TỨ ĐẾ LUẬN
Bà-tẩu-bạt-ma tạo luận
Thiên Trúc Tam tạng Chân Đế dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 3

Phẩm 5: PHÂN BIỆT DIỆT ĐẾ

Vì sao kinh nói khổ diệt? Nhân gì khởi? Pháp gì diệt? Tướng gì, sự gì, duyên gì? Tên diệt có nghĩa gì? Vô dư diệt, lìa diệt dứt xả bỏ. Bảy nghĩa này có gì khác nhau? Sao hết vô dư gọi là diệt đế mà không nói niệm niệm diệt? Nếu khát ái diệt gọi là diệt đế thì vô dư Niết-bàn chẳng phải diệt đế? Khát ái hết phải gọi là tập diệt, sao nói là khổ diệt? Nếu do khát ái hết nên khổ diệt thì người không khát ái phải không có khổ, thế mà hiện thấy có khổ, lẽ đó thế nào? Trong 10 kết hoặc chỉ nói khát ái diệt là diệt đế, thì làm sao an lập được 4 quả? Trong 12 duyên sinh nói diệt có 12 thứ, sao chỉ nói khát ái hết là diệt? Kệ trì tán nói:

Tiết nào và nghĩa trước,

Bảy nghĩa với niệm diệt,

Giới địa diệt La-hán,

Mười kết mười hai diệt.

Ông hỏi: Vì sao kinh nói khổ diệt? Nhân gì khởi?

Đáp: Do pháp đó sinh nên pháp đó có, pháp đó diệt nên pháp đó không có, ví như ngọn đèn.

Lại nữa đã nói khổ đế khát ái là nhân, nay nói do khát ái hết nên rõ khổ diệt. Ví như bệnh duyên diệt nên tật bệnh không khởi.

Lại nữa khát ái này lưu biến khắp 3 hữu, thời vô thủy khởi dục đối trị hữu, cho nên A-la-hán không có khát ái diệt. Để phá tà chấp này của ngoại đạo nên nói khổ diệt.

Ông hỏi: Pháp gì diệt? Tướng gì, sự gì, duyên gì?

Đáp: Diệt có nhiều thứ: 1. Trung gian diệt. 2. Niệm niệm diệt. 3. Mâu thuẫn nhau diệt. 4. Không sinh diệt v.v… Trung gian diệt, là như thí, giới, định, Tam-ma-bạt-đề có thể diệt 3 hữu. Do đó thí v.v… tùy được miễn lìa pháp sở đối trị, nghĩa là tham, sân v.v… tạm thời không khởi gọi là trung gian diệt. Niệm niệm diệt, là tất cả hữu vi tàn tạ tùy theo từng sát-na, gọi là niệm niệm diệt. Mâu thuẫn nhau diệt, là mâu thuẫn với pháp hữu vi này là do tính của nó trái nghịch nhau liên tục diệt nên gọi là mâu thuẫn diệt. Ba pháp này gọi là tương tự diệt. Không sinh diệt, là nhân của hữu diệt hết nên 5 ấm phải sinh không sinh lại được. Đay gọi là chân thật diệt.

Lại các sư khác nói nhân và nhân của hữu khát ái hậu hữu không sinh, gọi là diệt.

Lại nữa cùng với khát cùng trừ nghiệp ái phiền não, khổ không sinh gọi là diệt.

Lại nữa là dụng chân thật, trải vô sở hữu lìa hữu lìa vô, Bátniết-bàn này gọi là diệt đế, như Cù-đàm truyện nói.

Lại nữa diệt có 2 thứ: 1. Phi trạch diệt. 2. Trạch diệt. Phi trạch diệt, là các pháp hữu vi tự tính phá hoại gọi là phi trạch diệt, như đá rơi trên không. Trạch diệt, là do lửa trí nên đốt cháy củi mê lầm gọi là trạch diệt. Như do lửa mà củi hết.

Lại nữa diệt có 3 thứ: 1. Chưa có diệt. 2. Phục lìa diệt. 3. Vĩnh viễn lìa diệt. Nếu hoặc nghiệp chưa sinh, chưa được duyên gọi là chưa có diệt. Nếu hoặc nghiệp đã sinh đã được duyên, nhưng do thế xuất thế đạo hiện nên không khởi gọi là phục lìa diệt. Nếu hoặc đã phục lìa diệt, do diệt vô dư nên vị lai quyết định không sinh, đó gọi là vĩnh viễn lìa diệt, như kinh nói. Dục chưa sinh, muốn vị lai vĩnh viễn không sinh trở lại cũng biết diệt này.

