NÓI VỚI BẬC CHA MẸ VÀ TUỔI TRẺ
Thiện Phúc

 

26. GIA ĐÌNH, HỌC ĐƯỜNG VÀ XÃ HỘI ĐỀU ẢNH HƯỞNG LÊN TUỔI TRẺ

Các bậc cha mẹ thân mến,
Gia đình là trường học đầu tiên trong đời con em chúng ta. Gia đình chẳng những có bổn phận dạy dỗ các em về đức dục và lối sống, mà còn là nơi đầu tiên xây dựng nhân phẩm cho các em. Gia đình chính là một tế bào sống cho xã hội và quốc gia. Gia đình có tốt thì xã hội mới lành mạnh và quốc gia mới phú cường. Ngoài ra, gia đình còn là nơi mà ông bà cha mẹ trao truyền lại cho con cháu nền văn hiến ưu việt của dân tộc. Vẫn biết ai trong chúng ta đều cũng phải đương đầu với những thử thách của cuộc sống hằng ngày, phải sống làm sao cho hòa hợp được sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông Tây, phải làm việc trong những điều kiện trớ trêu, phải nuôi dạy con cái, vân vân và vân vân. Thì giờ và tâm trí đâu để làm tất cả những việc nầy cùng một lúc ? Chúng ta sẽ không có nhiều thì giờ đâu quý vị ạ. Tuy nhiên, nếu chúng ta không làm những việc cần thiết nầy thì ai làm ? Trường học chỉ dạy các em về khoa học và kỹ thuật, trong khi đó ngoài xã hội thì đầy dẫy những tệ nạn, sẵn sàng xô đẩy con em chúng ta vào đường sa đọa.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Vẫn biết rằng các bậc cha mẹ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy con cái hôm nay. Quý vị phải sống và dạy con cái làm sao cho vừa hợp với đạo lý cổ truyền Đông phương, mà không bị xã hội văn minh tiến bộ nầy đào thải và nghiền nát. Muốn dung hợp được sự khác biệt giữa văn hóa mới và nếp sống cũ, quý vị phải làm sao cho gia đình trở thành một mái ấm, nơi mà con cái tìm đến cha mẹ trong niềm cảm thông và yêu thương thật sự. Được như vậy con cái sẽ đến chuyện trò và chia sẻ với quý vị một cách thoải mái. Được như vậy thì những khó khăn sẽ từ từ giảm thiểu để nhường chỗ cho sự dễ chịu, những giận hờn trách móc sẽ tan biến để nhường chỗ cho sự cảm thông và yêu thương thật sự. Các em lớn lên trong xã hội Âu Mỹ, không làm sao hiểu biết được tính nhân bản và vị tha của một dân tộc có lịch sử lâu dài như dân tộc Việt Nam. Chính quý vị là những tấm gương phản chiếu rõ nét những hình ảnh ấy cho con em học hỏi và bắt chước. Nếu quý vị sống với nhau trong yêu thương và hạnh phúc thì con cái quý vị cũng sẽ lớn lên trong tràn đầy yêu thương và hạnh phúc. Ngược lại nếu quý vị sống buông thả và bất cần gia đình thì con cái quý vị cũng sẽ lớn lên như vậy. Xin đừng đổ thừa cho hoàn cảnh nọ kia nữa, xin hãy nhìn thẳng vào sự thật ngay từ lúc sự thể chưa đến nỗi trễ tràng. Con cái quý vị sẽ sẵn sàng nghe theo ý kiến của cha mẹ nếu quý vị biết dùng tình cảm chân thật của một người con Phật để hướng dẫn và dạy dỗ con cái. Nếu quí vị chịu khó giải thích rõ ràng đâu là đường ngay nẻo chánh, đâu là sa đọa hoang đàng. Ngược lại, nếu quý vị vẫn khư khư cổ hủ, cho rằng cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái, hoặc giả đánh đập hành hạ con cái quý vị sẽ chỉ xô đẩy con cái xa rời quý vị và cuối cùng đi vào dường sa đọa mà thôi.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Con cái hôm nay không phải khó dạy và bất trị như chúng ta lầm tưởng đâu! Các em cũng như quý vị, cũng phải đương đầu với rất nhiều nan đề. Các em cũng phải đương đầu với những thách thức của cuộc sống hằng ngày, các em phải sinh hoạt trong những môi trường khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông và Tây. Ở trường thì các em phải là những cô cậu Âu Mỹ, về đến nhà chưa kịp buông sách vở, đã phải làm một con người thật Việt Nam cho vừa lòng cha mẹ, cho hợp với đạo lý Đông phương, các em cũng phải dung hợp làm sao để không bị xã hội nầy đào thải. Thật tội nghiệp cho mấy em quá! Các em sanh ra và lớn lên trong thời buổi hoàn toàn khác hẳn với quý vị, khác về mọi mặt, không gian, thời gian, kinh tế, xã hội, văn hóa, quan niệm, sở thích và tâm trạng, v.v. Tất cả đều khác. Hồi thời của quý vị thì “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung,” nhưng hồi nầy lắm khi trốn quân dịch vẫn làm được tổng thống. Hồi thời của quý vị, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, nhưng hồi nầy bắt buộc con cái phục tùng cha mẹ một cách mù quáng là phi lý và tự đào thải, tự nghiền nát trong một xã hội tiến hóa không ngừng nghỉ. Hồi thời quý vị, tại Việt Nam, cha mẹ thầy cô dạy con bằng roi vọt không có gì sai trái, nhưng bây giờ và ở đây, dạy con bằng roi vọt chẳng những không hợp lý, mà còn rắc rối với pháp luật nữa. Những người con Phật luôn lắng nghe lời Phật dạy về sự bình đẳng của mọi chúng sanh, không ai có quyền đánh đập và hành hạ ai. Làm cha mẹ, muốn dạy được con cái, phải dạy bằng tình yêu thương chân thật chứ không bằng uy quyền. Những người con Phật nên nhớ Phật đã từng dạy rằng muốn hiểu được tha nhân, chúng ta phải cởi mở, phải bỏ hết những thành kiến, định kiến và phải đứng vào hoàn cảnh của tha nhân. Như vậy các bậc cha mẹ nên luôn tự đặt mình vào những hoàn cảnh của con cái, chứ đừng vội trách móc hoặc buộc tội. Hãy tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, học đường và xã hội để có thể cảm thông hơn với con trẻ. Thay vì mắng mỏ, chửi bới về sự học hành bê trễ của con cái, quý vị nên dùng lời lẽ ân cần hơn, nhưng không kém phần giáo dục. Đạo Phật bên cạnh từ, bi, hỉ, xả và những giáo lý cao tuyệt, còn có một nền luân lý hài hòa cho mọi dân tộc, nền luân lý mà trong đó chỉ có sự hiểu biết, cảm thông và hạnh phúc. Đạo Phật chưa bao giờ bắt ép con người phải gò bó một cách khổ sở và não phiền. Là người con Phật, quý vị đừng bao giờ cố chấp vào thành kiến hoặc những thói quen của mình, rồi bắt ép con cái phải đi vào con đường lắm khi không còn thích hợp của mình nữa. Ngoài ra, dùng uy quyền của cha mẹ làm cho con cái sợ sệt, hoặc phải lấm lét nghe theo mình, là tự mình chặt đứt dòng phát triển tự nhiên của con cái. Việc dạy dỗ con cái đòi hỏi quý vị chẳng những phải kiên nhẫn, mà quý vị còn phải hiểu biết và cảm thông, cũng như thật sự yêu thương con trẻ nữa. Sự dạy dỗ con cái ở những xứ Âu Mỹ nầy quả là thiên nan vạn nan, nhưng chỉ có quý vị mới làm được những điều nầy mà thôi. Hãy cố gắng nhiều hơn nữa quý vị ạ!

