TỨ ĐẾ LUẬN
Bà-tẩu-bạt-ma tạo luận
Thiên Trúc Tam tạng Chân Đế dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 2

Phẩm 3: PHÂN BIỆT KHỔ ĐẾ 2

Tướng răng rụng v.v… không phổ biến khắp, còn khổ chẳng phải không biến khắp. Sao nói già là khổ Thánh đế?

Đáp: Phổ biến khắp 3 cõi, các hành biến đổi, nói là già là khổ Thánh đế, như thọ mạng diệt. Kinh nói: Tất cả chúng sinh lấy già làm pháp.

Lại nữa chư thiên thân hình đẹp đẽ, có tổn hại biến đổi chút ít, vì trước sau khác nên không phải không có già. Vì vi tế nên khó biết, giống như thân hình của chư thiên vậy.

Lại nữa trụ trước sau khác là tướng hữu vi, biến khắp các hành gọi là già. Như con bò có giống nhau khác nhau, vì hữu vi không trụ mà diệt trong từng mỗi niệm.

Vì sao có già?

Đáp: Tất cả pháp hữu vi diệt trong từng sát-na thật sự không có trụ lại. Dựa vào sự trụ liên tục nên nói là tướng già, như con sông, ngọn đèn, cơn mưa. Nước sông chảy, không dừng trụ một niệm, ta thấy nó liên tục không dứt, người đời nói con sông này chảy nhanh, hoặc nói sông dài. Ngọn đèn, cơn mưa cũng vậy.

Lại nữa khoảng giữa của sinh và tử gọi là già. Bởi vì sao? Đầu tiên 5 ấm khởi lên gọi là sinh. Sau cùng ấm hoại gọi là chết. Khoảng giữa 2 cái sinh và tử, các ấm biến đổi khác. Tử sinh kiềm kẹp nên nói bệnh là khổ.

Nếu do bệnh nên thân hằng khổ, thì sao không trái kệ này nói: Không bệnh là lợi nhất?

Đáp: Lạnh nóng v.v… bệnh đến bức bách cho nên nói thân hằng bị bệnh. Khỏi bị hủi, lậu các tật bệnh nặng, được tự do vui chơi, có sức, có năng lực đọc tụng, tư duy, tu tập, cho nên dựa vào thân này mà nói không bệnh là lợi nhất.

Lại nữa lửa hành khổ đốt cháy nên nói thân hằng bị bệnh. Tạm thời lìa khổ nên nói không bệnh là lợi nhất.

Lại nữa hằng chữa trị trợ giúp nên nói thường bị bệnh. Thân giới tạm thời điều hòa nên nói không bệnh là lợi nhất.

Nếu cõi trời không có bệnh, thì câu nói tất cả chúng sinh lấy bệnh làm pháp cần phải cứu xét lại?

Đáp: Ấm sinh là khổ biến khắp 3 cõi, đó là bệnh của cõi trời. Như trong kinh nói: Sắc sinh là khổ sinh, vì là nơi nương tựa của các bệnh. Giống như sắc, các ấm khác cũng vậy.

Lại kinh nói: Tì-kheo nếu nói bệnh tức là nói tên khác của 5 ấm, cho đến ung thư hay bị đâm bằng vật nhọn v.v…

Lại các sư khác nói trời khi sắp đến thời kỳ suy thoái thì thân tâm thô động, đó là bệnh của trời. Luận Chính Đạo nói: Bệnh là nghiệp quả. Đó là nghiệp quả của khổ Thánh đế hay phi khổ Thánh đế?

Đáp: Là quả báo của nghiệp không lìa quả của ái. Cho nên nói quả báo của nghiệp tức nói quả của ái. Tham ái không lìa khỏi nghiệp như ngọn đèn với ánh sáng. Quả của nghiệp ái, ngã kiến, thức, tính của chúng là khổ nên gồm thâu trong khổ đế, nên không trái với nghĩa Phật nói khổ gọi là bệnh.

Lại kệ nói: Đói là bệnh thứ nhất. Như 2 thuyết này có gì khác nhau?

Đáp: Nếu nói bệnh khổ thì trong bệnh nặng đều có bao gồm bệnh nhẹ, còn đói thì không như vậy, cho nên 2 thuyết có khác nhau.

Lại nữa vì không thể chữa trị nên nói đói là bệnh thứ nhất. Bởi vì sao? Khổ của cái đói khó chữa vì chữa không bao giờ hết. Nếu như bệnh sốt cách nhật, bệnh đau mắt v.v… thì không như vậy.

Lại nữa vì không có giới hạn nào thời kỳ nào chấm dứt, bệnh đói này từ khi sinh cho đến chết không khi nào chấm dứt. Các bệnh khác không như vậy.

Lại nữa bệnh đói cứ phải chữa luôn luôn, giống như căn nhà mục nát, như kẻ oán giả làm người thân, phổ biến khắp tất cả cho nên tất cả chúng sinh sống bằng sự ăn nuốt đều có bệnh đói khổ này, như trong Phẩm Địa ngục nói. Cho nên bệnh đói là thứ nhất.

Thế nào là chết?

Đáp: Mạng căn chấm dứt gọi là chết. Phổ biến khắp tất cả chúng sinh do có hỏa đại có thể tiêu hóa các thức ăn uống. Thân giới độc xà trái chống nhau nên tính ấy diệt hết do đây diệt. Các căn không ăn theo hỏa mà diệt. Tâm và tâm pháp thì căn làm thượng duyên, bởi căn diệt nên tâm pháp tùy theo đó mà diệt. Hơi ấm mạng sống và thức lìa bỏ thân căn, bấy giờ gọi là chết. Như kệ nói:

Hơi ấm, mạng, ý thức

Nếu lìa bỏ thân này,

Phơi thây ở trên đất,

Như cây khô vô tri.

Lại nữa đồng nhóm sở đắc, sự liên tục của ấm giới nhập v.v… đoạn dứt, đó gọi là chết.

Chết có 2 thứ, một là chết tự tính, hai là chết bất thình lình. Chết tự tính lại có 2 thứ, một là do nghiệp hết, hai là do mạng hết. Chết bất thình lình cũng có 2 thứ, một là tự mình, hai là do người khác làm.

Lại nữa chết có 3 thứ, một là chết theo từng sát-na, hai là chết bất thình lình, ba là chết do nhân hết. Chết theo từng sát-na là từ khi ghé vào thai đến giờ, cho đến Kha-la-la v.v… 11 vị, sát-na tàn tạ không chớp mắt không dừng lại. Như kệ nói:

Chúng sinh từ đêm đầu,

Ái ghé trụ vào thai,

Tự nhiên đi không ngại,

Một đi không trở lại.

Lại như kinh nói: Tì-kheo các ông sinh, già và chết theo từng sát-na từng sát-na, đó gọi chết từng sát-na. Chết bất thình lình, là thuốc độc, lửa, dao gậy v.v… tự mình làm hoặc người khác làm, do đó mạng căn bị dứt, gọi là chết thình lình. Chết do nhân hết, là cảm nghiệp sống lâu diệt hết không còn sót. Đó là cái chết đúng thật, chỉ La-hán mới có mà thôi, giống như ngọn đèn hết dầu, đó là chết do nhân hết.

Thế nào là tướng chết, sự chết, duyên chết?

Đáp: Mạng căn đoạn dứt là tướng chết, lìa bỏ đường gốc là sự chết, sinh là duyên chết.

