LUẬN QUẢNG THÍCH BỒ-ĐỀ TÂM
Bồ-tát Liên Hoa Giới tạo
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng Truyền pháp
Đại sư Thí Hộ phụng chiếu dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 3

Lại nữa trong đây lần lượt phải tu các thiền định kia. Nghĩa là nếu được lìa dục ái có hỷ lạc, nội tâm thanh tịnh trụ chính tương ưng có tầm có tứ là Sơ thiền định. Lại nữa trong đây không tầm chỉ có tứ là trung gian thiền. Sơ thiền địa ái nếu được lìa rồi, có hỷ lạc nội tâm thanh tịnh trụ chính tương ưng là Nhị thiền định. Nhị thiền địa ái nếu lìa được rồi, lạc xả chính tri, trụ chính tương ưng là Tam thiền định. Tam thiền địa ái nếu được lìa rồi, xả niệm tương ưng là Tứ thiền định. Phải biết có hành tướng các Vô sắc định v.v… trong đó cần phải phân biệt các tướng sở duyên, trong sở duyên khiến tâm kiên cố, như lý sở tác, dùng tuệ quán sát, trí sáng suốt sinh phá vô minh chủng, rốt ráo được đoạn, tức chính tương ưng. Khác đây tức tu theo ngoại đạo, chẳng phải chính Tam-ma-địa không thể đoạn phiền não.

Như các kinh nói: Có khi chính tu Tam-ma-địa mà ngã tưởng sinh, tức trở lại phát khởi phiền não. Bấy giờ phải trụ tâm như nước lặng, nhập Tam-ma-địa tương ưng quán hạnh.

Như Kinh Lăng-già nói: Tổng lược mà nói chính tuệ quán hạnh chỉ có tâm tĩnh trụ ngoài không phân biệt. Nếu trụ chân như sở duyên là tâm nên qua. Nếu tâm qua rồi thì kia không đối ngại mà cũng nên qua. Trong không đối ngại nếu tương ưng trụ là Đại thừa quán. Kia không phát ngộ tối thắng tịch tĩnh tức thắng vô ngã trí vô đối ngại quán.

Ý trong đây là như thật quán sát ngoài tâm không có sắc pháp phân biệt, đó tức là tối thượng tương ưng thắng hạnh.

Nếu vậy làm sao thức với sắc có khác? Hoặc nếu không khác thì thức cũng phải có nghĩa đối ngại chăng? Không như vậy thì như chiêm bao, phần vị sở kiến là không thật. Cho nên ngoài thức như thật quan sát cực vi lượng sắc thủ là bất khả đắc. Bởi bất khả đắc nên như vậy là thành duy thức, không có một nghĩa nào cả, chỉ có tâm tĩnh trụ, ngoài không phân biệt. Trong sự quán sát kỹ vì lìa sắc pháp cho nên có tướng sở đắc, nhưng mà cái gọi là đắc rốt ráo là vô sở đắc. Cho nên trong các sắc pháp nên quán vô sắc. Kia nếu chỉ có tâm không thật năng thủ cũng không sở thủ. Hai tính thủ này thật bất khả đắc. Lìa thủ xả nên tâm không hai. Quán sát kỹ như vậy cũng không có 2 tướng. Ở trong sở duyên của chân như tâm này cũng qua, tướng sở thủ kia cũng đã qua rồi, 2 không đối ngại. Do đó trong trí không hai, trụ nghĩa như thật.

Nói chỉ có tâm qua rồi, 2 không đối ngại, là trí ở trong đó mà cũng nên lìa. Cho nên trong tự tính tha tính các hữu sinh tính là bất khả đắc. Nên quán sát kỹ tính chúng sinh cũng không hòa hợp. Hoặc thủ hoặc xả 2 tính không thật đều phải lìa bỏ. Trong không đối ngại, không 2 trí, nếu trụ như vậy tức trong tất cả pháp như thật giác liễu là không có tự tính. Đó tức có thể nhập vào tối thượng thật tính, nhập vào vô phân biệt Tam-ma-địa môn. Lại nữa nếu tương ưng trụ trong không đối ngại, không 2 trí thì tức là trụ trong tối thượng thật tính. Đó là thấy Đại thừa. Như vậy cũng thấy thật tính tối thượng. Bởi thấy thật tính tối thượng nên với tất cả pháp tuệ nhãn quán không, trong trí sáng suốt đều thấy như thật.