Các bậc cha mẹ thân mến,
Nuôi nấng, dạy dỗ và giáo dục con cái thời buổi hôm nay không phải là chuyện dễ, chúng ta phải lắng nghe, cởi mở và biết tha thứ nữa. Không ai có thể chối cải được tình thương của cha mẹ dành cho con cái. Tình thương ấy vô bờ vô bến, biển Thái Bình cũng không sánh được, núi Thái Sơn cũng không sánh bằng. Tuy nhiên, đa phần chúng ta thương con bằng cách thương của riêng ta, chứ không chịu lắng nghe để hiểu những nỗi niềm thao thức của con trẻ. Đồng ý đa phần chúng ta chưa từng trải qua một trường lớp làm cha mẹ lần nào, thế mà từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, cha anh chúng ta đã trao truyền cho chúng ta những truyền thống giáo dục cao đẹp. Tuy nhiên, đối với văn minh tân tiến, nhứt là đối với xã hội Âu Mỹ hôm nay, chúng ta cần phải xét lại cách dạy dỗ và thương yêu con cái của mình. Nhiều khi chính cách biểu lộ tình thương không thích hợp đã làm mất đi sự gắn bó giữa cha mẹ và con cái. Có khi vì thương con mà chúng ta áp đặt đủ thứ luật lệ, bắt buộc con cái phải làm như thế nầy mới là ngoan, còn làm như thế kia là hư, vân vân và vân vân. Chúng ta tưôũng làm như vậy là bảo vệ con cái, chứ có ngờ đâu chính những luật lệ cứng nhắc ấy đã làm tan nát rất nhiều gia đình. Chúng ta cứ khư khư bắt ép con trẻ phải tuân theo luật lệ đã được trao truyền từ ngàn năm một cách mù quáng, mà không một lời giải thích hợp lý, hoặc cùng lắm nếu trẻ có hỏi thì chúng ta chỉ nạt nộ mà rằng : “Ông bà cha mẹ từ xưa đã dạy vậy, bây giờ cha mẹ nói thì các con phải nghe, chứ không được cãi.” Đó là nói về những người ăn nói mềm mỏng, chứ còn lắm khi cha mẹ vẫn thường hay dùng những lời lẽ thô bạo với con trẻ nữa là khác: “ông bà đã dạy vậy, tụi bây là con cái, chỉ có bổn phận phải nghe chứ không được cãi.”

