LUẬN NIẾT BÀN
Tác giả: Bồ-tát Bà Tẩu Bàn Đậu
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Sa-môn Đạt Ma Bồ Đề
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
Đảnh lễ bậc Chánh giác thanh tịnh,
Trú trì pháp cam lồ vi diệu,
Cũng lễ lạy kho tàng quý báu,
Tự tánh thanh tịnh không nghĩ bàn,
Các pháp môn cứu độ thế gian,
Thẳng thắn hướng về đạo chân thật,
Và các bậc như học mà học,
Chứng được thật nghĩa đúng như pháp,
Thương sót chúng sinh mãi mê mờ,
Đem Đại Bi truyền khắp thế gian.
1. Từ “Như vậy” cho đến “Máu tuôn chảy loang lổ trên đất”, gọi là Phần trở lại thị hiện thần thông không thể nghĩ bàn.
2. Hai phẩm Thuần-đà than khóc, gọi là Phần thành tựu chủng tánh dứt trừ chấp trước.
3. Từ “ Ba lần bảo cho biết” đến hết phẩm Đại chúng thưa hỏi, gọi là Phần nêu rõ nghĩa thật của chánh pháp.
4. “Năm hạnh, mười công đức”, gọi là Phần phương tiện tu thành.
5. Phẩm Sư tử hống, gọi là Phần xa lìa mọi sự phóng dật đạt chứng nhập.
6. Phẩm Ca-diếp, gọi là Phần Từ quang khéo léo trú trì.
7. Phẩm Kiều-trần-như, gọi là Phần hiển bày tướng.
Thế nào là được sống lâu dài với thân kim cang bất hoại? Bồ-tát Ca-diếp vì muốn cho chúng sinh đều cùng được nghe cho nên hỏi.
Đại ý câu đáp: Vì Ta tu tập ba nghiệp nên được sống lâu.
Thế nào là thân kim cang bất hoại?
Hỏi: Tất cả chúng sinh đều là thân tan hoại thì làm sao có thể bất hoại?
Đáp: Như chỗ tu hành ở trước cho nên đạt được bất hoại.
Hỏi: Thế nào là diệu lực kiên cố?
Đáp: Vì tâm không có phân biệt cho nên được kiên cố. Vì không đến không đi cho nên sống lâu. Vì không thể nêu bày cho nên bất hoại.
Vì không lưu động cho nên kiên cố.
Hỏi: Thế nào là được sống lâu?
Đáp: Vì thân kim cang bất hoại cho nên được sống lâu.
Hỏi: Thế nào là bất hoại?
Đáp: Vì có được diệu lực kiên cố cho nên bất hoại.
Bồ-tát Ca-diếp vì chúng sinh cho nên không phải chỉ hỏi một lần mà có thể hiểu rõ. Vì giải đáp về pháp tướng không cùng tận cho nên hỏi: Nguyện Phật mở bày chỗ sâu xa bí mật rộng ra để mọi chúng sinh đều hiểu.
Hỏi: Thế nào là bí mật vi diệu?
Đáp: Ngoài thân có Phật cũng không bí mật. Trong thân có Phật cũng không phải là bí mật. Không phải có, không phải không, cũng không phải là bí mật. Vì chúng sinh là Phật, cho nên bí mật sâu xa.
Hỏi: Tại sao nói chúng sinh là Phật?
Đáp: Chúng sinh không phải là có, không phải là không, không phải là không có, không phải là không không, cho nên chúng sinh là Phật.
Hỏi: Thế nào là được rộng lớn?
Đáp: Vì làm chỗ nương dựa cho chúng sinh.
Hỏi: Vì sao mà gọi là rộng lớn?
Đáp: Là không có tướng thức cho nên không gì không có phải là Phật.
Không có hạnh nào là không trong sạch, không công đức nào là không viên mãn, cho nên nói là làm chỗ nương tựa cho chúng sinh.
Nhận thấy Đức Thích-ca làm nơi nương tựa, không gọi là nương tựa, tức là giải nghĩa theo Tiểu thừa. Vì tâm Từ cho nên khuyên bảo chúng sinh nương tựa.
Thật sự không phải là A-la-hán. Bình đẳng với A-la-hán là xưa bảo từ cung vua sinh ra được A-la-hán. Nay lại nói Vương cung không phải là sinh, Song lâm không phải là diệt, thì thế nào không phải là Lahán, như cùng La-hán bình đẳng.
Bồ-tát Ca-diếp chưa nhờ Phật chỉ dạy, không hỏi về bốn nơi nương tựa, chỉ hỏi Như Lai: Nếu Vương cung không phải là sinh, Song lâm không phải là diệt mà tự nhiên được giới, không do bốn quả, thật sự không phải là A-la-hán, làm sao Đức Như Lai lại giống với A-la-hán?
Giải thích: Nếu Như Lai thật là A-la-hán, thì bốn nơi nương tựa có thể đồng với A-la-hán. Nhưng thật ra Đức Phật không phải là A-la-hán, cho nên đâu có thể nói như cùng với A-la-hán như nhau.
Thân Thích-ca có hai danh hiệu:
- Danh hiệu là Ứng Lai.