Lại Phân biệt thuyết bộ nói diệt có 3 thứ: 1. Niệm niệm diệt. 2. Tương vi diệt. 3. Vô dư diệt. Ví như đèn tắt.

Lại các sư khác nói diệt có 4 thứ: 1. Tự tính diệt. 2. Không sinh diệt. 3. Trung gian diệt. 4. Vĩnh ly diệt. Không do nhân diệt gọi là tự tính diệt. Như kệ nói:

Các hành đều vô thường,

Sinh diệt đó là pháp.

Nếu có sinh rồi diệt,

Tịch diệt này là vui.

Lại kinh nói: Nếu pháp có sinh thì pháp đó ắt phải diệt mà không do dụng công, như vật nhẹ nặng tự nhiên nổi chìm, gọi là tự tính diệt. Do nhân không có nên quả không sinh, gọi là không sinh diệt. Như kinh nói: Do vô minh diệt nên 3 hành không khởi, như gieo giống trong 7 lưu. Do làm hỏng quả thì không sinh, gọi là không sinh diệt. Do định lực, gọi là trung gian diệt. Như kinh nói: Phục lìa thượng tâm hoặc, gọi là hữu thời tâm giải thoát. Chín thứ tuần tự diệt, như Tì-kheo Nan-đề-kha duyên sự làm chứng gọi là trung gian diệt. Do 8 Thánh đạo diệt gọi là vĩnh viễn lìa diệt. Như kinh nói: Nếu người tu tưởng vô thường có thể diệt tất cả kết và tùy miên hoặc. Vì minh sinh cho nên vô minh vĩnh diệt, gọi là vĩnh ly diệt. Giống như đồ vật úp và cây đuốc bị cháy. Luận này chính là nói về vĩnh ly diệt.

Tướng gì, sự gì, duyên gì, là vô sở hữu là tướng của diệt, tâm không đốt nóng là sự, thông suốt thật tế là duyên. Đại đức nói tịch tĩnh là tướng. Tâm an dừng trụ là sự. Tột giải thoát tri kiến là duyên.

Ông hỏi: Tên diệt là nghĩa thế nào?

Đáp: Diệt này tên là Ni-lô-đà. Ni là vô, lô-đà là ngăn chướng. Các pháp khát ái v.v… có thể chướng, trong đây vĩnh viễn không có nên gọi là Ni-lô-đà. Pháp trái nghịch nhau sinh khởi nên dòng khát ái vĩnh viễn không sinh trở lại. Như nung nóng đồ đất nặn sinh ra màu đỏ nên màu xanh gốc của nó vĩnh viễn không sinh trở lại.

Ông hỏi: Vô dư diệt ly diệt xả đoạn khí, 7 nghĩa này có gì khác nhau?

Đáp: Đều là tên khác của Niết-bàn. Bảy tên này là y vào khí cụ mà nói. Như Niết-bàn có 66 tên khác nhau.

Lại nữa thượng tâm và tùy miên đều hết, như cây nhổ gốc gọi là vô dư diệt. Lần lượt diệt hết, như ví dụ cái cán búa nên gọi là diệt. Xưa chỗ bị trói buộc, nay nhờ đạo lực không còn trói buộc. Như người giàu sang không còn bần hèn, đó gọi là lìa. Khác hơn xưa thoái, như Thánh nhân lìa hết ác nên gọi là diệt. Lại như nghĩa trước gọi Ni-lô-đà gọi là diệt. Nếu pháp với hoặc lìa nhau, ví như bỏ một vật gì gọi là xả, hiện đời với vị lai vĩnh viễn không tiếp nối, ví như nội căn, đó gọi là đoạn diệt không lấy trở lại như đồ đựng nước úp lại gọi là vất bỏ.

