LUẬN LẬP THẾ A TÌ ĐÀM
(Phật nói Luận A-tì-đàm về sự thành lập thế giới)
Tam tạng Chân Đế dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 7

Phẩm 21: THỤ SINH

Người tạo 10 nghiệp ác cực trọng sẽ sinh vào địa ngục lớn A-tì. Nếu tạo tội ác nhẹ hơn thì sinh vào các địa ngục nhẹ hơn. Nếu lại tạo tội nhẹ hơn nữa thì sinh vào 8 địa ngục nhẹ Diêm-la. Nếu nhẹ nữa thì sinh vào đường cầm thú. Nhẹ hơn nữa thì sinh vào đường ngạ quỷ. Nếu tạo nghiệp nhẹ nhất trong 10 nghiệp thiện thì sinh vào nhà bần cùng ở cõi Diêm-phù-đề. Hoặc sinh nơi gia đình làm nghề dọn phân, hoặc sinh nơi gia đình làm nghề giết mổ, hoặc sinh vào gia đình âm nhạc, hoặc sinh vào gia đình làm công kỹ nghệ, hoặc sinh gia đình quân nhân.

Nếu tạo nghiệp tốt hơn nữa thì sinh vào gia đình trưởng giả. Lại nếu tốt hơn nữa thì sinh vào gia đình Bà- la-môn. Tốt hơn nữa thì sinh vào nhà Sát-đế-lợi. Tốt hơn nữa thì sinh vào xứ Tây Cù-dani. Tốt hơn nữa thì sinh ở Đông Phất-bà-đề. Tốt hơn nữa thì sinh ở Bắc Uất-đan-việt. Tốt hơn nữa thì sinh về cõi Tứ Thiên Vương.

Tốt hơn nữa thì sinh về Đao-lợi Thiên. Tốt hơn nữa thì sinh Dạ-ma Thiên. Tốt hơn nữa thì sinh Đâu-suất-đà Thiên. Tốt hơn nữa thì sinh Hóa Lạc Thiên. Nếu tạo tốt nhất 10 nghiệp thiện thì sinh Tha Hóa Tự Tại Thiên.

Nếu người phàm phu tu tập 4 thứ thiền định, mỗi thứ có 3 phẩm là hạ, trung và thượng, khi người nầy có nhân là hạ phẩm của Sơ thiền thì tương ưng với nghiệp sinh Phạm Tiên Hành Thiên. Do nghiệp nầy được sinh vào cõi trời, được thọ mạng của trời, được ở cõi trời, đồng loại với chư thiên. Khi đã sinh về nơi kia, thụ nghiệp quả báo có 2 loại niềm vui. Một là không có cái vui cưỡng ép. Hai là thụ nhận niềm vui. Khi nghiệp đã thuần thục rồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì.

Nhân là trung phẩm của Sơ thiền tương ưng với nghiệp vào Phạm Chúng Thiên. Nghiệp nhân là thượng phẩm cũng sinh cõi trời nầy. Do nghiệp này được vào thiên đạo, được thọ mạng, được ở, được đồng loại với chư thiên. Khi đã sinh nơi kia thì thụ nghiệp quả báo có 2 loại niềm vui. Một là không có cái vui cưỡng ép. Hai là thụ nhận niềm vui. Khi nghiệp đã thuần thục rồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì.

Nhân là hạ phẩm của Nhị thiền tương ưng với nghiệp sinh về Thiểu Quang Thiên.

Nhân là trung phẩm của Nhị thiền tương ưng với nghiệp sinh về Vô Lượng Quang Thiên.

Nhân là thượng phẩm của Nhị thiền tương ưng với nghiệp sinh về Thắng Biến Quang Thiên. Do nghiệp này được sinh vào cõi trời, được thọ mạng của chư thiên, được ở với chư thiên và đồng loại với chư thiên. Khi sinh vào đó rồi thụ quả báo của nghiệp có 2 niềm vui: Một là không có cái vui cưỡng ép. Hai là thụ nhận niềm vui. Khi nghiệp đã thuần thục rồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì.

Nhân là hạ phẩm của Tam thiền tương ưng với nghiệp sinh vào Thiểu Tịnh Thiên.

Nhân là trung phẩm của Tam thiền tương ưng với nghiệp sinh vào Vô Lượng Tịnh Thiên.

Nhân là thượng phẩm của Tam thiền tương ưng với nghiệp sinh vào Biến Tịnh Thiên. Do nghiệp này được sinh vào cõi trời, được thọ mạng của chư thiên, được ở với chư thiên và đồng loại với chư thiên. Khi sinh vào đó rồi thụ quả báo của nghiệp có 2 niềm vui: Một là không có cái vui cưỡng ép. Hai là thụ nhận niềm vui. Khi nghiệp đã thuần thục rồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì.

Nhân là hạ phẩm của Tứ thiền tương ưng với nghiệp sinh vào Vô Vân Thiên.

Nhân là trung phẩm của Tứ thiền tương ưng với nghiệp sinh vào Thụ Phúc Thiên.

Nhân là thượng phẩm của Tứ thiền tương ưng với nghiệp sinh vào Quảng Quả Thiên.

Do nghiệp này được sinh vào cõi trời, được thọ mạng của chư thiên, được ở với chư thiên và đồng loại với chư thiên. Khi sinh vào đó rồi thụ quả báo của nghiệp có 2 niềm vui: Một là không có cái vui cưỡng ép. Hai là thụ nhận niềm vui. Khi nghiệp đã thuần thục rồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì.

Phàm phu tùy theo các nghiệp khác mà thụ sinh câc xứ khác.

Phàm phu tu tập 4 Vô Lượng tâm, mỗi tâm đều có 3 phẩm là hạ, trung, thượng.

Từ vô lượng là như vậy mà tu tập, như vậy thường hành 4 thứ thiền định.