- Danh hiệu là Bồ-tát thực hành.
Nói Ứng là từ thế giới Liên Hoa Tạng, là Phật Đại Trang Nghiêm, làm Thái tử, ứng hiện sinh ở cung vua và nhập diệt tại Song lâm. Đây là pháp diệu dụng của Bồ-tát. Phật chân thật thứ nhất là: Phật không từ đâu đến thì làm gì lại giống với A-la-hán.
Phật có hai danh hiệu:
1. Chân Phật hóa giống với A-la-hán của Thanh văn. Nhưng Phật thật sự không phải là Thanh văn thì làm sao lại giống với bốn Thanh văn.
Giải thích như trước đây là thật có A-la-hán, thì có thể nói Ta cùng với A-la-hán như nhau. Nhưng trước không hề có La-hán mà nói là Lahán, đó là thân Ta tự tạo ra thì làm sao lại giống với La-hán được?
Lại giải thích: Thân Thích-ca gọi là A-la-hán, thuộc tánh địa Bồtát thì làm sao giống với La-hán?
2. Bồ-tát thực hành: Ứng Lai cũng có thể hóa làm Phật. Thích-ca thật là A-la-hán, nên có thể nói là như nhau. Thích-ca không từng là Ala-hán, thì làm sao như nhau? Thế nên chỉ có chánh tánh Bồ-tát địa mới là A-la-hán. A-la-hán-Bồ-tát này thật sự không phải là Phật, thì làm sao La-hán lại giống với Phật? Thích-ca thật sự là A-la-hán thì có thể nói là như nhau, nhưng Thích-ca không từng là La-hán thì làm sao lại như nhau? Thế nên, chánh Bồ-tát thực hành mới là A-la-hán.
Vì thế cho nên ứng sinh ở cung vua và thị tịch tại Song lâm, đều là diệu dụng mà Bồ-tát ứng hiện tạo thành. Vì từ trước thật sự không có A-la-hán mà là do hóa hiện cho nên chúng sinh chứng đắc A-la-hán, Ta tạo ra A-la-hán.
Hóa thân của Bồ-tát ở thế giới Liên Hoa Tạng với Ta không khác. Thế nên, thật sự không phải là A-la-hán, như giống với A-la-hán. Nếu Ta thật sự là A-la-hán, thì Bồ-tát có thể như nhau với Ta, rồi chấp Ta là A-la-hán, đây không phải là pháp tướng hóa thông của Bồ-tát, đều là do sự hiểu biết không thật về bốn nơi nương tựa.
Địa Hoan hỷ là nơi nương tựa ban đầu, sáu địa là nơi nương tựa thứ hai, tám địa là nơi nương tựa thứ ba, địa Pháp vân là nơi nương tựa thứ tư.
Hóa Thanh văn, Thanh văn là giả lập, đoạn diệt, không từng là A-la-hán thì làm sao ta giống với A-la-hán?
Bồ-tát gọi là pháp Phật, cũng gọi là Phật duyên.
Hỏi: Thế nào là pháp Phật?
Đáp: Vì từ trong pháp sinh ra và thực hành pháp, vì được trông thấy cho nên gọi là pháp Phật.
Hỏi: Thế nào là Phật duyên?
Đáp: Vì có duyên trông thấy cho nên gọi là Phật duyên.
Hỏi: Theo ý của Bồ-tát Ca-diếp, nếu tự hiểu thì không cần phải hỏi như thế. Nếu không từng nghe, không từng thấy thì làm sao lại hỏi như thế?
Đáp: Bồ-tát Ca-diếp là mười hai đồng tử, đã được Đức Như Lai dùng oai thần, diệu lực để gia hộ, giáo hóa cho nên có thể hỏi. Bồ-tát Ca-diếp đã hỏi, chính là Niết-bàn, lại không khác với ngoại đạo.
Hỏi: Làm thế nào biết được Thiên ma gây trở ngại cho nhiều người?
Đáp: Để giải đáp câu hỏi này, Bồ-tát Ca-diếp chính thức hỏi thân Như Lai, không hỏi về việc sẽ xảy ra trong vị lai thì vì lẽ gì mà biết được? Do thân chúng sinh vốn tự không tin tưởng, làm sao có ma từ bên ngoài đến để gây trở ngại? Nay Đức Như Lai vừa thành Phật nơi cội cây Bồ-đề và chánh pháp sắp hưng thịnh, đám Ma vương run sợ mất hết đồ chúng cho nên gây trở ngại.
Thế nào là các tâm điều ngự, hoan hỷ nói chân đế?
Hỏi: Điều ngự là gì?
Đáp: Vì phàm phu chúng sinh không biết gì cả, nghe nói Đại thừa thì biết Đại thừa, nghe nói Tiểu thừa thì biết Tiểu thừa, nghe nói khổ là khổ, nghe nói đến an vui cho là vui.
Hỏi: Điều ngự là gì?
Đáp: Không phải khổ nói là khổ, không phải vui nói là vui, không phải thường nói là thường. Ngày xưa nói Tiểu thừa, nay nói Đại thừa, cũng không gọi là tâm hoan hỷ khi nói chân đế, không gọi là điều ngự. Nay nói vô thường không phải là vô thường, khổ vui không phải là khổ vui, không đến-không đi, đó là nói chân đế.
