LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN
Nguyên tác: Mã Minh Bồ Tát tạo
Hán dịch: Chơn Đế Tam Tạng Pháp Sư
Việt dịch và Cương yếu: HT Thích Liêm Chính

 

Chương I: Nhân duyên

Luận văn: Sơ thuyết nhân duyên phần. Vấn viết: Hữu hà nhân duyên nhi tạo thử luận? Đáp viết: Thị nhân duyên hữu bát chủng. Vân hà vi bát? Nhất giả: Nhân duyên tổng tướng, sở vị vi linh chúng sinh ly nhất thiết khổ đắc cứu cánh lạc, phi cầu thế gian danh lợi cung kính cố. Nhị giả: Vi dục giải thích Như lai căn bản chi nghĩa, linh chư chúng sinh chính giải bất mậu cố. Tam giả: Vi linh thiện căn thành thục chúng sinh, ư ma ha diễn pháp kham nhậm bất thối tín cố. Tứ giả: Vi linh thiện căn vi thiểu chúng sinh, tu tập tín tâm cố. Ngũ giả: Vi thị phương tiện tiêu ác nghiệp chướng thiện hộ kỳ tâm, viễn ly si mạn xuất tà võng cố. Lục giả: Vi thị tu tập Chỉ Quán, đối trị phàm phu, nhị thừa tâm quá cố. Thất giả: Vị thị chuyên niệm phương tiện, sinh ư Phật tiền, tất định bất thối tín căn cố. Bát giả: Vị thị lợi ích khuyến tu hành cố. Hữu như thị đẳng nhân duyên sở dĩ tạo luận.

Vấn viết: Tu đa la trung cụ hữu thử pháp hà tu trùng thuyết?

Đáp viết: Tu đa la trung tuy hữu thử pháp, dĩ chúng sinh căn hạnh bất đẳng, thọ giải duyên biệt sở vị: Như lai tại thế chúng sinh lợi căn, năng thuyết chi nhơn sắc tâm nghiệp thắng, viên âm nhất diễn dị loại đẳng giải, tắc bất tu luận. Nhược Như lai diệt hậu, hoặc hữu chúng sinh năng dĩ tự lực quảng văn nhi thủ giải giả. Hoặc hữu chúng sinh diệc dĩ tự lực thiểu văn nhi đa giải giả. Hoặc hữu chúng sinh vô tự trí lực, nhân ư quảng luận nhi đắc giải giả. Diệc hữu chúng sinh phục dĩ quảng luận văn đa vi phiền, tâm lạc tổng trì thiểu văn nhi nhiếp đa nghĩa, năng thủ giải giả. Như thị, thử luận vi dục tổng nhiếp Như lai quảng đại thâm pháp vô biên nghĩa cố, ưng thuyết thử luận. Dĩ thuyết nhân duyên phần.

Dịch nghĩa: Đây là phần Chính tôn hay Duyên khởi. Có 8 nhân duyên cần phải viết luận.

Hỏi: Vì lý do gì tạo luận?

Đáp: Có 8 lý do.

1: Nhân duyên tổng quát. Như chư Phật, bồ tát và các đại Luận sư không phân biệt căn cơ trình độ lợi độn của chúng sinh như thế nào các Ngài đều mong sao tất cả mọi người viễn ly khổ đau trầm luân sinh tử, được cứu cánh chứng đắc Bồ đề Niết bàn thật sự an lạc, tuyệt đối không mong cầu sự cung kính và lợi dưỡng của thế gian.

2: Lý do thứ 2 cũng là lý do đặc biệt của Luận chủ muốn giải thích ý nghĩa căn bản về Pháp Đại thừa. Pháp Đại thừa của Như lai là thể Nhất tâm, tâm này theo ngôn ngữ phân biệt có 2 phương diện: Chân như và Sinh diệt, mỗi một môn đều có khả năng tổng nhiếp các pháp Thế và Xuất thế gian.

3: Vì muốn những chúng sinh nào thiện căn đã thành thục như Thập tín mãn vị không còn thối tâm, chuẩn bị bước vào Thập trụ chính định đối với giáo pháp Đại thừa tín tâm càng kiên cố hơn.

4: Những chúng sinh thiện căn còn yếu kém như Tín căn bản, 1 trong 4 tín tâm và 4 hạnh: Thí giới nhẫn tấn trong 5 hạnh cũng như từ Sơ tín đến Bát tín còn nhiều hạn chế cần phải nỗ lực tu tập để tín tâm được kiên cố hơn.

5: Khai phương tiện nhằm tiêu trừ ác nghiệp chướng, hộ trì tín tâm, lễ bái chư Phật, sám hối nghiệp chướng nhằm sớm tiêu trừ phiền não ác nghiệp, hộ trì tín tâm, viễn ly si và mạn, xa lánh tà thuyết tà đạo.

6: Khai mỡ phương tiện tu tập Chỉ môn vì chúng sinh tâm thường tán loạn. Quán môn nhằm đối trị sự sai lầm thiên chấp Không tịch, khôi thân diệt trí của Phàm phu Nhị thừa.

7: Khai phương tiện chuyên niệm Phật, vì hàng sơ học không thể tự lực quán sát Bản thể Nhất tâm chân như nên phương tiện nương tha lực Phật A Di Đà cầu sinh cực lạc tịnh độ, sau khi sinh về trước Phật nhất định tín tâm bất thối.

8: Luận chủ nêu 8 nhân duyên không ngoải mục đích khuyến khích tất cả chúng sinh không phân biệt đốn tiệm, lợi độn, đều phải nỗ lực tu hành sớm hoàn thành sở nguyện và ý chí của người xuất gia, do đó cần phải tạo luận.

Hỏi rằng: Trong kinh điển đại thừa đã thuyết minh đầy đủ, cần gì phải nói lại?

Đáp: Tuy các kinh điển đã đề cập nhưng căn hạnh chúng sinh và ý muốn khác nhau. Khi Như lai tại thế chúng sinh hầu hết đều lợi căn, hơn nữa sắc lực và tâm lực của Phật thù thắng thanh tịnh, một lời Phật dạy tất cả mọi người đều có thể hiểu, vì thế nên không cần phải tạo luận. Tuy nhiên, sau khi Như lai diệt độ, có người nghe nhiều mới hiểu, có người chỉ cần nghe ít hiểu nhiều. Có chúng sinh cần phải nghe rộng mới hiểu. Lại có người cho rằng giải thích quá nhiều phiền phức, muốn văn tự tóm lược nhưng tổng nhiếp nhiều ý nghĩa như thế dể hiểu hơn. Do đó luận này tuy ngắn gọn nhưng tổng nhiếp ý nghĩa rộng lớn sâu xa của Như lai, chính vì những lý do trên cần phải trước tác.