LUẬN QUẢNG THÍCH BỒ-ĐỀ TÂM
Bồ-tát Liên Hoa Giới tạo
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng Truyền pháp
Đại sư Thí Hộ phụng chiếu dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 2

Lại nữa trong đây như Kinh Tì-lô-giá-na Thành Phật nói: Có trí Nhất thiết trí, tâm bi làm căn bản, từ tâm bi phát sinh tâm Đại Bồ-đề rồi sau khởi các phương tiện. Cho nên các Bồ-tát trong tất cả mọi thời thường hành 2 thứ này. Có thí v.v… phương tiện hiện thân này, cõi nước này, quyến thuộc, sắc tướng, quả báo rộng lớn. Gồm 2 thứ nên đều được thành tựu. Như Phật Thế Tôn không trụ Niết-bàn để khiến tất cả khởi chính tuệ có thể đoạn trừ khắp các điên đảo. Lại cũng không trụ sinh tử vì do sinh tử mà khởi điên đảo. Cho nên Thế Tôn thành tựu vô trụ Niết-bàn.

Lại nữa phải biết tuệ và phương tiện tự tướng sở hành cần phải xa lìa cọng tướng hủy báng nhị biên. Lìa nhị biên nên trung gian sở hành được vô ngại. Nói cọng tướng hủy báng biên, nghĩa là tuệ lìa cọng tướng biên, phương tiện lìa hủy báng biên. Trong đây là như vậy.

Kinh Thánh Pháp Tập nói: Nếu sắc thân đầy đủ các tướng hảo có thể làm cho người trông thấy khởi niềm vui ý tốt. Nếu trong Tammuội quán pháp thân thì không nên khiến khởi niềm vui ý tốt.

Lại có thuyết nói: Tuệ và phương tiện sinh chư Như Lai, có thể khiến người khác khởi thanh tịnh tín giải. Phải biết như vậy.

Lại có người nói: Như phải hiểu rõ pháp thế gian. Pháp còn nên xả huống chi phi pháp. Lìa tướng chấp thủ nên đoạn dứt các tâm điên đảo chấp thủ. Do đoạn dứt kia rồi cho nên nói là chân thật niềm vui ý tốt. Không nên trong việc ra làm kia, mà khởi tâm quyết định thật y chỉ. Cũng như có thuyết nói: Đối với tất cả pháp cũng không thể thủ cũng không thể xả, vì pháp thủ xả đó là bất khả đắc.

Có thuyết nói: Thí v.v… các hành cảm quả sinh tử. Trong đây vì sao nói lìa tuệ mà hành thí v.v… được thiểu phần thiện? Là vì vui mừng cho là đủ, khởi tâm mạnh mẽ lại có ý tưởng tăng thượng thắng thiện căn.

Như Kinh Duy-ma-cật nói: Có tất cả pháp nên song hành 2 thứ tuệ và phương tiện. Các hành thí v.v…, nếu có tuệ tức được gọi là Ba-la-mật-đa, khác đây tức chẳng phải thanh tịnh thí v.v…

Trong đây nên biết nếu trụ Tam-ma-địa có thể sinh khởi các tuệ. Gia hành chuyên chú đều do đó làm. Nghĩa là trước khởi nghe thành tuệ. Do nghĩa của bản tông mà chính nhiếp trì, sau đó mới sinh khởi tư duy thành tuệ, rồi trong tư tuệ quán sát nghĩa như thật. Chỗ quán sát đó quyết định chân thật, không tà vọng nào khác, không hoặc điên đảo. Quán như vậy nên nghi hoặc chấm dứt, chính trí xuất sinh, như lý chính tu. Như Phật thụ chư ngoại đạo nói không có ngã pháp. Trong đó phải tư duy quán sát, chắc chắn có chính nhân được quả Niết-bàn. Khác đây đều là ngoại đạo thường nhân phân biệt, chẳng phải tịch tĩnh. Cho nên Tạp A-hàm v.v… nói trong tuệ do tư duy như lý quán sát kỹ rồi, phải quán các vật có thật tự tướng rồi, sau đó trong tự tướng thắng nghĩa đế tức không có sinh. Như vậy là trong A-hàm có nói quyết định tương ưng.

