LUẬN THỦ TRƯỢNG
Tôn giả Thích Ca Xứng tạo
Tam-tạng pháp sư Nghĩa Tịnh dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

Thế gian có một loại hữu tình vì không trí tuệ hiểu biết mà sinh tà chấp. Do thương chúng trầm luân nên tạo luận này.

Tụng:

Dẫu trên đường bằng phẳng,

Bước đi cũng ngã nghiêng,

Vì hạng ngu muội kia,

Nói Luận Thủ Trượng này.

Luận: Mỗi Thế Tôn xuất hiện thế gian rồi lại tịch diệt. Còn vô số các loài hữu tình thì như hư không, không bao giờ chung cuộc vì tính vô biên. Đó là Bồ-tát Thế Thân nói về mặt lý. Nghĩa là cắt đứt về số lượng. Vì là nhất nghĩa, vì ngăn chận ý tưởng về số lượng này, nên nói là vô biên. Nói chung cuộc có nghĩa là chấm hết. Vì thế không có lỗi, không tách rời sở lập năng lập. Tông nói vô chung. Nhân nói vô biên. Đó là một phần lỗi của tông.

Có các dị luận nói chưa hề có hữu tình mới sinh.

Giống như Thần Thôn, họ chấp cho rằng cây cối trong rừng tuy chúng bị chặt phá nhiều, thấy hao phí suy tàn rồi lại sinh cây mới.

Nhân đó không cùng tận. Do đó chắc chắn không hề có hữu tình mới sinh khởi.

Vì lược thuật nên lược nói như vậy. Nhân hỏi nên đáp.

Mạng Dược Quân nói: Có hữu tình cũ, có chúng sinh mới. Như vậy là nói rộng, cho nên quyết định phải chấp nhận như vậy. Nếu khác đây thì như dầu mè tụ lại không thấy số mới thêm, mà hao hụt thì chắc chắn có thấy hết. Vậy thì nếu như chấp nhận có hữu tình chưa từng có, nay bắt đầu mới sinh khởi, thế là chấp nhận sinh tử có bắt đầu.

Nếu chấp nhận có bắt đầu, tức có lỗi không nhân. Đã chấp nhận không nhân thì tất cả đều phải không nhân mà có. Đó là bản ý của A-giá-lợi-da.

Kia lại đáp: Do có nơi con tạo nghiệp tương thuộc các chủng tử thiện bất thiện A-đà-na thức, Yết-thích-la v.v… Đây gọi là trước tiên được sinh khởi. Đã thuộc trước rồi, do gần thiện ác tự tạo các nghiệp mà vào lưu chuyển hoặc ra Niết-bàn. Đây là khéo thuận đạo lý duyên sinh, tức Tăng-tắc-ca-la-bát-để, Tì-nhã-nam-bà-bạc-bát-để, Xã-để đã có nghĩa này. Làm sao cưỡng bách chấp nhận có hữu tình mới sinh? Luận giả sẽ có lỗi thành ra sinh tử có bắt đầu.

Có luận khác nói rằng đây không phải câu trả lời đúng.

Vì sao? Nếu chấp nhận có mới sinh thì sẽ tăng nhiều. Do tăng chờ đợi giảm. Ban đầu là không nhân. Nếu bảo rằng các hữu tình mới này không hề biết ý thú của sinh tử, chỷ do nghiệp của chúng làm sức duyên, nên thoạt nhiên được sinh. Nếu như vậy thì các hữu tình nay đang lưu chuyển kia, mỗi một sát-na lần lữa sinh nhau nên thành tăng nhiều. Do đạo lý này phải chấp nhận Luận tân sinh kia là có. Ban đầu một hữu tình, rồi tăng, đợi giảm, cho nên trong tất cả mọi thời có nhiều hữu tình mới sinh. Số các hữu tình này chắc chắn có tăng.

Vì đợi các sát-na trước giảm, nên nếu như vậy thì có thể chuyển giảm thành ít, cho đến cuối cùng thành chỷ còn độc nhất. Nhưng cái đầu tiên này không đợi các nghiệp mà thành, vì đầu tiên là không nhân mà có. Đây chắc chắn không thể nói là lỗi không nhân. Nếu nói chắc chắn có tăng nhiều có thể phạm lỗi này. Có thêm không giảm là nhân tăng nhiều, như bỏn sẻn của người. Nhưng các hữu tình có giảm thì tại sao mỗi mỗi Phật Đồ-ốt-ba-đà mà khiến vô số chúng hữu tình nhập vào viên tịch?

Cũng không phải như vậy.