Thế nào là chết khổ?

Đáp: Sợ hãi khổ cho nên người này khi lâm chung bị Tử kim cương phá hoại phải qua phương khác sắp lìa bạn thân. Khi hơi ấm ngã ái hộ thân nguội lạnh băng hoại, vĩnh viễn xa lìa sở tác lại sinh sợ hãi thêm, cho nên nói chết khổ.

Lại nữa vì lửa nóng thiêu đốt nên nếu người từng trải làm điều ác không ưa làm điều thiện, khi mạng gần chung do phá giới nên thấy tướng sẽ sinh đường ác hiện lên, khởi tâm lo âu sầu não, như Kinh Tử Pháp nói, cho nên gọi là chết khổ.

Lại nữa khổ vì những gian nan khi ở trong thai thường chịu nhiều nỗi khổ, hoặc do sự ăn uống của mẹ không phù hợp, hoặc làm lụng mệt nhọc, hoặc bị người bức ép tuy chịu nhiều khổ lớn mà không mất mạng. Nếu chết khổ đến đoạt mất cái khổ trước thì mạng căn liền diệt. Khi xuất thai cũng vậy, tuy chịu nhiều khổ lớn nhưng cũng không mất mạng. Nếu chết khổ đến đoạt mất sinh khổ này thì mạng căn liền diệt.

Lại nữa khi thời trai trẻ thụ dụng 6 trần không biết chán đủ, cùng những người thân yêu chung sống chẳng bao lâu, do tuổi trẻ có sức lực không bệnh tiền bạc dồi dào thường say sưa ngạo mạn. Những lúc như vậy mà chết thì cái khổ ấy không gì sánh bằng. Nếu người quá tuổi trai trẻ, của cải giàu có đời sống không thiếu thứ gì, nếu bị vua phạt tội nặng, hoặc bị bệnh nguy khốn liền nghĩ rằng nay ta phải chết. Trong lòng đã quyết như vậy, mắt ứa đầy lệ nóng, cổ họng nghẹn ngào, mắt nhìn không rời người thân, thần chết lôi đi còn khổ nào hơn. Cái chết đã đến như núi lớn dồn lại, dùng đủ 4 phương tiện cũng không ngăn được. Như sức oán lớn không thể đè bẹp, ăn nuốt tất cả như miệng ngựa, lửa mạnh thiêu đốt tất cả như ngày tận thế. Tất cả chúng sinh không ai có thể vượt qua, như nước biển động không thể vào bờ, như mưa đá kim cương phá nát núi 5 ấm, như gió mạnh cuồng phong nhổ trốc cây cối, như Già-lâu-la nuốt chững rồng 5 ấm, như quỷ rình sự sơ hở của người, như giặc thù lớn thường cướp của giết người, như người bị tội nặng tâm không yên ổn, như vua ác phạt nặng không tha, như thời tiết xuân chắc chắn phải có. Vì ý nghĩa đó nói chết là khổ.

Phóng túng chết, phá giới chết, sinh duyên chết, 3 cái chết này khác nhau thế nào?

Đáp: Tuệ mạng dứt nên gọi là người phóng túng chết. Giới thanh tịnh mạng bị phá hoại mất gọi là người phá giới chết. Mạng căn tuổi thọ dứt nên gọi là sinh duyên chết.

Lại nữa thoái đọa chính pháp gọi là phóng túng chết, mất tính Tì-kheo gọi là phá giới chết, thoái tụ đồng phần gọi là sinh duyên chết.

Lại chết có giác không giác, chết có hối không hối, chết có phóng dật không phóng dật, chết có đắm trước không đắm trước, chết có điều phục không điều phục, chết có một phần ít điều phục, những tướng đó như thế nào?

Đáp: Phàm phu hành thiện, thánh và Bồ-tát chính khởi ức niệm xả thọ mạng gọi là chết có giác, trái lại là chết không giác. Người phá giới chết gọi là chết có hối. Người giữ giới chết gọi là chết không hối. Do say sưa 5 dục, không cung kính tu hành các học xứ pháp luật gọi là chết phóng dật, trái lại là chết không phóng dật. Đối với cha mẹ vợ con khởi tâm ái trước mà chết gọi là chết có đắm trước, trái lại là chết không đắm trước. A-la-hán v.v… trong 6 hằng trụ, điều phục 6 căn, xả bỏ mạng căn gọi là chết điều phục. Phàm phu làm ác, tán tâm ngạo mạn chết, gọi là chết không điều phục. Hữu học Thánh nhân xả bỏ thọ mạng gọi là chết có điều phục một phần ít.

Năm ấm mỗi niệm mỗi niệm tự diệt, người khác hại v.v… làm sao được?

Đáp: Các ấm thật diệt trong mỗi niệm hằng liên tục, chính vì dựa vào sự liên tục đó mà người khác hại được. Giống như do tính liên tục đó mà nói đèn tắt.

Lại nữa các căn không còn năng lực vào việc gì, ví như cái bình vỡ.

Lại nữa thọ mạng căn hư hoại cho nên có người nói rằng thọ mạng căn chẳng phải sát-na sát-na diệt. Bởi vì sao? Nếu niệm niệm diệt thì thọ mạng cũng không. Vậy chết đúng thời, chết không đúng thời, chết do người khác hại v.v… đều bất thành, 3 thứ bệnh cũng không thành. Cho nên mạng căn chẳng phải niệm niệm diệt.

Sao gọi là oán ghét gặp gỡ?

Đáp: Oán ghét, thân yêu là bất định. Nếu trần là bị ghét, oán là tụ hội, cũng là bị ghét như người đối với đồ ăn của heo.

Ngoại đạo nói: Nếu vậy khổ đế không thành vì bất định?

Đáp: Không vì oán thân, trần bất định cho nên oán ghét gặp gỡ sinh khổ bất định như cảnh giới bất định. Sinh thiện thì định. Ác cũng như vậy, oán ghét gặp gỡ khổ cũng như vậy.

Lại nữa ác nghiệp đời trước tương tự quả tụ tập gọi là oán ghét gặp gỡ đặt tên là khổ.

Lại nữa oán ghét gặp gỡ khổ, là ước theo khổ thụ và tư lương mà nói. Bởi vì sao? Tất cả chúng sinh yêu thì vui ghét thì khổ cho nên gặp gỡ này gọi là oán ghét gặp gỡ.

Lại nữa bạn ác cùng tụ hội thì nhiều lỗi lầm nên gọi là oán ghét gặp gỡ khổ. Như kệ có nói:

Cùng bạn ác tụ hội,

Chẳng tụ nhiều lỗi lầm,

Là công đức rất lớn.

Lìa: không lo không hối.

Cùng bạn lành tụ hội,

Ta nghĩ khó phán quyết,

Khi chia lìa là khổ,

Tụ hội là vô giá.

Lại nữa người tu tịnh giới quán sát lỗi nhỏ sợ phạm thụ ác giới. Sự oán ghét này sinh hối nhiệt nên khởi ác giác quán. Là người tu hành, oán ghét có thể làm khô diệt thiện pháp nên phiền não đốt cháy. Là Thánh nhân, oán có thể làm nghịch tâm tĩnh lặng. Cho nên trong đây nói pháp ác nghiệp tương ưng với quả phiền não, đó gọi là oán ghét gặp gỡ.

