SỐ 1664/4
LUẬN QUẢNG THÍCH BỒ-ĐỀ TÂM
Bồ-tát Liên Hoa Giới tạo
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng Truyền pháp
Đại sư Thí Hộ phụng chiếu dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 1

Kính lễ 3 đời tất cả Phật.

Lược gom các hành pháp Đại thừa,

Thiết lập đầu tiên sự nghiệp tốt,

 Con nay giải thích tâm Bồ-đề.

Trong đây nội dung thế nào?

Nếu muốn mau chứng Nhất thiết trí, tổng lược nêu 3 chỗ trụ tâm xuất sinh tâm bi, từ tâm bi phát sinh tâm Đại Bồ-đề. Có tất cả Phật pháp tối thắng đều do tâm bi làm căn bản. Tâm bi này làm nhân quán chúng sinh. Như Kinh Thánh Pháp Tập nói: Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ-tát Ma-ha-tát bạch Phật rằng: Thế Tôn! Các Bồ-tát không nên học nhiều thứ pháp môn. Chỉ cần siêng năng tu hành một pháp, thì tất cả pháp như nắm trong tay.

Những gì là một pháp được gọi Đại bi? Các Bồ-tát thừa Đại bi này là trong tất cả Phật pháp như nắm trong tay. Thế Tôn ví như Chuyển luân thánh vương, bánh xe báu đi đến đâu liền quy tụ được tất cả sức mạnh. Và chư Bồ-tát cũng như vậy, Đại bi đi đến đâu liền có thể quy tụ được tất cả sức Phật pháp.

Lại nữa Thế Tôn như sĩ phu mạng căn kiên cố, tức có thể chuyển được các căn. Và chư Bồ-tát cũng vậy, Đại bi kiên cố mới có thể chuyển được các hành pháp Bồ-đề.

Như Kinh Vô Tận Ý nói: Lại nữa, này Xá-lợi tử! Phải biết Đại bi của các Bồ-tát là vô tận. Bởi vì sao? Vì làm tiền đạo cho tất cả pháp. Xá-lợi tử! Ví như sĩ phu có mạng căn làm tiền đạo cho hơi thở ra vào. Pháp môn Đại thừa rộng lớn gom hết tất cả cũng như vậy, vì Đại bi của Bồ-tát làm tiền đạo.

Như Kinh Tượng Đầu nói: Bấy giờ có một thiên tử hỏi Bồ-tát Diệu Cát Tường rằng: Làm sao có thể phát khởi tất cả thắng hạnh của Bồ-tát và trụ như thế nào? Diệu Cát Tường nói: Thiên tử! Đại bi mới có thể phát khởi tất cả thắng hạnh của Bồ-tát. Bồ-tát duyên các chúng sinh làm cảnh giới trụ. Cho nên Bồ-tát thường khởi ái niệm tất cả chúng sinh, mà đối với bản thân mình không chỗ đoái tiếc, hoàn toàn vì người trưởng dưỡng lợi ích. Trường thời gian phát sinh các hạnh có thể làm việc khó làm.

Như Kinh Tín Lực Pháp Môn nói: Chư Bồ-tát kia tâm bi kiên cố vì cầu độ tất cả chúng sinh mà chẳng chút khổ tưởng. Nếu được độ rồi cũng không có ý tưởng được độ, không bỏ tất cả khổ hạnh khó làm. Như vậy không lâu các hạnh viên mãn, thành tựu bản nguyện, chứng Nhất thiết trí, được tất cả Phật pháp. Như vậy đều do bi làm căn bản. Có chư Phật Thế Tôn hiện chứng Nhất thiết trí, Đại bi thâu nhiếp khắp cả, rộng vì thế gian làm lợi ích tối thắng, an trụ Niết-bàn vô trụ. Như vậy những gì Phật làm đều do Đại bi làm nhân. Chư Phật trong nhân cho dù có khổ não. Bấy giờ bèn duyên chúng sinh tác ý chuyển thành nhiều tăng trưởng không thoái lui.