Tụng:

Phật xuất thế khó gặp,

Tin giáo cũng khó gặp.

Sinh nhân đã dễ được,

Thoát lý tướng không đồng.

Luận: Do Phật xuất thế thật là khó gặp, như trong luận nói: Trong vô số kiếp ban đầu đã từng thừa sự 5 lần 70 ngàn Phật, thứ hai 6 lần 70 ngàn Phật, thứ ba 7 lần 70 ngàn Phật, vì tư lương thành Phật khó được. Như có tụng nói:

Vô số trăm khổ hạnh,

Vô số thiện căn sinh.

Tiến vô số dài lâu,

Đoạn vô số phiền chướng.

Được Nhất thiết chủng trí,

Trừ sạch các chướng não.

Thành vô thượng Thế Tôn,

Như mở tráp xem báu.

Dẫu có khi gặp Như Lai xuất thế diễn giảng pháp luật thanh tịnh mà tin kính thật cũng khó được. Do tín tâm ấy nơi 8 hạ xứ mới có thể đầy đủ. Nhưng đó là tính rất khó được, mà nhân sinh khởi thì rất dễ được. Nghĩa là hoặc và nghiệp, vì nhân duyên này tùy bất cứ lúc nào đều hiện tiền.

Phiền não này có 3 thứ duyên: một là tùy miên chưa dứt, hai là cảnh trói buộc hiện tiền, ba là sinh khởi không như lý tư duy. Đó là vì phàm phu ưa chấp đắm. Nhưng các nghiệp chỷ do năng tạo thuộc chấp đắm. Nhân cũng chẳng phải khó được, hoặc có khi có thể được giải thoát. Muốn đem ít hao tổn đáp kia tăng thêm mới, vẫn chưa thể khỏi thành lỗi. Lý không tương ứng.

Tụng:

Khí giới số không tăng,

Dung thành khi có giảm.

Sinh tử không bắt đầu,

Đó mới thành đại tác.

Luận: Nếu chấp nhận có mới sinh thì phải từ đâu đưa đến. Đây do không phải khí thế giới, nếu hữu tình thế giới mà lý có tăng, ngang dọc thế giới bố trí an bài định số khi có giảm như khi kiếp hoại có thế giới không.

Như có thuyết nói: Giống như trời đổ mưa, nếu tự tại không ngớt không thiếu từ trên không rót xuống, như vậy phương Đông không ngớt không thiếu có các thế giới hoặc thành hoặc hoại. Như vậy nhưng chẳng phải hữu tình mới sinh mới phát triển có giới hạn nhưng mà hữu tình số tăng nhiều không cùng cực, theo lý chẳng tương dung mà lại còn bức bách làm khổ nhau ư?

Nay lại hỏi các nhà Tân sinh luận rằng nếu chấp nhận những hữu tình chưa từng có, thoạt khởi lên nhờ các nghiệp lực khác thức mới được sinh, đó là huân hay không huân?

Nếu nói huân thì từ thuộc đắm trước mới sinh thức huân mà thành thể. Đó là phát sinh lỗi một và nhiều. Phàm luận về huân tập phải cùng pháp tạp nhiễm với thanh tịnh đồng sinh đồng diệt. Y chỷ đây rồi làm nhân sinh kia chứ không phải hữu tình kia trước có nhân sinh khiến hai pháp ấy có thể cùng sinh diệt. Y chỷ đây rồi làm nhân sinh kia ư? Nhưng có thể vì thuộc đắm trước, thức với hai pháp trước đồng sinh đồng diệt làm nhân sinh kia cũng không sai trái.

Nếu vậy thức ban đầu phải huân tập. Còn thuộc đắm trước là như sát-na trước là nhân đây, cho nên sát-na sau cũng phải như vậy. Nếu khác đây thì cái lý của pháp huân tập không thành. Do đạo lý này người cha dụng công mà được giải thoát, hoặc lại tu học nhiều, còn con chẳng nhọc làm gì cả cũng được như cha, hoặc ngược lại giống như con, cha cũng vậy. Như thế là lỗi chuyển thành nhiều.

Nếu nói không do huân tập, nhiều thứ công năng tự khởi, nếu chuyển cứu rằng vì không nhiễm tịnh, vì đồng sinh diệt nên y theo kia làm nhân thì có lỗi như trước mà nay chỷ lấy có thể thuộc đắm trước là vì nhân duyên hợp làm tăng thượng duyên là không căn nguyên kia được sinh khởi. Nghĩa này chắc chắn sinh lỗi về quả. Nếu vậy công năng với quả diệt.