Chánh thiện thành tựu đầy đủ để diễn nói bốn thứ điên đảo.
Chánh thiện thành tựu đầy đủ là Bồ-tát thực hành bốn tâm vô lượng và mười Ba-la-mật, không pháp nào là không bình đẳng. Đó gọi là điều thiện đúng đắn trong tướng. Việc làm của Bồ-tát là làm điều chánh thiện.
Thanh văn vì phân biệt có kia-đây, cho nên không được gọi là chánh thiện. Bồ-tát không còn phân biệt người kia-người này, cho nên gọi là chánh thiện.
Chánh thiện thứ hai là xưa kia giáo huấn không chính thức, Thanh văn không thành tựu đầy đủ, còn ngày nay diệu lý của Niết-bàn là chân chánh.
Không đến-không đi-không sinh-không diệt, gọi là chánh thiện thành tựu đầy đủ.
Thứ hai là từ địa Hoan hỷ mở lên đến địa Pháp vân, gọi là thành tựu đầy đủ.
Diễn nói bốn thứ điên đảo, là người Thanh văn nói: “Ta là thườnglạc-ngã-tịnh”. Phật nói: “Khổ-không-vô thường là điên đảo”. Cái khổkhông-vô thường của Thanh văn và thường-lạc-ngã-tịnh của Phật cũng là điên đảo. Thường-lạc-ngã- tịnh của Phật và khổ-không-vô thường của chúng sinh cũng là điên đảo.
Như vậy Như Lai nói bốn thứ điên đảo là gì? Là Phật giảng nói cho Thanh văn. Nói đúng đắn bốn thứ điên đảo là không điên đảo, lại không có pháp ngoại đạo nào là điên đảo hay không điên đảo, đó gọi là tâm hoan hỷ khi giảng nói chân đế. Kinh nói: “Giảng nói pháp không có cũng không phải không có, đó là chân đế”.
Hỏi: Thế nào là các Bồ-tát có thể trông thấy tánh khó trông thấy?
Đáp: Bồ-tát Ca-diếp hỏi có hai ý:
- Muốn khiến cho tất cả chúng sinh đều nhận biết mình có Phật tánh.
- Không muốn khiến cho nhận thấy Phật tánh.
Hỏi: Vì sao không muốn khiến chúng sinh biết và thấy?
Đáp: Vì muốn cho chúng sinh có thể hiểu sâu Phật tánh của Như Lai.
Hỏi: Vì lẽ gì Phật tánh gọi là sâu xa?
Đáp: Vì Phật tánh không phải là cái có thể làm, có thể tạo nên, có thể tu tập, có thể chứng đắc cho nên gọi là sâu. Thanh văn vì nhỏ hẹp không tới chỗ rốt cùng, cho nên không thể nhận thấy. Bồ-tát thực hành Từ bi, cứu giúp rộng khắp, không mong cầu trông thấy Phật tánh, mà chỉ vì chúng sinh. Chúng sinh vì bị ràng buộc, cho nên gọi là khó trông thấy.
Cách giải thích thứ hai: Phật tánh không phải là pháp có thể trông thấy, không phải là chủ thể và đối tượng của thấy-biết-tu, cho nên gọi là tánh khó có thể trông thấy.
Hỏi: Thế nào là hiểu nghĩa của đủ chữ (Mãn tự) và nửa chữ (Bán tự)?
Đáp: Nửa chữ là giáo lý dạy tu tập dần dần. Đủ chữ là Niết-bàn, vì giáo hóa đầy đủ cho nên gọi là đủ chữ. Bao gồm hết công đức nơi quả của Phật giáo hóa, gọi là đủ chữ. Vì giáo pháp của Thanh văn-Duyên giác không đầy đủ, cho nên gọi là nửa chữ. Niết-bàn gọi là Đốn giáo cũng gọi là Tiệm giáo.
Nay luận về hai đế của Niết-bàn là đủ trong tương đối. Căn cứ theo thực hành thì có đủ và không đủ, cho nên gọi là Tiệm giáo. Nhưng căn cứ theo lý thì không có viên mãn hay không viên mãn, vì vậy Niếtbàn gọi là Tiệm giáo, so sánh với nửa chữ.
Niết-bàn gọi là Đốn giáo. Lại nữa thứ hai, nói đủ-nửa là do vọng tưởng của chúng sinh. Về lý thì không phải là đủ hay không đủ, vì vậy nói Niết-bàn là Tiệm giáo.
Thế nào là các Bồ-tát có thể nhận thấy tánh khó thấy? Hoặc là chỉ thấy pháp?
Lại nói: Hiểu thế nào về nghĩa đủ chữ và nửa chữ? Nay lại không có nhận thấy và không nhận thấy.
Hỏi: Thế nào là cùng với hạnh của Thánh?
Đáp: Như chim Sa-la-sa, Như Lai khi còn ở cung vua, lấy vợ có con. Hoặc khi xuất gia thì giống với Thanh văn. Ví như chim Sa-la-sa cùng chung một đàn thì không thể phân biệt được. Bậc Thánh là Như Lai cùng với tất cả chúng sinh đồng tu-đồng hành, cho nên nói thế nào là cùng tu hành với bậc Thánh, như chim Sa-la-sa.
