TÂY-PHƯƠNG NHỰT-KHÓA

Hòa Thượng Thích Thiền Tâm
soạn thuật

 

PHẦN II

NGHI-THỨC HÀNH-TRÌ
(SỰ HÀNH-TRÌ)
TÂY-PHƯƠNG NHẬT KHÓA
MẬT-TỊNH PHÁP-NGHI.
ÐÀN PHÁP

ÐÔI LỜI căn-dặn ……..

Bắt đầu từ đây trở về sau là phần nghi-thức hành-trì (SỰ hành-trì) của pháp-môn MẬT-TỊNH SONG-TU trong quyển Tây-phương Nhật-khóa nầy.

Các liên-hữu hãy cố-gắng để-tâm và lưu-ý đến những lời chỉ-dẫn của soạn-giả để hành-trì cho đúng theo pháp-thức, hầu dễ-dàng phát-sanh ra hiệu-nghiệm hơn ……..

Nguyên-bản của Vô-Nhất Ðại-Sư THÍCH THIỀN-TÂM Hòa-Thượng soạn ra – Vì để gây nên sự dễ-hiểu cho các Phật-tử trẻ tuổi hấp-thụ theo nền tân-học Tây-phương thời nay vốn không hiểu nhiều về chữ Hán (âm Hán-văn) – nên trong pháp nghi soạn ra ngài chỉ dùng toàn văn Nghĩa (Việt-nghĩa) để cho mọi người khi xem đến, khi hành-trì đến … đều có thể hiểu rõ lời kinh và pháp-ý mà phát-tâm phấn-khởi tu tập thêm hơn.

Tuy-nhiên ……..

Thể theo lời yêu cầu của một số Phật-tử lớn tuổi theo trường-phái xưa, hiểu-biết Hán-văn và ưa-thích cách đọc-tụng theo âm-Hán-Việt, nên tôi cho ghi thêm vào đây một vài phần âm Hán-Việt (kế bên) hầu được tiện-dụng hơn.

Vậy nên:

– Các liên-hữu có thể đọc-tụng và hành-trì “Tây-phương nhật-khóa, Mật-Tịnh pháp-nghi” nầy hoặc là theo Việt-Nghĩa, hoặc là theo cách ÂM, NGHĨA phối-hợp (như trong nghi-thức), tuỳ theo sở-thích của riêng mình, miễn sao cho được thích-hợp là tốt nhất.

Ðiều cần-thiết là phải nên chí-thành, trân-trọng trong lúc hành-trì.

Có như vậy mới thu-hoạch được nhiều lợi-lạc trên bước đường tu.

Bái-bạch. 
PHÁP-HOA Tự Tucson, Arizona.
Niệm Phật Tăng
Sa-môn THÍCH HẢI-QUANG.
(Cẩn-bút)

CHƯƠNG II
MẬT-TỊNH NGHI-THỨC
(HÀNH-TRÌ)

TIẾT I. LỜI DẶN CỦA SOẠN-GIẢ

Từ đây trở về sau……..

Những đoạn nào có kép vòng đơn, là các lời căn-dặn hoặc dẫn-giải, in bằng chữ nhỏ. Chữ lớn là phần dành để xướng-tụng và hành-trì.

Trải qua nhiều năm kinh-nghiệm, tệ-nhơn xét thấy các hành-giả thời nay có những ma-chướng, mà đạo-lực kém-yếu của phần đông người thời mạt-pháp khó nổi vượt qua. Ðó là những ma-chướng nội-tâm(1) ma-chướng ngoại-cảnh(2) và ma-chướng thuộc giới vô-hình(3).

Vì thế……..

Sau khi nghiên-cứu trong Ðại-tạng (kinh), tệ-nhơn đã dựa vào kinh-nghiệm của chính mình và nhiều hành giả (4) khác thuật lại, dung-hợp môn tu Tịnh-độ thuộc Mật-giáo(5) cùng Hiển-giáo(6) soạn ra nghi-thức nầy.