Cũng như nghiệp công năng kia các tham v.v… có công năng đã báo quả rồi đều diệt mất, như nghiệp dị thục tự có công năng đã sinh quả rồi theo đó chìm mất. Nếu khác đây thì thành lỗi không bao giờ hết. Đây cũng như vậy. Cho dẫu lỗi gì bởi không chấp nhận gieo các giống giải thoát khác, không siêng năng nên tham v.v… các công năng khi đã diệt rồi, lìa các công năng của tham này tự trông đến quả mà không chấp nhận gieo chủng tử mới. Do chủng tử đoạn nên dẫu không tu tập Thánh đạo cũng thành viên tịch. Đó là phù hợp với lời của Thiện Kiến thiên rằng dẫu xuất tư hoài tán dương phi pháp. Như nói:

Ta xem các chúng loại,

Giống tâm và giống thân,

Lìa các dục hoan lạc,

Riêng cầu trừ khổ nhân.

Chỷ cần say diệu lạc,

Cần chi tạo kiến khác,

Tức đem tâm tham nhiễm,

Là được lý Niết-bàn.

Trở lại sinh lỗi vì nghiệp vô dụng. Như lược nói có 3 thứ phúc nghiệp. Đó là thí tính, giới tính, và tu tính. Nơi đây phát khởi siêng năng tu tập thành vô dụng sao? Vì sao như vậy? Bởi vì quả của công năng hòa hợp tự khởi. Nếu khi các phúc sắp diệt, nơi thức A-lại-da huân dị thục, rồi sau sự huân tập này tùy theo tự dụng được nhân trợ giúp sinh, hòa hợp sẽ sinh dị thục vị lai. Như vậy thì sự cần cù tạo quả phúc kia chẳng phải là trống rỗng. Nếu vậy trước không tu nghiệp thiện, nhờ kia làm duyên cho nên công năng dị thục thoạt nhiên sinh khởi, từ đó có thể sinh hiện pháp, sinh rồi sau có dị thục khổ thân, siêng tu cũng vô dụng như trước.

Lại nữa 2 thứ nghiệp tư và tư tác, thiện bất thiện và vô ký những loại như đây đều thành trống rỗng. Nếu nói sau sẽ huân tập và trừ sát-na ban đầu của thức A-đà-na cho đến trái với duyên chưa sinh đến nay, trong tự tương tục huân tham v.v… như vậy là không ngừa các lỗi.

Nếu thế thì những cái đã huân tập trước cũng vậy cũng sẽ bày ra hết với tự huân tập. Nếu không vậy thì làm sao cùng với chúng làm nhân sinh ư? Cái trí xuất thế tuy chưa từng được mà chỷ rơi vào trong tự tương tục. Cho nên có thuyết nói trí hai vô tính cùng chấp nhận với chỗ huân tập này mà làm nhân sinh.

Cái văn huân tập đây là cực thanh tịnh vì là thể tính đẳng lưu từ pháp giới. Pháp giới tức pháp thân của Như Lai. Hiểu rõ tính không hai của ngã pháp là quả của pháp giới lưu xuất. Pháp là pháp thân, giới tức là nhân, là cảnh giới các pháp xuất thế gian. Nghĩa là có khả năng duy trì tính huân tập kia và đoạn dứt các tập phiền não sở tri hai chướng, gọi là cực thanh tịnh. Văn huân tập ấy là giống như quả kia. Kia vì duyên tăng thượng mà được sinh khởi., vì đồng với thể tính kia. Như có thuyết nói: Các Bồ-tát sơ phát tâm có chủng tử chính văn huân tập. Tuy nói thế gian nhưng phải biết có bao gồm pháp thân. Phải biết Thất-la-phược-ca, Bát-đê-ca, Phật-đà tức bao gồm trong giải thoát thân. Cho nên chắc chắn biết tuy là thế gian mà có thể thân làm chủng tử tâm xuất thế gian. Nghĩa của thuyết pháp tương tự tướng phần thức, tuy hiện là không, mà từ nơi văn chương, y nơi nghĩa câu hiển thị được đạo lý tương thuộc đó. Vì vậy một thiên các tụng đều đồng như vậy, ở đoạn chương này tuy không phân chia chi tiết để hiểu rõ. Nếu vậy thì sự đều bày ra này nào có lỗi gì? Như ở sau, trước cũng đồng như vậy. Có điều là rơi vào trong tự tương tục bởi tham v.v… mà huân tập đắm trước. Nếu như vậy tức là từ chủng tử sinh trước mà được sinh khởi. Kia lại từ trước, kia lại do trước, đây là Tát-bà-thạchyết tất cả đều từ chủng tử bày ra mà sinh. Chỗ chấp có mới sinh đều thành vô căn cứ. Căn cứ đây có thể lập luận có đời kiếp trước.