Cách giải thích thứ hai: Sắc là Thánh nhân. Sắc-tâm của Thanh văn là Thánh nhân. Thánh nhân của Bồ-tát không phải là tâm-sắc. Vì người nào nói có tâm sắc, người đó không phải là Thánh nhân. Hình sắc của Thánh nhân nơi Thanh văn là chung. Thánh nhân của Bồ-tát không có sự nhận thức của tâm về màu sắc xanh-vàng-đỏ-trắng. Về lý thì cùng có tâm thức phàm phu. Tuy nhiên, Thánh nhân không có tâm thức, cho nên nói là Thánh nhân.
Nói chim Sa-la-sa là tên gọi chung. Ví như Đức Như Lai cùng chung với tất cả chúng sinh, không thể phân biệt.
Ca-lân-đề là dụ cho Niết-bàn khác với tất cả chúng sinh, là trở lại với ý nghĩa của Thanh văn. Bồ-tát nhận biết: Như Lai và tất cả chúng sinh đều không khác biệt, cho nên gọi là chung.
Giải thích có tướng tách rời. Khi Như Lai chưa ra đời thì có phàmThánh tách rời nhau. Sau khi Như Lai xuất thế, thì tất cả chúng sinh không tách rời nhau, đó là theo ý nghĩa của Thanh văn.
Bồ-tát không tách rời nhau. Đức Như Lai không ra đời, vẫn không tách rời nhau. Khi Như Lai ra đời cũng không tách rời nhau. Kiến giải về Thế đế thì không có khổ-không-vô thường. Đệ nhất nghĩa đế thì không có thường-lạc-ngã-tịnh.
Có người nói: Không có Thế đế mà có thường-lạc-ngã-tịnh là kiến giải về nghĩa lý nông cạn.
Có người nói: Có Thế đế này, mà không có Đệ nhất nghĩa đế này; cũng có cũng không có Thế đế này; không phải có-không phải không có Đệ nhất nghĩa đế này. Không phải có-không phải không, lại không có pháp của ngoại đạo cho nên gọi là hành cùng chung với Thánh.
Ca-lân-đề, mặt trời, mặt trăng, sao Thái bạch, sao Tinh, sao Tuế.
Hỏi: Thế nào gọi là mặt trời-mặt trăng?
Đáp: Mặt trời-mặt trăng ở đây là dụ cho phàm phu trông thấy mặt trời-mặt trăng có mọc-lặn, nhưng Thánh nhân thì không từng thấy có mọc-lặn.
Thứ hai là người Thanh văn trông thấy có Phật giáng sinh ở cung vua và nhập diệt tại Sa la song thọ (Song lâm). Bồ-tát không từng trông thấy Như Lai giáng sinh ở cung vua và nhập Niết-bàn ở Song lâm.
Thứ ba vì mặt trời-mặt trăng lặn, nên sao Tinh-Tuế-Thái bạch mọc, người đời cho là điều lạ. Đức Như Lai nhập Niết-bàn, Thanh vănDuyên giác xuất hiện. Vì pháp của Thanh văn khác với pháp của Như Lai, cho nên nói là sao mọc.
Chúng sinh vọng thấy có mặt trời-mặt trăng-sao Tinh-sao Tuế có mọc-lặn, nhưng thật ra không có sự mọc và lặn, chúng sinh nhận thấy Như Lai có sinh diệt, nhưng Như Lai thật sự không sinh-không diệt.
Hỏi: Tại sao chưa phát tâm mà gọi là Bồ-tát?
Đáp: Thanh văn có phát tâm và không phát tâm. Duyên giác cũng có phát tâm và không phát tâm. Bồ-tát cũng có phát tâm và không phát tâm. Đây là ba hạng Bồ-tát gọi là phát tâm.
Hỏi: Thế nào là phát tâm?
Đáp: Quả vị khác có thể đạt được gọi là phát tâm.
Đức Như Lai ngay từ ban đầu mới giáo hóa chúng sinh có phát tâm và không phát tâm. Như xưa kia Phật dạy có phát tâm và không phát tâm.
Hỏi: Vì sao không gọi là phát tâm?
Đáp: Vì nhận thấy có sự sai biệt nơi Đức Phật khác có thể chứng ngộ, có thể mong cầu, cho nên không gọi là phát tâm.
Hỏi: Sao gọi là phát?
Đáp: Nay nói về lý. Niết-bàn vô tướng do huân tập, cho nên khiến tất cả đều phát tâm, gọi là phát. Không có Thanh văn-Duyên giác và Bồ-tát có phát tâm hay không phát tâm.
Nói chưa phát tâm mà gọi là Bồ-tát, vì Niết-bàn bình đẳng soi sáng hết thảy. Tất cả những ai chưa phát tâm, đều được gọi là Bồ-tát.
Hỏi: Vì sao Bồ-tát Ca-diếp lại hỏi chưa phát tâm mà gọi là Bồtát?
Đáp: Người phát tâm, được trông thấy mặt trời, mặt trăng; kẻ không phát tâm, không nhìn thấy mặt trời, mặt trăng.