Hỷ vô lượng là như vậy mà tu tập, như vậy thường hành như ở Sơ thiền và Nhị thiền.

Bi vô lượng là như vậy mà tu tập, như vậy thường hành như đệ Tứ thiền.

Xả vô lượng là như mà vậy tu tập, như vậy thường hành như đệ Tam thiền và đệ Tứ thiền.

Phàm phu tu tập bất tịnh quán, mỗi thứ đều có 3 phẩm là hạ, trung và thượng. Không ghét làm trái với quán bất tịnh, như vậy tu tập, như vậy thường hành như 4 loại thiền định. Có ghét trái với quán bất tịnh, như vậy tu tập, như vậy thường hành như ở 4 thiền định.

Phàm phu tu tập nhớ nghĩ đến A-na-ba-na, mỗi mỗi có 3 phẩm là hạ, trung và thượng. Như vậy tu tập, như vậy thường hành 3 loại thiền định ở trước.

Phàm phu tu tập 5 Hữu tưởng, mỗi loại có 3 phẩm là hạ, trung và thượng. Những gì là 5?

1. Tưởng bất tịnh. 2. Tưởng tội lỗi. 3. Tưởng khi chết bị đọa. 4. Tưởng việc chán ăn. 5. Tưởng tất cả thế gian không an ổn.

Tưởng đến không ghét trái bất tịnh là như vậy tu tập, như vậy thường hành như 4 loại thiền định.

Tưởng có ghét trái bất tịnh và sau 4 tưởng, như vậy tu tập, như vậy thường hành như ở đệ Tứ thiền.

Phàm phu tu tập 8 loại biến nhập, mỗi loại có 3 phẩm là hạ, trung và thượng.

Những gì là 8?

1. Nội hữu sắc tưởng, quán ngoại sắc ít. Cái ít nầy hoặc diệu hoặc thô. Ta khắp các tưởng nầy được biết, được thấy mà có tưởng như vậy.

2. Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc vô lượng, hoặc diệu hoặc thô. Ta khắp các tưởng nầy có thể biết, có thể thấy mà tưởng như vậy.

3. Nội vô sắc tưởng, quán ngoại sắc ít như trước.

4. Nội vô sắc tưởng, quán ngoại sắc vô lượng như trước.

5, 6, 7, 8 cũng đều nội vô sắc tưởng quán 4 sắc là xanh, vàng, đỏ, trắng. Ta khắp các tưởng nầy có thể biết, có thể thấy mà tưởng như vậy.

Trong 8 loại tưởng này thì thứ nhất và thứ hai như vậy tu tập, như vậy thường hành như 4 Thiền định. Sáu tưởng sau, như vậy tu tập, như vậy thường hành như Đệ Tứ thiền.

Phàm phu tu tập tất cả 10 Nhất thiết nhập, mỗi mỗi có 3 phẩm là hạ, trung, thượng. Tám Nhất thiết nhập thì như vậy tu tập, như vậy thường hành như Đệ Tứ thiền. Hai Nhất thiết nhập sau thì như vậy tu tập, như vậy thường hành như ở tự địa.

Không Nhất thiết nhập là như Không vô biên nhập.

Thức Nhất thiết nhập là như Thức vô biên nhập.

Phàm phu tu tập 4 Vô sắc Tam-ma-bạt-đề, mỗi thứ có 3 phẩm là hạ, trung, thượng.

Người do hạ phẩm Không xứ, tương ưng nghiệp sinh vào Không Vô Biên Nhập Thiên. Do trung phẩm Không vô biên nhập, tương ưng nghiệp cũng sinh vào cõi trời nầy. Do thượng phẩm Không vô biên nhập, tương ưng nghiệp nên cũng sinh vào trời nầy.

Do nghiệp này được sinh vào cõi trời, được thọ mạng của chư thiên, được ở với chư thiên và đồng loại với chư thiên. Khi sinh vào đó rồi thụ quả báo của nghiệp có cái vui không cưỡng ép, không có thụ lạc. Khi nghiệp đã thuần thục rồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì.

Do hạ phẩm của Thức Vô biên nhập, tương ưng với nghiệp sinh vào cõi trời Thức Vô Biên Nhập Thiên. Do trung phẩm Thức vô biên nhập, tương ưng nghiệp nên cũng sinh vào cõi trời nầy. Do thượng phẩm của Thức Vô Biên Nhập, tương ưng với nghiệp nên cũng sinh vào cõi trời nầy.

Do nghiệp này được sinh vào cõi trời, được thọ mạng của chư thiên, được ở với chư thiên và đồng loại với chư thiên. Khi sinh vào đó rồi thụ quả báo của nghiệp. Chỉ không có cái vui cưỡng ép, không có thụ lạc. Khi nghiệp đã thuần thục rồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì.

Do hạ phẩm của Vô Sở Hữu Nhập, tương ưng với nghiệp sinh vào Vô Sở Hữu Thiên. Do trung phẩm của Vô Sở Hữu Nhập tương ưng với nghiệp cũng sinh ở cõi trời nầy. Do thượng phẩm Vô Sở Hữu Nhập tương ưng với nghiệp cũng sinh vào cõi trời nầy.

Do nghiệp này được sinh vào cõi trời, được thọ mạng của chư thiên, được ở với chư thiên và đồng loại với chư thiên. Khi sinh vào đó rồi thụ quả báo của nghiệp. Chỉ không có cái vui cưỡng ép, không có thụ lạc. Khi nghiệp đã thuần thục rồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì.

Do hạ phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập, tương ưng với nghiệp sinh vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Thiên. Do trung phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập, tương ưng với nghiệp nên cũng sinh vào cõi trời nầy. Do thượng phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập, tương ưng với nghiệp nên cũng sinh vào cõi trời nầy.