Như Kinh Thánh Pháp Tập nói: Vô sinh chân thật bất thật, gọi là pháp dị biệt. Như vậy đều tùy thuận thắng nghĩa đế vô sinh đây nói chân thật. Lại nữa thắng nghĩa vô sinh tức phi vô sinh. Tất cả sở hành kia đều là tính quá khứ. Trong đây lại nói: Thiện nam tử! Sinh diệt 2 pháp rốt cuộc đều là chấp trước của thế gian. Cho nên Phật là bậc Đại bi vì muốn cảnh tỉnh giác ngộ thế gian xả bỏ các sở hành mà nói sinh diệt v.v… rốt cuộc không có một thiểu pháp nào có thể sinh.

Lại nữa, Kinh Thánh Pháp Tập nói: Sao gọi là sinh? Sao gọi là diệt? Đáp: Vô sinh gọi là sinh, vô diệt gọi là diệt. Trong đây lại nói: A tự môn là tất cả pháp lìa sinh diệt. Đó tức là vô tự tính môn của tất cả pháp, tự tính do không mà thành.

Kinh Thánh Nhị Đế nói: Nếu vô sinh bình đẳng tức được tất cả pháp bình đẳng.

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa nói: Tu-bồ-đề: Sắc sắc tự tính không, cho đến thức thức tự tính không, do tự tính không mà thành.

Kinh Tượng Dịch nói: Tất cả tính không thể được sinh. Trong tính vô sinh người ngu chấp có sinh.

Kinh Phụ Tử Hợp Tập nói: Kia tất cả pháp thảy đều bình đẳng, 3 đời cũng bình đẳng. Quá khứ tất cả pháp lìa tự tính, cho đến hiện tại tất cả pháp cũng lìa tự tính. Như vậy là nói tổng quát. Cần phải quan sát kỹ nghĩa tương ưng kiên cố trong A-hàm. Khác đây mà có nhân tức không thể thành. Trong đây như lý quyết định quán sát kỹ rồi, nói một cách vắn tắt, nghĩa là các sinh tính hoặc nói có nhân hoặc nói không có nhân, phải biết như thật chẳng phải kia có nhân chẳng phải kia không có nhân.

Nghĩa ấy là thế nào? Nếu xả bỏ tính nhân thì tính sai biệt này hoặc có thật hiển thị, chẳng phải kia không có nhân.

Nếu khi pháp sinh thì tất cả tính biến khắp mọi nơi, sao gọi là phi hữu?

Kia khi là vô tính hoặc vô sai biệt thì trong khi sinh cũng chẳng phải có được, cũng chẳng phải kia không có nhân, như vậy là nói tổng quát. Kia chẳng phải không có nhân mà được hòa hợp, cũng chẳng phải có nhân mà được hòa hợp. Như vậy nếu nói chấp có ngã tức ngoại đạo khởi chấp nhân thường. Kia vô tính được sinh có thể khởi các hành mà hiển thị. Hoại các tính nhân làm sao có thể sinh khởi các hành vì không như lý xả.

Lại nữa chẳng phải ngoại đạo chấp ngã v.v… tự có năng lực đối với pháp riêng khác được tính không xả bỏ. Đã chấp tính thường thì không thể làm việc nghĩa lợi đối với người khác, mà nếu không nghĩa lợi thì trái pháp tương ưng. Như vậy trong đây phải biết chỗ chấp ngã v.v… tất cả lực có thể cuối cùng đều không, như đứa con người đàn bà bằng đá.

Kia không tự tính, trong các việc làm không thể thành tựu. Dẫu có ra làm cũng không thật năng lực. Nếu chẳng phải ra làm thì lại chẳng phải hòa hợp. Lại như tất cả việc tùy có làm, sinh rồi sau quyết định. Nếu có năng lực tức năng lực ấy tự tính tùy chuyển, như trước nói chỗ khởi làm việc được hòa hợp. Hoặc không tùy chuyển thì, cũng như trước nói, kia không có tự tính, có tính nhân vô thường chắc chắn không hòa hợp. Cho nên trong vô thường không có một thiểu pháp nào gọi là khả đắc.