Phát tâm thứ hai là thấy thường trụ, ai không phát tâm thì không thấy.
Trước kia Đức Như Lai ra đời có phát tâm và không phát tâm. Người nào có phát tâm thì trông thấy Như Lai, ai không phát tâm thì không thấy.
Nay vì Niết-bàn bình đẳng soi sáng, cho nên phát tâm cũng là phát mà cũng là không phát.
Hỏi: Thế nào là được pháp không sợ hãi đối với đại chúng?
Đáp: Bồ-tát xuất hiện ở thế gian là vì tâm Từ Bi bình đẳng, vì không làm hư hoại tướng chúng sinh, cho nên nói là không sợ gì hết.
Bồ-tát không sợ, chúng sinh cũng không sợ.
Hỏi: Thế nào là chúng sinh không sợ hãi?
Đáp: Vì Bồ-tát xuất hiện nơi thế gian, không gây hư hoại tướng chúng sinh, cho nên chúng sinh cũng không sợ hãi. Như Lai ra đời vì bốn tâm vô lượng là: Từ-Bi-Hỷ-Xả bình đẳng không khác nhau, cho nên không có thiên ma, ngoại đạo, cho đến Nhất-xiển-đề. Như tưởng nghĩ về một đứa con duy nhất không sợ hãi gì.
Hỏi: Vì sao chúng sinh không sợ hãi?
Đáp: Vì tất cả chúng sinh xem Như Lai như cha mẹ, cho nên không sợ hãi.
Hỏi: Sao gọi là xiển đề?
Đáp: Là không biết Phật, không biết đạo trong-ngoài, gọi là Nhấtxiển-đề.
Hỏi: Nhất-xiển-đề không nhận biết trong-ngoài, có khác gì với Bồ-tát?
Đáp: Bồ-tát vì không nhận biết trong-ngoài cho nên không giết hại chúng sinh, còn Nhất-xiển-đề vì không nhận biết cho nên làm điều sát sinh. Cũng như vàng Diêm-phù không thể nói là có tỳ vết. Phải hiểu đây là nghĩa chúng hòa hợp.
Vàng Diêm-phù-đàn có bốn loại: Xanh-vàng-đỏ-vàng ròng. Màu xanh dụ cho ngoại đạo, màu vàng thí dụ cho chúng Thanh văn-Duyên giác, màu đỏ dụ cho sáu Ba-la-mật của Bồ-tát. Màu vàng ròng dụ cho Như Lai.
Vàng Diêm-phù cũng có bốn loại màu sắc là: Xanh-vàng-đỏtrắng.
Thứ hai, những vật đẹp trong thế gian dù rất đoan nghiêm, nhưng vẫn còn chỗ khiếm khuyết. Vàng Diêm-phù không như các vật ấy, vì không thể nói về tỳ vết của nó, dụ cho Như Lai chứng đắc Niết-bàn, cũng có đủ các thứ ngoại đạo, Thanh văn, sáu Ba-la-mật của Bồ-tát. Cũng như vàng Diêm-phù-đàn, không thể nói về tỳ vết của nó. Vàng Tử ma có đủ màu sắc, dụ cho Niết-bàn có đủ Thiên ma, ngoại đạo, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát với sáu Ba-la-mật. Tại sao thế? Vì ngoài Niết-bàn này, lại không còn có pháp nào khác. Vàng Tử ma có đầy đủ tất cả.
Các màu sắc không thể nói. Vì có Thanh văn, Duyên giác, sáu Bala-mật và các ngoại đạo cho nên không thể nói. Lý của Niết-bàn, không phải là pháp xanh-vàng-đỏ-trắng, mà cũng xanh-vàng-đỏ-trắng.
Nói không thể nói, là nếu có các màu xanh-vàng-đỏ-trắng để có thể nói về tỳ vết của chúng, nhưng vì các màu xanh-vàng-đỏ-trắng này không hề có, cho nên không thể nói.
Thế nào là sống trong cuộc đời ô trược mà không bị cấu nhiễm như hoa sen? Đời ô trược là đầy dẫy năm thứ ô trược. Đó là ô trược, của kiếp ô trược của phiền não.
Đức Thích-ca đã xuất hiện trong cõi đời năm trược. Sinh ở cung vua, có vợ con. Tất cả tài sản vật dụng, vàng bạc châu báu đều gọi là ô trược, nhưng Như Lai không bị cấu nhiễm, cho nên gọi là ở trong đời ô trược mà không bị cấu nhiễm như hoa sen.
Pháp của thừa thứ hai-thứ ba, gọi là vẩn đục. Nay bởi vì Niết-bàn ấy không bị cấu nhiễm bởi ba Thừa, cho nên gọi là không cấu uế.
Thế nào là ở trong phiền não mà phiền não không thể làm cấu nhiễm? Như y sĩ trị liệu mọi chứng bệnh, nhưng không bị bệnh lây nhiễm. Dựa vào Như Lai, Bồ-tát Ca-diếp ý hỏi về chín mươi tám sử phiền não trong ba cõi. Đức Như Lai xuất hiện ở thế gian, nhưng không bị cấu nhiễm. Tất cả chúng sinh bị cấu nhiễm do chín mươi tám sử phiền não trong ba cõi.