Do nghiệp này được sinh vào cõi trời, được thọ mạng của chư thiên, được ở với chư thiên và đồng loại với chư thiên. Khi sinh vào đó rồi thụ quả báo của nghiệp. Chỉ không có cái vui cưỡng ép, không có thụ lạc. Khi nghiệp đã thuần thục rồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì. Phàm phu do nghiệp hậu báo nên thụ sinh các xứ khác.

Phàm phu tu tập Sơ thiền định, đã sinh, đã được. Từ đó tất cả lại thoái mất. Người trụ trong hạ phẩm của Sơ thiền, người do hạ phẩm của Sơ thiền tương ưng với nghiệp sinh vào cõi Phạm Tiên Hành Thiên. Khi sinh vào nơi đó rồi, thụ nghiệp báo của hạ phẩm Sơ thiền được cái vui không cưỡng ép và được thụ nhận niềm vui.

Thụ nghiệp quả báo của trung phẩm, thượng phẩm của Sơ thiền và của Nhị thiền, ở nơi sinh nầy được cái vui không cưỡng ép và được thụ nhận niềm vui.

Đệ Tam thiền và Đệ Tứ thiền cũng trong nơi sinh nầy mà thụ nghiệp quả báo. Chỉ không có cái vui cướng ép và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì. Tùy theo hậu báo nghiệp mà sinh vào các xứ khác. Ngoài ra trung phẩm, thượng phẩm của Sơ thiền cũng như vậy.

Phàm phu tu tập Tứ thiền đã sinh và đã được. Từ đó tất cả đều lại thoái mất. Người trụ ở tại hạ phẩm của Nhị thiền, người do hạ phẩm của Nhị thiền tương ưng nghiệp sinh vào cõi Thiểu Quang Thiên. Sinh ở nơi đó rồi, thụ nghiệp báo hạ phẩm của Nhị thiền được cái vui không bức bách và thụ lạc.

Thụ nghiệp báo trung phẩm; thượng phẩm của Đệ Nhị thiền và Sơ thiền thì được cái vui không bức bách và thụ lạc.

Đệ Tam thiền và Đệ Tứ thiền sinh ở trong nầy thụ quả báo chỉ không cái vui bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì. Tùy theo nghiệp hậu báo mà thụ sinh vào các xứ khác. Ngoài ra trung phẩm, thượng phẩm của Nhị thiền cũng như vậy.

Phàm phu tu tập Tứ thiền đã sinh đã được. Từ đó tất cả lại thoái thất. Người trụ trong hạ phẩm Tam thiền do hạ phẩm Tam thiền tương ưng với nghiệp sinh về cõi Thiểu Tịnh Thiên. Sinh nơi kia rồi thụ nghiệp báo của hạ phẩm Tam thiền được cái vui không bức bách và thụ lạc. Thụ nghiệp báo của trung phẩm, thượng phẩm Đệ Tam thiền sinh ở đây được cái vui không bức bách và thụ lạc. Sơ thiền, Nhị thiền và Đệ Tứ thiền nghiệp báo, thụ cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì. Tùy theo nghiệp hậu báo mà thụ sinh vào các xứ khác. Ngoài ra trung phẩm, thượng phẩm của Tam thiền cũng như vậy.

Phàm phu tu tập Tứ thiền, đã sinh đã được. Từ đó tất cả đều lại thoái thất. Người trụ trong hạ phẩm Tứ thiền, do hạ phẩm Tứ thiền tương ưng nghiệp sinh vào cõi Vô Vân Thiên. Sinh nơi kia rồi, thụ nghiệp báo hạ phẩm Tứ thiền được cái vui không bức bách và không có thụ lạc.

Thụ trung phẩm, thượng phẩm Đệ Tứ thiền và các nghiệp báo của Tam thiền. Sinh vào đây rồi được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì.

Phàm phu tùy theo nghiệp hậu báo mà sinh vào các xứ khác. Ngoài ra Tứ thiền trung phẩm, thượng phẩm cũng như vậy.

Phàm phu tu tập Tứ thiền và Tứ Vô Sắc Định, đã sinh đã được. Từ đó tất cả lại thoái thất. Người nầy trụ trong hạ phẩm Không Vô Biên Nhập. Do hạ phẩm Không Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp sinh vào cõi Không Vô Biên Nhập Thiên. Sinh ở đó rồi, thụ quả báo hạ phẩm Không Vô Biên Nhập, được cái vui không bức bách và không có thụ lạc.

Thụ quả báo trung phẩm, thượng phẩm, Không Vô Biên Nhập cho đến quả báo ba Vô Sắc Định trên, sinh vào nơi đây rồi được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì. Phàm phu tùy theo nghiệp hậu báo mà sinh vào các xứ khác. Ngoài trung phẩm, thượng phẩm Không Vô Biên Nhập cũng như vậy.

Phàm phu tu tập Tứ thiền và Tứ Vô sắc định, đã sinh đã được. Từ đó tất cả lại thoái thất. Người nầy trụ trong hạ phẩm Thức Vô Biên Nhập. Do hạ phẩm, Thức Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp, sinh vào cõi Thức Vô Biên Nhập Thiên. Sinh ở nơi đó rồi, thụ nghiệp báo hạ phẩm Thức Vô Biên Nhập, được cái vui không bức bách vui và không có thụ lạc.

Thụ nghiệp báo trung phẩm, thượng phẩm Thức Vô Biên Nhập, đầu và sau Tam vô sắc, sinh nơi ở đây được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì. Phàm phu tùy theo nghiệp hậu báo mà sinh vào các xứ khác. Ngoài ra Thức vô biên nhập trung phẩm thượng phẩm cũng như vậy.

