chánh pháp của Phật giữ gìn phát huy khiến còn lâu dài không bị diệt mất.