BẢO KINH THỦ CHÚ LUÂN
Soạn dịch: Huyền Thanh

 

Thiên Quang Nhãn Kinh ghi là:“Nếu người cầu đa văn nên tác Pháp Bát Nhã Kinh. Tượng Bát Nhã Quán Tự Tại, tướng tốt đẹp như trên đã nói, chỉ có tay phải để ngang trái tim cầm Trí Ấn xuất sanh Bát Nhã Lý Thú Kinh, tay trái kết Quyền   Ấn”.

𑖡𑖦𑖺  𑖨𑖝𑖿𑖡-𑖝𑖿𑖨𑖧𑖯𑖧
𑖡𑖦𑖾 𑖁𑖨𑖿𑖧-𑖀𑖪𑖩𑖺𑖎𑖰𑖝𑖸𑖫𑖿𑖪𑖨𑖯𑖧 𑖤𑖺𑖠𑖰𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧 𑖦𑖮𑖯- 𑖭𑖝𑖿𑖪𑖯𑖧  𑖦𑖮𑖯-𑖎𑖯𑖨𑖲𑖜𑖰𑖎𑖯𑖧
𑖌𑖼_ 𑖪𑖕𑖿𑖨-𑖠𑖨𑖿𑖦  𑖢𑖿𑖨𑖕𑖿𑖗-𑖭𑖲𑖝𑖿𑖨𑖽  𑖦𑖮𑖯-𑖡𑖯𑖧  𑖭𑖿𑖪𑖯𑖮𑖯

NAMO  RATNA-TRAYĀYA
NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHISATVĀYA MAHĀ- SATVĀYA  MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
OṂ_ VAJRA-DHARMA  PRAJÑA-SUTRAṂ  MAHĀ-NĀYA  SVĀHĀ

Kinh báu là Lý Thú của Bát Nhã. Trung Quán đem nghĩa của Bát Nhã gọi là Báu nên mới coi là Bảo Kinh.

Lại nữa Lý Thú của Bát Nhã là Trí trong Trí, đối với chúng Bồ Tát gọi là Trí Huệ của tất cả Như Lai cho nên Quán Thế Âm Bồ Tát có tên gọi là Diệu Quán Sát Trí Bồ Tát, Trí Tuệ Môn Đại Sĩ.

Bồ Tát Quán Thế Âm dùng Bản Nguyện Từ Bi xông ướp Tam Muội “Bát Nhã Lý Thú” nên tay phải để ngang trái tim cầm Trí Ấn, sinh ra Bát Nhã Lý Thú Kinh nhằm giúp cho chúng sanh được nghe nhiều học  rộng.

Muốn thành tựu pháp này, Hành Giả đặt quyển kinh Lý Thú Bát Nhã trước Bản Tôn, cúng dường, tác niệm, tụng Chú, trong Tâm suy tư về nghĩa KHÔNG (Śūnya: Trống rỗng) của Bát Nhã tức là đa văn quảng học (nghe nhiều học  rộng).

_Ý nghĩa của Chú này là:

NAMO  RATNA-TRAYĀYA: Quy mệnh Tam  Bảo

NAMAḤ  ĀRYA  AVALOKITEŚVARĀYA  BODHISATVĀYA  MAHĀ-SATVĀYA  MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Kính lễ Đức Đại Bi Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát

OṂ_ VAJRA-DHARMA (Quy mệnh Kim Cương Pháp) PRAJÑA-SUTRAṂ MAHĀ-NĀYA  SVĀHĀ (quyết định thành tựu Đại lý thú của Kinh Bát   Nhã)