Lại nữa tất cả phẩm loại khát ái đều sạch hết nên gọi là vô dư. Hoại dần dần là gọi diệt. Do quán quá khứ không khởi tâm đắm trước, gọi là đi xa. Đoạn hết kết, duyên khởi cũng không, nên gọi là diệt. Giải thoát phiền não, đó là xả. Trí duyên và hoặc ban đầu vĩnh viễn diệt, đó gọi là dứt. Trước thủ ngã chấp, nay thì xả nên gọi là vất bỏ.

Ông hỏi: Sao gọi tận vô dư là diệt đế mà không nói niệm niệm diệt?

Đáp: Do vô dư diệt nên khổ vị lai không sinh trở lại chứ không do niệm niệm diệt nên nói vô dư là khổ diệt. Không nói niệm niệm diệt v.v… Nếu quán tướng vô dư diệt vắng lặng v.v… có thể diệt các hoặc. Niệm niệm diệt thì không như vậy.

Lại nữa tùy thuộc theo đạo cho nên hơn các pháp khác, nên chân thật thiện, nên không cùng được, nên phiền não không thể phá hoại, nên không nói sai, nên an tâm duyên. Cho nên nói vô dư gọi là khổ diệt mà không nói niệm niệm diệt.

Ông hỏi: Nếu khát ái diệt gọi là diệt đế thì vô dư Niết-bàn chẳng phải diệt đế sao?

Đáp: Các luận sư khác nói vì là quả của Phạm hạnh thanh tịnh nên phiền não diệt gọi là diệt đế. Tất cả giả danh diệt là vô dư Niếtbàn. Luận này nói cảnh giới vô dư Niết-bàn là chân diệt đế. Bởi vì sao? Vì được diệt này nên tu tịnh Phạm hạnh. Như trong Kinh Phúlâu-na Thất Xa Thí nói: Các A-la-hán hết các hoặc vô dư mà còn chưa khỏi các khổ trói buộc bách hại như già bệnh chết nóng lạnh đói khát. Cho nên cảnh giới Niết-bàn vô dư là chân diệt đế. Chân diệt đế này do nhân hết mà được, cho nên nói khát ái hết là chân diệt đế. Ưuba-cập-đa Đạo Lý Túc Luận nói: Vì có thể khiến đến cảnh giới Niếtbàn vô dư cho nên tham ái hết được gọi là diệt đế. Tuy nhiên 2 cảnh giới Niết-bàn hữu dư và vô dư đều gọi là diệt đế. Bởi vì sao? Nhân diệt gọi là hữu dư. Quả diệt gọi là vô dư. Do nhân diệt nên có diệt nhân, như đèn hết thì ánh sáng hết. Cho nên 2 diệt đều gọi là diệt đế. Ông hỏi: Khát ái hết thì phải gọi là tập diệt, sao nói là khổ diệt?

Đáp: Lửa khổ lấy khát ái làm củi. Nếu không khát ái thì củi khổ lửa khổ liền diệt, như củi hết thì lửa tắt.

Lại nữa khổ đế do ái thực được trụ. Do ái thực dứt nên khổ đế liền hết, cho nên nói khổ diệt.

Lại nữa các sư kỳ cựu nói: Không vì lìa khổ quá khứ và hiện tại mà tu tịnh Phạm hạnh nơi Thế Tôn. Bởi vì sao? Tự tính quá khứ đã diệt với hiện tại quyết phải lìa nhau. Vị lai có khổ vì khiến không sinh mà tịnh tu Phạm hạnh nơi Thế Tôn. Khổ này không sinh vì do hết khát ái. Nói chung là khổ đời sau hết mà nói ái đoạn thì khổ diệt.

Ông hỏi: Nếu do khát ái hết cho nên khổ diệt thì người không khát ái tức không có khổ, mà hiện thấy có khổ. Lẽ ấy như thế nào?

Đáp: Vì cái khổ của lo buồn hối hận nóng nảy đã tĩnh lặng, như Kinh Thủ Trưởng Giả nói.

Lại nữa vì vĩnh viễn lìa tâm bệnh, như đã nhổ mũi nhọn đâm vào tim.

Lại nữa muốn cầu dứt khổ, như giàu đủ 6 trần do khát ái diệt. Các A-la-hán vĩnh viễn lìa tâm khổ nên không trái lý.