Thứ hai, Thanh văn-Duyên giác và sáu Ba-la-mật, vì còn chấp có phiền não có thể đoạn trừ và quả vị Phật có thể chứng đắc, cho nên còn bị phiềm não làm cấu nhiễm. Bồ-tát mười địa, tu hành đại trí tuệ thông đạt cho nên không bị phiền não làm cấu uế. Đại Bồ-tát thứ tư vì còn mong cầu nơi quả vị, cho nên cũng bị phiền não làm nhiễm ô.
Niết-bàn hôm nay không phải là Niết-bàn do nhân quả mà có được, cho nên không bị nhiễm ô. Giáo pháp thứ năm của bốn đế cho đến Pháp hoa, Bát nhã Ba-la-mật, cũng bị ô nhiễm do phiền não. Nay với lý Niết-bàn này, không có lưu động, không có được-mất, không có khởi-diệt, cho nên không bị nhiễm ô, như lương y chữa trị mọi chứng bệnh, nhưng không bị nhiễm bệnh.
Đức Như Lai ra đời, bắt đầu từ ba pháp quy y, năm giới, cho đến giới Bồ-tát, trong thời gian hành hóa ngắn ngủi đó, dùng Tiệm giáo chữa trị mọi căn bệnh cho chúng sinh, khi biết phiền não thì không bị làm cho nhiễm bệnh. Chúng sinh không biết phiền não, cho nên luôn bị chúng làm cho nhiễm bệnh.
Giáo pháp theo trình tự thứ hai, cũng gọi là trị bệnh của chúng sinh.
Thứ ba gọi là giáo pháp dùng lực thần thông biến hóa của thân, tất cả đều được hàng phục, cũng gọi là trị bệnh của chúng sinh.
Thứ tư, lúc này nói về Niết-bàn là nhằm chữa mọi trở ngại của “Biệt giáo” nêu trước, cũng gọi là trị liệu mọi chứng bệnh.
Thế nào gọi là trở ngại? Tất cả chúng sinh chưa phát tâm, gọi là trở ngại. Trông thấy thân Phật cao một trượng sáu khiến cho phát tâm, lại hiểu chẳng phải là một trượng sáu khiến cho phát tâm. Nhưng Niếtbàn bình đẳng soi sáng khiến cho phát tâm, vì vậy gọi là trị liệu mọi chứng bệnh.
Trong biển cả sinh tử? Thế nào là làm Thuyền sư? Ba cõi gọi là sinh tử, Đức Như Lai ra đời cũng gọi là sinh tử.
Vì sao gọi là sinh tử? Pháp của Như Lai có năng lực cứu độ chúng sinh, vì khiến cho không còn sinh tử vì vậy gọi là làm Thuyền sư trong biển cả sinh tử.
Thứ hai, thân một trượng sáu là nói về pháp thứ tự, cho đến Pháp hoa, cũng gọi là pháp sinh tử.
Hiện tại, nói Niết-bàn không đến-không đi-không sinh-không diệt, mà trước vẫn là giáo pháp độ thoát sinh tử cho nên gọi là Thuyền sư. Đầu tiên là giảng giải về thân một trượng sáu của Phật không sinh tử và giáo là không sinh diệt.
Thứ hai, thân một trượng sáu của Phật và giáo cũng sinh tử, Niếtbàn không có sinh diệt.
Thứ ba, Đức Phật đã diệt độ rồi, ai có năng lực cứu độ sinh tử? Chỉ có Đại Bồ-tát mới có thể làm được.
Thứ tư, Bồ-tát cũng không có năng lực cứu độ. Diệu lý Đại Niếtbàn mới có thể độ thoát sinh tử dụ cho Thuyền sư nơi thế gian khéo tỏ về phương tiện cho nên biết rõ gian nan của biển. Cũng vậy, đối với biển cả phiền não trong ba cõi làm chiếc thuyền, Như Lai là vị Thuyền sư dùng các loại phương tiện, thuyết ra giáo pháp ba Thừa. Thuyền sư ở thế gian là nêu rõ về nhân quả của chúng sanh trên thuyền. Như Lai với phương tiện thuyết về pháp ba Thừa, thuyết về nhân qua. Nói ra khỏi ba cõi vì ba cõi vẫn còn là sinh tử, vì vậy dùng ba cõi sanh tử làm con thuyền.
Thứ nhất là giáo hóa theo thứ tự, bởi vì sinh tử mà cứu độ chúng sinh, cho nên gọi là Thuyền sư. Kinh Pháp Hoa dùng vạn hạnh làm Thuyền sư. Nay Niết-bàn lấy không còn sinh tử làm thuyền.
Tại sao nêu rõ do bệnh mà nhiễm ô? Bởi vì còn trong biển cả sinh tử. Làm Thuyền sư như thế nào? Trước là xua tan mọi phiền não.
Lại nữa, làm Thuyền sư trong biển cả phiền não là đưa chúng sinh đến bờ bên kia.