Trong đây tệ-nhơn chỉ chú-trọng về sự khái-quát đơn-giản, lời văn tuy gọn mà ý-tứ đầy-đủ. Pháp-nghi nầy được chia ra làm ba phần:

  1. Lễ-bái, sám-hối.
  2. Trì-chú niệm Phật.
  3. Phát-nguyện, hồi-hướng.

Xin lưu-ý:

– Pháp-nghi chỉ là hình-thức, là khuôn-mẫu, để cho “hành-giả” nương vào nơi sự-tướng mà tiến-tu hướng về chơn-cảnh(7), còn tiến-trình sâu hay cạn, thấp cùng cao, công-đức ít hay nhiều v.v… còn tùy theo nơi tâm chí-thành và sứ trì-niệm của các hành-giả.)

Trân-trọng. 

TIẾT II: PHẦN LỄ-BÁI VÀ SÁM-HỐI

(Dặn:

– Trước tiên rửa sạch tay, mặt.

– Lễ phục nghiêm-chỉnh(8).

– Khi đến nơi đạo-tràng, nơi lễ tụng … thì:

a. Hành-giả tay trái dùng ấn “Kiết-tường” (xem đồ-hình, ấn-quyết và chú-giải) vẽ chữ RẢM

sắc trắng vào trong lòng bàn tay mặt 3 lần. Kế đến tay mặt cũng kết ấn “Kiết-tường” vẽ vào lòng bàn tay trái y như vậy.

(Ý-nghĩa của việc làm nầy như sau:

– Bởi vì tay ta thường dơ-bẩn nên phải dùng chữ RẢM màu trắng để rửa cho sạch trước khi bắt ấn, trì chú – Chữ RẢM là tiếng Phạn hàm-ẩn ý-nghĩa của sự thanh-tịnh, còn màu trắng là tượng-trưng cho sự trong sạch).

b. Kế tiếp đốt hương rồi bước lui lại, chắp tay đứng (hoặc quỳ) trước bàn Phật, đọc bài kệ tán sau đây:

-Ấn-quyết:(Cách bắt ấn)

– Ngón tay cái nắm co đầu ngón vô-danh (áp-út).

– Ba ngón còn lại: trỏ, giữa và út duỗi thẳng ra là thành ấn.

Ấn nầy còn được gọi bằng một tên phổ-thông nữa là: Quan-Âm ấn.

KỆ TÁN PHẬT:

(Bài kệ khen-ngợi Phật).

(Hành-giả phải chí-thành cung-kính, hoặc đứng, hoặc quỳ. Chấp tay đọc bài kệ sau đây):

(VIỆT-NGHĨA):

Sắc thân PHẬT mầu đẹp,
Trong đời không ai bằng.
Khó sánh-ví, nghĩ bàn,
Nên nay con đảnh-lễ. (1 lạy)

Sắc thân PHẬT vô-tận,
Trí-huệ cũng như thế.
Tất-cả pháp thường-trú, (9)
Nên nay con quy-y. (1 lạy)

Bi, trí, nguyện-lực lớn,
Ðộ khắp cả hàm-linh. (10)
Khiến bỏ thân nhiệt-não,
Sanh về cõi thanh-lương. (1 lạy)

Nay con tịnh ba nghiệp, (11)
Quy-y và lễ tán.
Nguyện cùng các hữu-tình, (12)
Ðồng sanh về Cực-lạc. (1 lạy)

(Hành giả cũng có thể đọc bài kệ tán khác mà mình thích).

