NƠI MẸ TÔI ĐẾN
 (Báo Ứng Tập 7)
 Biên dịch: Hạnh Đoan

 

NGƯỜI CHỒNG MÊ NHẬU

Phật tử Như Nghi hỏi:

– Thưa sư phụ, con rất muốn ngài quán sát xem giúp cho, do nhân duyên gì mà con có ông chồng quá tệ? Chúng con sống với nhau đã 7 năm rồi. Hồi đầu mới quen, ổng luôn mồm hứa sẽ bỏ rượu, vậy mà cưới nhau xong, chỉ cần bạn bè hú một tiếng là ổng tìm đủ trăm phương ngàn kế để chuồn ra khỏi nhà, đi nhậu nhẹt bù khú với họ tới sáng hôm sau mới về.

Do vậy mà chúng con thường cãi nhau, nhưng làm thế nào con cũng không thoát được ổng, rõ ràng là trong lòng con rất muốn chia tay, rất muốn bỏ quách ổng, nhưng qua ngày sau thì đâu lại hoàn đấy, mọi chuyện giống như không có gì. Nhưng hễ mỗi lần ổng đi nhậu thì con rất muốn bỏ ổng. Còn nữa, tính ổng vô tâm thậm tệ, không biết nghĩ suy, con bảo ổng đi ngủ sớm, tập sống theo nếp vệ sinh, sạch sẽ, đừng có tiêu hoang, xài lãng phí… tất cả là vì con muốn tốt cho ổng. Nhưng ổng cứ nhậu nhẹt li bì, lại còn phát cáu với con, nên mỗi lần xảy ra chuyện là chúng con gây đến muốn đập lộn!…

Sư phụ, những ngày tháng sống chung như thế này quả rất khó kham. Con thực tình muốn biết, rốt cuộc là chúng con có nghiệt duyên oan trái từ đời nào, kiếp nào? Nếu hiểu rõ, may ra con có thể đối với ổng bao dung hơn và không còn phải sinh sự, cãi gây chi nữa…

Đây là lần đầu con đem điều chôn giấu tận tâm can của mình ra thưa hỏi tại Đại Bi Đường này, nếu có chỗ nào sai, xin sư phụ lượng thứ.

Tôi đáp:

– Chẳng phải là do chính bà đã tập cho ông nhà thói xấu ghiền rượu này hay sao? Khi chồng bà chuồn ra ngoài uống rượu, bà có nhận thấy rằng: ông thường tỏ rõ thái độ rất muốn trốn tránh bà? Bởi ông luôn có cảm giác e dè, nể sợ bà. Còn nữa, có phải vóc dáng ông nhà thấp lùn và mỗi khi nói với bà âm thanh luôn nhỏ lời, hạ giọng?

Như Nghỉ: Dạ, ngài nói tới điều này thì con mới nhận ra, ngài mô tả rất đúng ạ. Nhưng có điều con không hiểu, làm sao con lại có thề tập cho ổng cái thói hư nhậu nhẹt này được chứ?

Tôi bảo:

– Trong một kiếp rất lâu xa về trước, bà làm chủ tiệm buôn, trong tiệm có bán rượu. Bà có một người làm công dáng mạo lùn thấp, rất mê rượu. Thế nhưng mỗi lần gã uống trộm rượu mà bị bà phát hiện, thì bà đánh cho một trận, hơn nữa bà cư xử với gã rất xấu tệ, là một chủ nhân bủn xỉn, keo kiệt vô cùng!

Vì vậy mà đời này ông ta đến là để đòi nợ bà. Hãy nghĩ xem, nhân này do chính các vị đã gieo, nên bây giờ quả mới trổ như thế!

– Sư phụ, thật vô cùng cảm ơn ngài! Con ngẫm nghĩ lại… thấy rất đúng. Hiện thời mỗi khi ổng làm ăn, con đều phải ở vị làm công, phụ giúp. Nhưng hễ đến khi phát lương, thì ổng luôn khất lần, hẹn lựa… ngó bộ không hề muốn trả tiền cho con. Còn nữa, con mà muốn mua gì, thì ổng luôn ngăn cản, nhưng nếu con nhất định mua thì cũng được thôi. Còn nói về uống rượu, thì một khi đi nhậu, là ổng luôn đem di động theo, nhưng hiếm khi chịu bắt máy, lộ vẻ rất ngán nghe tiếng con, vì sợ con gọi… sẽ làm ông mất mặt với bạn bè.

Nhìn qua thì giống như con thường ăn hiếp ổng, mà ổng cũng quen thuận theo ý con, nhưng con vẫn cảm thấy uất ức thầm, vì không biết đời trước mình đã thiếu nợ như thế nào mà đời này phải sống chung với người chồng không tương xứng như vậy?

Ngài nói kiếp trước ổng là người giúp việc?… điểm này con xét ra rất đúng. Bởi, cho dù ổng sinh trưởng trong gia đình tốt, nhưng tính cách không có chút gì giống ba mẹ, do ông sống cầu thả, bê bối, rất khoái ở dơ! Trời nóng dữ cỡ này mà ngót hai ba ngày ổng vẫn không tắm, không chịu thay y phục. Tính cách cực kỳ lôi lôi, thêm tật vừa ăn vừa nói, khi ổng tiếp điện thoại, đối phương còn nghe rõ tiếng nhai, nuốt… rồn rột của ổng! Mỗi khi dùng tay bốc gì ăn, ồng đều chẳng bao giờ rửa, cái thỏi ở dơ cầu thả và nết thiếu trang nghiêm của ổng đã nhiều lần làm con mất mặt, cũng vì mấy chuyện này mà chúng con cãi nhau hoài. Khi mặc đò, ổng không bao giờ lưu tâm xem y phục có sạch sẽ, chỉnh tề chăng, dù cho y phục rách nhàu ông cũng không để ý. ổng quen sổng như thế rồi, toàn bộ đều khác xa con nên con luôn thấy ông chướng mắt, hành vi cử chỉ của ông quả thực rất giống người làm, chúng con cứ ba ngày thì cãi nhỏ, năm ngày thì cãi lớn, bởi vì sinh hoạt tập quán quá khác xa nhau.

Nhưng hiện tại hình như con đang trở thành là người làm của ổng, vì mọi việc trong nhà: Từ nấu nướng, quét dọn, giặt giũ v.v… con đều phải cáng đáng hết, ông chỉ có mỗi một việc ra ngoài kiếm tiền, nhưng hễ trong nhà có gì hư, bảo ông sửa ông cũng chẳng làm. Mỗi lần cãi nhau dữ dội cơ hồ đến mức chia tay, nhưng ông lại chẳng chịu chia tay, có thể là do con vẫn còn thiếu nợ, chưa trả đủ cho ông? Phải vậy không sư phụ?

– Đúng thế, sức mạnh nghiệp lực vốn vô cùng. Có câu rằng: Không phải oan gia thì không tìm đến tụ hội cùng nhau.

Vậy con phải làm sao đây?

– Làm người không có ai hoàn toàn cả! Bà cần bao dung, sống nên tìm chỗ hay điểm tốt của người và luôn nhìn thấy lỗi mình để sửa sai, được vậy thì mới có thề sống an.

Minh Đắc