The Forty-Two Hands
With the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976

Translated into Vietnamese by
The late Dharma Master THÍCH THIỀN-TÂM

33. The Tin Staff Hand and Eye

The Sutra says: “For covering and protecting all beings with compassion, use the Tin staff Hand.”

The Mantra: Mi di li ye

The True Words: Nan. Nwo li ti. Nwo li ti. Nwo li ja bwo di.  Nwo li di nwo ye bwo ning. Hung pan ja.

The verse:

Great compassion and great mercy rescue living beings.
Great joy and great giving benefit all that lives.
Great vows and great kindness are the Bodhisattva Way.
Great courage and great strength bear the Buddha fruit.

33) Tích-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu vì lòng Từ-bi muốn cho tất cả Chúng-sanh được nhờ sự che chở giúp đỡ, nên cầu nơi Tay cầm cây Tích-Trượng.”

Thần-chú rằng: Di Đế Rị Dạ [48]

Chơn-ngôn rằng: Án– na lật thế, na lật thế,  na lật tra bát để, na lật đế  na dạ bát nảnh, hồng phấn tra.

Kệ tụng:

Đại từ đại bi cứu quần sinh
Đại hỷ đại xả ích hàm manh
Đại nguyện đại nhân bồ tát đạo
Đại hùng đại lực Phật quả thành.

[Đại-từ Đại-bi CỨU Chúng-sanh,
Đại-hỷ Đại-xả LỢI Hữu-tình.
Đại-nguyện Đại-NHÂN BỒ-TÁT-ĐẠO,
Đại-hùng Đại-lực THÀNH PHẬT QỦA.]

Kinh Hoa Nghiêm nói rằng:

“BỒ-ĐỀ TÂM” làm NHÂN, đại bi làm căn bản, phương tiện làm cứu cánh.

Nếu quên mất tâm Bồ-Đề mà tu các pháp lành, đó là “NGHIỆP MA”.

PHÁT “BỒ-ĐỀ-TÂM” như trên đã nói, có thể tóm tắt trong bốn điều hoằng thệ là:

Chúng sanh vô biên thề nguyện độ.
Phiền não vô tận thề nguyện đoạn.
Pháp môn vô lượng thề nguyện học.

PHẬT ĐẠO VÔ THƯỢNG THỀ NGUYỆN THÀNH.

Muốn cho TÂM Bồ Đề phát sanh một cách thiết thật, chúng ta nên suy tư quán sát để phát tâm theo sáu yếu điểm như sau:

SÁU YẾU ĐIỂM PHÁT BỒ-ĐỀ-TÂM

(của HT. THÍCH THIỀN-TÂM)

  1. Giác Ngộ Tâm
  2. Bình Đẳng Tâm
  3. Từ Bi Tâm
  4. Hoan Hỷ Tâm
  5. Sám Nguyện Tâm
  6. Bất Thối Tâm

Điểm thứ nhứt là Giác Ngộ Tâm

Chúng sanh thường chấp sắc thân này là ta, tâm thức có hiểu biết, có buồn giận thương vui là ta. Nhưng thật ra, sắc thân này giả dối, ngày kia khi chết đi nó sẽ tan về với đất bụi, nên thân tứ đại không phải là ta. Tâm thức cũng thế, nó chỉ là thể tổng hợp về cái biết của sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, như một người trước kia dốt, nay theo học chữ Việt, tiếng Anh, khi học thành, có cái biết về chữ Việt, tiếng Anh.

Lại như một kẻ chưa biết Ba Lê, sau một dịp sang Pháp du ngoạn, thu thập hình ảnh của thành phố ấy vào tâm. Khi trở về bản xứ có ai nói đến Ba Lê, nơi tâm thức liền hiện rõ quang cảnh của đô thị ấy. Cái biết đó trước kia không, khi lịch cảnh thu nhận vào nên tạm có, sau bỏ lãng không nghĩ đến, lần lần nó sẽ phai lạt đến tan mất hẳn, trở về không. Cái biết của ta khi có khi không, hình ảnh này tiêu, hình ảnh khác hiện, tùy theo trần cảnh thay đổi luôn luôn, hư giả không thật, nên chẳng phải là ta.