Như các kinh nói: Thế nào là thấy thắng nghĩa đế? Nghĩa là không thấy tất cả pháp. Trong đây như thế này, nói không thấy là thắng ý lạc, chân thật không thấy, chứ không phải như thế gian những người mù bẩm sinh và những người bị tối mắt, thiếu duyên hoặc không tác ý nên đều không thấy. Các chủng tử hữu tính điên đảo kia đều không thể đoạn. Đây thì không phải vậy. Lại như nhập vô tưởng định, sau hoặc khi xuất định trở lại sinh khởi chấp thủ hữu tính trở lại tham v.v…các nhóm căn bản phiền não mà không giải thoát. Nói hành tướng hữu tính chấp thủ tham v.v… các căn bản phiền não là như các kinh Thánh Nhị Đế v.v… có nói.

Như lại có người nói nhập pháp môn vô phân biệt tổng trì, trong pháp vô phân biệt lìa các tướng sắc v.v…, dùng quyết định tuệ trong vô sắc quán vô sở đắc, cũng không tác ý, là thắng ý lạc, chứ không phải như vô tưởng định v.v… trong pháp chấp trước các sắc v.v… tác ý mà lìa. Cho nên phải biết như trước đã nói trong các sắc v.v… tác ý lìa tướng. Nếu không có chính tuệ tức không thể đoạn chủng tử nghi hoặc. Ví như ở thế gian khi lửa còn là có thể đốt cháy các vật. Làm sao có được một pháp có thể lìa tư, nếu không chấm dứt sở hữu? Do đó phải biết có Xa-ma-tha, trong các sở duyên tâm trụ kiên cố như lý sở tác, dùng tuệ quán sát, trí sáng suốt sinh, sáng hiện thì tối trừ trí sinh thì chướng diệt. Như người có 2 mắt tùy lượng không sai, với các phần vị chiếu sáng không khác. Trí sáng suốt xuất hiện cũng như vậy, chẳng phải trong cái sáng có tính tối, vì 2 pháp sáng tối mâu thuẫn nhau. Phải biết trong Tam-ma-địa lìa tính tối cũng như vậy. Nếu không như vậy làm sao có thể trụ tâm nơi tướng một cảnh? Cho nên nếu trong Tam-ma-hứ-đa hiểu biết như thật tức có thể một mực tùy thuận chính tuệ. Những điều nói trong đây hoàn toàn không mâu thuẫn.

Lại nữa trong Tam-ma-hứ-đa nên dùng tuệ quán tướng vô sắc, với tất cả pháp đều vô sở đắc. Trong các tướng tương ưng phần vị, không tiến đến không phát ngộ, hoặc tự hoặc tha đều thấy vô tính, các tướng hữu tính phân biệt hý luận tất cả đều diệt hết. Như vậy tức trong tính vô tướng mà chính tuệ quán thấy đều được tương ưng. Hữu tâm phân biệt đều không thể lập, tức vô tính kia cũng bất khả đắc.

Nếu ở trong đó hoặc bảo rằng hữu tính mà có thể thấy thì cái thấy đó phải nên chấm dứt. Như vậy chấm dứt rồi, nếu với vô tính phân biệt chuyển thì đây cũng không phải. Giả sử hữu tính tương ưng trong 3 thời, dùng tuệ nhãn quán vô tướng vô đắc thì có gì là chấm dứt?

Nghĩa như thật, là hữu tính vô tính đều không nên phân biệt, một tính khác tính cũng không được phân biệt. Trong đó nếu ly tính với vô tính 2 phân biệt thì đều có thể soi thấu các phân biệt không. Tức năng chiếu vả sở chiếu cũng vô sở hữu. Như vậy mới được tương ưng tối thượng tối thắng vô phân biệt. Trong đây nếu trụ tương ưng như vậy tức tất cả phân biệt đều có thể đoạn diệt. Các phiển não chướng, tri chướng cũng đoạn được. Trong tính bất sinh bất diệt của phiền não chướng kia, tính v.v… các điên đảo căn bản đều trừ hết.

Như các Kinh Thánh Nhị Đế v.v… nói: Như vậy trong tương ưng hành, tất cả tính v.v… phân biệt đoạn rồi, khắp tất cả tính v.v… điên đảo vô minh, tự tính phiền não chướng căn bản liền đoạn dứt. Căn bản kia đoạn rồi các phiền não chướng đều có thể đoạn.