Phàm phu tu tập Tứ thiền và Tứ Không Định, đã sinh đã được. Từ đó tất cả lại thối thất. Người nầy trụ ở hạ phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập. Do hạ phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp sinh vào Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập Thiên. Sinh ở đó rồi thụ quả báo hạ phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập, được cái vui không bức bách và không có thụ lạc.

Thụ nghiệp báo trung phẩm, thượng phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập và trước sau Tam Vô Sắc, sinh ở nơi đó rồi, được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì. Phàm phu tùy theo nghiệp hậu báo mà sinh vào các xứ khác. Ngoài ra trung phẩm thượng phẩm cũng như vậy.

Kẻ phàm phu tu tập Tứ thiền và Tứ Vô Sắc Định đã sinh đã được. Từ đó tất cả liền thoái thất. Người nầy trụ ở hạ phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập. Do hạ phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập tương ưng nghiệp, sinh vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập Thiên. Sinh ở nơi kia rồi, thụ quả nghiệp hạ phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập, được cái vui không bức bách và không có thụ lạc.

Thụ nghiệp báo trung phẩm, thượng phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập và Tam Vô Sắc trước, nên sinh vào đó và được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không thiếu sót thứ gì. Phàm phu tùy theo nghiệp hậu báo mà sinh vào các xứ khác. Ngoài ra trung phẩm thượng phẩm cũng như vậy.

Các Thánh Đệ tử của Phật Thế Tôn tu tập Tứ thiền, mỗi mối có 3 phẩm là hạ trung và thượng. Người nầy do hạ phẩm của Sơ thiền tương ưng nghiệp nên sinh vào cõi trời Phạm Tiên Hành. Nguyên nhân là nghiệp được sinh về cõi trời kia, được thọ mạng của chư thiên, được ở cùng với chư thiên, đồng loại với chư thiên. Sinh ở nơi đó thụ nghiệp quả báo và có 2 thứ vui: một là vui không bức bách, hai là hưởng thụ vui. Khi nghiệp đã chín muồi thì được thụ dụng không còn thứ gì.

Do trung phẩm Sơ thiền tương ưng với nghiệp mà sinh vào cõi trời Phạm Chúng. Do nghiệp của thượng phẩm nên cũng sinh vào cõi trời nầy. Do nghiệp này được sinh vào thiên đạo, được thọ mạng của chư thiên, được ở cùng với chư thiên, đồng loại với chư thiên. Sinh ở nơi đó thụ nghiệp quả báo và có 2 thứ vui: một là vui không bức bách, hai là hưởng thụ vui. Khi nghiệp đã chín muồi thì được thụ dụng không còn thứ gì.

Do hạ phẩm của Nhị thiền tương ưng với nghiệp, do nghiệp này nên sinh vào cõi trời Thiểu Quang. Do trung phẩm của Nhị thiền tương ưng nghiệp mà sinh vào cõi trời Vô Lượng Quang. Do thượng phẩm của Nhị thiền tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Thắng Biến Quang. Do nghiệp nầy được sinh vào thiên đạo, được thọ mạng của chư thiên, được ở cùng với chư thiên, đồng loại với chư thiên. Sinh ở nơi đó thụ nghiệp quả báo và có 2 thứ vui: một là vui không bức bách, hai là hưởng thụ vui. Khi nghiệp đã chín muồi thì được thụ dụng không còn thứ gì.

Do hạ phẩm của Tam thiền tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Thiểu Tịnh. Do trung phẩm Tam thiền tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Vô Lượng Tịnh. Do thượng phẩm của Tam thiền tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Biến Tịnh. Do nghiệp được sinh vào thiên đạo, được thọ mạng của chư thiên, được ở cùng với chư thiên, đồng loại với chư thiên. Sinh ở nơi đó thụ nghiệp quả báo và có 2 thứ vui: một là vui không bức bách, hai là hưởng thụ vui. Khi nghiệp đã chín muồi thì được thụ dụng không còn thứ gì.

Do hạ phẩm của Tứ thiền tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Vô Vân. Do Trung phẩm của Tứ thiền tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Thụ Phúc. Do thượng phẩm của Tứ thiền tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Quảng Quả. Do nghiệp này nên được sinh vào thiên đạo, được thọ mạng của chư thiên, được ở cùng với chư thiên, đồng loại với chư thiên. Sinh ở nơi đó thụ nghiệp quả báo, có cái vui không bức bách và không còn thụ lạc. Sinh ở đó rồi, do tối thượng phẩm của Tứ thiền tương ưng với nghiệp, cung kính siêng tu, không trái nghịch, thường tu hành và được huân tu các tạp giác phần. Do nghiệp nầy nên sinh vào cõi trời Thiện Hiện. Gấp 10 lần nghiệp nầy sinh vào cõi trời Thiện Kiến. Tiếp đến gấp 10 lần nữa sinh vào cõi trời Bất Phiền. Lại gấp 10 lần nữa sinh vào cõi trời Bất Thiêu. Lại gấp 10 lần nữa sinh vào cõi trời A-ca-ni-tra. Do nghiệp nầy được sinh vào thiên đạo, được thọ mạng của chư thiên, được ở cùng với chư thiên, đồng loại với chư thiên. Sinh ở nơi đó thụ nghiệp quả báo, có cái vui không bức bách và không còn thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được thụ dụng không còn thứ gì, và khi nghiệp ở thượng giới thụ dụng hết liền chứng được Bát-niết-bàn.

Đệ tử Phật Thế Tôn tu tập Tứ Vô Lượng định, mỗi thứ có 3 phẩm là hạ, trung, thượng.

Từ vô lượng, là như vậy tu tập, như vậy thường hành như 4 thứ thiền định.

Hỷ vô lượng, là như vậy tu tập, như vậy thường hành như Sơ thiền, như Nhị thiền.

Bi vô lượng, là như vậy tu tập, như vậy thường hành như Đệ Tứ thiền.