Cổ đức đã bảo: “Thân như bọt tụ, tâm như gió. Huyễn hiện vô căn, không tánh thật.” Nếu giác ngộ thân tâm như huyễn, không chấp trước, lần lần sẽ đi vào cảnh giới “nhơn không” chẳng còn ngã tướng. Cái ta của ta đã không, thì cái ta của người khác cũng không, nên không có nhơn tướng. Cái ta của mình và người đã không, tất cái ta của vô lượng chúng sanh cũng không, nên không có chúng sanh tướng. Cái ta đã không, nên không có bản ngã bền lâu, không thật có ai chứng đắc, cho đến cảnh chứng thường trụ vĩnh cữu của Niết Bàn cũng không, nên không có thọ giả tướng. Đây cần nên nhận rõ, chẳng phải không có thật thể chân ngã của tánh Chân Như thường trụ, nhưng vì thánh giả không chấp trước, nên thể ấy thành không.

Nhơn đã không, thì Pháp cũng không, vì sự cảnh luôn luôn đổi thay sanh diệt, không có tự thể. Đây lại cần nên nhận rõ chẳng phải các pháp khi hoại diệt mới thành không, mà vì nó hư huyễn, nên đương thể chính là không, cả Nhơn cũng thế. Cho nên cổ đức đã bảo: “Cần chi đợi hoa rụng. Mới biết sắc là không” (Hà tu đãi hoa lạc. Nhiên hậu thỉ tri không).

Hành giả khi đã giác ngộ Nhơn và Pháp đều không, thì giữ lòng thanh tịnh trong sáng không chấp trước mà niệm Phật. Dùng lòng giác ngộ như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.

 

Điểm thứ hai là Bình Đẳng Tâm

Trong Khế Kinh, đức Phật khuyên dạy: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, là cha mẹ đời quá khứ và chư Phật đời vị lai.” Chư Phật thấy chúng sanh là Phật, nên dùng tâm bình đẳng đại bi mà tế độ. Chúng sanh thấy chư Phật là chúng sanh, nên khởi lòng phiền não phân biệt ghét khinh. Cũng đồng một cái nhìn, nhưng lại khác nhau bởi mê và ngộ. Là đệ tử Phật, ta nên tuân lời đức Thế Tôn chỉ dạy, đối với chúng sanh phải có tâm bình đẳng và tôn trọng, bởi vì đó là chư Phật vị lai, đồng một Phật tánh. Khi dùng lòng bình đẳng tôn kính tu niệm, sẽ dứt được nghiệp chướng phân biệt khinh mạn, nảy sanh các đức lành. Dùng lòng bình đẳng như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.

 

Điểm thứ ba là Từ Bi Tâm

Ta cùng chúng sanh đều sẵn đủ đức hạnh, tướng hảo trí huệ của Như Lai, mà vì mê chân tánh, khởi hoặc nghiệp nên phải bị luân hồi, chịu vô biên sự thống khổ. Nay đã rõ như thế, ta phải dứt tâm ghét, thương, phân biệt, khởi lòng cảm hối từ bi tìm phương tiện độ mình cứu người, để cùng nhau được an vui thoát khổ. Nên nhận rõ từ bi khác với ái kiến. Ái kiến là lòng thương yêu mà chấp luyến trên hình thức, nên kết quả bị sợi giây tình ái buộc ràng. Từ bi là lòng xót thương cứu độ, mà lìa tướng, không phân biệt chấp trước; tâm này thể hiện dưới đủ mọi mặt, nên kết quả được an vui giải thoát, phước huệ càng tăng.

Muốn cho tâm từ bi được thêm rộng, ta nên từ nỗi khổ của mình, cảm thông đến các nỗi khổ khó nhẫn thọ hơn của kẻ khác, tự nhiên sanh lòng xót thương muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm từ đó phát sanh. Đại khái như trong hoàn cảnh chiến tranh hiện nay, trẻ thơ phải nhờ cha mẹ nuôi dạy, mà cha mẹ lại bị tử nạn thành ra côi cút, bơ vơ. Lại như người già phải nhờ con cái phụng dưỡng, mà con cái đều bị yểu vong, nên phải buồn đau cô khổ. Thấy những cảnh ấy, động lòng xót thương, muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm chưa phát bỗng tự phát sanh.