Thế nào là tướng của oán ghét gặp gỡ? Thế nào là sự oán ghét gặp gỡ? Thế nào là duyên của oán ghét gặp gỡ?

Đáp: Sở ái tụ là tướng. Tâm lo âu là sự. Nghiệp phiền não là duyên.

Thế nào là oán ghét gặp gỡ khổ?

Đáp: Bức não là thể, nên xóm láng diềng xấu là nhân khổ, như thú vật gặp chó sói. Bức hại thân tâm như thuốc độc, như giáo nhọn đâm tại thể, vì duyên giận dữ như gặp kẻ oán cũ do không an, như truyện vua Vô Ưu.

Lại nữa tương ưng với nhiều phẩm loại khổ nặng có thể làm hại tự thân, như truyện đời trước của A-nan. Chẳng phải ái tương ưng, nhiều đời cầu dục, nhân duyên cầu dục sinh các thứ khổ, như kệ nói ái khổ người cầu.

Lại nữa do bạn ác nên sinh sợ hãi lớn, như nai gặp thợ săn, như người ngồi nằm áo trời phủ, giường báu nướng đỏ, kim sắt chích vào thân, thân tâm rúng động vô cùng khốn khổ. Cho nên gọi là oán ghét gặp gỡ khổ.

Nếu những loại oán ghét tụ hội thì mãi không lìa nhau, nghĩa này là thấu đáo?

Đáp: Nhất thời cảnh giới, tính dụng liên tục, cùng liên quan biết các pháp hằng cùng tụ hội. Oán ghét gặp gỡ khác với ý nghĩa này nên khó, không thành được.

Lại nữa khổ thụ gọi là oán ghét. Thụ này không lìa tâm, nghĩa như vậy là thuận?

Đáp: Như trong kinh nói, như gồm có nhiều thứ nghĩa của tụ hội, như trì tán kệ nói:

Một phần, đủ phần tâm,

Đạo dụng loại tương ưng,

Loại xứ và tự tính,

Kinh nói là pháp nhiếp.

Như gồm có nhiều thứ tụ hội cũng như vậy. Nghĩa là một cảnh không tương ly, tương đối, tương trước v.v… cho nên đây khó trái thuận đều được.

Thế nào là thân yêu chia lìa?

Đáp: Là thân yêu trần, hoặc gọi chúng sinh, hoặc gọi phi chúng sinh, chia lìa chúng gọi là thân yêu chia lìa.

Lại nữa thời trai trẻ không bệnh tật, tuổi thọ, hình sắc, sự giàu sang, tự do tự tại, bạn thân… chia lìa nhau cũng gọi là ái biệt ly.

Lại nữa quả báo thiện nghiệp gồm thâu trong 6 nhập xúc là thoái mất gọi là ái biệt ly, như thoái thiên đạo.

Lại nữa lạc thụ phá hoại gọi là ái biệt ly. Bởi vì sao? Lạc thụ này là chỗ ái trước. Do ái trước này đối với sắc v.v… các cảnh cũng sinh ái trước, là bạn của lạc thụ, nghĩa là tưởng hành thức v.v… cũng ái trước. Nếu luận thật nghĩa thì chỉ có lạc thụ hoại mới gọi là ái biệt ly.

Thế nào là tướng của thân yêu chia lìa? Thế nào là sự thân yêu chia lìa? Thế nào là duyên thân yêu chia lìa?

Đáp: Lìa ái loại là tướng, tâm lo sầu là sự, gặp thất bại là duyên.

Thế nào là thân yêu chia lìa khổ?

Đáp: Do ái biệt ly là các chúng sinh bị sự lo buồn nung đốt bên trong, giống như cây rỗng ruột bị lửa rừng đốt cháy. Như kinh nói: Nếu trời thoái đọa cái khổ ái biệt ly còn gay gắt hơn ở địa ngục, như chuyện đời trước của Mục-liên.

Lại nữa nếu chúng sinh nghi nghe thấy nghĩ nhớ thân ái biệt ly sinh lo buồn cho nên gọi là ái biệt ly khổ.

Lại nữa do cha mẹ vợ con những người thân thuộc yêu thương biệt ly nên khổ đau bức bách như mất của, áo não không còn biết gì, như mắc phải quỷ điên cuồng nói nhảm kêu khóc ngất xỉu run rẩy, như người sắp chết, như mất ngôi vua, như không ý thức, không tri giác, si loạn lầm lì, như thuyền bè vỡ chìm trong biển lo buồn. Cho nên gọi là ái biệt ly khổ.

Cái già tụ hội tức oán ghét gặp gỡ. Tuổi trẻ v.v… lìa bỏ tức tức thân ái lìa.

Lại nói oán gặp yêu lìa, chẳng phải là nói lặp sao?

Đáp: Cái già tụ lại, tuổi trẻ giã từ, 2 khổ này La-hán cũng có, chỉ không có oán ghét gặp mà thôi. Như kệ nói:

Nếu tất cả hằng không,

Oán ghét và thân ái,

Không lo, không đắm nhiễm,

 Là người được Niết-bàn.

Vì ý nghĩa này nên là không nói trùng lặp.

Lại nữa do già bệnh khổ không phân biệt chung với La-hán, như bài kệ trước nói: Già xấu ngươi đáng ghét v.v… Oán ghét gặp gỡ khổ và ái biệt ly do phân biệt khởi đều là khổ thuộc về tâm, người chưa lìa dục thì có khổ này.

Lại nữa do già bệnh gọi là khổ ở bên trong, oán gặp yêu lìa là khổ từ bên ngoài, cho nên không phải nói trùng lặp.

Tìm cầu không được là sao?

Đáp: Xa lìa khổ với không gặp khổ thì được vui thích. Với thứ không rời nhau, tìm cầu thứ này không được gọi là cầu không được khổ.

Lại nữa trong cuộc sống, các khổ già bệnh chết cầu cho không gặp mà không thể được, đó là pháp chắc chắn trong cuộc sống cho nên gọi là cầu không được khổ.

Lại nữa cầu cho oán ghét không gặp, thân yêu không chia lìa mà không thể được nên gọi là cầu không được khổ.

Ngoài bốn khổ này ở trước, 2 khổ đã hiển hiện, cần gì nói trùng lặp?

Đáp: Chẳng phải những gì không yêu thích tụ họp gọi là oán ghét gặp, những gì yêu thích chia lìa gọi là ái biệt ly. Nay cầu không gặp kẻ oán, cầu không lìa người thân. Ngược lại 2 thứ trước gọi đó là khổ cho nên không phải nói trùng lặp.

Lại nữa đã được chưa bỏ, với các trần chán ghét tụ hội gọi là oán ghét gặp gỡ. Đã được chưa bỏ, với các trần yêu thích không được tụ hội gọi là ái biệt ly. Chưa được chưa bỏ, là các trần yêu thích cầu mà không được, gọi là cầu không được khổ. Do 3 đời an lập cho nên không phải nói trùng lặp.

Thế nào là tướng cầu không được? Thế nào là sự cầu không được? Thế nào là duyên cầu không được?

Đáp: Cầu không được, thì trái nghịch ý muốn là tướng, lo âu khao khát là sự, hiện không có công dụng do đời trước không làm thiện là duyên.

Thế nào là cầu không được khổ? Là giống như cái bình Như ý đã bị vỡ, không cầu được ngôi vua v.v…

Lại nữa vì nhân duyên khổ nên cầu dục 5 trần này do không được mà bị lửa dục đốt cháy, như Thuật-ba-già v.v… đốt cháy thành tro, nên gọi là cầu không được khổ.