(Sau đây là phần Âm Hán-Việt. Hành-giả chỉ cần đọc, tụng một trong hai phần –Hoặc Âm hoặc nghĩa mà thôi)

Như-lai diệu sắc thân,
Thế-gian vô dử-đẳng.
Vô-tỉ, bất tư-nghì,
Ngã kim quy-mạng lễ. (1 lễ)

Như-lai sắc vô-tận,
Trí-huệ diệc phục-nhiên.
Nhất-thiết pháp thường-trú,
Thị cố ngã quy-y. (1 lễ)

Ðại-trí, đại-nguyện lực,
Phổ-độ ư quần-sinh.
Linh-xả nhiệt-não thân,
Sanh bỉ thanh-lương quốc. (1 lạy)

Ngã kim tịnh tam-nghiệp,
Quy-y cập lễ tán.
Nguyện cộng chúng hữu-tình,
Ðồng sanh An-dưỡng quốc. (1 lạy)

PHỔ-LỄ CHƠN-NGÔN:

AUM ! VÀJRA MÙD. (7 lần)

(Um, va ji ra, mật)

(DẶN:

– Trong khi tụng chú nầy, hành-giả dùng tay kết ấn “KIM-CANG HIỆP-CHƯỞNG” để ngay trên đỉnh-đầu (xoáy-tóc).

Theo Mật-giáo (mật-tông), hành-giả nên nhắm mắt lại, để tâm yên-lặng, thanh-tịnh – Xong quán-tưởng thân mình hiện ra khắp pháp-hội ở mươøi phương, lễ kính chư PHẬT.

Xong rồi thì xả ấn ra (ngay trên đảnh đầu)

Sau đây là ẤN-QUYẾT:

(cách bắt ấn)

– Hai tay chắp lại,

– Hữu áp tả,

(Tức là các ngón tay mặt đè lên các ngón tay trái)

– 10 ngón tay để so-le nhau,

– Cả 10 ngón tay đều Ngoại xoa(đưa ra bên ngoài)

(Xem đồ hình ấn dưới đây)

(Kế tiếp hành-giả đứng ngay-ngắn trước bàn Phật – Nghiêm-chỉnh, chắp tay, mắt chăm nhìn vào tượng PHẬT – Ðọc phần đảnh-lễ như sau)

(VIỆT-NGHĨA)

1. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Hoằng-dương môn TỊNH-ÐỘ,
THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT,
Trăm ngàn ức hóa-thân,
Khắp pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lạy).

2. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Thường-tịch quang Tịnh-Ðộ,
A-DI-ÐÀ Như-Lai,
Pháp-thân mầu thanh-tịnh,
Khắp pháp-giới chư Phật. (Chuông – 1 lạy).

3. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Thật-báo trang-nghiêm độ,
A-DI-ÐÀ Như-Lai,
Thân tướng hải vi-trần,
Khắp pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lạy).

4. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Phương-tiện Thánh cư độ,
A-Di-ÐÀ Như-lai
Thân trang-nghiêm giải-thoát,
Khắp pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lạy).

5. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc Phương Tây,
A-DI-ÐÀ Như-Lai,
Thân căn-giới đại-thừa,
Khắp pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lạy).

6. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc Phương Tây,
A-DI-ÐÀ Như-Lai,
Thân hóa đến mười phương,
Khắp pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lạy).

7. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương Tây,
Giáo, hạnh, lý ba kinh,
Y, chánh đều tuyên-dương,
Khắp pháp-giới tôn PHÁP. (Chuông – 1 lạy).

8. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương Tây,
QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát,
Thân tử-kim muôn-ức,
Khắp pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lạy).

9. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương TÂy,
ÐẠI THẾ-CHÍ Bồ-tát,
Thân, trí sáng vô-biên,
Khắp pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lạy).

10. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương-Tây,
VĂN-THÙ Ðại Bồ-tát,
Thân thị-hiện Trí-mầu,
Khắp pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lạy).

11. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương Tây,
PHỔ-HIỀN Ðại Bồ-tát,
Thân hạnh, nguyện sát-trần,
Khắp pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lạy).

12. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Cõi Cực-Lạc phương Tây,
Thanh-Tịnh Ðại-hải chúng,
Thân phước-trí trang-nghiêm,
Khắp pháp-giới thánh-chúng. (Chuông – 1 lạy).