Những thanh niên thông minh khỏe mạnh, tương lai đầy hy vọng bỗng bị bom đạn làm cho tàn phế. Nhiều thiếu nữ đang hồi xuân sắc, người thân yêu nhờ cậy bỗng bị tử thần cướp mất, khiến nỗi lạc bước sa đọa, hoặc thành cảnh mẹ góa con côi, sanh kế sống còn của ngày mai mờ mịt. Thấy những cảnh ấy, động lòng xót thương muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm chưa phát bỗng tự phát sanh.

Có nhiều người đau yếu, mà vì vật giá cao quý, không tiền thuốc thang, thành ra kéo dài thân bịnh khổ qua năm tháng, đôi lúc lắm kẻ phải quyên sinh. Có những người nghèo nàn thất nghiệp, nay vợ đau, mai con bịnh, rách rưới lang thang, nợ nần đòi hỏi, hằng chịu đói lạnh qua ngày tháng, sống cũng lỡ mà chết chẳng xong. Lại có những kẻ mang nhiều tâm sự buồn khổ không bạn lành khuyên lơn giải thích; những kẻ mê tối tạo nghiệp không biết ngày mai mình sẽ khổ, không gặp Phật pháp để tìm đường lối thoát ly. Thấy những cảnh ấy, động lòng thương xót muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm chưa phát bỗng tự phát sanh.

Nói rộng ra, như trong kinh Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền đã khai thị: “Bồ Tát quán sát chúng sanh không nơi nương tựa mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh tánh chẳng điều thuận mà khởi đại bi, quán sát chúng sanh nghèo khổ không căn lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh ngủ say trong đêm dài vô minh mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh làm những điều ác mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh đã bị ràng buộc, lại thích lao mình vào chỗ ràng buộc mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh bị chìm đắm trong biển sanh tử mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh vương mang tật khổ lâu dài mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh không ưa thích pháp lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh xa mất Phật pháp mà khởi đại bi…”

Đã phát đại bi tâm tất phải phát đại Bồ Đề tâm thề nguyền cứu độ. Thế thì lòng đại từ bi và lòng đại Bồ Đề dung thông nhau. Cho nên phát từ bi tâm tức là phát Bồ Đề tâm. Dùng lòng đại từ bi như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.

 

Điểm thứ tư là Hoan Hỷ Tâm

Đã có xót thương tất phải thể hiện lòng ấy qua tâm hoan hỷ. Hoan hỷ đây có hai thứ: tùy hỷ và hỷ xả. Tùy hỷ là khi thấy trên từ chư Phật, Thánh Nhơn, dưới cho đến các loại chúng sanh, có làm được công đức gì, dù là nhỏ mọn cũng vui mừng theo. Và khi thấy ai được sự phước lợi, hưng thạnh, thành công, an ổn, cũng sanh niệm vui vẻ mừng giùm.

Hỷ xả là dù có chúng sanh làm những điều tội ác, vong ân, khinh hủy, hiểm độc, tổn hại cho người hoặc cho mình, cũng an nhẫn vui vẻ mà bỏ qua. Sự vui nhẫn này nếu xét nghĩ sâu, thành ra không thật có nhẫn, vì tướng người, tướng ta và tướng não hại đều không. Nên Kinh Kim Cang dạy: “Như Lai nói nhẫn nhục Ba La Mật, tức chẳng phải nhẫn nhục Ba La Mật, đó gọi là nhẫn nhục Ba La Mật.”

Lòng tùy hỷ trừ được chướng tật đố nhỏ nhen. Lòng hỷ xả giải được chướng hận thù báo phục. Bởi tâm hoan hỷ không ngoài sự giác ngộ mà thể hiện, nên đó chính là lòng Bồ Đề. Dùng lòng hoan hỷ như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.