Lại nữa chẳng phải quá khứ vị lai hiện tại khổ gọi là khổ đế, cũng chẳng phải Thánh đạo phá trừ. Bởi vì sao? Quá khứ đã hết, vị lai chưa có, với hiện đời chắc chắn phải lìa nhau cho nên chỉ do thông suốt thật tế nên khát ái diệt hết. Do lìa khát ái nên để khổ đời sau không sinh mà tu 8 Thánh đạo. Vì ý nghĩa này nói A-la-hán không có khổ, như thí dụ bệnh khát.

Ông hỏi: Trong 10 kết hoặc chỉ nói khát ái diệt là diệt đế thì làm sao thành lập 4 quả được?

Đáp: Tham ái có 4 thứ. Quả Tu-đà-hoàn đạo v.v… phá, do đây diệt cho nên các kết khác cùng khởi nhất thời đều hết, gọi là diệt đế. Cho nên an lập 4 quả là không mất lý lẽ.

Lại nữa đồng một tướng một vị cho nên nếu nói khát ái hết là nói tất cả kết hết. Như nói 8 Thánh đạo tức nói tất cả đạo phẩm bởi vì đồng tướng cọng thành một sự.

Lại nữa có các hoặc khác cũng có thể lập tướng của tập đế mà khát ái chính có thể tiếp nối sinh đời vị lai, có thể khiến có hậu hữu. Vì ý nghĩa này nói riêng khát ái gọi là tập đế. Như vậy tất cả hoặc hết đều nhập vào tướng của diệt đế. Có điều là hữu nhân diệt hết là khát ái diệt, gọi là diệt đế.

Ông hỏi: Trong 12 duyên sinh nói diệt có 12 thứ, sao chỉ nói khát ái hết là diệt?

Đáp: Như câu hỏi trước, câu hỏi này tự khiển trừ.

Lại nữa như đạo đoạn, ái tận, dục diệt, Niết-bàn, 5 danh nghĩa này, 1 có thể hiển thị cho nhau. Cho nên do nói khát ái hết tức nói 12 đạo đoạn.

Lại nữa khát ái hết là diệt chung, 12 đạo diệt là diệt riêng biệt.

Hỏi: Tên riêng của Niết-bàn có 66 câu, nghĩa đó như thế nào?

Đáp: Vô vi v.v… tất cả câu, tướng mạo, tán thán, nhân lập, đối trị, vi phản v.v… cần phải giải thích rộng. Nhân đâu như vậy? Niếtbàn là không sinh, không lớn lên, không diệt, không phải do duyên tạo thành, trái ngược với hữu vi nên nói là vô vi.