Lại nữa trong 3 thời có thể sinh khổ nên cầu lợi này cho mình không được, nay không được, đã không được, do đó sinh khổ lo buồn, cho nên gọi là cầu không được khổ.

Mạng trần tức khổ, đến được cũng khổ, vậy cầu không được sao lại khổ?

Đáp: Vì là bất định cho nên cái được vị tất đều là khổ. Bởi vì sao? Nếu được tín căn không gọi là khổ.

Lại nữa vì là y chỉ của chán lo nên cầu không được thì có thể sinh, cầu thì tâm chán ghét lo sầu được lợi 5 trần thì không như vậy vì là lạc tưởng.

Lại nữa như thân trai trẻ thì sau là già, cho nên nói là khổ. Như vậy được lợi 5 trần, sau là bại gọi là khổ. Như thủ ấm là khổ, y chỉ nói là khổ. Được lợi 5 trần nói là khổ, nghĩa cũng như vậy.

Vì nhân duyên gì cầu mà không được?

Đáp: Vì không đủ nhân duyên. Ví như hạt giống nếu không có duyên thì không nảy mầm. Do đời trước keo kiệt tật đố tà kiến sân giận nên làm hư hoại mất nhân đại gia, nay cầu không được, như chuyện đời trước của Tì-kheo Uất-đa-la v.v…

Do ác pháp nên không thể cầu được lìa khổ thụ vui, ví như chúng sinh ở địa ngục A-tì. Cầu không được nói chung có 3 nhân: 1. Không có thiện nghiệp đời trước. 2. Tự không công dụng. 3. Người khác không kính yêu.

Sao lược nói 5 ấm là khổ?

Đáp: Vì bao gồm khổ ban đầu giữa và sau. Sinh là khổ ban đầu. Chết là khổ sau. Già, lo buồn v.v… là khổ giữa.

Lại nữa vì bao gồm khổ hữu gián, nghĩa là khổ có xen hở như già bệnh chết v.v… Khổ vô gián là khổ liên miên hằng tùy theo tất cả hữu phần.

Lại nữa vì bao gồm mỗi mỗi tự tướng vô biên các khổ, cho nên nói 5 thủ ấm gọi là tướng chung của khổ. Bởi vì sao? Vì các loại khổ nhiều vô biên, giả sử Như Lai rộng nói tướng khổ trong vô lượng kiếp cũng không hết.

Lại nữa sinh v.v… các khổ như lửa, 5 thủ ấm như củi, như Kinh Thiêu Nhiên nói.

Lại nữa 5 thủ ấm là ruộng sinh các khổ. Bởi vì sao? Thủ ấm sinh khổ gọi là sinh thủ ấm. Biến đổi khổ gọi là lão thủ ấm. Bức não khổ gọi là bệnh thủ ấm. Phá hoại khổ gọi là tử thủ ấm. Phi ái tụ khổ gọi là oán tắng hội thủ ấm. Thân ly tán khổ gọi là ái biệt ly thủ ấm. Những gì cần không được toại ý gọi là cầu không được.

Sơ lược nghĩa đó như thế nào?

Đáp: Có 3 loại: một là nhiều, hai là khác, ba là một chỗ. Nghĩa là chủng loại phân tán 3 đời không đồng nhau thâu nhiếp vào một chỗ cho nên gọi là lược.

Lại nữa nói sơ lược có 2 thứ. Một là sơ lược về nghĩa, tức dùng một nghĩa gồm thâu nhiều nghĩa. Ví như nói chân bảo. Hai là sơ lược về tên gọi, câu, kệ có sơ lược thể thâu nhiếp các nghĩa, như nói đồ chân bảo. Cũng như vậy, khổ có nhiều nghĩa nhiều tên gọi, chỉ dùng một nghĩa một tên gọi để bao gồm đều gọi tất cả là lược.

Hỏi: Các ấm tướng như thế nào? Thế nào là nghĩa của ấm? Các ấm đồng một hành tướng, sao không lập một ấm? Thế nào là 2 thứ ấm và thủ ấm?

Đáp: Các câu hỏi ấy trong Phẩm Tư trạch, luận về 5 ấm đã phân biệt rộng.

Hỏi: Sao nói thủ ấm gọi là khổ mà không nói thẳng là ấm khổ?

Đáp: Vì muốn phân biệt đế có 4 tướng nên nói thủ ấm là khổ. Nếu nói thẳng ấm là khổ thì không thành 2 đế. Bởi vì sao? Vì nói rõ ấm, giới, định v.v… 5 ấm đều thành khổ đế.

Hỏi: Thủ ấm có nghĩa gì?

Đáp: Ái dục là nghĩa của thủ. Ấm này có khả năng sinh thủ. Vì thủ sinh rồi cùng thủ tương ưng, thủ theo đuổi cho nên mới có thủ, vì vậy gọi là thủ ấm.

Hỏi: Tùy theo quán 1 khổ là thông suốt khổ đế, cần gì rộng phân biệt tướng các khổ ư?

Đáp: Người tu hành phải quán rộng rãi các khổ, sinh tâm chán lìa. Sinh tâm chán lìa rồi mới có thể quán thông cái khổ, được vào chính quán. Vì công dụng này nên phải nói rộng.

Lại nữa vì phân biệt các khổ sinh, già v.v… nên sinh trí tư trạch. Được trí này rồi quán 1 nghĩa khổ quyết không có trí phân biệt, do đó được sinh trí này. Lấy bình đẳng làm cảnh không nhọc sức dụng công tự nhiên lưu xuất không có giác quán gọi là trí thứ tám, dựa vào pháp cảnh sinh, ví như con voi báu.

Hỏi: Như trong kinh nói gọi là vui, tức y chỉ vui, sao lại nói thủ ấm là khổ?

Đáp: Như kệ nói:

Chấp đối trị nên vui,

Dục điên đảo nên vui.

Kinh nói là khổ nên

Chính kiến là không vui.

Nghĩa này như luận 5 ấm có nói rộng. Trong khổ nhẹ và đối trị khổ khởi tưởng vui mà thật ra chỉ là khổ.

Hỏi: Vì sao kinh này lược nói trong khi các kinh khác biện luận rộng sắc là khổ?

Đáp: Vì đối với người có tuệ đa văn nên lược nói thủ ấm là khổ. Nếu với người không có văn tuệ thì nói rộng sắc thủ v.v… là khổ. Cũng như vậy, vì người thấy ánh sáng và chưa thấy ánh sáng mà nói rộng hay sơ lược.

Hỏi: Sao nói thủ ấm là khổ?

Đáp: Vì khổ thịnh bức bách. Như người sống trong lâu đài 7 báu, trang hoàng 5 trần khả ái làm đẹp lòng vô cùng hoan lạc, thì một mũi kim nhỏ chích liền sinh khổ thụ như vị mặn chua mà quên những hoan lạc trước.

Lại nữa khổ rất nhiều, như già, bệnh, chết, thương yêu chia lìa, oán ghét gặp gỡ, cầu mà không được, lo buồn khổ não, tìm giữ cái gì đã mất khổ, bức não khổ v.v… rất nhiều trong thủ ấm mà vui thì ít, dối giả như nước giếng hoang.

Hỏi: Lược nói 8 khổ, nghĩa ấy như thế nào?

