Đại Bi Chú Kệ
大 悲 咒 偈
Great Compassion Mantra Verses

 

[38]

A Ra Sâm Phật Ra Xá Lợi
𑖀𑖨𑖬𑖰𑖽 𑖥𑖩 𑖫𑖨𑖰
ARAṢIṂ BHALA ŚARI

ARAṢIṂ (Sự trống rỗng về cảm giác và mùi vị) BHALA (Trông thấy, chứng kiến) ŚARI (Loài thú hoang, mãnh thú, trực giác nhạy bén)

ARAṢIṂ BHALA ŚARI: Tu hành Pháp Thân thanh tịnh vượt ra khỏi các pháp chướng ngại (chứng ngộ sự trống rỗng của các Pháp) mà làm Bậc Pháp Vương ở Pháp Tự Tại.

四十二手妙無窮
通天達地感迷蒙
牌弩弓箭威神速
強者調伏弱者興

Phiên âm:
Tứ thập nhị thủ diệu vô cùng
Thông thiên đạt địa cảm mê mông
Bài nỗ cung tiễn uy thần tốc
Cường giả điều phục nhược giả hưng

Phiên dịch:
Vi diệu khôn lường bốn mươi hai pháp
Thông đất trời cảm hóa kẻ trầm luân
Cung tiễn, thuẫn bài, nỏ báu hiển uy thần
Kẻ cường tráng giúp đỡ người nhu nhược.

The Forty-two Hands are wonderful beyond scope or measure.
Penetrating heaven and earth, they aid and assist the confused.
Swift is their prowess with shields, bows, and arrows.
Bullies are tamed and the gentle get a chance to thrive.

A Ra Sâm” cũng là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “chuyển luân pháp vương”. Chuyển là vận chuyển, luân là bánh xe pháp, tức là Ðấng Pháp Vương chuyển bánh xe pháp. Chuyển đại pháp luân là luôn luôn diễn nói diệu pháp đại thừa, đạo lý nói ra rất thâm sâu vi diệu, những người khác nói không được vi diệu pháp mà bạn giảng giải rất tỉ mỉ, đó gọi là chuyển luân pháp vương.

Thủ Nhãn này là “Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn”. Bạn tu pháp này thì đời đời kiếp kiếp đều luôn luôn theo chư Phật tu học, luôn luôn sinh vào chỗ của chư Phật.

Ở Ðài Loan cũng có vị Pháp sư nào đó giảng Chú Ðại Bi, mỗi một Thủ Nhãn ông ta đều giảng thành một vị Bồ Tát. Ví như “Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn” thì ông ta nói là “Chưởng Thượng Hóa Phật Bồ Tát Thủ Nhãn”. Ðó là sai một ly đi một dặm. Tại sao? Vì vốn chẳng có tên vị Bồ Tát này ! Bạn hãy mở toàn bộ Ðại Tạng Kinh ra, từ đầu đến cuối chẳng có một Bồ Tát nào gọi là “Chưởng Thượng Hóa Phật Bồ Tát”, chẳng có. Bạn có thể nói như vầy :”Bồ Tát tu Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn”; ý nghĩa này khác nhau. Bạn đem tên của Thủ Nhãn làm tên cho Bồ Tát, như thế thì chẳng có căn cứ, chẳng có căn cứ thì bạn tìm không ra tên của Bồ Tát này.

Giống như câu này ông ta cũng nói :”Như Ý Châu Bồ Tát Thủ Nhãn”. Như ý châu là tên của hạt châu, hoặc là có một vị Bồ Tát cũng gọi tên đó, song 42 Thủ Nhãn chẳng phải là tên của 42 vị Bồ Tát, chẳng phải. Ở đây chỉ có thể nói “Bồ Tát tu Như Ý Châu Thủ Nhãn”, không thể nói :”Như Ý Châu Bồ Tát Thủ Nhãn”. Bạn nói như thế thì đã sai lại càng sai, bạn cũng không thể nói :”Bảo Bát Bồ Tát Thủ Nhãn”, chỉ có thể nói :”Bồ Tát tu Bảo Bát Thủ Nhãn”, chẳng phải Bảo Bát là tên của Bồ Tát. Tôi thấy họ ở Hương Cảng giảng lại quyển “Ðại Bi Kinh giảng nghĩa” cũng giảng như thế, biến 42 Thủ Nhãn thành 42 tên của Bồ Tát, đó là sai lầm.

Bốn Mươi Hai Thủ Nhãn này đều là sở tu của Bồ Tát, chứ chẳng phải là tên của 42 vị Bồ Tát, chỗ này, chúng ta học Phật pháp phải nên biết. Giảng Phật pháp nhất định phải có căn cứ, chẳng có căn cứ mà giảng Phật pháp thì không chánh quyết. Cho nên “A Ra Sâm” là Chưởng Thượng Hóa Phật Thủ Nhãn, là sở tu của Bồ Tát. Vị Bồ Tát nào? Vị Bồ Tát này không nhất định. Ai tu 42 Thủ Nhãn thì người đó là vị Bồ Tát đó, ai không tu thì người đó chẳng phải là vị Bồ Tát đó. Bạn tu 42 Thủ Nhãn thành công rồi thì bạn sẽ chứng đắc quả vị Bồ Tát.

Phật Ra Xá Lợi” là Tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “giác thân tử”. Các bạn còn nhớ Xá Lợi Phất còn gọi là “Xá Lợi Tử” chăng ? Dịch ra nghĩa là “thân tử”, tức là “xá lợi”.

“Phật Ra Xá Lợi” là ‘giác thân tử,’ đây là Sổ Châu Thủ Nhãn sở tu của Bồ Tát; sổ châu cũng là niệm châu. Bồ Tát tu Sổ Châu Thủ Nhãn thì có thể đắc được mười phương chư Phật cấp tốc đến nhiếp thọ, mười phương chư Phật tiếp dẫn vị đó đến mười phương thế giới thành Phật.