Xả bỏ sinh tử như thế nào? Như rắn lột bỏ da cũ. Bồ-tát Ca-diếp hỏi: Như Lai xuất hiện giữa chốn sinh tử, nay nói nhập Niết-bàn, Ta không còn sinh tử, như rắn đã lột bỏ da cũ không còn sinh diệt. Theo thứ tự thì thân trượng sáu đã nói là pháp sinh tử, nay lại nói Niết-bàn không diệt. Nếu đem giáo pháp thứ tự ở trước so với giáo pháp này thì không hợp lý, như rắn đã lột bỏ da cũ, không ích lợi không có công đức. Nay Niết-bàn không sinh không diệt cũng không phá bỏ giáo pháp.
Thứ hai là tất cả chúng sinh, thậm chí có lời nói hay không có lời nói, có hình thể chủng loại đều có tên gọi trống rỗng, chỉ có Niết-bàn mới là đạo lý chân thật.
Quán sát Tam bảo như thế nào? Cũng như cây Thiên ý, Tam bảo gọi là phép tắc.
Đức Như Lai xuất thế thị hiện có Tam bảo, do có Tam bảo mới có pháp lãnh thọ ba quy y và năm giới, có người được đạo mau lẹ, có người tùy ý tu tập, tùy ý được chứng đắc.
Đức Như Lai cũng gọi là Như ý Tam bảo, cũng gọi là Như Lai Như ý-chúng sinh Như ý. Thế nào là chúng sinh Như ý? Chúng sinh tùy ý lãnh thọ ba pháp quy y và năm giới, cho đến giới Bồ-tát đều được quả báo tốt đẹp, cho nên gọi là Như ý chúng sinh. Như Lai Như ý, nghĩa là tùy thuận ở căn cơ cảm nhận của chúng sinh cho nên gọi là Như ý.
Nay nói Niết-bàn Như ý, vì tất cả sự khổ-vui-lành-dữ đều là đạo lý, cho nên gọi là Như ý. Vì vậy nói quán sát Tam bảo cũng như cây Thiên ý. Dụ cho cõi Tha-hóa-tự-tại có một loại cây luôn luôn thuận theo ý thích của chư Thiên, gọi là cây Như ý. Vì chư Thiên đã hành hóa lâu xa cho nên cảm được cây này.
Tam bảo cũng như vậy, vì chúng sinh tu hành trong thời gian lâu dài, cảm được tướng thân một trượng sáu cho nên gọi Tam bảo cũng như cây Thiên ý.
Nếu ba Thừa là vô tánh thì làm sao có thể giảng nói về ba Thừa? Không phải Đức Như Lai chỉ thuyết về một pháp, mà thuyết về ba Thừa là vì tùy thuận căn cơ chúng sinh. Như Lai chỉ nói một loại âm thanh tùy theo chủng loại mà hiểu. Như Lai thuyết về pháp ba Thừa không gọi là thuyết giảng, mà tùy theo căn cơ của chúng sinh cho nên có tiểu, có đại. Như Lai tuy thuyết về ba Thừa, nhưng đó không phải là bản ý của Như Lai. Vậy bản ý của Như Lai là gì? Đó chính là Niết-bàn (Giải thoát).
Ý của Bồ-tát Ca-diếp muốn hỏi Như Lai: Nếu ba Thừa là vô tánh, thì tại sao lại được nói đến? Đức Như Lai đáp: Tất cả chư Phật đều không nói pháp ba Thừa cho chúng sinh, vì tướng chân thật của Niếtbàn này thì tiểu không phải là tiểu và đại không phải là đại. Phải biết giáo lý của ba Thừa chỉ là một tướng, không có đại-tiểu.
Thứ ba là nói lý xứ của Niết-bàn, không nói đại, không nói tiểu, vì trí của chúng sinh khác nhau cho nên giáo lý có khác nhau, nhưng chân lý thì không có sự khác biệt về đại-tiểu có thể nói là đại-tiểu.
Sự khác biệt xưa nay, chính là không có gì sai biệt lại không có gì khác nhau.
Giống như niềm vui chưa nảy sinh thì sao gọi là cảm nhận niềm vui? Bồ-tát Ca-diếp hỏi: Vì chúng sinh không biết vui là gì, làm sao lại nói là cảm nhận niềm vui? Phàm phu chỉ có khổ mà không có vui, Bồtát chỉ có vui chứ không có khổ, vì sao có niềm vui?
Vì Bồ-tát với trí thông đạt đến quả cho nên biết vui, chúng sinh không có trí nhận biết cho nên phải khổ. Bồ-tát nhận biết về quả.
Nói Bồ-tát vui không phải là vui, chúng sinh khổ không phải là khổ, vì đó đều là hư vọng. Niết-bàn không khổ không vui, gọi là niềm an lạc lớn lao, cho nên niềm an lạc ấy chưa sinh, làm sao gọi là cảm nhận niềm vui? Hỏi rằng:
Đức Như Lai nói pháp nơi rừng Sa la, vì sao không thuần nhất? Giữ giới được phước, giữ giới không được phước, giới của ngoại đạo là đúng, giới của Phật là sai chăng? Ý của Phật giải đáp là giáo pháp xen lẫn trước đây vẫn là Niết-bàn này chứ không có Niết-bàn của ngoại đạo.