 

Điểm thứ năm là Sám Nguyện Tâm

Trong kiếp luân hồi, mọi loài hằng đổi thay làm quyến thuộc lẫn nhau. Thế mà ta vì mê mờ lầm lạc, từ kiếp vô thỉ đến nay, do tâm chấp ngã muốn lợi mình nên làm tổn hại chúng sanh, tạo ra vô lượng vô biên ác nghiệp. Thậm chí đến chư Phật, Thánh Nhơn, vì tâm đại bi ra đời thuyết pháp cứu độ loài hữu tình, trong ấy có ta, mà đối với ngôi Tam Bảo ta lại sanh lòng vong ân hủy phá. Ngày nay giác ngộ, ta phải hổ thẹn ăn năn, đem ba nghiệp chí thành sám hối.

Đức Di Lặc Bồ Tát đã lên ngôi Bất Thối, vì muốn mau chứng quả Phật, mỗi ngày còn lễ sám sáu thời. Vậy ta phải đem thân nghiệp kính lễ Tam Bảo, khẩu nghiệp tỏ bày tội lỗi cầu được tiêu trừ, ý nghiệp thành khẩn ăn năn thề không tái phạm. Đã sám hối, phải dứt hẳn tâm hạnh ác không còn cho tiếp tục nữa, đi đến chỗ tâm và cảnh đều không, mới là chân sám hối. Lại phải phát nguyện, nguyện hưng long ngôi Tam Bảo, nguyện độ khắp chúng sanh, để chuộc lại lỗi xưa và đền đáp bốn ân nặng. Bốn ân đó là: ân Tam Bảo, ân cha mẹ sư trưởng, ân thiện hữu tri thức, và ân chúng sanh.

Có tâm sám nguyện như vậy tội chướng mới tiêu trừ, công đức ngày thêm lớn, và mới đi đến chỗ phước huệ lưỡng toàn. Dùng lòng sám nguyện như thế mà hành đạo mới gọi là phát Bồ Đề tâm.

 

Điểm thứ sáu là Bất Thối Tâm

Dù đã sám hối phát nguyện tu hành, nhưng nghiệp hoặc ma chướng không dễ gì dứt trừ, sự lập công bồi đức thể hiện sáu độ muôn hạnh không dễ gì thành tựu. Mà con đường Bồ Đề đi đến quả Viên Giác lại xa vời dẫy đầy gay go chướng nạn, phải trải qua hằng sa kiếp, đâu phải chỉ một hai đời?

Ngài Xá Lợi Phất trong tiền kiếp chứng đến ngôi Lục Trụ, phát đại Bồ Đề tâm tu hạnh bố thí. Nhưng khi chịu khổ khoét một con mắt cho ngoại đạo, bị họ không dùng, liệng xuống đất rồi nhổ nước dãi, lấy chân chà đạp lên trên, Ngài còn thối thất Đại Thừa tâm. Thế thì ta thấy sự giữ vững tâm nguyện là điều không phải dễ!

Cho nên hành giả muốn được đạo tâm không thối chuyển, phải lập thệ nguyện kiên cố. Thề rằng: “Thân này dầu bị vô lượng sự nhọc nhằn khổ nhục, hoặc bị đánh giết cho đến thiêu đốt nát tan thành tro bụi, cũng không vì thế mà phạm điều ác, thối thất trên bước tu hành.” Dùng lòng Bất Thối chuyển như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.

Sáu yếu điểm đã dẫn đại lược như trên, là sự kiện phải có của người phát Bồ Đề tâm. Nếu không y theo đây lập chí thiết thật tu hành, thì dù nói phát tâm chỉ là phát tâm suông, không thể nào đi đến Phật quả. Trước mặt chúng ta chỉ có hai đường: luân hồi và giải thoát. Đường giải thoát tuy có lắm nỗi gian nan, nhưng mỗi bước đi lần đến chỗ sáng suốt tự tại an vui.

Đường luân hồi dù được tạm hưởng phước nhơn thiên, nhưng kết cuộc phải chuyển đến cảnh tam đồ ác đạo, sự khổ vô biên không biết kiếp nào ra khỏi. Vậy các vị đồng tu nên phát tâm mãnh tiến, bước thẳng lên đường sáng đại Bồ Đề. Cảnh muôn hoa đua nở nơi chân trời giải thoát sẽ đón chào các vị!