Ý trong đây, như Thế Tôn nói: Lại nữa Đại Tuệ! Bất thật cọng tướng nghĩa là như hư không diệt, Niết-bàn không tác giả, không tính, không thủ trước cọng tướng. Cho nên vô thường v.v… sinh không hòa hợp này, mà cũng chẳng phải vô thường. Như trong 2 tính quá khứ vị lai cũng chẳng phải có sinh mà được hòa hợp. Cái không hòa hợp kia tính nhân tùy chuyển. Nếu đồng thời sinh có chỗ tương ứng, cũng chẳng phải nhân đồng thời làm ra tự tính sự được quyết định. Kia đồng thời quán cũng không chỗ thành tính, hoặc khác thời quán cũng chẳng phải khác thời. Nếu trong khi duyên trung quán thì kia cũng bất sinh bất thật. Quá khứ nếu sinh thì có chỗ hòa hợp, mà cũng chẳng phải duyên cũng chẳng phải có sinh. Kia tất cả ngã mà cũng không duyên. Lại nữa, chẳng phải trong một sát-na tất cả sát-na tùy nhập. Kiếp với sát-na phân lượng mà không hòa hợp. Như các vi trần tập họp lại thành một nhóm, trong đó cũng không có cực vi lượng ngã mà được hòa hợp. Như vậy trong một nhóm, một phần tính uẩn tụ của sát-na kia không hòa hợp tự không được sinh cũng không có nhân phần. Nếu trong đó lấy tính phần kia thì tự ngã sở tác mâu thuẫn và cũng không có 2 thứ. Nếu có 2 phần tính tức tùy chấp 2 thứ lỗi. Đó là nói tổng quát. Cho nên tất cả những gì thế tục sinh là có tính sở đắc, mà trong thắng nghĩa đế thật không có sinh. Thuyết này không mâu thuẫn với A-hàm.

Như Phật có nói: Các tính hữu sinh đều là thế tục. Trong thắng nghĩa đế, sinh không có tự tính. Nếu khởi nghi hoặc trong vô tự tính tức khởi ý thế tục. Nói như lý, là Phật Thế Tôn chân thắng ý lạc. Như cây lúa v.v… tự tính tha tính trong 2 thứ nói không có nhân sinh, nghĩa đó phải chấm dứt. Trong đây phải như lý quán sát kỹ. Nếu là có sắc hay không có sắc, 2 tính ấy như cái bình, cái đồ đựng v.v… Cái cực vi lượng kia không phá hoại tính của sắc. Nơi phần vị trước chẳng phải một tính. Trong phần vị trước nếu có chỗ phá hoại thì sẽ bất thành. Lại nữa chẳng phải trong nhóm cực vi có một tính hay nhiều tính. Kia lìa tính một tính nhiều thì làm sao có tự tính? Nếu không có tự tính thì đó là thắng nghĩa. Như trong chiêm bao có được sắc tướng sắc tính. Phải biết nghĩa đó là Phật nói.

Như Kinh Lăng-già nói: Lại nữa Đại Tuệ! Ví như một đại tượng phá nát ra vi trần, trong tướng vi trần đó quán sát kỹ như lý thì sắc tính của nó thật không có tự tính. Lại như trong sắc uẩn các màu sắc xanh v.v… chúng không có đối ngại và không có tự tính. Như vậy rốt ráo ngoài thức chẳng phải sắc. Phải biết nghĩa như vậy.

Như Thế Tôn nói: Bên ngoài không có các sắc, đó là tự tâm hiện ra. Các màu sắc xanh v.v… bên ngoài, sắc tướng thật không có đối ngại, mà tướng thủ xả cũng không có đối ngại, chẳng phải một tính tương ưng, cũng chẳng phải nhiều tính tương ưng.

Một và nhiều mâu thuẫn nhau sao chẳng phải một tính? Bởi tính của một nhóm sắc, cho nên chẳng phải một sinh chẳng phải nhiều tính, phải biết nghĩa đó. Trong đây quán sát kỹ tướng của các hữu sắc, tự thể không thật nên không có đối ngại, thức đó cũng không thật. Bởi vì sao? Thức lìa tự tướng, chẳng phải nói sắc kia lìa thức mà có. Lại nữa tự tướng của thức có nhiều thứ chẳng thật. Vì lẽ đó nói thức là không thật. Cho nên Phật nói thức như người làm trò ảo thuật. Đó là nói tổng quát. Dù là một tính dù nhiều tính, tính đó đều là không. Trong thắng nghĩa đế, tất cả tính không thật, đó là nghĩa quyết định.

Lại như Kinh Lăng-già nói: Ví như thấy các hình tượng trong gương, chẳng phải một tính chẳng phải khác tính. Như vậy khi quán, tính đó là phi hữu. Bởi vì sao? Vì lìa tính một tính khác, vì không chấp trước vào tính một tính khác.

