Đại Bi Chú Kệ
大 悲 咒 偈
Great Compassion Mantra Verses

 

[74]

Ma Bà Lợi Thắng Yết Ra Dạ
𑖦𑖯 𑖪𑖨𑖰 𑖫𑖒𑖿𑖎𑖨𑖯𑖧
MĀ VARI ŚAṄKARĀYA

(Đừng buông bỏ) VARI (Tâm nguyện) ŚAṄKARĀYA (Sự câu tỏa)

MĀ VARI ŚAṄKARĀYA: Đừng buông bỏ sự câu tỏa của Tâm nguyện tức là bản tính Đại chí đại dũng của hàng Bồ Tát.

千 手 千 眼 大 慈 悲
普 化 三 界 度 眾 回
諸 天 魔 王 皆 授 首
改 惡 向 善 速 來 歸

Phiên âm:
Thiên thủ thiên nhãn đại từ bi
Phổ hóa tam giới độ chúng hồi
Chư thiên ma vương giai thụ thủ
Cải ác hướng thiện tốc lai quy

Phiên dịch:
Đại từ đại bi ngàn tay ngàn mắt
Dạy chúng sinh ba cõi sớm quay về
Vua ma cõi trời cùng tiếp nhận đầu tiên
Bỏ ác làm hiền tức thì trở bước.

A thousand hands, a thousand eye as well as great compassion
Change the whole world and bring us back across.
Kings among the heavenly demons accept this teaching.
Turn from evil, become good, and so quickly return.

Ma Bà Lợi Thắng”: Là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “đại dũng”, tức là dũng mãnh tinh tấn. Còn có lối dịch khác là “anh hùng đức, đại anh hùng”, đại anh hùng có đức hạnh. Ai có thể xưng là đại anh hùng ? Phật có thể xưng là đại anh hùng, Quán Thế Âm Bồ Tát có thể xưng là đại anh hùng.

Yết La Gia” dịch là “sinh tính”, và dịch là “bổn tính”. Ý nói bổn lai tự tính của tất cả chúng sinh đều có đại anh hùng đức hạnh. Ðại anh hùng đức hạnh tức là “Tổng Nhiếp Thiên Trí Thủ Nhãn”. Thủ Nhãn này hàng phục được tất cả ma oán trong ba ngàn đại thiên thế giới, chẳng những hàng phục được ma oán ở thế giới này của chúng ta mà còn hàng phục được ma oán trong ba ngàn thế giới.

Chúng ta tu 42 Thủ Nhãn, quan trọng nhất là “Tổng Nhiếp Thiên Trí Thủ”, khi bạn tu Tổng Nhiếp Thiên Trí Thủ thì bốn mươi mốt Thủ Nhãn kia cũng đều bao quát ở trong đó. Bạn nói, vậy chúng ta chỉ tu Tổng Nhiếp Thiên Trí Thủ này thôi, có được chăng ? Nếu bạn lười biếng thì cũng có thể được. Tại sao ? Nếu bạn không lười biếng thì bốn mươi mốt Thủ Nhãn kia cũng nên tu luôn. Nếu bạn lười biếng, nói rằng tôi muốn tu thành một Bồ Tát lười thì chỉ tu Tổng Nhiếp Thiên Trí Thủ này thôi, cũng bao quát hết bốn mươi mốt Thủ Nhãn kia ở trong đó, cũng được, bất quá thành công chậm hơn một chút. Tại sao ? Vì bạn lười biếng. Bạn lười nên pháp này cũng không thành tựu sớm được. Nếu bạn không muốn thành một Bồ Tát lười thì đừng sợ phí việc, tu nhiều pháp một chút thì tốt.