 

PHÁT NGUYỆN 1 ĐỜI VÃNG-SANH
BẤT-THOÁI-CHUYỂN LÀM TÔNG

(tức là PHÁT BỒ-ĐỀ-TÂM của HÒA THƯỢNG THÍCH THIỀN-TÂM )

Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-DI.

TÍCH TRƯỢNG (TRONG CHỨNG ĐẠO CA) là Cây tích trượng, mà người xuất gia thường dùng khi đi hành cước. Cây gậy này có hai cái vòng, tượng trưng cho “chân đế và tục đế”. (BỒ-TÁT ĐỊA-TẠNG CŨNG THƯỜNG DÙNG “CÂY TÍCH-TRƯỢNG” NẦY,  ĐỂ MỞ CỬA  ĐỊA NGỤC CỨU TOÀN CHÚNG SANH) .

Trong tay đã sẵn gậy vàng,
Dộng tan cửa ngục cứu toàn chúng sanh.

Mỗi vòng lại có ba cái khoen, hai vòng thành sáu khoen, tượng trưng cho lục độ vạn hạnh. Năm xưa, một vị cổ đức dùng tích trượng rẽ đôi một cặp hổ đương khi chúng đấu với nhau kịch liệt. Ðời sau người ta kêu tích trượng là cây gậy giải cọp.

Hàng long bát, giải hổ tích,
Lưỡng cổ kim hoàn minh lịch lịch.
Bất thị tiêu hình hư sự trì,
Như Lai bảo trượng thân tung tích.

 

Ðịa Tạng Bồ Tát
PHÁT BỒ-ĐỀ-TÂM

Ðịa ngục vị không, thệ bất thành Phật,
Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ-đề.

KINH-VĂN:

Khi nghe Ðức Phật Như Lai tuyên bày ngợi khen Ngài Ðịa-Tạng Ðại Sĩ xong, Ngài Phổ Quảng Bồ Tát liền quỳ xuống chắp tay mà bạch cùng Ðức Phật rằng:

“Bạch Thế-Tôn! Từ lâu con rõ biết vị Ðại Sĩ này có thần lực cùng đại nguyện lực không thể nghĩ bàn như thế rồi, song nay vì muốn những chúng sanh trong đời sau này rõ biết các sự lợi ích đó, nên con mới bạch hỏi cùng đức Như Lai.

Vâng! Con xin cung kính tin nhận lời Phật dạy.

Bạch đức Thế-Tôn! Kinh này đặt tên là gì và định cho con lưu bố thế nào?’

Ðức Phật bảo Ngài Phổ Quảng: Kinh này có ba danh hiệu:

– Một là “Ðịa-Tạng Bổn Nguyện Kinh”,

– Cũng gọi là “Ðịa-Tạng Bổn Hạnh kinh” đây là tên thứ hai,

– Cũng gọi là “Ðịa-Tạng Bổn Thệ Lực kinh” đây là tên thứ ba.

Do vì Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát từ thuở kiếp lâu xa đến nay phát nguyện rộng lớn làm lợi ích cho chúng sanh, cho nên các ông phải đúng theo tâm nguyện mà lưu hành truyền bá kinh này’.

Nghe Ðức Phật dạy xong, Ngài Phổ Quảng Bồ Tát tin chịu, chắp tay cung kính lễ Phật lui ra.

Lời bàn:

Đức Phật thuyết kinh thì  PHẢI có những người đương cơ, thay mặt cho ĐẠI CHÚNG, hỏi PHẬT hoặc TRANH LUẬN VỚI PHẬT, như PHỔ QUẢNG BỒ-TÁT hỏi PHẬT chẳng hạn. Khi  tất cả ĐẠI CHÚNG TIN CHỊU, THÌ MỚI Y GIÁO PHỤNG HÀNH. TẤT CẢ KINH ĐỀU NHƯ VẬY CẢ.

Còn kinh “VÔ VẤN TỰ THUYẾT”, như KINH A DI ĐÀ thì sao? Ai là chúng ĐƯƠNG CƠ?