Hoặc có thuyết nói người trí quán tự tính thật bất khả đắc. Trong đó không thể hiển thị nên nói là không có tự tính. Như vậy như lý quán sát kỹ các thuyết, đó là tư duy thành tuệ, quyết định như thật. Nghĩa này thành tựu, do đó tu hành thành tuệ sẽ được sinh khởi. Nếu không có văn tuệ, tư tuệ thì tu tuệ không thành.

Như Kinh Bảo Vân nói: Những người chính hạnh có trí sáng suốt xuất sinh trung gian, chính hạnh kia không bị phá hoại. Do trí xuất sinh các chỗ tu hành xuất sinh thành tựu. Ví như trong đất có đầy bất tịnh, các hữu sinh làm sao có thể sinh? Các sự tu hành cũng vậy, quả trí sáng suốt xuất hiện như lý trong tính chân thật.

Như Kinh Tam-ma-địa Vương nói: Nếu có ai khởi tìm cầu nhiều thứ mà chỗ khởi tâm có chấp trước có nương tựa thì nếu muốn chứng chân thật tu tuệ kia trước tiên cần phải tu Xa-ma-tha tương ưng thắng pháp làm cho tâm an trụ như nước lặng. Nếu tâm động mà không có Xa-ma-tha không thể nhiếp giữ mà trụ được. Như Phật có nói trụ đẳng dẫn thì tâm có thể biết như thật. Nếu tán tâm vị thì chẳng phải tương ưng đây. Cho nên khi tu Xa-ma-tha thì những sở đắc, các ước muốn phải trụ bình đẳng xả. Các khổ trong thể đều trừ bỏ hết, an trụ tịnh giới phát khởi tinh tiến mau được thành tựu. Trong đây là như vậy.

Như Kinh Hòa Hợp Giải Thoát nói: Trước tu thí v.v… các hạnh thắng thượng, sau lại tu trì tịnh giới, rồi sau trụ nơi hạnh Xa-ma-tha. Nếu muốn trụ Xa-ma-tha này thì tùy các phần vị, đối với chư Phật Bồ-tát trước phải quy mạng sám hối tùy hỷ. Tiếp đến phải khởi tâm Đại bi sinh tưởng cứu độ hết tất cả thế gian. Trên nệm ngồi, an ổn kết già ngay thẳng hiện tiền chính niệm, dẫn phát Tam-ma-địa hiện tiền tương ưng. Bắt đầu chuyên chú quán sát, cho đến các thứ sở duyên đều thâu nhiếp hết buộc vào tâm giữ cho tĩnh trụ. Lại nữa tổng lược, sắc vô sắc trong 2 thứ phải xả ly lỗi tán loạn. Gồm các sở duyên tương ưng, khởi thắng tác ý, cho đến uẩn xứ giới tất cả các việc đều không phân biệt tức được thanh tịnh. Về nói rộng các hành tướng sở duyên như trong Tương ưng phần thứ 18 Kinh Hòa Hợp Giải Thoát có nói rõ. Về việc Thế Tôn nhiếp hóa hữu tình, sắc v.v…phân biệt và tất cả sự phân biệt, đại lược quảng hành tướng như có nói trong A-tì-đạt-ma v.v…

Ý trong này là đối với các việc đó quán rồi lìa lỗi mà thâu nhiếp tất cả làm cho tâm liên tục tăng tiến tu hành. Nếu tâm có sinh tham, bấy giờ nên quán bất tịnh v.v… Được chấm dứt rồi, lại khởi tâm thắng tiến hơn trước. Về quán bất tịnh v.v… có các hành tướng, nhưng sợ rườm rà nên thôi không đề cập. Nếu tâm không thể thắng tiến khởi thắng ý lạc, đó cũng là lỗi của tán loạn. Bấy giờ nên quán Tam-ma-địa có các công đức mà khởi thắng ý lạc, tức có thể chấm dứt các phi thắng ý lạc. Nếu có khi xảy ra hôn trầm hoặc sinh buồn ngủ, nên quán Phật công đức thắng hỷ vui mừng thì hôn trầm và buồn ngủ kia có thể chấm dứt.