Như trong các kinh Phật có nói: Tất cả chúng sinh trong các nẻo thú có các thứ khổ, tùy nghiệp cảm ứng chịu khổ não lớn. Bồ-tát thường vì chúng sinh bi mẫn quan sát, như các khổ trong địa ngục lửa nghiệp thiêu đốt thời gian dài không gián đoạn khổ não vô tận. Như các thứ trị phạt trộm cướp ở đời, trói cột đánh đập, chĩa sắt rượt đuổi cắt đứt thân thể chịu các khổ não. Khổ đây cũng vậy.

Trong loài ngạ quỷ có các khổ đói khát thân thể khô héo. Vì để kiếm ăn thường tàn hại lẫn nhau. Tuy thường kiếm ăn nhưng dù trải trăm năm rốt cuộc không thể được chút của dư thừa và bất tịnh. Lại có thứ ngạ quỷ tự sức yếu kém dựa vào quỷ khác mạnh hơn. Tuy nương dựa cũng chẳng được gì. Dẫu được cũng bị quỷ khác mạnh hơn đánh đập cướp lấy, chịu vô lượng khổ não như vậy. Những kẻ thụ khổ này là vì xưa trong loài người thuộc hạng giàu có, do làm ác phải đọa vào nẻo thú này.

Trong loài súc sinh chịu vô số khổ, nổi tâm giận dữ tàn hại nhau ăn nuốt lẫn nhau. Hoặc bị xỏ mũi, hoặc rách nát thân thể, hoặc bị đánh đập trói cột không được tự do, toàn thân đau đớn thật chẳng chút gì đáng ưa thích. Như người gánh nặng thường không mệt mỏi.

Lại có loài súc sinh ở chốn đồng hoang, cứ buông tuồng chạy đây chạy đó, không thôi tàn hại uy hiếp lẫn nhau, trong loài này lại có khổ ấy.

Như vậy các nẻo địa ngục ngạ quỷ súc sinh do khởi các ác nghiệp phiền não làm nhân cho khổ kia nên thụ các khổ não trong các nẻo thú ấy, như người rơi từ vách núi hiểm trở cũng khổ não như vậy.

Kia trong loài người có các thứ khổ như những chỗ khác đã nói. Tiếp đến là các trời Dục giới. Lửa dục thiêu đốt, tâm ý tán loạn, muốn định tâm một chỗ trong giây lát cũng không thể được. Phải biết một khi dục lạc hết rồi, khổ liền hiện đến, như người nghèo khổ làm sao có vui? Trong trời Dục giới thường bị đọa diệt, sợ hãi, lo buồn và phá hoại … cũng chẳng phải chỉ có vui.

Các trời Sắc giới thì do các hành thường bị thiên chuyển. Quả báo trời này hết rồi lại đọa các nẻo địa ngục v.v… Như vậy trong các nẻo thú, nghiệp phiền não v.v… thường ràng buộc không được tự tại, do đó sinh các khổ não. Cho nên phải biết lửa khổ bốc cháy thiêu đốt thế gian không thôi nghỉ. Bồ-tát thấy các khổ như vậy liền khởi tâm bi quán khắp tất cả chúng sinh.

Lại nữa khi Bồ-tát quán thấy chúng sinh chịu các khổ não thì không phân biệt oán thân, khởi tâm bi mẫn bình đẳng quán sát mà cứu độ.

Lại nữa tất cả chúng sinh từ vô thủy đến nay lưu chuyển trong luân hồi, Bồ-tát chưa từng đối với một chúng sinh nào không khởi tưởng từ ái. Khởi tâm bình đẳng này, nên liền dùng hạnh này quán sát khắp tất cả chúng sinh trong 10 phương. Nếu thấy một chúng sinh khổ não, Bồ-tát thương yêu như con liền chịu thay, không để chúng sinh chịu khổ não ấy. Do chuyển tâm bi này nên có thể khiến tất cả chúng sinh dứt hết khổ não mà được thành tựu đại bi thắng hạnh.