Chính là hằng hà sa số CHƯ PHẬT Ở SÁU PHƯƠNG LÀM CHÚNG ĐƯƠNG CƠ.

KINH-VĂN:

Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này:

“Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền trược, não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này”.

Xá- Lợi- Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó!  ( PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ, CÒN KHÓ HƠN LÀ Ở CÕI TA-BÀ NGŨ-TRƯỢC TU  CHỨNG VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC).

KINH ĐỊA TẠNG : Từ phẩm thứ 7 cho đến phẩm thứ 13 là “TRUYỀN BÁ LƯU THÔNG” CHO CHÚNG SANH BIẾT ĐƯỢC KINH NẦY. TỨC LÀ LÀM CHO CHÚNG-SANH THẤY NGHE ĐƯỢC BỔN NGUYỆN, BỔN HẠNHTHẦN LỰC BẤT KHẢ TƯ NGHÌ CỦA ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT, MÀ Y THEO ĐÓ TU HÀNH “PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM”. VẬY AI LÀM VIỆC NẦY? CHÍNH LÀ “BỒ-TÁT QUÁN THẾ ÂM”.

 

KINH-VĂN:

Ðức Phật bảo Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát: “Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát có nhơn duyên rất lớn với cõi Diêm Phù Ðề. Nếu nói về những sự mà các hàng chúng sanh thấy hình nghe tên của Ngài Ðịa-Tạng Bồ Tát được lợi ích, thời dầu nói đến trong trăm nghìn kiếp cũng không biết được.

Này Quán Thế Âm Bồ Tát! Vì thế Ông nên dùng thần lực mà lưu truyền kinh này làm cho chúng sanh trong cõi Ta Bà đây mãi đến trăm nghìn kiếp được hưởng những sự an vui luôn”.

Tóm lại, nếu Qúy-vị trì thủ nhãn này, tức PHÁT Bồ-đề quảng ĐẠI NGUYỆN, tức là ĐẠI-NHÂN của BỒ-TÁT TU HÀNH LỤC ĐỘ VẠN HẠNH, sẽ thành tựu QỦA PHẬT.

Kệ tụng:

Đại từ đại bi cứu quần sinh
Đại hỷ đại xả ích hàm manh
Đại nguyện đại nhân bồ tát đạo
Đại hùng đại lực Phật quả thành.

Tích-Trượng Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Ba

Di Đế Rị Dạ [48]

Án– na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế  na dạ bát nảnh, hồng phấn tra.

BIẾT TRƯỚC 24 NĂM SAU
VÃNG-SANH TÂY-PHƯƠNG

“SÁU TÁM lắm gian nan,
Nhơn quả chớ than van.
Gặp NINH thời ĐẠI đến,
Gặp PHÚ ắt bình AN.
LIÊN HƯƠNG thơm sực nức,
Còn chút nghiệp phải mang.
Ngọt chua hai bốn chẳn,
THÂN xuất đáo LIÊN BANG”.

(Từ năm 1968-1992)

 

TIN-TỨC TÂY-PHƯƠNG

Sáu tám năm qua, sắp đến ngày,
Trời Tây con trẻ mộng hồn bay.
Trong mơ kính lễ cha già hỏi: 
Tin tức chừng nao mới đáo lai?

(Đầu năm 1992)

QUY KỲ VỊNH

 

Tam thử, Mão thời quy,
Lai, khứ thiểu nhơn tri.
Lục bát trần duyên mãn,
Thân xuất đáo Tây kỳ.

TAM-THỬ LÀ NGÀY GIÁP-TÝ, THÁNG-TÝ, NĂM KIẾN NHÂM-TÝ 

tức là  NGÀY 21, THÁNG 11 âm lịch, năm 1992, VÃNG-SANH TÂY-PHƯƠNG.