Xả vô lượng, là như vậy tu tập, như vậy thường hành như Đệ Tam thiền và Đệ Tứ thiền.

Thánh đệ tử của Phật tu tập quán bất tịnh, mỗi mỗi có 3 phẩm là hạ, trung, thượng. Không ghét làm trái quán bất tịnh. Như vậy tu tập, như vậy thường hành như 4 thứ thiền định. Có ghét làm sai quán bất tịnh, như vậy tu tập, như vậy thường hành như Đệ Tứ thiền.

Thánh đệ tử của Phật tu tập niệm A-na-ba-na, mỗi mỗi có 3 phẩm là hạ, trung, thượng. Như vậy tu tập, như vậy thường hành như 3 thiền định trước.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 10 Tưởng, mỗi mỗi đều có 3 phẩm là hạ, trung, thượng.

Những gì là 10?

1. Tưởng vô thường. 2. Tưởng vô ngã. 3. Tưởng diệt trừ. 4. Tưởng dục. 5. Tưởng tịnh diệt. 6. Tưởng bất tịnh. 7. Tưởng lỗi lầm. 8. Tưởng chết rồi sa đọa. 9. Tưởng chán ăn. 10. Tưởng tất cả thế gian không an ổn.

Năm tưởng trước và tưởng không ghét làm trái bất tịnh, như vậy tu tập, như vậy thường hành như 4 thứ thiền định. Bốn tưởng sau và tưởng có ghét làm trái bất tịnh, như vậy tu tập, như vậy thường hành như Đệ Tứ thiền.

Thánh đệ tử của Phật tu 8 Biến Nhập, mỗi mỗi có 3 phẩm hạ, trung, thượng.

Những gì là 8?

1. Nội hữu sắc tưởng quán ngoại sắc ít. Cái ít nầy hoặc diệu hoặc thô. Ngã biến khắp tưởng nầy được biết, được thấy có tưởng như vậy.

2. Nội hữu sắc tưởng, quán ngoại sắc vô lượng; hoặc diệu hoặc thô. Ngã biến khắp tưởng này, có thể biết có thể thấy, quán tưởng như vậy..

3. Nội vô sắc tưởng ngoại sắc ít; thô diệu như trước.

4. Nội vô sắc tưởng ngoại sắc vô lượng. Đại loại giống như trước.

5, 6, 7, 8 đều bên trong vô sắc tưởng, quán bên ngoài 4 sắc. Đó là xanh, vàng, đỏ, trắng, ngã biến khắp tưởng này có thể biết, có thể thấy và tưởng như vậy.

Trong 8 Biến nhập nầy thì thứ nhất và thứ hai cứ như vậy tu tập, như vậy thường hành như 4 thứ thiền định. Sáu thứ tưởng sau, như vậy tu tập như vậy thường hành như Đệ Tứ thiền.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 8 Giải Thoát, mỗi mỗi có 3 phẩm hạ, trung, thượng:

  1. Nội hữu sắc tưởng, quán ngoại sắc giải thoát.
  2. Nội vô sắc tưởng, quán ngoại sắc giải thoát.
  3. Tịnh giải thoát.
  4. Không Vô Biên Nhập giải thoát.
  5. Thức Vô Biên Nhập giải thoát.
  6. Vô Sở Hữu, Vô Biên Nhập giải thoát.
  7. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập giải thoát
  8. Tưởng Thụ Diệt giải thoát.

Giải thoát thứ nhất, như vậy tu tập, như vậy thường hành như 4 thứ thiền định.

Giải thoát thứ hai, như vậy tu tập, như vậy thường hành như Đệ Tứ thiền.

Giải thoát thứ ba, như tưởng bên trong có sắc quán sắc bên ngoài, như vậy tu tập, như vậy thường hành như 4 thứ thiền. Nếu như tưởng bên trong không có sắc, quán sắc bên ngoài, như vậy tu tập, như vậy thường hành như Đệ Tứ thiền.

Bốn Vô sắc giới giải thoát sau, mỗi thứ như tự địa của mình.

Thứ tám Diệt Thụ Tưởng giải thoát, chỉ do trụ, cho nên quá Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Không do lìa dục, cho nên quá hơn, vì vậy địa này ngang với Phi Phi Tưởng.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 10 Nhất Thiết Nhập, mỗi mỗi như vậy có 3 phẩm là hạ, trung và thượng. Tám Nhất Thiết Nhập trước, như vậy tu tập, như vậy thường hành như Đệ Tứ thiền. Hai Nhất Thiết Nhập sau mỗi mỗi đều như tự địa của mình.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 4 Vô sắc Tam-ma-bạt-đề mỗi mỗi có 3 phẩm là hạ, trung và thượng. Người nầy do hạ phẩm Không Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Không Vô Biên Nhập. Do trung phẩm Không Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp nên cũng sinh vào cõi trời nầy. Do thượng phẩm Không Vô Biên Nhập nên cũng sinh vào cõi trời nầy. Do nghiệp nên được sinh vào thiên đạo, được thọ mạng của chư thiên, được ở cùng với chư thiên, đồng loại với chư thiên. Sinh ở nơi đó thụ nghiệp quả báo, chỉ có cái vui không bức bách và không còn thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì.

Do hạ phẩm Thức Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Thức Vô Biên Nhập. Do trung phẩm Thức Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp nên cũng sinh vào cõi trời nầy. Do thượng phẩm Thức Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp cũng lại sinh vào cõi trời nầy.

Do nghiệp này nên được sinh vào thiên đạo, được thọ mạng của chư thiên, được ở cùng với chư thiên, đồng loại với chư thiên.

Sinh ở nơi đó thụ nghiệp quả báo, chỉ có cái vui không bức bách và không còn thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì.