Như Kinh Vô Tận Ý nói: Hạnh bi quán này Thế Tôn đầu tiên đã diễn nói trong Kinh A-tì-đạt-ma. Vì muốn cứu độ tất cả hữu tình nên khởi sức bi nguyện hướng đến cầu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tambồ-đề. Nếu không vì độ chúng sinh, ta đã không phát tâm Bồ-đề này.

Như Kinh Thập Địa nói: Trong tất cả chúng sinh những kẻ không được cứu hộ, những kẻ không có nẻo về, những kẻ không nơi nương tựa, những kẻ không có tri kiến, Bồ-tát thấy rồi liền sinh bi niệm, bèn phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Nếu không vì dạy dỗ dắt dẫn người khác, Bồ-tát đã không phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Cho nên phải biết chư Bồ-tát là người mạnh mẽ phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, tức tâm bi kiên cố.

Như Kinh Như Lai Trí Ấn Tam-ma-địa Thắng Thượng nói: Thực hành tâm Bồ-đề có thể hoại diệt khổ luân hồi.

Như Kinh Di-lặc Giải Thoát nói: Thiện nam tử! Ví như có người không lấy kim cương báu lớn, mà riêng được tất cả trang cụ bằng vàng, mà cũng không bỏ kim cương báu lớn, có thể giúp khắp những kẻ nghèo cùng. Thiện nam tử! Bồ-tát cũng vậy, không lấy kim cương báu lớn của tâm Nhất thiết trí, riêng được tất cả công đức trang nghiêm cụ bằng vàng của Thanh Văn Duyên Giác, mà cũng không bỏ hạnh Bồ-tát kia, có thể tế độ tất cả kẻ nghèo cùng khắp trong luân hồi. Bồ-tát bình đẳng tu học đối với tất cả các học.. Đó là thắng hạnh vô lượng. Cho nên từ nơi tâm Bồ-đề xuất sinh phương tiện thành tựu quả Đại Bồ-đề.

Như Kinh Như Lai Thị Giáo Thắng Vương nói: Đại vương ra làm các thứ sự nghiệp, với tất cả mọi thứ, với tất cả mọi nơi, nên học tương ưng bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Cho nên Đại vương nên khởi tâm dục, tín, cầu nguyện hướng đến Đẳng chính giác. Hoặ đi đứng nằm ngồi ăn uống, hoặc làm các việc phải luôn tác ý , nghĩ nhớ quán tưởng tất cả Phật Bồ-tát Duyên Giác Thanh Văn, các ngu phu dị sinh, cho đến bản thân mình v.v… trong quá khứ vị lai hiện tại có tất cả thiện căn đều tập họp lại, phát tâm thắng thượng tùy hỷ cúng dường thừa sự khắp tất cả chư Phật Bồ-tát Duyên Giác Thanh Văn. Được bao nhiêu công đức thì bố thí cho tất cả chúng sinh, nguyện khắp tất cả chúng sinh được Nhất thiết trí, tất cả Phật pháp đều được viên mãn. Ngày ngày 3 thời hồi hướng A-nậuđa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề thì những việc làm của Đại vương đều được thanh tịnh, các hạnh Bồ-đề cũng đều thành tựu.

Lại nữa Đại vương! Tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề sinh vô số quả báo căn lành. Nếu sinh trong loài người hoặc cõi trời, trong tất cả mọi nơi đều được vượt trội hơn hết. Đại vương cũng làm như vậy. Đó là việc làm rộng lớn.

Lại nữa Đại vương! Tâm Bồ-đề là tối thượng, tối thắng, nếu chân thật tu hành tức thành tựu quả Đại Bồ-đề.

Như Kinh Vô Úy Thụ Vấn nói: Phát tâm Bồ-đề sinh phúc như cõi hư không, rộng lớn thắng thượng không cùng tận. Dẫu có người dùng số cõi Phật như cát sông Hằng, dùng châu báu đầy khắp trong đó cúng dường Thế Tôn, nhưng với ai có thể chấp tay chí thành phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề thì phúc đức này hơn phúc đức trước không thể tính kể.