Các bậc cha mẹ thân mến,
Nhứt là những người con Phật. Tại sao chúng ta không lắng lòng suy nghĩ những lời Phật dạy ? Đức Từ Phụ đã không từng nhắc đi nhắc lại về niềm tin mù quáng hay sao ? Những gì được trao truyền lại từ nhiều đời, lắm khi không còn hợp thời nữa, chúng ta phải nhận biết cho rõ ràng, xem coi cái nào còn thích hợp thì vẫn áp dụng, còn cái nào không thích hợp nữa thì nên rũ bỏ không luyến tiếc. Làm được như vậy chúng ta mới có cơ hội hòa điệu sống với con em chúng ta trong xã hội hôm nay. Ngày xưa các bậc cha mẹ dạy dỗ con cái bằng rầy la mắng chưởi, ngày nay rầy la mắng chưôũi có lẽ chỉ làm cho con trẻ cứng đầu và khó dạy hơn mà thôi. Muốn cho con em lắng nghe mình, xin các bậc cha mẹ hãy cố gắng thay đổi chính mình trong cách dạy con, xin hãy tự mình lắng nghe con trẻ trước đã.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Con cái chúng ta còn nhỏ dại lắm, chúng ta không nên nhồi nhét vô đầu óc non dại của các em những ý tưôũng sai lầm về tình yêu thương. Đừng cho các em hiểu lầm rằng cho ăn, cho ôũ, mua quần sắm áo, cho đi học là yêu thương. Tình yêu thương thật sự là cái gì vô cùng thiêng liêng và cao quý, nó vượt lên trên tất cả những thứ vật chất tầm thường kia. Một nụ hôn, ánh mắt, nụ cười, hoặc giả một cử chỉ trìu mến, có thể làm cho các em cảm thấy được một trời hạnh phúc nơi gia đình. Nếu các bậc cha mẹ cung cấp đầy đủ phương tiện vật chất cho con
cái, mà cả ngày không có lấy một phút để nói chuyện với con, hoặc hỡ ra là mắng là chưởi, hỡ ra là chỉ trích hoặc phán đoán một cách độc đoán về con cái. Làm như vậy chẳng những con cái sẽ tìm cách xa lánh cha mẹ, mà rất có thể các em sẽ oán trách chúng ta nữa là khác.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Chúng ta hãy cố gắng lắng nghe, hướng dẫn và giúp đỡ con em mình với những gì hợp tình hợp lý nhứt. Mỗi khi con em chúng ta phạm phải lỗi lầm gì, chúng ta hãy bình tâm mà nhận xét rằng hồi chúng ta ôũ tuổi các em, không chừng chúng ta còn tệ hơn các em nhiều. Thấy được như vậy chúng ta mới có cơ nói được với các em những lời cảm thông chân tình và tuyệt vời nhứt, chẳng hạn như: “hồi cha mẹ ôũ tuổi các con, cha mẹ cũng suy nghĩ và cũng làm giống như các con bây giờ thôi, nhưng rồi với dòng thời gian và với tuổi đời chồng chất, cha mẹ mới nhận ra rằng nghĩ và làm như vậy là sai.” Khi nghe được những lời nói chân thành nầy, các em sẽ cảm thấy an ủi và phấn chấn hơn, các em sẽ phải tự lắng lòng một giây một phút nào đó để suy nghĩ về những lời chia sẻ nầy. Các bậc cha mẹ hôm nay nên khéo léo khích lệ, khuyên nhủ và đưa ra những giải pháp hợp lý hơn là bắt ép con  trẻ phải làm thế nầy thế nọ. Mỗi khi con cái có lầm lỗi gì, cha mẹ nên tha thứ mà dạy dỗ. Hãy cho con cái chúng ta thấy rằng cha mẹ các em luôn là điểm tựa giúp các em vượt qua những khó khăn trở ngại trong đời. Chúng ta phải cố gắng làm sao để chúng ta có thể vừa là cha mẹ, mà cũng vừa là những người bạn trong những lúc cần thiết. Muốn hiểu và cảm thông với con cái, cũng như muốn cho con cái hiểu và cảm thông với mình, chúng ta phải vui vẻ và dành nhiều thì giờ cho con cái, nếu cần phải đóng những cánh cửa hái ra tiền, chúng ta cũng nên làm lắm quý vị ạ !