 MÃO-THỜI LÀ GIỜ MÃO, tức là lúc 6 giờ 15 phúc sáng

 

2 BÀI TỰ-CẢM CUỐI CÙNG

Sáu tám nhọc nhằn kể xiết chi,
Thăng trầm nhiều nổi chí không di.
Mài giũa cho thành ra ngọc quý,
Mới hay châu nọ thiệt “Ma-ni”.
Một niệm công-thuần hai bốn chẵn,
Cõi tạm khứ-hồi mấy kẻ tri!
Khỉ đến, mèo kêu, ba chuột chạy,
Trần-duyên vĩnh dứt, đoạn sầu bi.

Sáu tám năm qua việc đáng kinh,
Thăng-trầm vùi-dập, lắm tai-tinh.
Chẳng qua một giấc mơ dài ấy,
Mà kiếp phù-sinh tạm múa hình.
Hai bốn năm ròng chuyên NHỨT-NIỆM,
DI-ĐÀ sáu chữ phóng quang-minh.
Hôm qua tin-tức trời TÂY báo,
GIỜ MẸO MAI ĐÂY TẠ THẾ TÌNH.

Đêm đó (20 rạng 21) Hòa thượng ngồi trước bàn Phật (ở trên “TRÚC LIÊN BỔN THẤT” nơi cố HÒA THƯỢNG ẨN TU) trì niệm suốt buổi. Đến 3 giờ sáng, ngài biết thời khắc vãng sanh sắp đến nên mở mắt ra, truyền lịnh cho ni sư trưởng tử triệu chúng vào trong tịnh thất hộ niệm.

Kế đó Hòa thượng bước xuống lầu rửa mặt, nghiêm chỉnh y hậu xong ngài an tọa vào trên chiếc ghế nơi mà ngài vẫn thường ngồi để tịnh niệm thường nhật, tay trái kết ấn “Di Đà định”, tay mặt lần chuỗi niệm Phật.

Trước mặt Đại sư là ni sư trưởng t và các đồ chúng nơi Phương Liên tịnh xứ vân tập đầy đủ. Đồ tôn là tỳ kheo Thích nữ Bảo Đàn thỉnh bức tượng tranh của đức A DI ĐÀ Thế tôn đứng trong vị thế tiếp dẫn đặt nơi trước mặt ngài. Các môn đồ, pháp quyến vừa rơi lệ khóc thầm, vừa cất cao tiếng hộ niệm …

Đại sư mỉm cười thốt lời an ủi rằng:

– Hãy bình tâm lại, đừng có khóc nữa. Ta được về Tây là điều hân hạnh, các con hãy theo đó mà cố gắng niệm Phật chuyên cần. Nếu được như vậy, ắt một ngày kia sẽ cùng hội ngộ nhau nơi miền An dưỡng.

Còn các việc thành, bại, vinh hư trên cõi đời này, chẳng phải là chỗ quan tâm đến của ta.

Đoạn ngài đọc bài kệ rằng:

Đời ta chí gởi chốn Liên-trì,
Trần thế vinh-hư sá kể gì.
Bốn tám năm dài chuyên lễ niệm,
Mừng nay được thấy đức A-DI.

Tuyên xong lời kệ sau cùng này, ngài ngồi yên trên ghế, nhắm mắt như vào trong định. Đại chúng biết chắc. Đại sư sắp sửa quy Tây, nên đồng cất cao tiếng hộ niệm, mỗi lúc càng thêm khẩn thiết.

Đến 6 giờ 15 phút (giờ Mẹo) Đại sư bỗng mắt ra, chấp tay nói:

TA ĐI ĐÂY – ĐẠI CHÚNG NÊN BẢO TRỌNG

Đoạn nhắm mắt lại, tay trái ngài vẫn kết ấn DI ĐÀ Định, tay mặt buông xuôi xuống, xâu chuỗi từ trên tay ngài rơi xuống chiếu và ngài lặng im, an nhiên thoát hóa ngay trên bản tọa.

VÔ NHẤT ĐẠI SƯ THÍCH THIỀN TÂM
MỘT CAO TĂNG CẬN ĐẠI

Soạn Giả: Ưu Bà Di, Bồ Tát Giới BẢO ĐĂNG
Giảo Chánh: Sa môn THÍCH HẢI QUANG
Xuất Bản: Pháp Hoa Tự, Tucson-Arizona
Bản điện tử: Tạng Thư Phật Học