Lại nữa như vậy trong sở duyên nếu kiên trì không tán loạn thì được tương ưng. Lại nữa nếu có khi tâm trước yêu thích vui mừng mà theo đó tâm sau sinh cao cử, bấy giờ nên tác quán vô thường. Đó là nói tổng quát. Trong sở duyên nên làm cho tâm không tác động, chuyên chú tĩnh trụ lìa pháp cao hạ, thực hành bình đẳng thì tâm được thanh tịnh. Hoàn toàn loại bỏ các nhân phát ngộ tán loạn v.v… Nếu thật sự có chân thật phát ngộ mà làm cho tâm kia tán loạn, trong sở duyên nếu không tác động mới được sở dục sở hành tương ưng với thắng định. Bấy giờ biết là Xa-ma-tha đã thành. Như vậy phải biết tất cả Xa-ma-tha cọng tướng, nghĩa là tự tính trong tâm nhất cảnh tính, sở duyên Xa-ma-tha kia quyết định như vậy. Các pháp Xama-tha này Phật có nói rộng trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa v.v…

Lại nữa phải biết có 9 pháp tu Xa-ma-tha: 1. Trừ. 2. Biến trừ. 3. Phần vị trừ. 4. Cận trừ. 5. Điều phục. 6. Chỉ. 7. Cận chỉ. 8. Nhất hướng sở tác. 9. Tri chỉ.

Chín thứ này hành tướng như thế nào? Nghĩa là đủ khắp 9 pháp này tức gọi là trừ. Ở trong sở duyên, buộc tâm là biến trừ. Ở trong sở duyên liên tục chuyển là phần vị trừ. Tán loạn hiện tiền mà xô dẹp hết là cận trừ. Lìa tán loạn rồi mà lại hơn sở duyên biến trừ trước là điều phục. Nếu khi ái khởi làm cho rạp xuống là chỉ. Nếu lỗi tán loạn hiện tiền không khởi thắng ý lạc mà có thể chấm dứt là cận chỉ. Nếu khi khởi hôn trầm buồn ngủ mà mau chóng khiến lìa khỏi là nhất hướng sở tác. Trong sở duyên được không tác động rồi, sau đó chuyên chú được tương ưng chỉ, được chỉ rồi tâm trụ nơi xả là tri chỉ. Tất cả những nghĩa này như Thánh Từ Thị Bồ-tát đã nói.

Lại nữa phải biết trong khi tu tất cả Tam-ma-địa có 6 thứ lỗi: 1. Giải đãi. 2. Sở duyên vong thất. 3. Trầm hạ. 4. Cao cử. 5. Vô phát ngộ. 6. Phát ngộ.

Khi sinh 6 lỗi này phải khởi 8 thứ đoạn hành đối trị.

Tám thứ là những gì? 1. Tín. 2. Dục. 3. Cần. 4. Khinh an. 5. Niệm. 6. Chính tri. 7.Tư. 8. Xả.

Hành tướng các đối trị này như thế nào? Nghĩa là tín v.v… 4 pháp đối trị giải đãi. Ý trong đây là dùng trong công đức của Tamma-địa cần phải đủ tướng tăng thượng chính tín thuận. Kia tương ưng thì khởi thắng hy vọng. Trong khi hy vọng thì phát hạnh tinh tiến. Khởi tinh tiến thì thân tâm dũng mãnh sau được khinh an, cho nên đối trị. Niệm đối trị sự quên mất sở duyên, nghĩa này cần phải biết. Chính tri đối trị trầm hạ và cao cử. Nghĩa là do chính tri khởi quán sát đúng đắn làm chấm dứt 2 pháp cao hạ, cho nên đối trị. Tư đối trị không phát ngộ, nghĩa này phải biết. Xả đối trị phát ngộ. Do trước cao hạ đã được chấm dứt rồi, tâm trụ chính trực, tức không phát ngộ, cho nên đối trị. Như vậy là 8 hành đoạn đối trị xong 6 lỗi. Có tối thượng Tam-ma-địa sự nghiệp tức được thành tựu thần túc, công đức do đây mà sinh.

Như các kinh nói: Nếu đủ 8 đoạn hành tức có thể phát khởi 4 thứ thần túc. Có tâm nhất cảnh tính, sự nghiệp thắng thượng được chính tương ưng mới có thể chứng nhập pháp môn thiền định giải thoát, viên mãn tất cả công đức tối thắng.

(QUYỂN 2 HẾT)

Pages: 1 2 3 4