Đại Bi Chú Kệ
大 悲 咒 偈
Great Compassion Mantra Verses

 

[76]

Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da
𑖡𑖦𑖺 𑖨𑖝𑖿𑖡-𑖝𑖿𑖨𑖧𑖯𑖧
NAMO RATNA-TRAYĀYA

NAMO (Quy y, quy mệnh) RATNA (Bảo, vật báu) TRAYĀYA (Ba nhóm)

NAMO RATNA-TRAYĀYA: Quy y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.

真空為體幻色用
觀察世間救諸病
隨機感應難思議
我等盲癡當皈命

Phiên âm:
Chân không vi thể huyễn sắc dụng
Quán sát thế gian cứu chư bệnh
Tùy cơ cảm ứng nan tư nghị
Ngã đẳng manh si đương quy mệnh

Phiên dịch:
Thể là chân không, dụng là huyễn sắc
Quán sát chiếu soi cứu tật bệnh thế gian
Cảm ứng tùy cơ khó tưởng tượng, luận bàn
Kẻ đần độn ngu si nên quy mệnh.

With True Emptiness as his substance and illusory form as his function,
He contemplates those in the world and saves them from sickness.
The responses that happen are timely and hard to imagine.
We blind and dull ones should certainly take refuge.

Câu này đã giảng giải rồi, tuy đã giảng rồi, nhưng có thể giảng lại. Vì có người vốn chưa nghe qua; có người đã nghe rồi mà quên mất không nhớ ; có người thì nhớ mơ hồ, nhớ chẳng rõ ràng; có người nhớ rất rõ ràng, đừng ngại nghe thêm lần nữa thì rõ hơn một chút. Nếu tôi giảng sai thì các bạn có thể đề ra nói với tôi, vì tôi giảng Kinh chẳng giống như người khác, tôi chẳng ghi chép. Có khi tôi giảng Kinh, nếu khởi vọng tưởng thì sẽ giảng sai, hoặc có điện thoại gọi muốn đi nghe cũng sẽ giảng sai. Cho nên giảng Kinh không thể khởi vọng tưởng, cũng không thể tiếp điện thoại.

Nam Mô” là “quy y”. Quy y Tam Bảo. “Hắc Ra Ðát Na” là “Bảo”. “Ða Ra Dạ” là “Tam”. Tức là thân tâm tính mạng của ta đều quy y Tam Bảo. Người tại gia phải quy y Tam Bảo, tức là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Quy y Tam Bảo là tôi muốn đem thân tâm tính mạng đều quy y tận hư không biến pháp giới mười phương ba đời tất cả chư Phật, quy y tận hư không biến pháp giới mười phương ba đời tất cả Hiền Thánh Tăng.

Tận hư không, hư không đều cùng tận. Biến pháp giới tức là hết thảy pháp giới đều bao quát bên trong, tức là mười pháp giới. Mười pháp giới là pháp giới của Phật, pháp giới của Bồ Tát, pháp giới của Thanh Văn, pháp giới của Duyên Giác, pháp giới của Trời, pháp giới của người, pháp giới của A tu la, pháp giới của súc sinh, pháp giới của ngạ quỷ, pháp giới của địa ngục.

Mười phương là đông, tây, nam, bắc, đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc; trên và dưới cộng lại là mười phương. Ba đời là đời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai. Quy y mười phương ba đời tận hư không biến pháp giới tất cả Phật Bảo.

Pháp Bảo tức là Tam Tạng Kinh điển mười hai bộ, tất cả Kinh điển của Phật nói ra. Pháp Bảo chẳng phải chỉ ở nhân gian của chúng ta có mà tận hư không biến pháp giới đều có. Nếu bạn khai mở ngũ nhãn lục thông thì bạn chân chánh niệm Kinh, niệm “vô tự chân Kinh”, niệm “Kinh không mở miệng”, chẳng dùng miệng để niệm. “Tâm mê Pháp Hoa chuyển”, tâm ngộ chuyển Pháp Hoa”. Trong tận hư không biến pháp giới đều có Kinh điển của Phật nói. Nếu bạn khai mở ngũ nhãn lục thông thì lúc nào cũng đều có thể niệm vô tự chân Kinh, Kinh điển chẳng có chữ, đều ở trong hư không. “Vô tự chân Kinh” chẳng phải nói trong Kinh điển thật sự chẳng có chữ, mà là phàm phu nhìn chẳng thấy Kinh điển này có chữ, phàm phu nhìn không thấy Kinh này mà bạn nhìn thấy được. Bạn thấy ở trong hư không mỗi nơi đều có chư Phật đang ở đó tụng Kinh, đọc Kinh. Có vị đọc “Kinh Pháp Hoa”, có vị đọc “Kinh Lăng Nghiêm”, có vị đọc “Kinh Hoa Nghiêm”, đều đang ở đó đọc Kinh, tụng Kinh, trì Chú, đọc “Chú Lăng Nghiêm”, rất bận rộn những khóa lễ. Ðó là tận hư không biến pháp giới đều có Pháp Bảo.

Vậy còn quy y tận hư không biến pháp giới tất cả Hiền Thánh Tăng, ai là Hiền Thánh Tăng ? Tất cả đại Bồ Tát, đại A La Hán, đại Tỳ Kheo Tăng đều là Hiền Thánh Tăng.

Da (Gia)”: Tức là đảnh lễ, chúng ta quy y Tam Bảo phải đảnh lễ Tam Bảo.