Đáp: Các khổ nương tựa cho nên sinh là khổ. Có thể làm biến đổi hư hoại cho nên già là khổ. Có thể bức bách khốn khổ thân cho nên bệnh là khổ. Có thể diệt mất các căn cho nên chết là khổ. Chẳng phải yêu thương cùng tụ hội cho nên oán ghét gặp nhau là khổ. Thương yêu xa nhau cho nên ái biệt ly là khổ. Hy vọng không toại nguyện cho nên cầu không được là khổ. Vì các tướng khổ ấy cho nên thủ ấm là khổ, ví như trường bắn.

Lại nữa hữu, là chân thật khổ, hữu tức là sinh. Sinh là pháp gì? Nghĩa là danh và sắc. Sắc thì bị già bệnh chết làm hại. Danh thì bị ái biệt ly, oán ghét gặp, cầu không được làm hại. Thủ uẩn thì bị các khổ làm hại.

Lại nữa già bệnh chết là thân khổ vì không phân biệt. Ái biệt ly v.v… 3 thứ là tâm khổ vì do tâm phân biệt khởi. Sinh và thủ ấm là thân tâm 2 khổ.

Lại nữa do sinh nên nói hành khổ, do chết nên nói hoại khổ. Ngoài ra 5 câu gọi là khổ khổ. Ba khổ này lấy thủ ấm làm nhân.

Lại nữa thủ ấm hữu khởi gọi là sinh, vì xuất sinh nơi 6 đường. Thân biến đổi chín muồi là già, vì tiều tụy héo hon. Trong thân không bình đẳng và tăng trưởng là bệnh, vì khiến trái nghịch nhau. Mạng sống kết thúc, ấm hoại diệt là chết, vì lìa đường cũ. Chẳng phải thân yêu mà thụ nhân tụ hội là oán ghét gặp gỡ vì tương ưng với sự trái ý. Yêu thương mà thụ nhân xa nhau là ái biệt ly, vì không cùng chung với yêu thương. Không toại điều mong muốn là cầu không được, vì như nguyện ước không thành. Là thửa ruộng chính gieo trồng tất cả khổ nên gọi thủ ấm là khổ, vì các khổ tự nảy sinh không phải dụng công.

Xong Phẩm Phân biệt khổ đế của Pháp sư Bà-tẩu-bạt-ma.

Phẩm 4: TƯ DUY VỀ TẬP ĐẾ

Đã nói xong khổ đế. Thế nào là tuần tự nói về tập đế? Tập là nghĩa gì? Vì sao tự hỏi và đáp? Khát ái này là gì? Tướng của khát ái là gì? Sự là gì, duyên là gì? Khát ái này là nói thắng nghĩa, sao khát ái tức là tập? Đây nói thế là tự đủ, nói khát ái rồi cần gì lại nói có thể cảm hậu hữu? Có thể cảm hậu hữu, nghĩa ấy là thế nào? Có thể cảm hậu hữu quyết định tướng hỷ dục tùy theo chỗ chỗ ái trước. Sao tạo ra nhiều thứ nói hỷ dục? Nghĩa gì tùy nghĩa? Sao nói trùng lặp chỗ chỗ ái trước? Sao có các hoặc riêng có thể tạo ra tướng của tập? Sao chỉ nói khát ái là tập? Vì nhân duyên gì riêng nói khát ái là tập mà không nói các nghiệp? Nếu tham ái v.v… cũng là nghiệp phiền não tập, sao chỉ nói khổ tập? Vô minh duyên, quán vị duyên, 3 thụ duyên khác nhau thế nào? Đã nói 4 đại xúc danh sắc đều làm nhân các ấm, lại nói khát ái là nhân, 2 thuyết này không mâu thuẫn sao? Khát ái, vô minh, ngã mạn, nghiệp thực đều là nhân khổ, những thứ này tướng khác nhau thế nào? Ý dục và dục nghĩa như thế nào? Rừng dây leo v.v… là tên khác của tham, nghĩa đó như thế nào?

Ông hỏi: Nói khổ đế rồi, sao tuần tự nói về tập?

Đáp: Đã quyết tâm tin quả, chưa biết tin nhân. Để khiến biết tin nhân nên tiếp theo nói tập là làm rõ khổ đế tùy thuộc vào nhân duyên.

Lại nữa vì người thụ hóa mê 12 duyên sinh cho nên nói khổ đế dựa vào nhân duyên sinh.

Lại nữa khổ đế giống như cơ quan, vì tùy thuộc nhân duyên, tự tính gầy yếu và không có ngã tứớng.

Lại nữa thế gian tham ái trói buộc kiềm tỏa không thể xuất ly ngục tù sinh tử nên làm rõ thế nào là bị trói buộc và cái gì có thể ràng buộc.

Lại nữa có các chúng sinh chấp như thế này: Khổ đế này không có bắt đầu không có kết thúc, khó có thể trừ diệt. Do chấp đó nên không tu chính cần. Cho nên Phật nói khổ tuy vô thủy, do nhân duyên sinh nên có thể trừ diệt. Ví như hạt giống, cho nên phải tu chính cần.

Ông hỏi: Tập là nghĩa gì?

Đáp: Bình đẳng tụ sinh gọi là tập. Lìa 3 nghĩa này thì không thành nhân.

Lại nữa khiến khởi gốc hữu suối nguồn có thể thành có thể hiện ngăn nhân duyên là nghĩa của tập.

Ông hỏi: Vì sao tự hỏi và đáp?

Đáp: Vì có các đệ tử không hiểu rõ sợ sệt, định tâm hộ 3 việc này nên Phật tự hỏi đáp để phá nạn tà nhân lập rõ chính nhân. Có các chấp khác nhau về Phạm vương Tự Tại và trời, người, thời, tính, 4 đại, không, lân hư v.v… cho là chính nhân. Để phá tà chấp muốn làm rõ chính nhân cho nên Phật tự hỏi đáp.

Lại nữa trong 12 duyên sinh v.v…, các kinh đã nói nhiều thứ tập. Có các đệ tử chưa biết kinh này định dùng pháp gì làm khổ tập, cho nên Phật tự hỏi đáp vì muốn khiến được trí lực quyết định.

Lại nữa vì trí che khuất, thụ hóa không thông suốt nghĩa sơ lược trong giáo pháp nên để làm cho khai giác mà Phật tự hỏi đáp.

Lại nữa vì thắng trí thụ hóa giác quán nhiều nên không chấp trì thì khiến cho trí kiên cố nên Phật tự hỏi đáp.

Lại nữa vì đệ tử có trí phân biệt khiến được hiểu rõ ràng, giống như thắp đèn nên Phật tự hỏi đáp.

Ông hỏi: Khát ái là gì? Thế nào là tướng, là sự, là duyên của khát ái?

Đáp: Là chúng sinh hằng quán công đức pháp hữu vi, tâm hằng nương tựa vào các hành trang tư lương hữu dụng không chán đủ, nên gọi là ái trước một cách khao khát, như người uống nước mặn, như người ở giữa nắng trời mùa hạ thiêu đốt bị khát nước bức bách đi quanh tìm nước đến uống nước biển mặn, dù uống cạn nước biển cơn khát này cũng không hết. Cũng như vậy, phàm phu ở thế gian thường vì ái dục, thứ hành trang sinh tử thiêu đốt trong tâm, tà vọng phân biệt khiến sinh khao khát nóng nảy, cứ một mực chuyên tìm cầu khoái lạc 5 dục. Mắt tai thân thức và tâm nghĩ nhớ ôm giữ vật thụ dụng, dù đã được hay chưa được hằng không chán đủ, cho nên nói pháp này gọi tên là khát ái.