Do hạ phẩm Vô Sở Hữu Nhập tương ưng với nghiệp; nên sinh vào cõi trời Vô Sở Hữu Nhập. Do trung phẩm Vô Sở Hữu Nhập tương ưng với nghiệp nên cũng sinh vào cõi trời nầy. Do thượng phẩm Vô Sở Hữu Nhập tương ưng với nghiệp nên lại cũng sinh vào cõi trời nầy.

Do nghiệp này nên được sinh vào thiên đạo, được thọ mạng của chư thiên, được ở cùng với chư thiên, đồng loại với chư thiên. Sinh ở nơi đó thụ nghiệp quả báo, chỉ có cái vui không bức bách và không còn thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì.

Do hạ phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Nhập tương ưng với nghiệp; nên sinh vào cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Do trung phẩm Phi Phi Tưởng Nhập, tương ưng với nghiệp; nên cũng sinh vào cõi trời nầy. Do thượng phẩm Phi Phi Tưởng tương ưng với nghiệp; nên lại cũng sinh vào cõi trời nầy.

Do nghiệp này nên được sinh vào thiên đạo, được thọ mạng của chư thiên, được ở cùng với chư thiên, đồng loại với chư thiên. Sinh ở nơi đó thụ nghiệp quả báo, chỉ có cái vui không bức bách và không còn thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì, trong đó Bát-niết-bàn.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 4 Thiền Định, đã sinh đã được, rồi từ đây tất cả lại thoái mất. Người nầy trụ trong hạ phẩm Sơ thiền và do hạ phẩm Sơ thiền tương ưng với nghiệp nên người nầy sinh ở cõi trời Phạm Tiên Hành. Sinh ở đó rồi, thụ quả báo của hạ phẩm Sơ thiền, được cái vui không bức bách và thụ lạc. Thụ nghiệp quả báo của trung phẩm, thượng phẩm Sơ thiền và Nhị thiền và khi sinh vào nơi đây được cái vui không bức bách và thụ lạc. Còn Đệ Tam thiền và Đệ Tứ thiền lại cũng sinh vào đây và được thụ quả báo. Thụ cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì. Các Thánh đệ tử của Phật ở trong đó Bát-niết-bàn. Ngoài trung phẩm và thượng phẩm của Sơ thiền cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 4 Thiền, đã sinh đã được. Rồi từ đây tất cả lại thoái mất. Người nầy trụ ở hạ phẩm Nhị thiền; vì người nầy do ở hạ phẩm Nhị thiền tương ưng với nghiệp cho nên sinh vào trời Thiểu Quang. Sinh ở kia rồi thụ quả báo hạ phẩm Nhị thiền, được cái vui không bức bách và thụ lạc. Thụ nghiệp báo trung phẩm, thượng phẩm của Nhị thiền và Sơ thiền sinh vào ở đây rồi, được cái vui không bức bách và thụ lạc. Đệ Tam thiền và Đệ Tứ thiền cũng sinh vào nơi nầy thụ quả báo, thụ cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì. Các Thánh đệ tử của Phật ở trong đó Bát-niết-bàn. Ngoài ra trung phẩm, thượng phẩm của Nhị thiền cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 4 thiền, đã sinh đã được, từ đó tất cả lại thoái mất. Người nầy trụ ở hạ phẩm nơi Tam thiền. Do hạ phẩm của Tam thiền tương ưng với nghiệp; nên sinh vào cõi trời Thiểu Tịnh. Sinh ở kia rồi thụ quả báo của hạ phẩm Tam thiền, thụ cái vui không bức bách và thụ lạc. Thụ nghiệp báo trung phẩm, thượng phẩm của Tam thiền sinh ở nơi ấy rồi thụ cái vui không bức bách và thụ lạc. Thụ nghiệp báo Sơ thiền, Nhị thiền và Đệ Tứ thiền đước cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì. Các Thánh đệ tử của Phật ở trong đó Bát-niết-bàn. Ngoài ra trung phẩm, thượng phẩm của Tam thiền cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 4 thiền, đã sinh đã được, rồi và từ đây tất cả lại thoái mất. Người nầy ở hạ phẩm Tứ thiền, do hạ phẩm Tứ thiền tương ưng với nghiệp nên sinh ở cõi trời Vô Vân. Sinh ở nơi kia rồi thụ nghiệp báo của hạ phẩm Tứ thiền, được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Thụ trung phẩm, thượng phẩm của Đệ Tứ thiền và các nghiệp báo của Tam thiền, sinh vào đây được thụ cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì. Các Thánh đệ tử của Phật ở trong đó Bát-niết-bàn. Ngoài ra Tứ thiền trung phẩm, thượng phẩm cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 4 thiền và 4 Vô Sắc định, đã sinh đã được, rồi và từ đó tất cả lại thoái mất. Người nầy ở hạ phẩm Không Vô Biên Nhập, do hạ phẩm Không Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Không Vô Biên Nhập. Sinh ở kia rồi, thụ quả báo của hạ phẩm Không Vô Biên Nhập, được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Thụ quả báo trung phẩm, thượng phẩm Không Vô Biên Nhập và 3 Vô Sắc định trên sinh ở nơi ấy rồi, thụ cái vui và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì. Các Thánh đệ tử của Phật ở trong đó Bát-niếtbàn. Ngoài ra trung phẩm, thượng phẩm Không Vô Biên Nhập cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 4 Thiền và 4 Vô sắc, đã sinh đã được, rồi và từ đó tất cả lại thoái mất. Người nầy trụ ở hạ phẩm Thức Vô Biên Nhập. Do hạ phẩm Thức Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Thức Vô Biên Nhập. Sinh ở kia rồi, thụ nghiệp báo của hạ phẩm Thức Vô Biên, được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Thụ nghiệp báo trung phẩm, thượng phẩm Thức Vô Biên Nhập và sơ hậu 3 Vô sắc sinh vào ở đây thụ cái vui không bức bách, không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì. Các Thánh đệ tử của Phật ở trong đó Bát-niết-bàn. Ngoài ra Thức Vô Biên Nhập thì trung phẩm, thượng phẩm cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 4 thiền và 4 Vô sắc, sinh rồi được rồi và từ đây tất cả lại thoái mất. Người nầy trụ ở hạ phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập. Do hạ phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập. Sinh ở kia rồi, thụ quả báo của hạ phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập, được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Thụ nghiệp báo trung phẩm, thượng phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập và trước sau 3 Vô sắc sinh vào đây rồi được thụ cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì. Các Thánh đệ tử của Phật ở trong đó Bát-niết-bàn. Ngoài ra trung phẩm, thượng phẩm Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập cũng như vậy.