Như Kinh Hoa Nghiêm nói: Thiện nam tử! Từ nơi tâm Bồ-đề sinh ra tất cả Phật pháp quảng đại thắng thượng trang nghiêm. Tâm Bồ-đề có 2 thứ: một là nguyện tâm hai là phần vị tâm.

Lại nữa kinh này nói: Thiện nam tử! Cái mà tất cả chúng sinh rất khó được là A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Nếu rộng khởi hạnh nguyện tức được hiện tiền an trụ A-nậu-đa-la Tam-miệu Tambồ-đề, có thể làm lợi ích khắp tất cả thế gian. Thiện nam tử! Ta được thành Phật là do phát khởi cầu tâm Bồ-đề, thừa tâm bản nguyện sau đó đem tu hành tất cả các hạnh đã khởi từ trước mà gồm khắp tất cả mà làm thành phần vị tâm, tức được thiện tri thức hiện tiền nhiếp thụ. Xả bỏ tất cả cảnh tướng không thật như Bồ-tát Diệu Cát Tường đã phát tâm với Thượng Y Vương. Bồ-tát phát tâm như vậy rồi, tự hành bố thí v.v… các Ba-la-mật-đa tương ưng thắng hạnh.

Nếu ai không tự điều phục được mình thì làm sao điều phục được người khác? Cho nên phải biết Bồ-tát nếu không tự mình tu các hạnh thì lấy gì có thể được quả Đại Bồ-đề?

Lại như Kinh Tượng Đầu nói: Chư Bồ-tát tu hành chân thật nên được Bồ-đề, chứ không phải làm các điều không chân thật.

Như Kinh Tam-ma-địa Vương nói: Đồng tử tu hành chân thật được như ta, Đồng tử phải học như vậy. Bởi vì sao? Đồng tử! Nếu tu hành chân thật tức được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề không khó.

Bồ-tát tu hành các hạnh như vậy nếu rộng phân biệt các pháp 10 Ba-la-mật-đa, 4 vô lượng, 4 nhiếp pháp v.v… thì như Kinh Vô Tận Ý, Kinh Bảo Vân có nói.

Lại nữa có 2 thứ học là thế gian và xuất thế gian.

Thế nào là cái học thế gian? Là như học các kỹ năng công xảo v.v…

Thế nào là cái học xuất thế gian? Là như học tập thiền định v.v…

Còn nữa là làm những gì? Là làm tất cả sự nghiệp lợi ích chúng sinh. Trong đó phải biết các hạnh Bồ-tát làm. Nói vắn tắt là tuệ và phương tiện là 2 pháp không thể thiếu.

Như Kinh Duy-ma-cật nói: Bồ-tát không có tuệ phương tiện buộc, có tuệ phương tiện cởi, không có phương tiện tuệ buộc, có phương tiện tuệ cởi.

Lại như Kinh Tượng Đầu nói: Chư Bồ-tát nói chung có 2 đường lối. Đầy đủ 2 đường lối này chư Bồ-tát mau chứng A-nậu-đa-la Tammiệu Tam-bồ-đề.

Những gì là hai? Đó là tuệ và phương tiện. Nếu lìa bỏ hạnh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, các Ba-la-mật-đa, 4 nhiếp pháp v.v… thì làm sao có thể nghiêm tịnh cõi Phật, đại phú tự tại làm các việc giáo hóa thành thục hữu tình, gồm thâu các pháp phương tiện thiện xảo? Cho nên tuệ này và phương tiện kia là tính không điên đảo. Có nhân phân biệt, do nhân này nên khởi phương tiện đúng đắn. Như đã nói các pháp khởi không điên đảo, tư duy phân biệt mà có thể rốt ráo tự lợi lợi tha, có thể làm phiền não không khởi, như các độc bị chú tiêu diệt.

Lại nữa kinh này nói: Trí tuệ thâu nhiếp phương tiện. Đó là có phân biệt trí.