Các bậc cha mẹ thân mến,
Chúng ta hãy thành thật mà công nhận rằng từ bấy lâu nay chúng ta đã không cho con cái chúng ta cái quyền được đóng góp ý kiến. Đâu phải lúc nào ý kiến của các bậc cha mẹ cũng là đúng là hay cả. Xin quý vị hãy môũ rộng vòng tay ra đón lấy các em, đón lấy ngay cả những ý kiến bất đồng của các em. Đừng bao giờ nói với các em những câu có tánh cách phá đi nhịp cầu thông cảm, chẳng hạn như: “tụi mầy nhỏ lắm, biết gì mà xía vô chuyện của người lớn.” Nói như vậy không khác nào biểu con em chúng ta đừng bao giờ tham dự vào những  sinh hoạt hoặc bàn cãi của gia đình nữa. Các bậc cha mẹ thân mến, tại sao chúng ta không thử bỏ đi cái kiểu dạy con độc đoán võ biền, để chỉ dùng phương thức lắng nghe, chia sẻ, tâm tình, tha thứ, khuyên nhủ, thông cảm, giảng dạy, nâng đôũ và yêu thương ? Kỳ thật, đây là những cách thương yêu tuyệt vời theo phương pháp Phật dạy, chẳng những cho con em chúng ta, mà còn cho tất cả mọi người.
Xin các bậc cha mẹ hãy thử áp dụng đi rồi sẽ thấy sự lợi lạc của nó.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Nhứt là những người con Phật, hãy lắng lòng nghe những lời ân cần dạy dỗ của Đức Từ Phụ, hãy quay ngay trôũ ngay chính tự tâm, ngay chính nội tại của mình để thấy rõ chính mình hơn, thấy coi mình cần gì và mình không cần gì ? Thấy để tự mình sửa sai những sai trái lỗi lầm nơi chính mình, trước khi sửa lỗi con cái. Đức Phật đã không từng dạy rằng nếu chỉ thấy lỗi người mà không thấy lỗi mình, ấy là thói tình của những con ma trơi. Nếu không khéo, chúng ta sẽ chẳng những không dạy dỗ được con cái, mà còn làm những tấm gương xấu cho các em theo. Xin hãy thương con em mà tự mình sửa đổi trước, tự mình phản quang tự kỷ để tự làm tốt lấy mình trước khi dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, đến khi dạy con, chúng ta phải cương quyết, chứ không lừng khừng. Chúng ta không nên dùng những biện pháp quá nghiêm khắc để dạy con, như hỡ ra là phạt vạ, hôũ ra là hăm he, hỡ ra là chưởi rủa. Làm như vậy chẳng những là nêu gương xấu, tập thói quen xấu cho các em, mà còn là đổ thêm dầu vào lửa “nổi loạn” của các em. Muốn cho con em chúng ta hiểu, điều tốt nhứt là chúng ta nên nói thẳng với các em, tùy theo lứa tuổi mà nói, nói như tâm tình của người bạn, nhưng không kém phần cương nghị của một người thầy. Hãy nói từ từ, rõ ràng và nói thẳng, chứ không cần phải nói quàng nói xiên ôũ đâu đâu. Điều cần nhứt là không bao giờ dùng đến hạ sách đánh đập con cái. Không phải vì đánh đập là trái luật nên không đánh, nhưng đánh đập không phải là giáo dục nên chúng ta cương quyết không đánh đập để dạy con. Chúng ta không muốn lưu truyền lại cho đời sau cái lối giáo dục võ biền tàn nhẫn nầy nữa. Việc dạy dỗ con cái của các bậc cha mẹ có trách nhiệm hôm nay không phải là chuyện dễ. Chúng ta phải tế nhị thế nào trong lúc dạy con, để cho con em thấy rằng chúng ta chê trách những lỗi lầm của các em, chứ không phải chê trách các em. Ngược lại, mỗi khi các em phạm  lỗi, chúng ta phải vừa dạy mà cũng vừa tỏ rõ cho các em thấy rằng lúc nào các em cũng là những đứa con thân yêu nhứt của chúng ta. Hãy nhìn các em bằng ánh mắt nhân hậu vì ánh mắt ấy sẽ mãi mãi đi vào lòng các em, và rồi chính các em sẽ truyền trao ánh mắt ấy lại cho nhiều thế hệ về sau nầy nữa quý vị ạ !