  1. Cao khỏi 3 cõi, lìa mọi thứ thấp không gì sánh bằng, nên nói vô hạ, tức không dưới một thứ gì.
  2. Hằng lìa các dòng, không sinh trong các dòng, không dấu vết các dòng, nên nói vô lưu, tức không có các dòng.
  3. Phi hư vọng, phi điên đảo, phi tương vi, nên nói là chân đế.
  4. Không nghi các cõi độc xà, bố úy, cùng tận 3 hữu, bỏ chỗ dụng công, vượt biển sinh tử, nên nói là bờ kia.
  5. Cùng tột trí hiểu biết, nên nói thính tế.
  6. Như hoa Ưu-đàm thế gian ít gặp, nên nói là khó thấy.
  7. Không già, không phá vỡ, nên nói là không hoại.
  8. Không động, vốn có, nên nói hằng tồn tại, không tranh giành.
  9. Đối trị trừ pháp thể không kém nên nói không mất.
  10. Quá cảnh giới của mắt, không pháp nào sánh bằng, nên nói không ví.
  11. Không có tham ái các kiến mạn chấp nên không hý luận.
  12. Lửa hoặc diệt hết nên nói tĩnh lặng.
  13. Quá cảnh giới của tử vương nên nói cam lồ.
  14. Là cùng cực mỹ vị tĩnh lặng khả ái nên nói cực diệu.
  15. Tĩnh lặng không khổ nên nói là ngừng.
  16. Chân thật thiện pháp nên nói là an.
  17. Không có khao khát thiêu đốt nên nói ái hết.
  18. Làm cho người khác ngạc nhiên thán phục gọi là hi hữu.
  19. Ở trong sinh tử chưa đến được cái đức này cho nên nói chưa từng được.
  20. Già v.v… các điều không may không thể làm hại, nên nói không sai trái.
  21. Trong không thiếu, ngoài không xấu ác chướng ngại, nên nói là không tai nạn.
  22. Không có sinh khổ của hậu hữu, cứu cánh an vui, nên nói là Niết-bàn.
  23. Khác tướng hữu vô nên nói là khó tư duy.
  24. Vui tương ưng với lìa lỗi lầm của sinh nên nói không sinh.
  25. Bốn ma không đến nên nói không dấu tích.
  26. Không do nhân thành nên nói chẳng phải tạo tác.
  27. Chẳng phải nơi tâm bi đi đến nên nói không lo âu.
  28. Một khi được rồi là không thoái lui nên gọi là trụ.
  29. Không có một pháp nào tương tự nên gọi là không sánh bằng.
  30. Vĩnh viễn lìa thủ dục nên nói là không cầu.
  31. Không có biên giới trước sau nên nói vô biên.
  32. Khó có thể thông đạt nên nói là vi tế.
  33. Không có gì bức hại được nên nói là không tổn.
  34. Không có hoặc nhiễm bám dính nên nói là lìa dục.
  35. Không các lỗi làm nên nói là tịnh.
  36. Trói buộc đều dứt nên gọi là giải thoát.
  37. Lìa y chỉ nên nói là phi trụ.
  38. Không có 2 pháp nên nói là phi đối.
  39. Vô đẳng đẳng nên nói là đẳng.
  40. Nơi chìm các nhập nên nói là vô hại.
  41. Người ngoài không được nên nói rất sâu.
  42. Lìa chính giáo của Phật không thể hiểu biết nên nói là khó hiểu.
  43. Quán công đức này khiến đến bỉ ngạn nên nói có thể độ.
  44. Định thượng của thượng pháp nên nói là vô thượng.
  45. Gom tìm biển pháp được pháp chân thật, là bậc Thượng nhân được nên nói là hơn.
  46. Vạn hạnh đạt được vô giá tối thượng nên nói là quả Thánh.
  47. Nhân lìa khủng bố nên nói là vô úy.
  48. Thánh ái kiên cố nên nói bất xả.
  49. Phàm Thánh đều có như nhau nên nói là biến mãn.
  50. Công đức khó lường nên nói vô lượng.
  51. Không thuộc 6 đường cho nên nói vô số.
  52. Thể cực kỳ kiên cố nên nói không phá vỡ.
  53. Các pháp không có pháp nào đứng đầu nên nói là tôn.
  54. Có thể khen vô cùng sạch sẽ nên nói phải tán thán.
  55. Các Thánh trú ngụ nên nói là nhà. 56. Có thể cứu các khổ nên nói quy y.
  56. Lặng im sự chiến đấu nên nói không tranh giành.
  57. Vốn có chẳng phải do tạo tác nên nói không giả.
  58. Lìa dục, sân, si nên nói không nhơ.
  59. Trừ tối vô minh nên nói là đèn.
  60. Vắng lặng các thụ nên nói là vui.
  61. Khỏi sắc v.v… trụy lạc nên nói là không đọa.
  62. Bốn dòng không chìm nên nói là châu.
  63. Tán tâm không chứng nên nói là không động.
  64. Trừ sạch 10 tướng nên nói là vô sở hữu.
  65. Không có chỗ nương dựa nên nói là không bám dính.

Kinh bộ hỏi: Pháp gì gọi là tư trạch diệt?

Đáp: Kết lìa gọi là tư trạch diệt..

Hỏi: Kết lìa pháp gì?

Đáp: Là tư trạch diệt.

Nếu vậy 2 pháp này giải thích cho nhau, hoàn toàn không thể làm rõ thể tướng của 2 pháp. Cho nên phải dùng phương tiện khác nói thể tướng của chúng. Chứng trí vô phân biệt của Thánh nhân biết. Như vậy thể tướng này có thể nói là khá khác với các vật khác, hoặc nói là kết lìa, hoặc nói là tư trạch diệt.