(Sau đây cũng là phần đảnh-lễ trên, được diễn theo ÂM Hán-Việt – Hành-giả chỉ cần đọc một trong hai phần nầy hoặc ÂM hoặc NGHĨA mà thôi).

(HÁN-VIỆT)

1. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Hoằng-dương môn TỊNH-ÐỘ,
THÍCH-CA MÂU-NI PHẬT,
Thiên, bá, ức hóa thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).

2. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Thường-tịch quang Tịnh-Ðộ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Thanh-tịnh diệu pháp-thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).

3. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Thật-báo trang-nghiêm độ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Vi-trần tướng hải thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).

4. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Phương-tiện Thánh cư-độ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Giải-thoát tướng nghiêm thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).

5. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Ðại-thừa căn-giới thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).

6. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Thập-phương hóa vãng-thân,
Biến pháp-giới chư PHẬT. (Chuông – 1 lễ).

7. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
A-DI-ÐÀ NHƯ-LAI,
Giáo, Hạnh, LÝ, tam kinh,
Cực y, chánh tuyên-dương,
Biến pháp-giới tôn PHÁP.. (Chuông – 1 lễ).

8. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát,
Vạn ức tử kim thân,
Biến pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lễ).

9. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
ÐẠI THẾ-CHÍ Bồ-tát,
Vô-biên quang-xí thân,
Biến pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lễ).

10. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
VĂN-THÙ Ðại Bồ-tát,
Trí-mầu thị-hiện thân,
Biến pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lễ).

11. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
PHỔ-HIỀN Ðại Bồ-tát,
Hạnh-nguyện sát-trần thân,
Biến pháp-giới Bồ-tát. (Chuông – 1 lễ).

12. NHỨT-TÂM ÐẢNH-LỄ:
Tây-phương An-lạc độ,
Thanh-Tịnh đại-hải chúng,
Phước, Trí nhị nghiêm thân,
Biến pháp-giới thánh-chúng. (Chuông – 1 lễ).

(Dặn:

– Kế tiếp (Sau phần hoàn-tất 12 lễ nầy xong, hành-giả quỳ xuống trước bàn Phật, chắp tay, chí-thành, đọc bài kệ Sám-hối sau đây):

Quy-mạng mười phương PHẬT,
Tôn PHÁP, hiền-thánh TĂNG,
Tam-thánh cõi Cực-Lạc,
Xin thương-xót chứng-minh,
Vô-thỉ kiếp đến nay,
Con mê lạc luân-hồi.
Do bởi tham, sân, si,
Từ nơi thân, khẩu, ý.
Tạo tứ-trọng, ngũ-nghịch,
Thập ác, vô-biên tội.
Nay đem tâm chí-thành,
Tỏ bày cầu sám-hối.
Nguyện nhớ sức gia-trì,
Thân-tâm đều thanh tịnh.
Xin phát đại Bồ-đề,
Ðộ mình, người giải-thoát.

(Chuông – 1 lạy).

Ðệ-tử (đọc pháp-danh lên) Sám-hối, phát-nguyện rồi, chí-tâm đảnh-lễ Tam-bảo.

(Chuông – lạy 3 lạy)

(1)- Ma-chướng:Những gì gây trở-ngại cho việc phát-triển căn lành của mình thì đều gọi là ma. (như buồn ngủ làm cho tu không được thì gọi là ma buồn ngủ … ma làm biếng, ma sân-hận, ma si-mê, vv…)

(2)- Ma-chướng ngoại-cảnh: Tức là ma bên ngoài, có hình-tướng có danh-sắc. Ðây là các sắc (tướng)ma. Trong ngủ-ấm ma thì nó đứng đầu (SẮC). Loại ma nầy có vô-lượng tướng-dạng.

(3)- Ma-chướng thuộc giới vô-hình:là các loại ma không có hình-tướng vật chất. Như là hồn-linh, ma quỷ. Ở đây soạn-giả muốn nói đến các loài thiên ma tức là Ma-vương và các thuộc-hạ ở cung trời Tha-Hóa tưï-tại.