Thánh đệ tử của Phật tu tập 4 thiền và 4 Vô sắc, đã sinh đã được, rồi từ đó tất cả lại thoái mất. Người nầy trụ ở hạ phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập và do ở hạ phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập tương ưng với nghiệp nên sinh vào cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập. Sinh ở nơi ấy rồi, thụ nghiệp báo của hạ phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên, được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Thụ nghiệp báo của trung phẩm, thượng phẩm Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập và 3 Vô Sắc trước, sinh ở đây rồi, được cái vui không bức bách và không có thụ lạc. Khi nghiệp đã chín muồi thì được sử dụng không còn sót thứ gì. Các Thánh đệ tử của Phật ở trong đó Bát-niết-bàn. Ngoài ra trung phẩm, thượng phẩm của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Vô Biên Nhập cũng như vậy.

Thượng lưu sinh A-na-hàm có 3 loại:

1. Đầu tiên sinh trời Phạm Tiên Hành. Như vậy lần lượt vãng sinh cho đến trời Quảng Quả. Khi sinh vào đây rồi thì được Bátniết-bàn.

2. Đầu tiên sinh trời Quảng Quả. Như vậy lần lượt vãng sinh cho đến trời A-ca-ni-tra. Sinh ở đây rồi được Bát-niết-bàn.

3. Đầu tiên sinh trời Không Vô Biên Nhập. Như vậy lần lượt vãng sinh cho đến cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Khi sinh vào đây rồi thì được Bát-niết-bàn.

Lại nữa thượng lưu sinh A-na-hàm có 2 loại:

Một là tại Sắc giới và hai là tại Vô Sắc giới. Nếu tại Sắc giới Bát-niết-bàn thì từ cõi trời Phạm Tiên Hành. Như vậy lần lượt sinh cho đến cõi trời A-ca-ni-tra. Sinh ở nơi kia rồi được Bát-niết-bàn. Tại Vô sắc giới thì đầu tiên sinh vào trời Không Vô Biên Nhập. Như vậy lần lượt vãng sinh cho đến cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Sinh ở nơi kia rồi liền được Bát-niết-bàn.

Lại nữa có một loại bên trên sinh vào A-na-hàm là từ cõi Trời Phạm Tiên Hạnh sinh. Như vậy lần lượt vãng sinh cho đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Sinh ở nơi kia rồi được Bát-niết-bàn.

Nghĩa này Phật Thế Tôn đã nói, tôi nghe như vậy.

Phẩm 22: THỌ LƯỢNG

Phật nói trong cõi người 2 vạn năm bằng 1 ngày 1 đêm ở địa ngục A-tì. Do 30 ngày và đêm này là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm. Do số năm này nhiều tạo thành nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm. Khi ở ngục nầy thụ nghiệp quả báo thành thục cũng bằng một kiếp thọ mạng dài nhất. Khi con người 6 ngàn năm thì bằng ở ngục Diêm-la 1 ngày 1 đêm. Do 30 ngày và đêm này là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm. Do số năm này nhiều tạo thành nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm. Khi ở ngục nầy thụ nghiệp quả báo thành thục, có chúng sinh trong đường súc sinh cứ 1 ngày 1 đêm là qua đến 6 hay 7 lần sống chết. Lại cũng có chúng sinh thọ mạng đến một kiếp.

Với con người là 1 tháng thì ở đường quỷ thần là 1 ngày 1 đêm. Lại nữa với con người 1 tháng thì quỷ thần 1 ngày 1 đêm, do 30 ngày đêm thành 1 tháng, 12 tháng thành 1 năm. Do số năm nầy 500 năm là 1 thọ mạng. Trong 500 năm này đối với con người bằng 15 ngàn năm, người ở cõi Diêm-phù-đề hoặc 10 tuổi, hoặc A-tăng-kì tuổi. Trong khoảng giữa đó thì thọ mạng dài dần ngắn dần. Dài nhất là 8 vạn năm và ngắn nhất là 10 năm.

Người ở cõi Tây Cù-da-ni thọ mạng là 2 trăm 50 năm. Người ở Đông Phất-bà-đề thọ 5 trăm năm. Người Uất-đan-việt thọ 1 ngàn năm.

Ở cõi người 50 tuổi thì ở cõi Tứ Thiên Vương chỉ bằng 1 ngày 1 đêm. Cứ 30 ngày đêm thành 1 tháng và mỗi năm 12 tháng, thì thọ mạng ở đây là 500 năm. Cũng có chư thiên sống đến 900 vạn tuổi.

Ở cõi người 100 năm thì ở cõi trời Đao-lợi bằng 1 ngày 1 đêm. Cứ 30 ngày đêm là 1 tháng và 1 năm có 12 tháng. Và ở đây thọ mạng là 1.000 năm. Trong đó cũng có chư thiên sống đến 3 ngàn 6 trăm vạn năm.