Các sư Kinh bộ nói tất cả pháp vô vi chẳng phải là vật có. Bởi vì sao? Không như sắc thụ có, ở nơi vật khác vật gì chỉ lấy sự không chạm xúc gọi là hư không. Như kinh nói trong tối không ngăn ngại không che gọi là hư không. Do sức của Bát-nhã với tùy miên hoặc hiện tại thể tính trái nhau, ngoài ra sau không sinh, gọi là tư trạch diệt. Lìa trạch diệt này, nhân duyên không đủ thì những pháp khác không sinh được, đó gọi là phi tư trạch diệt. Ví như trong một kỳ, giữ chừng chết đột ngột quả còn lại không tiếp tục.

Các sư bộ khác nói: Tùy miên phiền não sau không sinh được là sức của tư trạch, cho nên gọi là tư trạch diệt. Do duyên không đủ khổ sau không sinh, trong đó không có sức của tư trạch cho nên nói phi tư trạch diệt.

Luận nói: Nghĩa đó không đúng. Vì nếu lìa tư trạch thì diệt này không thành, cho nên biết thuộc tư trạch diệt.

Lại các bộ nói: Nếu pháp đã sinh, sinh sau tự diệt, vì tự tính diệt cho nên gọi là phi tư trạch diệt. Nếu như vậy chấp là phi tư trạch diệt thì phải là vô thường. Bởi vì sao? Vì khi pháp chưa hoại thì chưa có diệt.

Hỏi: Nếu vậy tư trạch diệt cũng phải là vô thường. Bởi vì sao? Vì tư trạch ở trước sau được diệt.

Đáp: Diệt này không lấy tư trạch làm trước. Bởi vì sao? Pháp chưa sinh không sinh. Ở sau tư trạch không có nghĩa này. Sở dĩ vì sao? Khi chưa tư trạch pháp chưa sinh không sinh bản lai đã có, pháp ấy phải sinh. Chính sau khi tư trạch không được sinh jà do sức tư trạch. Hoặc này xưa nay chưa có sinh chướng, nay đoạn dứt sinh sức tư trạch.

Ngoại nói: Nếu chắc chắn lấy không sinh làm Niết-bàn, thì làm sao giải thích chung Kinh Quốc Thí? Kinh nói: Tu tập nhiều hạnh tín v.v… 5 căn có thể diệt. Quá khứ hiện tại vị lai khổ diệt, gọi là Niếtbàn không sinh chỉ thuộc vị lai chẳng phải hiện tại quá khứ?

Đáp: Có kinh như đây nghĩa không như văn. Bởi vì sao? Có thể duyên 3 đời, khổ hoặc diệt cho nên nói khổ diệt. Như các kinh khác nói: Các ông nên xả sắc ái dục này. Do ái dục diệt, sắc ấm các ông tức diệt lìa, cho đến thức ấm cũng vậy. Chính vì nghĩa này nên diệt khổ 3 đời cũng nghĩa như vậy.

Ngoại nói: Nếu nói khổ diệt, nghĩa đó cũng được vậy. Lại Kinh Quốc Thí nói: Tu tập 5 căn có thể diệt hoặc đời quá khứ hiện tại vị lai thì sao không mâu thuẫn với kinh này?

Đáp: Giải thích như trước. Lại có giải thích khác là hoặc quá khứ thâu nhiếp trong đời trước, hoặc hiện tại thâu nhiếp trong đời này. Hoặc của 2 đời này, trong liên tục đã thành chủng tử có thể sinh mầm hoặc vị lai. Do chủng tử này diệt cho nên nói hoặc 3 đời diệt. Như quả báo hết, nói là nghiệp nhân hết. Khổ và hoặc vị lai này do không có chủng tử nên vĩnh viễn không sinh lại, cho nên trong kinh nói hoặc 3 đời diệt. Nếu không như vậy thì quá khứ hiện tại có gì mà diệt? Bởi vì sao? Với pháp đã diệt và pháp sẽ diệt thực thi công dụng gì?

Ngoại nói: Kinh Thượng Thắng nói: Trong tất cả pháp hữu vi vô vi, nhân của pháp lìa dục này là không có. Vì sao cái không có này lại hơn những cái không có khác?