Các bậc cha mẹ thân mến,
Đã xa lắm rồi cái thời “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy,” thời buổi hôm nay mà còn bắt ép con cái tuyệt đối vâng lời cha mẹ một cách mù quáng là chẳng những đi ngược lại với dòng tiến hóa của nhân loại, mà còn tự mình đào thải lấy mình và những thế hệ tương lai nữa. Mỗi khi dạy dỗ con điều gì, cha mẹ phải tìm hiểu xem coi con cái cái có thông đạt rõ ràng về những điều dạy dỗ ấy hay không. Nếu con chưa hiểu rõ, bổn phận làm cha mẹ là phải tìm cách giải thích cho rõ. Không có trách nhiệm nào khó khăn hơn là việc giúp cho con em hiểu rõ để hành động đúng đắn những gì đã được dạy dỗ. Chính sự hiểu rõ nầy chẳng những giúp các em nói đúng, làm đúng lúc còn nhỏ, mà còn tạo cho các em một niềm tự tin mãnh liệt nơi chính bản thân các em cho tương lai và hạnh phúc của các em về sau nầy.

Các bậc cha mẹ thân mến,
Chúng ta hãy thật tình thừa nhận rằng chúng ta không phải toàn năng, mà kỳ thật sự hiểu biết của chúng ta hãy còn quá giới hạn, nhứt là những hiểu biết về tâm tánh con người. Thế nên nhiều khi những gì chúng ta nghĩ và nói ra vẫn có thể sai trái, hoặc không thích hợp. Quý vị hãy đi hỏi tất cả con em chúng ta, nhứt là các em còn cắp sách đến trường, rồi quý vị sẽ thấy, các em luôn lắng nghe và mong chờ những lời dạy dỗ của quý vị; tuy nhiên, những lời dạy dỗ ấy phải hợp lý và đứng đắn. Xin các bậc cha mẹ hiểu biết, có tư cách và có trách nhiệm, hãy cố gắng lắng nghe những thao thức của các em. Không có gì sai lầm và tai hại hơn khi cha mẹ không lắng nghe con cái mà còn thiển cận la rầy và chỉ trích con cái. Con cái chúng ta là những con người chứ không phải là khúc cây cục đá để tự ý tự quyền chúng ta muốn gọt đẻo thế nào cũng được. Đúng như lời Phật dạy trong các kinh điển của Ngài: “Con người, dù lớn hay dù nhỏ, đều biết suy tư và sẽ chỉ nương theo những lời dạy dỗ đứng đắn cũng như hợp lý, để tự mình cải thiện lấy chính mình. Chỉ chính con người ấy mới cải thiện được tự thân tự tâm của họ, chứ không một ai khác có thể làm được chuyện nầy, ngay cả Phật.”