Ở cõi người 200 năm thì ở cõi trời Dạ-ma chỉ bằng 1 ngày 1 đêm. Cứ 30 ngày đêm làm thành 1 tháng và 12 tháng thành 1 năm. Thọ mạng ở cõi nầy là 2 ngàn năm và có chư thiên sống đến 14 ngàn vạn năm. Lại cũng có vị sống đến 4 trăm vạn năm.

Ở cõi người 400 tuổi thì ở cõi trời Đâu-suất-đà là 1 ngày 1 đêm. Cứ 30 ngày đêm làm một tháng và 12 tháng tạo thành 1 năm và thọ mạng ở đây là 4 ngàn năm. Có người sống ở cõi nầy đến 5 ngàn 7 trăm 60 ức tuổi.

Ở cõi người sống 800 năm thì ở cõi trời Hóa Lạc là 1 ngày 1 đêm. Cứ 30 ngày đêm là 1 tháng, 12 tháng là 1 năm và thọ mạng ở đây là 8 ngàn năm. Cũng có người sống đến 2 vạn 3 ngàn 40 ức năm.

Ở cõi người sống 1 ngàn 6 trăm năm thì ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại là 1 ngày 1 đêm. Cứ 30 ngày đêm là 1 tháng và 12 tháng là 1 năm.

Thọ mạng ở đây là 1 vạn 6 ngàn năm. Cũng có người ở đây sống đến 9 vạn 2 ngàn 1 trăm 60 ức năm.

Thọ mạng của A-tu-la ở dưới núi Càn-đà như Tứ Thiên Vương. Thọ mạng của A-tu-la dưới núi Tu-di như ở cõi trời Đao-lợi. Cứ 1 tiểu kiếp gọi là 1 kiếp. Cứ 20 tiểu kiếp cũng gọi là 1 kiếp. Cứ 40 tiểu kiếp lại cũng có tên là 1 kiếp. Cứ 60 tiểu kiếp lại có tên là 1 kiếp. Cứ 80 tiểu kiếp lại có tên là 1 đại kiếp.

Vì sao 1 kiếp mà gọi là tiểu kiếp?

Là lúc ấy Tì-kheo Đề-bà-đạt-đa ở nơi địa ngục thụ hết nghiệp báo, Phật Thế Tôn nói trụ thọ 1 kiếp. Như vậy 1 tiểu kiếp gọi tên là 1 kiếp.

Vì sao 20 tiểu kiếp lại gọi là 1 kiếp?

Đó là thọ lượng của cõi trời Phạm Tiên Hành là 20 tiểu kiếp. Phật nói các Phạm Thiên trụ thọ 1 kiếp cho nên 20 kiếp lại gọi là 1 kiếp.

Vì sao 40 tiểu kiếp gọi là 1 kiếp?

Như thọ mạng của cõi trời Phạm Chúng là 40 tiểu kiếp. Phật nói trụ thọ 1 kiếp. Như vậy 40 kiếp lại có tên là 1 kiếp.

Vì sao 60 tiểu kiếp gọi là 1 kiếp?

Như chư thiên ở cõi trời Đại Phạm thọ lượng 60 kiếp. Phật nói trụ thọ 1 kiếp. Như vậy 60 kiếp lại có tên là 1 kiếp.

Vì sao 80 tiểu kiếp gọi là 1 đại kiếp?

Như thọ mạng ở cõi trời Thiểu Quang là 1 trăm 20 tiểu kiếp. Phật nói thọ mạng lượng 1 đại kiếp rưỡi. Như vậy 80 tiểu kiếp gọi là 1 đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Vô Lượng Quang là 1 trăm 40 tiểu kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Thắng Biến Quang là 1 trăm 60 tiểu kiếp. Đó là 2 đại kiếp.

Thọ mạng ở trời Thiểu Tịnh là 2 đại kiếp rưỡi.

Thọ mạng của cõi trời Vô Lượng Tịnh là 3 đại kiếp rưỡi.

Thọ mạng của cõi trời Biến Tịnh là 4 đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Vô Vân là 3 trăm đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Thụ Phúc là 4 trăm đại kiếp.

Thọ mạng của cõi trời Quảng Quả là 5 trăm đại kiếp.

Thọ mạng của cõi trời Vô Tưởng là 1 ngàn đại kiếp.

Thọ mạng của cõi trời Thiện Kiến là 1 ngàn 5 trăm đại kiếp.

Thọ mạng của cõi trời Thiện Hiện là 2 ngàn đại kiếp.

Thọ mạng của cõi trời Bất Phiền là 4 ngàn đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Bất Thiêu là 8 ngàn đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Không Vô Biên Nhập, hạ phẩm là 1 vạn 7 ngàn 5 trăm đại kiếp.

Thọ mạng của cõi trời Không Vô Biên Nhập, trung phẩm là 1 vạn 8 ngàn 5 trăm đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Không Vô Biên Nhập, thượng phẩm là 2 vạn đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Thức Vô Biên Nhập, hạ phẩm là 3 vạn đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Thức Vô Biên Nhập, trung phẩm là 3 vạn 5 ngàn đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Thức Vô Biên Nhập, thượng phẩm là 4 vạn đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập, hạ phẩm là 5 vạn đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Vô Hữu Vô Biên Nhập, trung phẩm là 5

vạn 5 ngàn đại kiếp.

Thọ mạng ở cõi trời Vô Sở Hữu Vô Biên Nhập, thượng phẩm là 6 vạn đại kiếp.

Thọ mạng ở trời Phi Tưởng, hạ phẩm là 7 vạn đại kiếp.

Thọ mạng ở trời Phi Tưởng, trung phẩm 7 vạn 5 ngàn đại kiếp. Thọ mạng ở cõi trời Phi Tưởng, thượng phẩm là 8 vạn đại kiếp.

Nghĩa nầy Phật Thế Tôn đã nói, và tôi nghe như vậy.

HẾT QUYỂN 7

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10