Đáp: Tôi không nói vô vi quyết định là không có, như tôi đã nói ở trước, như vậy cho nên có. Như người đời nói âm thanh có trước không, âm thasnh có sau không. Không phải do nói có này mà khiến không vật thành ra có. Phải biết nghĩa của vô vi này cũng vậy. Tuy đồng là không mà có. Cái không, có thể ca ngợi là hơn những cái khác. Không, như tất cả tai họa rốt ráo không sinh. Cái không này là hơn tất cả những gì có thể khen ngợi, là cái mà người thụ giáo hóa khởi tâm nguyện cầu. Cho nên Phật ca ngợi.

Ngoại nói: Nếu vô chỉ là vô pháp thì diệt này tức thành Thánh đế? Bởi vì sao? Vì vô sở hữu.

Đáp: Nếu vậy, đế có nghĩa gì?

Ngoại nói: Không điên đảo là nghĩa của đế?

Đáp: Cả 2 pháp này Thánh nhân quán sát đều là khổ không điên đảo. Như tướng khổ tướng không như không tướng. Chính vì nghĩa đó nên nào có trái Thánh đế?

Ngoại nói: Vì sao không vật là đế thứ 3?

Đáp: Việc thành lập Thánh đế như trước đã nói. Dựa vào thứ 2, tiếp theo sau nói là thứ 3.

Ngoại nói: Nếu không, chỉ là không pháp trí duyên, thì hư không cùng với Niết-bàn là không có cảnh giới?

Đáp: Tôi không nói nhất thiết trí lấy pháp có làm cảnh. Nếu duyên có, là không phải đời quá khứ vị lai, thì có vật là cảnh. Nếu duyên các pháp khác thì pháp không làm cảnh.

Ngoại nói: Nếu ông nói không, là có vật, vậy là có cái gì?

Đáp: Nếu tôi chấp nhận cái không, là có vật thì sao?

Ngoại nói: Nếu ông chấp nhận thì nghĩa của tôi được bảo thủ.

Đáp: Chư thiên nên bảo thủ. Nếu chấp nhận có thể bảo thủ thì cái chấp của ông không thật. Bởi vì sao? Cái không này là pháp không giống như sắc thụ, tính của nó có thể chứng minh, không như con mắt v.v… là sự có thể thấy. Vật này là diệt, làm sao có thể tách riêng cái không là với cái có, không liên quan nhau? Bởi vì sao? Vì chẳng là nhân quả của nhau. Chỉ trái ngược khát ái đó là đạo lý. Như nói cái hoặc này vốn không, gọi là vô vi.

Ngoại nói: Nếu lập vô vi là có thì do cái hoặc này đi đến có thể dứt được, cho nên có thể nói cái diệt này là cái hoặc này diệt. Nếu nói vô vi là vô pháp thì vô vi này do gì có thể chắc đến được?

Đáp: Do đối trị khởi mà được liên tục. Với hoặc sinh sau hoàn toàn mâu thuẫn cho nên nói đến được hiện pháp Niết-bàn.

Lại các Kinh A-hàm nói: Chỉ lấy vô pháp gọi là Niết-bàn. Kinh nói: Khổ này diệt vô dư, xả bỏ cùng tận và lìa dục, khổ không đến tiếp nối không sinh, đó là tĩnh lặng, là vi diệu.

Thế nào là xả? Là tất cả những gì thủ lấy và khát ái đều hết và Bát-niết-bàn.

Ngoại nói: Vì sao không chấp nhận trong đó có những vật khác không sinh và nói cái không sinh này là Niết-bàn?

Đáp: Tôi thấy cái chấp này chẳng có gì đặc sắc. Ông bảo rằng trong đó các vật khác không sinh đó là có, cho nên các vật khác không sinh hay là do được cho nên các vật khác không sinh? Nếu là có, cho nên các vật khác không sinh thì Niết-bàn hằng có 3 hữu phải vĩnh viễn không sinh. Nếu do được cho nên các vật khác không sinh thì các A-la-hán chứng được, lúc bấy giờ ấm liền phải diệt. Nếu theo ông chấp thì có lỗi này. Cho nên biết chỉ vô sở hữu gọi là Niết-bàn. Như kệ nói ví dụ là chính đạo lý. Kệ nói:

Ví như sáng đèn diệt,

Tâm giải thoát cũng vậy.

Như ánh sáng đèn tắt chẳng phải là có vật. Tâm Phật giải thoát cũng như vậy.

Xong Phẩm Phân biệt diệt đế.

HẾT QUYỂN 3

Pages: 1 2 3 4