Như trong Kinh Thánh Nhị Đế có hỏi Bồ-tát Diệu Cát Tường rằng: Làm sao có thể điều phục phiền não? Làm sao có thể biết rõ phiền não? Diệu Cát Tường nói: Trong thắng nghĩa đế hoàn toàn không sinh. Trong tính vô sinh của tất cả pháp kia, thế tục đều là không thật, điên đảo. cần phải chấm dứt tất cả tính làm sinh khởi phân biệt tư duy điên đảo. Nếu tư duy phân biệt kia không chấm dứt tức là có cọng tướng hữu ngã. Đã có cọng tướng hữu ngã tức sinh khởi các kiến. Nếu kiến khởi lên tức phiền não chuyển. Thiên tử nếu có thể hiểu rõ trong thắng nghĩa đế tất cả pháp là hoàn toàn không sinh. Tức thắng nghĩa đế đủ 10 thứ không điên đảo. Nếu trong thắng nghĩa đế không điên đảo tức không phân biệt. Nếu không phân biệt là được tương ưng diệt. Nếu tương ưng diệt thì cọng tướng bỉ ngã không thể có được. Nếu cọng tướng ngã là không thể được thì các kiến kia không thể khởi lên. Cho đến trong thắng nghĩa đế cái thấy Niết-bàn cũng không khởi. Do như vậy nên ngay trong hạnh vô sinh tất cả phiền não đều hoàn toàn điều phục. Thiên tử phải biết! Các phiền não trong trí vô ngại của thắng nghĩa đế là rốt ráo không, rốt ráo vô tướng, rốt ráo vô tính. Biết như vậy là biết rõ phiền não. Thiên tử! Ví như rắn độc bị chú làm hại. Chủng tử phiền não cũng vậy.

Thiên tử lại hỏi: Thế nào là chủng tử phiền não? Diệu Cát Tường nói: Thiên tử! Thắng nghĩa đế kia rốt ráo trong vô tính nếu khi khởi phân biệt đối với tất cả pháp, đó tức là các chủng tử phiền não. Do đó khởi các tính điên đảo. Trong điên đảo không thể soi thấu. Cho nên nếu trong pháp sở đoạn tất cả phiền não đều đoạn, thì các trí chướng có thể chính quyết định mà trừ hết. Trí chướng đoạn rồi không có tính tương tục. Ví như khi ánh sáng mặt trời xuất hiện thì lìa các mây ám, chiếu sáng tất cả mọi nơi không ngại. Và trí sáng thanh tịnh kia chiếu sáng thì dù sắc dù tâm tất cả tính cũng đều như vậy. Thật tính các vật quyết định thường trụ. Trong tính không tương tục, chân thật hiểu như tất cả vật tính như thật nghĩa, là trong đây vật tính làm sao có thể dùng ngôn từ nói rõ? Cho nên trong thắng nghĩa thế tục đế, như như sở thuyết, như thật liễu tri tất cả sắc tướng và các vật tính rồi, tức được Nhất thiết trí. Như vậy nói các nghĩa đoạn chướng là chứng Nhất thiết trí tối thượng thắng đạo, chứ chẳng phải như các đạo Thanh Văn. Họ không thể đoạn trừ hết các điên đảo cũng không thể chính đoạn 2 chướng.

Như Kinh Lăng-già nói: Đại Tuệ! Các người Thanh Văn kia khởi nhân dị biệt có chỗ trụ trước. Họ thấy pháp rồi chấp lấy làm Niết-bàn tự gọi được thành Phật, nhưng không thể thấy được lý pháp vô ngã. Đại Tuệ! Đó không phải giải thoát. Như vậy người Thanh Văn chỗ chứng của tự trí là chưa thật xuất ly mà cho là xuất ly. Vì dị kiến chuyển cho nên việc làm của họ không phải tương ưng đây. Việc hành đạo của họ chẳng phải chân thật giải thoát. Thế Tôn chỉ nói pháp Nhất thừa, không nói các đạo Thanh Văn. Những người Thanh Văn kia chỉ quán sát vô ngã ở trong uẩn và sở đắc của họ gọi là nhân vô ngã. Trong đây không phải vậy, phải quán 3 cõi tất cả duy thức. Nếu nói ngoài thức có nghĩa được vô ngã, như vậy tức là không được nhập vào trong vô nhị trí vô ngã, vì tha tính được nhập. Cho nên nếu tha tính được nhập thì đó không phải nhập vào duy thức tính.