Vì sao các Bồ-tát lại được gọi là chúng bất hoại?
1. Vì Bồ-tát hiểu rõ Thanh văn-Duyên giác và sáu Ba-la-mật của Bồ-tát, cho đến ngoại đạo, có kia-đây, có chứng đắc, cho nên gọi là chúng bị hoại.
2. Bồ-tát tu tập thâm diệu theo giáo lý sâu xa, nhận biết căn tánh của chúng sinh, tướng bất hoại của chúng sinh vốn gọi là hư hoại. Bồtát vốn là bất hoại mà luôn luôn hủy hoại, không luôn luôn hủy hoại thì không phải là Bồ-tát. Có năng lực thực hành theo pháp như vậy không trái với pháp tướng, cho nên gọi là chúng bất hoại.
3. Bồ-tát biết Niết-bàn không có màu sắc xanh-vàng-đỏ-trắng, không có kia-đây, cho nên gọi là chúng bất hoại.
4. Bất hoại là lý của Niết-bàn vốn không đắc-không chứng-không tạo-không tác, cho nên được gọi là chúng bất hoại.
5. Chân lý không làm hư hoại chúng sinh, chúng sinh cũng không làm hư hoại chân lý. Tại sao như vậy? Vì chúng sinh là chân lý, ngoài chân lý lại không có chúng sinh nào, cho nên gọi là chúng bất hoại.
Thế nào là mù bẩm sinh mà làm đôi mắt dẫn đường? Bồ-tát Cadiếp hỏi: Thế nào là làm đôi mắt dẫn đường? Theo cách giải thích trước về giáo pháp của Thanh văn-Duyên giác và sáu Ba-la-mật, tùy theo tướng của giáo pháp đó mà hiểu, cho nên gọi là mù bẩm sinh.
Đức Như Lai đã giảng giải thật rõ về sáu Ba-la-mật của Thanh văn, Duyên giác, nếu từng có sở đắc thì không thể mở bày. Pháp này đã từng có cho nên mở bày, ví như người mù vốn không biết được các màu xanh-vàng-đỏ-trắng, nếu có người bảo hãy thay đổi sự mê muội về sắc xanh-vàng-đỏ-trắng, hoặc nói với người mù theo cách hiểu của họ là không có màu sắc xanh-vàng-đỏ-trắng nào hết, gọi là nêu ví dụ làm thông suốt.
Đối với người ba Thừa, làm sáng tỏ có nhân-có quả, khác nhau về có chứng đắc-không chứng đắc.
Nay nói Niết-bàn, hoặc có người nói chuyển biến sự mê muội về có dài-có ngắn, có chứng ngộ-không chứng ngộ; hoặc nói Niết-bàn không có các màu xanh-vàng-đỏ-trắng, vì Niết-bàn không đắc-không chứng-không dài-không ngắn, gọi là mở bày về nhân. Còn về thân Như Lai cao một trượng sáu do tu đạo-giữ giới-bố thí, không phải là nhân, bởi vì Phật tánh không chứng đắc-không tu tập, thì gọi là nhân.
Tất cả chúng sinh thấy người ba Thừa cho là pháp. Người ba Thừa ấy gọi là người mù bẩm sinh. Không phải chỉ có người ba Thừa, mà tất cả chúng sinh cũng là những người mù bẩm sinh.
Pháp không phải có thể trông thấy hay không thể trông thấy, có thể mở bày hay không thể mở bày, có thể đạt đến hay không thể đạt đến. Vì đem giáo lý để so sánh mà nói cái lý mù bẩm sinh, chứ không nói có mù bẩm sinh hay không có mù bẩm sinh. Vì vậy nói là mù bẩm sinh hay không mù bẩm sinh, cũng không trái với pháp tướng.
Nếu có hai loại này thì có thể nói không hề có và không hề không có, tại sao nói rằng có không phải là có, không có không không phải là không có, mở bày không phải là mở bày, tất cả không trái với giáo lý cho nên nói là mở bày.
Thế nào là thị hiện có nhiều đầu? Ngưỡng mong Đại Tiên nói! Bồ-tát Ca-diếp ý hỏi, trong lần giáo huấn đầu tiên, Như Lai nói đủ loại nhiều đầu, nay vì sao kinh Niết-bàn này chỉ nói có một chứ không có hai? Đức Như Lai đáp:
Không phải Ta có nhiều đầu, mà chúng sinh từ thuở xa xưa hành động có nhiều căn, vì vậy Ta nói có nhiều đầu. Vì vậy nói là thị hiện nhiều đầu.
Thứ hai là nhiều pháp. Vì sao gọi là nhiều? Pháp tướng như vậy cho nên thị hiện có nhiều đầu.
Thứ ba là có nhiều lý do mà thuyết. Pháp này nếu có thì có thể gọi là nói nhiều, nhưng vì pháp này không hề có, cho nên không nói là nhiều.
Thứ tư là tướng của lý Niết-bàn như thế, không phải là nhiều hay không nhiều.
Thứ năm là chân lý, thì nguồn gốc không phải là pháp có hay pháp không có, vì vậy nói hay không nói cũng không có gì trở ngại.