Ngoài ra còn thêm 10 loại ma khác như sau:

– Ngủ-ấm ma (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức).

– Phiền-não ma (Tham, sân, si).

– Nghiệp ma (các ác-nghiệp quá khứ hoặc hiện taïi).

– Tâm ma (Cống cao, ngả-mạn – Thất mạn).

– Tử ma (Ma chết, tử thần).

– Thiên ma(Ma-vương ở cõi trời thứ 6 là Tha-Hóa tự-tại).

– Thiện-căn ma: ỷ mình có đủ phước-đức, căn lành sanh ra kiêu ngạo, không chịu tu hành, gần thiện tri-thức.

– Tam-muội ma:ỷ mình đắc được một vài thiền-định, rồi mê đắm chấp và trụ vào trong đó, không chịu phát-tâm Bồ-đề vô-thượng tinh-tấn thêm nữa (Loại ma nầy bao gồm các hàng Thiên-tiên, ngoại đạo và các bậc Tiểu-thừa thánh quả).

– Thiện tri-thức ma:là người hiểu biết điều đạo-lý, kinh-điển mà ích-kỷ, cứ bo-bo giữ cho mình chớ không đem ra dạy-dỗ cho người, sợ người ta biết như mình rồi không còn kính-trọng, cúng-dường cho mình nữa. Vô-tình đi vào trong ma đạo.

– Bồ-đề pháp tri ma:Trong pháp Phật tuy khởi lòng tin, có trí-huệ nhưng tâm còn chấp trước các pháp, nên bị che lấp chánh-trí, không chịu cầu thành được quả-vị Phật (Ðây là chỉ cho các vị thánh-nhơn ở hai thừa Thănh-Văn, Duyên-Giác).

(4)- Hành-giả:Người hành-trì, tu-tập (chẳng-hạn như mình vậy).

(5)- Mật-Giáo:Tức là MẬT-TÔNG. Ðây là một pháp tu bí-mật của Phật-giáo, dạy về cách bắt-ấn, trì-chú, vv… Pháp-tu nầy có tính-chất liểu-nghĩa (trọn đủ), căn-cứ vào nơi tâm-pháp bí-truyền.

(6)- Hiển-giáo:là những giáo-pháp truyền dạy thoe phương-pháp thông-thường mà ai cũng có thể tu theo được như tụng kinh, niệm Phật, tán-tụng vv…

Ðây là một pháp-tu phổ-thông dành cho chúng-sanh trong thời buổi mạt-pháp khó tu nầy, nương theo tu-học, để dễ-daøng giải-thoát. Pháp-tu nầy chưa được liễu-nghĩa (chưa hoàn-toàn trọn đủ)vì còn căn-cứ trên kinh giáo.

(7)- Chơn-cảnh:tức là cảnh giải-thoát.

(8)- Lễ-phục nghiêm-chỉnh:

– Nếu là xuất-gia thì nên mặc y-hậu.

– Nếu là tại-gia thì nên mặc áo tràng.

(9)- Thường trú: Tức là còn hoài không biến-đổi – Ðây tức là ý của chữ BẤT-SANH, BẤT-DIỆT, BẤT-CẤU, BẤT-TỊNH vv… trong Bát-Nhã tâm-kinh.

(10)- Hàm-linh:Ngậm tánh-linh, tức là các loài chúng-sanh còn có tình-thức, biết buồn giận, ghét thương vv… (như mình hay là các loài thú vật, vậy).

(11)- Ba nghiệp:

-Tức là nghiệp của THÂN (sát, đạo, dâm).

– Nghiệp của KHẨU (nói dối, nói hung-dữ, nói thêu-dệt, nói hai chiều)

– Nghiệp của Ý (Tham, sân, si).

Ðây gọi là thập ác.

(12)- Hữu-tình: tức là hữu-tình chúng-sanh – Ðồng-nghĩa với chữ hàm-linh (ở trên).