Lại nữa không biết chán đủ gọi là khát ái. Như lửa thì cỏ, củi, bơ, dầu là vật có thể đốt cháy. Đối với các vật đó lửa chẳng biết chán đủ là gì.. Phàm phu thế gian tham ái đốt tâm, 5 trần thượng diệu của nhân thiên, mỗi niệm mỗi niệm thụ dụng không biết chán đủ, như Đỉnh sinh vương.

Lại nữa khát ái thì loại, kiến, tính khác nhau nên mỗi thứ có 2 loại là loại khác và kiến khác.

Loại khác là trong thủ ấm khởi ngã chấp, ngã ái, đó gọi là loại tham duyên bên trong. Đối với chẳng phải thủ loại khởi chấp ngã sở là ái chấp hành trang tư lương, đó là loại tham duyên bên ngoài.

Kiến khác, là y do có kiến nguyện có thắng sinh, đó là y nơi có ái. Không có kiến nguyện muốn đoạn dứt ngã, gọi là không có ái.

Tính khác, là tham ái điên đảo khởi che khuất là sự, giống như mây che, nên gọi là thượng tâm. Tham ái tùy miên đuổi theo là sự, giống như dẫm phải độc gọi là ly tâm ái.

Lại nữa khát ái do dựa vào duyên nghiệp khác biệt nên mỗi mỗi có 3 thứ là nhân khác, nương tựa khác, duyên khác.

Nhân khác, là nguyện muốn trần chưa từng được, ái này là tìm cầu nhân khổ. Đối với trần đã được, tâm sinh tham đắm, ái này gọi là gìn giữ nhân khổ. Đối với trần đã mất, tâm sinh áo não, ái này gọi là lo buồn bên trong làm chín muồi nhân khổ.

Chỗ nương khác, là chỗ nương chúng sinh, chỗ nương xứ sở, chỗ nương thụ cụ. Chúng sinh, là muốn được ấm vị lai cầu muốn sinh, nên gọi là nương chúng sinh. Ái xứ sở, là thích đường 3 hữu thường cầu nơi đây, gọi là nương xứ sở ái. Muốn thanh, xúc, sắc, vị, hương các cảnh giới trần tốt, muốn cầu thụ dụng, gọi là nương thụ cụ ái.

Duyên khác, là tham ái có thể tạo nghiệp phiền não duyên khổ và duyên 3 đây khởi nghiệp khác. Nghĩa là bình đẳng, bất bình đẳng, và liên tục khát ái. Bình đẳng ái là y vào đạo lý tìm cầu thụ dụng, gọi là bình đẳng ái. Ngược lại đây gọi là bất bình đẳng ái. Liên tục ái là tùy miên tham ái. Từ vô thủy đuổi theo nhau gọi là liên tục ái.

Lại nữa khát ái thủ, đạo đối trị, tư lương khác biệt cho nên đều có 4 loại.

Thủ khác, là ở trong cõi Dục dục hỷ mê muội khát ái tham đắm gọi là dục thủ. Trong ngã ngôn kiến giới v.v… khát ái đắm trước cũng vậy.

Đạo đối trị khác, là 4 Thánh tính đối trị.

Tư lương khác, là ăn, mặc, đồ nằm, thuốc thang.

Lại nữa khát ái y vào 3 thụ khác biệt nên có 5 thứ. Trong lạc thụ sinh 2 thứ ái, là tụ tập ái và không lìa nhau ái. Trong khổ thụ cũng sinh 2 thứ, là không tụ hội ái và lìa nhau ái. Trong xả thụ khởi vô minh ái.

Lại nữa do sự khác nhau nên lìa có 5 thứ. Nghĩa là chưa được cầu được lấy nguyện làm sự. Hai là sinh nguyện lạc rồi tìm cầu làm sự. Ba là cầu tìm được rồi, tăng trưởng làm sự. Bốn là tăng trưởng rồi giữ gìn là sự. Nám là đã giữ gìn rồi sau hoại mất lo buồn làm sự.

Lại nữa khát ái y 5 ấm nên 5, y 6 căn nên 6. Y 6 căn đều có 3 thụ nên thành 18.

Lại nữa dựa vào kết và lìa kết nên 36. Như vậy tất cả là rễ tùy miên của cây tham ái, ngã ái, tư lương, thụ là thân cây, tham ái 3 cõi là chiều cao của cây, 6 ái tụ là nhánh, ái hành là lá sum sê, 108 ái là hoa, sinh v.v… là ác quả. Khát ái như thế là nhân của khổ tập, là nhân của khổ sinh, gọi là khát ái. Trong đây phải biết tướng của khát ái là tâm vui mừng là tướng. Sự là không chán đủ v.v… 11 thứ là sự. Duyên là, quán công đức hữu vi là duyên.

Ông hỏi: Khát ái này là nói thắng nghĩa, sao khát ái tức là tập? Câu nói này là tự đủ?

Đáp: Khát ái có nhiều thứ. Nếu có thể cảm đời sau mới là định tập, ngoài ra thì không thủ. Nếu không như vậy thì nghe chính pháp v.v… cũng phải là tập.

Lại nữa khát ái này có thể cảm hữu vị lai. Nếu không thể cảm thì không phải sở thủ.

Lại nữa khát ái này nếu đi theo cùng hỷ dục thì gọi là tập. Nếu không như vậy thì không phải sở thủ.

Lại nữa dục giản trừ tương tự pháp tập đế nên nói là khát ái.

Lại nữa giữ là làm rõ chứng lượng. Như hiện đời khổ do khát ái sinh chứng lượng sở đắc. Phải biết bỏ khổ sinh không lìa khát ái, như có nói trong Kinh Trưởng Giả Úc-già.

Ông hỏi: Đã nói khát ái rồi cần gì phải nói khả năng cảm hậu hữu?

Đáp: Khát ái, câu nói này chưa xong nên nói có thể cảm hậu hữu là làm rõ định chắc là khát ái. Nếu chỉ nói khát ái là tập thì A-lahán khát ái thủy v.v… cũng phải là tập. Nếu có khát ái có thể làm diệt khát ái y chỉ cũng phải thành tập.

Ông hỏi: Có thể cảm hậu hữu, nghĩa ấy như thế nào?

Đáp: Có thể khiến thức ấm v.v… đắm trước hậu hữu. Bởi vì sao? Ngã và ngã sở là chỗ chấp. Như vậy ngã ái có thể khiến thức v.v… chấp trước chỗ này như bụi bám áo ướt, hạt giống bám dính ruộng ướt.

Lại nữa có thể sinh hữu đời vị lai, như mẹ sinh con.

Lại nữa có thể làm sinh thực cho vị lai, như thức thực, xúc thực.

Lại nữa có thể dẫn có thể ái, cho nên nói có thể cảm hậu hữu.

Lại có các sư kỳ cựu xưa kia giải thích lời Phật nói khát ái có 4 nhân duyên có thể cảm hậu hữu:

1. Có thể khiến duyên nhau, như kinh nói: Tùy miên tham ái chưa nhổ bỏ hết thì khổ hằng sinh, hằng nối tiếp như ao rồng.

2. Có thể thâu nhiếp các đạo, như kinh nói: Tì-kheo nếu đối với sắc v.v… các cảnh giới khởi tham dục ái trưỡc thì thức theo đó nương tựa trụ nơi sắc. Thụ tưởng hành thức cũng như vậy.