Lại như trong phẩm Thánh xuất thế của kinh này nói: Lại nữa Phật tử phải biết 3 cõi chỉ có tâm hiện ra, tâm đó cũng không có được trung biên. Nếu nói có biên tức có sinh. Nếu nói có trung tức có trụ. Tất cả đều là tướng phân biệt. Tâm không có trung biên nên có thể nhập vào trí không 2 kia. Nhập như vậy là chân thật nhập.

Trong đây có câu hỏi là nếu như vậy thì các tương ưng phần vị sinh như thế nào? Đáp rằng do thắng nguyện lực thanh tịnh kia xuất sinh thắng thượng các thiện hạnh minh bạch như bố thí v.v… Kia là chân thật thanh tịnh sinh ra.

Lại nữa Đại bi của Bồ-tát nếu tất cả chúng sinh chưa có thể nhập hết vào trong trí thanh tịnh các pháp vô tính, thì Bồ-tát cho đến tùy nhập vào luân hồi cũng không nhiễm tội lỗi luân hồi, thì lẽ nào trụ trong pháp tịch tĩnh không phát ngộ? Như kinh có bài tụng:

Trong không đối ngại thấy

Trí vô ngã tối thắng.

Cho nên nếu trong không 2 tướng nói câu không 2, đó là tối thắng, tức chân thắng ý lạc trong thắng nghĩa đế. Trong trí không 2, không đối ngại, rốt ráo không có ngã không có tự tính, tức được sở kiến tương ưng. Kiến đó là kiến không dị biệt, tất cả không phân biệt và không phát ngộ, tất cả vắng lặng.

Lại hỏi: Nếu vậy làm sao có thể khởi các hạnh tương ưng?

Đáp: Không phải vậy. Nếu thấy kia là thật thì không thể tùy thuận thắng nghĩa. Bởi vì sao? Vì trong đó không có tướng chủ tể tự tại tương ưng thì làm sao có thấy? Chỉ vì trong pháp thế tục tùy thuận tướng cảnh giới như sắc v.v… Nếu trí sinh khởi, thức cũng tùy thuận thế gian sở hành. Cho nên phải biết trí kia là trong trí thầm hiểu có sở kiến.

Vả lại chẳng phải thật có tướng chủ tể. Nếu khi trí không 2, không đối ngại sinh khởi mà như thật hiểu rõ mới có thể trong trí đó được cái thấy như thật. Chẳng phải nói tất cả pháp trong thắng nghĩa đế không có tự tính mà thế tục đế quyết định tương ưng. Nếu nói khác đây, đó là trí hẹp hòi thấp kém của phàm phu.

Như Kinh Thánh Nhị Đế nói: Trong thắng nghĩa đế rốt ráo vô tính. Trong thế tục đạo tùy theo cũng nên quán. Nếu khác đây thì các ngu phu dị sinh, Thanh Văn Duyên Giác Bồ-tát và Phật v.v… các phần vị phải lập như thế nào? Nghĩa là vì thế tục không nhân thế tục không sinh. Nay đây không như vậy. Trong thế tục đạo tùy theo nên quán, cho nên trong thắng nghĩa đế thật không có sinh. Trong thắng nghĩa đế nếu có sở đắc thì như sừng thỏ. Các pháp thế tục như ảo hóa, như ảnh tượng và như tiếng vang v.v… Do như vậy cho nên thế tục duyên sinh với thắng nghĩa đế trong đó vật tính chẳng phải không hòa hợp. Kia xét nét kỹ không có tính chuyển đổi. Trong đây như vậy, phải biết thế gian tất cả như ảo hóa, các nghiệp phiền não tức là nhân ảo, các chúng sinh sinh tức là chuyển thành ảo, có các phúc trí tương ưng các hành cũng là nhân ảo. Như vậy trí tương ưng tức là chuyển trong ảo.

