Phật Quang Đại Từ Điển

A DI ĐÀ KINH SỚ

I. A di đà kinh sớ, 1 quyển. Ngài Khuy cơ đời Đường soạn, thu vào Đại chính tạng tập 37. Là sách chú thích kinh A di đà do ngài Cưu ma la thập dịch. Chia làm bảy môn: 1. Giải rõ thân Phật A di đà gồm báo thân và hóa thân. Bồ tát Thập địa thấy thân thụ dụng của Phật; Bồ tát dưới Thập địa và phàm phu chỉ thấy thân ứng hóa. 2. Về cõi Phật, giải rõ bốn loại: cõi Pháp tính, cõi Tự thụ dụng, cõi Tha thụ dụng, cõi Biến hóa. 3. Giải rõ nghĩa không trở lui. 4. Giải rõ tâm khen ngợi nghiêng hẳn về một bên, trích dẫn lời trong kinh Tùy nguyện vãng sinh, nếu nói trong mười phương đều có Tịnh độ, thì tâm chúng sinh sẽ lơ là, không vội vã; nếu chỉ nêu rõ một cảnh Tịnh độ, thì tâm chúng sinh ân cần thiên trọng, vì thế nên chỉ khen ngợi Tịnh độ phương tây. 5. Nói sơ lược về thể tính: Tịnh độ lấy trí duy thức của Phật và Bồ tát làm thể. 6. Trình bày bộ loại nhiều ít, nêu rõ tông thú. 7. Phân tích, giải thích nghĩa văn chính trong kinh.

II. A di đà kinh sớ, 1 quyển. Sa môn Nguyên hiểu người nước Tân la (Triều tiên ngày nay) soạn, thu vào Đại chính tạng tập 37. Cũng là sách chú thích kinh A di đà bản dịch của ngài Cưu ma la thập. Trước A DI ĐÀ KINH SỚ A1 4 hết, soạn giả trình bày đại ý, bảo kinh này mang ý nghĩa lớn lao của việc đức Phật ra đời, là cửa chính yếu để vào đạo của bốn chúng tỉ khưu, tỉ khưu ni, ưu bà tắc, uu bà di, … tai nghe tên kinh liền vào một thừa, không còn trở lui; miệng niệm danh hiệu Phật thì ra khỏi ba cõi, không quay lại nữa. Thứ đến, giải thích tông chỉ của kinh, bảo kinh này lấy vượt qua ba cõi và hai thứ trong sạch làm tông chỉ, khiến cho chúng sinh, đối với đạo vô thượng, không còn trở lui. Sau cùng, giải thích văn kinh, lấy nhiều thiện căn phúc đức nhân duyên phát tâm  bồ đề trong phần Chính tông làm hạnh tu chính yếu, và lấy việc trì niệm tên hiệu Phật từ một đến bảy ngày làm hạnh tu phụ trợ, nhờ đó mà được vãng sinh.

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO Sớ sao, 4 quyển. Ngài Châu hoành đời Minh soạn, thu vào Vạn tục tạng tập 33. Nội dung sách này là chú giải kinh A di đà do ngài Cưu ma la thập dịch, rồi phỏng theo tác phẩm Hoa nghiêm kinh sớ diễn nghĩa sao của ngài Trừng quán, soạn giả lại tự làm lời sao để giải thích thêm. Bản sớ sao này chia làm ba môn: 1. Thông tự đại ý, trong phần tựa chung, giải thích đại ý của bộ kinh. 2. Khai chương thích văn, mở ra từng chương để giải thích văn kinh. 3. Kết thích chú ý, kết thúc giải thích ý nghĩa chú Vãng sinh. Trong đây, riêng phần giải thích văn kinh lại có mười môn: Giáo khởi sở nhân, Tạng giáo đẳng nhiếp, Nghĩa lí thâm quảng, Sở bị giai phẩm, Năng thuyên thể tính, Tông thú chỉ qui, Bộ loại sai biệt, Dịch thích tụng trì, Tổng thích danh đề, Biệt giải văn nghĩa. Ngài Châu hoành dựa vào ý chỉ chủ yếu của kinh Hoa nghiêm mà suy diễn cái lí trong văn kinh, rồi phán định rằng, kinh A di đà thuộc về Đốn giáo, thông cả Chung giáo và Viên giáo. Lại mỗi môn đều xứng lí giải thích, phát huy ý nghĩa sâu xa của kinh, và bảo phải đầy đủ cả tín, nguyện, hành. Sau hết, nêu ra thần chú Đắc sinh Tịnh độ, bản dịch của ngài Cầu na bạt đà la đời Lưu Tống, khuyên người trì tụng. [X. Phật điển sớ sao mục lục Q.hạ; Tịnh độ chân tông giáo điển chí Q.3].