3. Có thể kết có thể nối, như kinh nói: Có thể kết, có thể may khâu, không bỏ cảnh cho nên khiến đời vị lai 3 hữu được sinh.

4. Có thể khiến thụ sinh, như kinh nói: Đối với 4 thứ ăn này nếu có ái dục thì danh sắc liền sinh.

Ông hỏi: Có thể cảm hậu hữu, quyết định tướng hỷ dục, tùy xứ xứ ái trước, sao tạo ra nhiều thuyết như vậy?

Đáp: Ba câu này đều là tên khác của khát ái. Ví như tay người gọi là Át-tất-đa cũng gọi Kha-la, cũng gọi Ba-nê.

Lại nữa cảnh giới quả bạn khác, cho nên nhiều nói năng thí, quả vị lai nên nói thí vị lai, quả nên nói cảm hậu hữu, ý dục là bạn nên nói ý dục đi theo nhau, chấp thủ các thứ cảnh nên nói xứ xứ ái trước.

Lại nữa có pháp chỉ cảm hậu hữu mà không cùng đi theo với hỷ dục như tham ái tùy miên. Có pháp chỉ cùng đi theo với hỷ dục mà không thể sinh hữu, như không theo cảnh giới tham. Cho nên phải nói đủ nhiều tên.

Ông hỏi: Hỷ dục nghĩa thế nào?

Đáp: Hỷ là đối với hành trang tư lương tâm sinh an lạc, gọi là hỷ lạc. Trong đó sinh dục gọi là hỷ dục. Ví như sắc dục.

Lại nữa hỷ chủng loại dục gọi là hỷ dục, ví như bảo bình.

Lại nữa cái lạc này có nhiễm gọi là hỷ, tâm đắm trước gọi là dục. Hợp 2 thứ này gọi là hỷ dục, ví như danh sắc.

Lại nữa hỷ và dục sinh khởi cho nhau nên gọi là hỷ dục, như quả yêm-la v.v…

Ông hỏi: Tương tùy là nghĩa thế nào?

Đáp: Có nghĩa chung gọi là tùy. Tùy miên này làm bạn với thượng tâm có thể sinh hậu hữu.

Lại nữa cùng đi với ái bên ngoài cho nên nói ái bên trong đi chung với hỷ, ví như ái thủ.

Lại nữa tùy, là nghĩa đắc địa.

Lại nữa Phân biệt bộ nói: Tương tùy có 4 thứ: 1. Cảnh giới tương tùy. 2. Tương ưng tương tùy. 3. Xen tạp tương tùy. 4. Duyên khởi tương tùy.

Cảnh giới tương tùy, là như kinh nói: Nếu người khởi giác quán, phân biệt với sắc tương tùy. Tương ưng tương tùy, là như kinh nói: Tâm này tương tùy với từ. Xen tạp tương tùy, là như kinh nói: Người này tu tập tín căn tương tùy với từ.

Lại nữa có kinh nói: Nhiễm trước ghét giận tương tùy, tư duy tương tùy, duyên khởi tương tùy. Như kinh nói: Tu tập chính kiến tương tùy với không phóng dật. Luận này nói rõ hỷ dục tức là xen tạp tương tùy.

Ông hỏi: Sao nói trùng lặp xứ xứ ái trước?

Đáp: Trong 3 hữu, ái trước có rất nhiều các cảnh giới khác nhau. Trong các cảnh giới, có nhiều nơi ái trước sinh. Trong các nơi ái trước sinh có nhiều loại chúng sinh quy tụ. Trong các chúng sinh quy tụ ái trước nhiều các căn. Trong các căn, ái trước nhiều thứ các trần. Trong các trần ái trước nhiều thứ các nghiệp.

Lại nữa tâm như con khỉ nhảy nhót trong các cảnh bất định, hằng thích thủ trần, đuổi theo khát ái các hữu và hữu tư lương, do đó theo giữ ái trước các nơi.

Lại nữa quán trước cầu xứ hành bất định cho nên như bò ăn trộm lúa.

Lại nữa bỏ thủ các trần khác cũng không lìa dục, ví như mẹ của 5 người tù, cho nên nói xứ xứ ái trước.

Ông hỏi: Có các hoặc khác có thể tạo ra tướng của tập, sao chỉ nói khát ái là tập?

Đáp: Vì vượt trội hơn cả. Nếu vua khát ái đi đến chỗ nào thì tất cả các hoặc đều quy tụ.

Lại nữa do khát ái bao gồm nên nếu khát ái không khiến các hoặc nếm vị thì các hoặc sẽ diệt. Nếu các hoặc không khởi, tham ái cũng không khởi. Bởi vì sao? Vì y vô phân biệt.

Lại nữa giả sử không có các hoặc khác, chỉ có tham ái, sinh tử cũng khởi, như tay bốc cát ướt.

Lại nữa vì khó phân biệt nên do khát ái này cũng vào thiện pháp. Chỉ quán khẩu nên như nội oan gia.

Lại nữa đến cửa không vào cho nên như A-na-hàm đến cửa Niết-bàn, do tham ái nên không được vào thành người thượng lưu.

Hỏi: Vô minh cũng vượt trội vì sao không lập?

Đáp: Không phải vậy. Người mù vô minh do khát ái nên sa xuống hầm khổ của ấm, ví như con voi mù. Muốn cầu hậu sinh nên thụ báo vị lai không do vô minh, ví như người mù bẩm sinh đi vào các cửa. Vì ý nghĩa này nên nói khát ái là tập.

Ông hỏi: Vì lý do gì chỉ nói độc một khát ái là tập, mà không nói các nghiệp?

Đáp: Vì phiền não thắng hơn. Bởi vì sao? Tham ái v.v… là thật sinh nhân. Nghiệp không như vậy. Làm sao biết? Nghiệp tuy còn đủ mà vì tham ái hết cho nên các A-la-hán không có hậu sinh nữa. Từ trước đã nói có chân tập và tự tập. Tham ái v.v… có thể làm nhân của hữu cho nên là thật tập đế. Nghiệp là nhân của dẫn hữu cho nên nói là tướng tự tập.

Lại nữa tham v.v… do đạo diệt. Nghiệp thì không như vậy. Bởi vì sao? Chư Phật cứu cánh tu đạo rồi, còn nghe có tàn nghiệp.

Lại nữa nghiệp không đọa vào cảnh giới nên không gọi là chân tập.

Ông hỏi: Nếu tham ái v.v… cũng là nghiệp phiền não tập, sao chỉ nói là khổ tập?

Đáp: Có nghĩa như vậy. Trong đây vì lập 4 đế nên nói là khổ tập. Bởi vì sao? Vì trong Thánh đế đó là nhân lựa chọn chân thật, cho nên nói khát ái v.v… là khổ đế tập.

Lại nữa khát ái hữu và sinh ấm là tập, đó là khát ái đối trong đời hiện tại với sinh v.v… các duyên chung lại tạo thành phiền não nghiệp tập, không như khát ái độc một mình là khổ tập. Cho nên chỉ nói khát ái là khổ đế tập.

Lại nữa định lấy tùy miên khát ái làm khổ đế tập. Để làm rõ nghĩa này, Phật nói kệ rằng:

Như cây chưa nhổ gốc,

Tuy chặt vẫn còn sống.