Thế mới biết những lời dạy dỗ đứng đắn từ các bậc cha mẹ và thầy cô ôũ trường là vô cùng cần thiết. Một lời la mắng vô lý và thô lỗ có thể ám ảnh con cái ta suốt đời. Ngược lại, một câu nói hợp lý và đầy khuyến khích có thể đưa con em chúng ta lên đỉnh tương lai rực rỡ. Chuyện nhà văn Malcolm Dalkoff là một thí dụ điển hình. Lúc còn nhỏ, ôũ những năm đầu của bậc trung học, ông không bao giờ nghĩ đến chuyện mình có thể viết văn viết sách gì cả, thế nhưng sau một bài viết trong lớp, ông nhận được một lời phê bình với chỉ vỏn vẹn bốn chữ của cô giáo: “Bài viết rất hay !” Chỉ bốn chữ vỏn vẹn ấy đã khuyến khích ông viết và viết cho đến khi trôũ thành một nhà văn nổi tiếng. Các bậc cha mẹ nên luôn học lấy bài học nầy trong cách giáo dục con em chúng ta. Đừng bao giờ mắng nhiếc các em là “đồ ngu đồ ngốc,” vì những lời la mắng cho đã nư chúng ta trong giây lát ấy, có thể theo các em đến suốt cuộc đời. Xin hãy vô cùng cẩn trọng quý vị ạ !

Các bậc cha mẹ thân mến,
Muốn giáo dục người khác, ít nhứt mình phải có đủ khả năng và tư cách. Muốn làm thầy, phải đi học và phải hội đủ điều kiện từ văn hóa đến đạo đức. Giáo dục con cái cũng không chạy ra ngoài qui luật trên. Nếu chúng ta không có đủ khả năng và tư cách, chưa chắc gì chúng ta đã lo được cho chính mình, chứ đừng nói đến việc giáo dục ai. Làm cha mẹ trong thời buổi hôm nay không phải là chuyện dễ, chúng ta phải có sự hiểu biết cũng như nắm vững con cái chúng ta. Mặc dù trường lớp và thầy cô đã đảm nhiệm về việc dạy dỗ kiến thức, nhưng ít ra cha mẹ cũng phải có một kiến thức phổ thông, khả dĩ có thể mang lại niềm tin cho con cái. Nếu con cái hỏi gì chúng ta cũng đều trả lời “không biết,” “không biết,” thì con cái sẽ nghĩ gì về chúng ta ? Chính sự kém hiểu biết nầy sẽ chẳng những làm giảm đi lòng kính phục của con cái, mà lắm khi còn làm cho con cái xa rời chúng ta nữa là khác. Khi con cái thấy rằng dù có hỏi cha mẹ cũng là vô ích, chúng sẽ tìm người khác mà hỏi, do đó mà sự thân thiết giữa cha mẹ và con cái sẽ từ từ biến mất. Bên cạnh sự hiểu biết, tư cách của cha mẹ cũng rất ư là cần thiết trong việc dạy dỗ con cái. Cha mẹ thiếu tư cách sẽ không có cách gì nói cho con cái nghe. Cha mẹ sống đời không đạo đức thì làm sao dạy con sống đạo đức? Cha mẹ không sống chung hòa thuận thì làm sao dạy được con cái thuận hòa ? Cha mẹ thiếu trách nhiệm, làm sao dạy được con cái có trách nhiệm ? Cha mẹ sống đời ích kỷ, bỏn sẻn, gian tham, tàn bạo, thì làm sao bảo con cái vị tha, quảng đại, ngay thẳng và hiền hòa được ? Vân vân và vân vân.

Tóm lại, làm cha mẹ trong xã hội hôm nay không dễ, nhưng không phải không làm được.

Nhiều gia đình cha mẹ học cao hiểu rộng, nhưng con cái vẫn hư hỏng như thường, vì cha mẹ sống thiếu đạo đức và kém tư cách. Con cái chúng ta không đòi hỏi cha mẹ phải tài đức vẹn toàn, nhưng các em cần lắm các bậc cha mẹ hiểu biết và có tư cách khả dĩ của một con người tốt trong xã hội. Các em không cần những quy luật cứng nhắc và không có nhựa sống. Các em cần lắm những bậc cha mẹ biết trao truyền cho các em những tâm hồn sống động và cao thượng. Xin các bậc cha mẹ hãy cố gắng thật nhiều !