Như Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa nói: Tu-bồ-đề! Có các Thanh Văn như ảo hóa, Duyên Giác như ảo hóa, Bồ-tát như ảo hóa, Như Lai như ảo hóa, phiền não như ảo hóa, nghiệp như ảo hóa. Tu-bồ-đề! Vì duyên đó nên tất cả pháp như ảo hóa. Các hành sai biệt như vậy và dị sinh v.v… đều như tướng ảo hóa. Ở trong ảo hóa đó nếu biết rõ đều là chấp thủ không thật. Nếu biết được như vậy là người tương ưng. Nếu chấp là thật, chấp lấy tức là ngu phu dị sinh. Như vậy cái nói là thật, là không mâu thuẫn.

Như Kinh Thánh Pháp Tập có bài tụng như sau:

Như ảo hóa ra làm,

Từ ảo hóa giải thoát.

Đây nếu như biết trước,

Chẳng chấp lấy ảo hóa.

Nói 3 cõi là ảo,

Phật Bồ-tát đều biết.

Biết rồi mặc áo giáp,

Làm lợi ích thế gian.

Trong các việc làm như vậy nên quán thật tính. Như trước đã nói trong Xa-ma-tha. Nếu khi khởi tâm trầm hạ hay cao cử thì nên quán tất cả pháp không có tự tính. Bấy giớ nên lìa tác ý cao hạ trí sẽ được thành tựu. Con đường hành đạo của người tương ưng Xa-matha Tì-bát-xá-na liền được đầy đủ. Cho đến có thể khởi sức tín giải, trụ Giải hạnh địa. Sau khi quán rồi muốn khởi, trở lại tư duy trong thắng nghĩa đế không có tự tính. Thế tục đế kia cũng trụ như vậy.

Như Kinh Bảo Vân nói: Bồ-tát làm sao được lý vô ngã? Thiện nam tử! Bồ-tát nên dùng chính trí quán sát sắc thụ tưởng hành thức. Khi quán sát chúng thì sắc sinh là bất khả đắc, tập bất khả đắc, diệt bất khả đắc. Cũng như vậy thụ tưởng hành thức hoặc sinh, hoặc tập, hoặc diệt đều bất khả đắc. Trong thắng nghĩa đế kia hiểu rõ hành vô sinh rồi khởi tuệ quán sát không ra làm một hạnh gì mà có thủ trước trở lại. Do đó người ngu vô trí trong vô tự tính như vậy chấp có tự tính, điên đảo chấp lấy, cho nên sinh tử xoay vần không cùng tận, hiện thụ các khổ không thôi nghỉ. Bồ-tát như vậy thường khởi Đại bi không ngớt tư duy nghĩ nhớ hiện tiền ra làm, phát thắng hạnh nguyện bi mẩn lợi ích. Nếu như việc làm của ta theo đó được Nhất thiết trí rồi, như thật giác liễu pháp tính rồi, sau đó xưng tán cúng dường tất cả Phật Bồ-tát. Thành sở tác rồi, từ Không bi tạng phát sinh tất cả phúc hạnh như thí v.v…

Như Kinh Thánh Pháp Tập nói: Nếu chư Bồ-tát như thật hiển thị, là trong tất cả chúng sinh dùng Đại bi chuyển. Niềm vui Tam-mađịa này của ta hiển thị như thật trong tất cả pháp, vì làm thành tựu tất cả chúng sinh. Do khi khai phát Đại bi này tức được tăng thượng giới định tuệ, các học viên mãn, thành tựu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tambồ-đề. Trong đây phải biết tuệ và phương tiện là sở hành tương ưng thắng đạo của Bồ-tát, không đoạn thế tục đế, hiển thị thắng nghĩa đế. Nếu không đoạn thế tục đế tức có thể dùng Đại bi làm tiền đạo, khéo vì chúng sinh làm việc lợi ích, xa lìa điên đảo. Đó tức gọi là khéo có thể kiến lập tuệ xuất thế gian. Do đó mới thuận hành phương tiện, trong khi hành các phương tiện hiểu rõ tướng ảo, không điên đảo, dùng trí xuất thế như như, khéo tu tối thắng phương tiện, có thể trong chân thật cú nghĩa phát ý dũng mãnh xuất sinh thắng tuệ. Bồ-tát được tuệ phương tiện này rồi mới trụ tưong ưng sở hành thắng đạo.

Như Kinh Vô Tận Ý nói: Thiền định vô tận mà có thể xuất sinh tuệ và phương tiện. Phải biết chỗ xuất sinh đó tức là tương ưng hành giả sở hành thắng đạo.

(QUYỂN 3 HẾT)

Pages: 1 2 3 4