Thiên thụ trước nhãn thức,

Định từ các thức đến.

Thức tính nên phải biết,

Giống như nơi thức sau.

Giả như diệt định khởi,

Tâm kia cũng bao gồm.

Trong tông dùng lý tính,

Lỗi đồng, không, bất định.

Các pháp tâm tâm khởi,

Chấp nhận bốn duyên sinh.

Nếu lập tâm ban đầu,

Sao gọi đẳng vô gián?

Pháp tâm tâm khởi là từ bốn duyên sinh. Lý của A-tì-đạt-ma đã thành quyết định. Nếu chấp nhận có tâm ban đầu khởi thì sao gọi là đồng với đẳng vô gián duyên? Cũng chẳng phải ở trong tương tục kia. Có tâm tụ với tự tâm tụ là duyên đúng lý vì ít nhiều có bất đồng.

Lại có định lý chư sinh hữu nhiễm luận, tự địa phiền não. Nay nếu chấp nhận sinh có nhiễm tâm thì chẳng phải tự địa phiền não. Dẫu ở trong cảnh ba đời, lý về sinh cũng không thể thành được. Vả lại chẳng phải quá khứ chưa từng trải qua cho nên cũng chẳng phải vị lai mà do tưởng từng trải qua nên khởi nguyện cầu.

Lại nữa, chẳng phải hiện tại, bởi ý thức kia tự tại mà khởi mới thành điếc đui v.v…

Lại nữa vì năm căn và các thú mạng cán đều là dị thục. Điều ông nói chẳng phải dị thục.

Kinh Kỳ Dị Thiện Đàm có nói năm ở trong có thục dưỡng, cho nên biết nhãn v.v… năm căn tính dị thục thành năm thú cũng là thể tính của dị thục, vì lược thuyên là lượng nên có nói:

Tì-kheo! Các người thụ khổ nơi địa ngục do sức lậu não hiện tiền nên lại tạo tác sinh nghiệp địa ngục, khiến số tăng trưởng.

Tì-kheo! Nghĩa là nghiệp ô uế của thân khẩu ý khi mạng chung lại ở nơi xấu ác khiến dị thục của sắc thụ tưởng hành thức bị nung nấu mãnh liệt. Dị thục sinh rồi gọi là Na-lạc-ca.

Tì-kheo! Trong đây lìa pháp kia ra không có được một Na-lạcca nào khác. Nói pháp kia nghĩa là dị thục sinh ra Tắc-kiền-đà, tức tụ uẩn. Ở đây nói tụ không phải không sai biệt. Mà nghĩa này tức là ngăn cái thật. Nghĩa là phải biết ngã có thể ruổi theo các thú. Ý chỷ nhiếp thủ các tụ uẩn khác biệt mà thôi.

Nói dị thục sinh, tức hữu tình là thể, tuy không sai khác là rõ ràng có dị thục. Nghĩa là trong năm tụ uẩn thiện, ác, vô ký chẳng phải là tính của các thú, cũng chẳng phải báo của thục. Nếu kia cũng là thể của thú thì phải hiện tạo sinh Nại-lạc-ca. Số các nghiệp bất thiện tăng trưởng thì đó tức là Na-lạc-ca. Vì thể tính của các thức thú này chỷ là vô phú vô ký gọi là hữu tình. Trong đối pháp cũng nói như vậy.

Lại nói mạng căn là Tì-bá-ca, nghĩa là dị thục. Tư trạch mạng căn chắc chắn chỷ là dị thục đó. Nhưng Luận Du-già thì lập các pháp đều là dị thục thức, vì không có một pháp nào vượt ra ngoài tính dị thục.

Nhưng luận hữu tình mới khởi của ông thì thành ra căn v.v… không phải là dị thục. Hữu tình mới sinh kia thụ các nghiệp đang có các nghiệp sau chứ không phải các nghiệp đã có trước. Hiện pháp thụ nghiệp thì khi ấy không có. Bởi các nhân thù thắng là không, cho nên cũng không thành các tác nghiệp khiến cảm báo.

Kinh Kỳ Dị Thiện Đàm đem hý luận này ý muốn khai đường mở lối kinh luận bất thiện trình bày ý nghĩ trong tâm của mình trái với A-cấp-ma./.

(HẾT)