Lại như Kinh Tín Lực Pháp Môn nói: Sao gọi là phương tiện thiện xảo? Nghĩa là thâu nhiếp tất cả pháp.

Sao gọi là tuệ? Là trong tất cả pháp không phá hoại thiện pháp.

Như vậy 2 thứ tuệ và phương tiện đi vào khắp các địa, thường hành trong tất cả mọi thời, không thể giảm thiểu. Có các Bồ-tát 10 địa, hành 10 Ba-la-mật-đa cho đến rộng hành các hạnh, như Kinh Thập Địa có nói rộng. Có các Bồ-tát 8 địa, từ oai nghi của Phật khởi trụ hạnh chỉ tức. Kinh này nói: Lại nữa Phật tử! Bồ-tát Ma-ha-tát trước phải khởi Đại nguyện gia trì trụ nơi sức thiện căn. Chư Phật Thế Tôn cũng từ pháp môn này lưu xuất Đại trí, viên mãn các sở tác. Đây tức là tối thượng nhẫn môn. Tất cả Phật pháp do đây được tập họp.

Lại nữa thiện nam tử! Không nên khởi hạnh chỉ tức như vậy. Như ta đã được10 lực, 4 vô sở úy, 18 bất cọng, các thần thông v.v… tất cả Phật pháp mà ngươi chưa đủ, cần phải phát khởi tinh tiến, khởi các hạnh cầu tương ứng mà tu hành. Cho nên ngươi như vậy đối với nhẫn môn không nên lìa bỏ. Thiện nam tử! Ngươi lẽ nào không quan sát thấy các ngu phu dị sinh tích chứa các thứ phiền não, liên tục không ngớt khởi các thứ tìm cầu, làm sao muốn khởi hạnh chỉ tức?

Lại nữa thiện nam tử! Phải biết pháp tính của các pháp là tự thường trụ. Vì pháp tính thường trụ nên Như Lai là vô sinh. Nghĩa là vì chư Thanh Văn Duyên Giác không hiểu rõ tất cả pháp là vô phân biệt, vô sinh, cho nên Như Lai dùng phương tiện thiện xảo xuất hiện thế gian.

Lại nữa thiện nam tử! Ngươi thấy thân ta vô lượng, trí vô lượng, cõi Phật vô lượng, viên quang vô lượng. Các pháp rộng lớn như vậy cho nên ngươi thừa hành bản nguyện, thường nghĩ nhớ làm lợi ích chúng sinh, tức được bất tư nghị trí môn như vậy.

Như Kinh Thập Địa có nói về hành tướng trái với Kinh Duyma-cật. Kinh ấy nói: Diệu Cát Tường! Nếu ai đối với chỗ thuyết pháp của Như Lai mà khởi khinh chê, người ấy tuy nói ra những lời hủy báng, như ta có nói cũng được thanh tịnh. Trong đó lý sự cũng không mâu thuẫn nhau.

Như Kinh Tượng Đầu nói: Phật bảo Từ Thị: Chư Bồ-tát vì Bồđề nên tích tập 6 Ba-la-mật-đa. Có người ngu si nói như thế này: Bát-nhã Ba-la-mật-đa là cái học của Bồ-tát, sao lại còn học các Bala-mật-đa khác? Có người nghe rồi đối với phương tiện v.v… các Ba-la-mật-đa khởi ý tưởng lìa bỏ. Từ Thị! Ý ông nghĩ sao? Như vua Ca-thi lấy thịt thân mình cứu chim bồ câu, lẽ nào nhà vua ấy là ngu si chăng? Từ Thị bạch Phật rằng: Thưa không, Thế Tôn! Phật bảo: Đúng vậy Từ Thị. Như ông đã tích chứa trong 60 kiếp bố thí v.v… các Ba-la-mật-đa, cho đến trong 60 kiếp tích chứa Bát-nhã Ba-lamật-đa cũng như vậy. Phải biết trong đó là nói rộng hành tướng.

(QUYỂN 1)

Pages: 1 2 3 4