Tùy miên ái chưa trừ,

Thể khổ hằng tiếp nối.

Khát ái duyên bên trong gọi là duyên ái khởi thủ. Khát áin duyên bên ngoài gọi là duyên thủ khởi tìm cầu nghiệp.

Ông hỏi: Vô minh duyên quán vị, duyên 3 thụ, duyên nghiệp ái, nghĩa khác nhau thế nào?

Đáp: Kinh nói vô minh là ái. Duyên ái này làm duyên khởi phiền não. Kinh nói quán vị thấy cảnh khởi, thường là cảnh tà, nhân đó khởi ái, ái đó là nghiệp duyên khởi. Kinh nói do tham ái nên được 3 thứ thụ. Ái này là thụ duyên khởi.

Lại nữa tất cả phiền não vô minh là duyên. Tham ái này duyên vô minh khởi nên nói duyên vô minh ái. Tất cả các kiến là các nghiệp duyên. Duyên các kiến này khởi tham ái. Ái này gọi là nghiệp duyên ái. Tất cả các khổ, 3 thụ là thể. Duyên đây khởi ái gọi là khổ duyên ái.

Lại nữa không tin hiểu là nhân gọi là duyên vô minh ái. Quán pháp hữu vi là lạc thường, tà trí làm nhân gọi là duyên quán vị ái. Các loại khác làm nhân gọi là duyên thụ ái. Ái này làm duyên khởi, và cõi có 3 do cảnh giới có 6.

Ông hỏi: Đã nói 4 đại xúc gọi là sắc, là nhân các ấm, lại nói khát ái làm nhân. Hai thuyết này không mâu thuẫn nhau sao?

Đáp: Để làm rõ nhân hữu nên nói khát ái là hữu rồi. Để làm rõ nhân đẳng phần nên nói 4 đại. Để làm rõ nhiều thứ nhân nên nói với xúc thì xúc không phải một nên thụ có 3. Để làm vững chắc nhân của tín nên nói danh sắc. Như Kinh Đại Duyên Sinh nói: A-nan! Nếu biết không thác thai mẹ thì Ca-la-la được kết thật chăng? Thưa Thế Tôn! Không được. A-nan! Nếu không Ca-la-la, thức này có thể thác thai chăng? Thưa Thế Tôn! Không thể. Do đó 2 pháp gìn giữ lẫn nhau nên được trụ vững.

Lại nữa nhân thời vô thủy gọi là nhân một kỳ khát ái. Nghĩa là nhân sát-na của 4 đại. Là đủ 2 nhân của xúc và danh sắc. Là nhân đời trước và nhân của công dụng hiện tại.

Lại nữa nhân đời trước của 5 ấm, nghĩa là khát ái trong khi thụ sinh, 4 đại là là nhân đầu tiên, như Ca-la-la là nhân của Át-phù-đà v.v… Nhân cùng đều khởi gọi là xúc. Nhân trước tiên và đều khởi là sắc.

Ông hỏi: Khát ái, vô minh, ngã mạn, nghiệp, ăn, đều là nhân khổ. Tướng khác nhau của những thứ này thế nào?

Đáp: Khát ái là nhân không khác biệt. Nghiệp là nhân khác biệt. Ăn là duy trì dẫn dắt nhân khổ. Vô minh và ngã mạn làm nhân cho tất cả.

Lại nữa khát ái có thể làm nhân cho hữu. Nghiệp là nhân của đạo. Ăn là nhân bình đẳng. Vô minh và ngã mạn làm nhân lẫn nhau.

Lại nữa khát ái là nhân chân chính của khổ, là căn bản của khổ, cho nên ngoài ra các nhân khác chỉ là hành trang tư lương vì gom góp bổ trợ cho tham ái.

Ông hỏi: Hỷ dục và dục dục nghĩa như thế nào?

Đáp: Trần đến rồi nên tâm sinh hoan hỷ. Do hỷ sinh ái nên gọi là hỷ dục. Cầu chưa được trần gọi là dục. Nhân đây sinh ái gọi là dục dục.

Ông hỏi: Rừng dây leo v.v… là biệt danh của tham, nghĩa đó như thế nào?

Đáp: Dục trần là cảnh giới có thể nhiễm tâm cho nên nói dục nhiễm, tham trước, 4 định và quả là danh sắc dục. Tham trước, Tamma-bạt-đề và quả là hữu dục. Có thể chướng ngại hạnh Niết-bàn gọi là đâm chích. Có thể thiêu đốt trong tâm gọi là lửa dục. Có thể làm nhiễm bẩn tâm gọi là dục trần. Có thể làm tâm ô uế gọi là dục cấu. Có thể trói buộc tâm gọi là sợi dây dục. Không suy nghĩ tính toán nên gọi là dục trói buộc. Khiến si mê nên gọi là dục mê muội. Tâm chìm gọi là dục đắm trước. Đi theo các hữu nên gọi là theo dòng. Thường mong ước nên gọi là không chán. Được không no đủ nên gọi là tham. Chướng ngại sự xuất ly nên gọi là che lấp. Có thể chứa giấu nên gọi là phiền não. Khiến không lìa các hữu nên gọi là kết. Không tư duy đúng đắn bị xúc não nên gọi là dùi khoét. Có thể bó cột trói ràng nên gọi là dây mây. Càng tăng thêm hơn lên gọi là đại. Dục khắp giáp cả các cõi các đạo rừng rú căn trần thắng lạc nên gọi là biến khắp. Đắm trước các thứ trần, khởi các thứ đắm trước nên gọi là ái trước. Đối với hành trang tư lương của sinh tử chưa được, được thì tâm sinh vui mừng nên gọi là hỷ dục không chán. Tích tụ các lợi dưỡng của dục trần gọi là khát ái. Những phương tiện luân hồi như vậy tống đi hay kéo vào đều không lìa sinh tử nê gọi là dục tướng. Dạo chơi trong nước phiền não kết ái làm dây, gọi là lưới dục. Từ thứợng lưu đến hạ lưu chảy vào biển sinh tử gọi là dòng sông ái. Ví như bị khát bức bách vào trong biển trần, do đó không no đủ nên gọi là khát, như biển cả nuốt các dòng sông, như lửa đốt củi v.v… Những mê hoặc này không bao giờ đầy nên nói không ngừng nghỉ. Có thể liên kết không gián đoạn trước sau sinh tử, cho nên gọi là khâu vá. Khát ái này còn là còn khiến sinh tử tiếp nối không dứt. Hoặc do tự mình hoặc do người khác mà phải chịu sinh tử trong 6 đường. Cho nên trong bao nhiêu mê hoặc đều gọi là tập, đầy đủ như trong Phẩm Đại hữu có nói rộng. Phẩm này giải thích 11 thứ tham ái cần phải biết. Đó là: 1. Danh. 2. Nghĩa. 3. Thể. 4. Dụng. 5. Nhân. 6. Đối trị. 7. Tịnh. 8. Bất tịnh. 9. Sinh lần lượt. 10. Đặt câu hỏi. 11. Tìm nghĩa.

Nếu người tu hành biết khởi quán này, tự mình thực hành, dạy người thức hành thì không mê muội đạo lý cho nên nói nghĩa này.

Xong Phẩm Tư duy về tập đế.

HẾT QUYỂN 2

Pages: 1 2 3 4