LUẬN HỒI TRÁNH
Bồ-tát Long Thụ tạo luận
Tam tạng Tì-mục Trí tiên và Cù-đàm-lưu-chi dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

1. Luận Hồi Tránh, phần đầu: Kệ:

Hỏi:

Nếu tất cả vô thể,

Ngôn ngữ là tất cả.

Ngôn ngữ tự vô thể,

Sao ngăn được thể kia ?

Ngôn ngữ có tự thể,

Chỗ lập tông trước hỏng.

Như vậy là có lỗi,

Phải nói lại thắng nhân.

Nếu nói như không thanh,

Thì nghĩa không phải vậy.

Thanh có thể ngăn thanh.

Vô thanh lấy gì ngăn ?

Ông nói ngăn, bị ngăn,

Như vậy cũng không phải.

Như vậy tướng tông ông,

Tự hỏng chẳng phải tôi.

Nếu kia hiện là có,

Ông có thể được hồi.

Kia hiện cũng là không,

Làm sao thủ được hồi ?

Nói hiện, tỷ, A-hàm,

Thí dụ thảy 4 lượng.

Hiện được A-hàm thành,

Thí dụ cũng thành được.

Người trí biết nói pháp,

Thiện pháp có tự thể.

Người đời biết hữu thể,

Các pháp cũng như vậy.

Xuất pháp xuất pháp thể,

Là thánh nhân nói pháp.

Như vậy không xuất pháp,

Không xuất pháp tự thể.

Các pháp nếu vô thể,

Vô thể không có tên.

Có tự thể có tên,

Chỉ tên, tên thế nào ?

Nếu lìa pháp có tên,

Nơi trong pháp kia, không.

Nói lìa pháp có tên,

Người kia có thể hỏi.

Pháp nếu có tự thể,

Thì ngăn được các pháp.

Các pháp nếu vô thể,

Thì lấy gì mà ngăn ?

Như có bình, có đất,

Thì ngăn được bình, đất.

Thấy có vật là ngăn,

Thấy không vật không ngăn.

Nếu pháp không tự thể,

Ngôn ngữ ngăn cái gì ?

Nếu không pháp được ngăn,

Không lời cũng thành ngăn.

Như có người ngu si,

Mê lấy lửa làm nước.

Nếu ông ngăn mê lấy,

Việc ấy cũng như vậy.

Thủ, sở thủ, năng thủ,

Giá, sở giá, năng giá.

Sáu thứ nghĩa như vậy,

Thảy đều là hữu pháp.

Nếu không thủ, sở thủ,

Cũng không có năng thủ.

Thì không giá, sở giá,

Cũng không có năng giá.

Nếu không giá, sở giá,

Cũng không có năng giá.

Thì tất cả pháp thành,

Tự thể kia cũng thành.

Thì nhân ông bất thành.

Vô thể nhân cái gì ?

Nếu pháp không nhân thì,

Làm sao nói thành được ?

Nếu ông không nhân thành,

Các pháp tự thể hồi.

Tôi cũng không nhân thành,

Các pháp có tự thể.

Nếu có nhân vô thể,

Nghĩa ấy không phù hợp.

Thế gian pháp vô thể,

Thì không được nói có.

Trước giá, sau sở giá,

Như vậy không phù hợp.

Nếu sau giá và cùng,

Như vậy biết hữu thể.

2. Kệ Luận Hồi Tránh, phần trên:

Ngữ ngôn tôi nếu lìa,

Pháp nhân duyên hòa hợp,

Tức là không nghĩa thành,

Các pháp không tự thể.

Nếu nhân duyên pháp không,

Tôi nay nói nghĩa này.

Người nào có nhân duyên,

Nhân duyên kia vô thể.

Hóa nhân nơi hóa nhân,

Huyễn nhân nơi huyễn nhân.

Như vậy giá, sở giá,

Nghĩa ấy cũng như vậy.

Ngôn ngữ vô tự thể,

Nói ra cũng vô thể.

Như vậy tôi không lỗi,

Không cần nói thắng nhân.

Ông nói không có thanh,

Chẳng phải tôi thí dụ.

Tôi chẳng dùng thanh này,

Có thể ngăn thanh kia.

Như hoặc có trượng phu,

Vọng thủ thân hóa nữ.

Mà phát sinh lòng dục,

Nghĩa này cũng như vậy.

Đồng sở thành không thế,

Vì trong vang không nhân.

Tôi y nơi thế đế,

Nên nói ra như vậy.

Nếu không y thế đế,

Không chứng được chân đế.

Nếu không chứng chân đế,

Không chứng được Niết-bàn.

Nếu tông ta là hữu,

Thì ta là có lỗi.

Vì tông ta vô vật,

Cho nên không có lỗi.

Nếu ta thủ chuyển hồi,

Thì phải dùng hiện v.v…

Thủ chuyển hồi có lỗi,

Không thế sao có lỗi ?

Nếu lượng năng thành pháp,

Kia lại thành hữu lượng.

Ông nói lượng chỗ nào,

Mà năng thành lượng này?

Nếu lượng lìa lượng thành,

Ông tranh nghĩa là lỗi.

Như vậy là có lỗi,

Phải nói lại thắng nhân.

Giống như lửa vì sáng,

Tự chiếu, chiếu cái khác.

Lượng kia cũng như vậy,

Tự tha 2 đều thành.

Lời nói ông có lỗi,

Chẳng phải lửa tự chiếu.

Bởi kia không tương ưng,

Như thấy bình trong tối.

Lại nữa nếu ông nói,

Lửa chiếu được tự tha.

Như lửa đốt cái khác,

Sao không thể tự đốt ?

Lại nữa nếu ông nói,

Lửa chiếu được tự tha,

Tối cũng phải như vậy,

Tự tha 2 đều che.

Ở trong lửa không tối,

Tự tha trụ chỗ nào ?

Tối kia diệt được sáng,

Làm sao lửa có sáng ?

Như vậy khi lửa sinh,

Tức khi sinh năng chiếu.

Lửa sinh liền đến tối,

Thì nghĩa không phù hợp.

Nếu lửa không đến tối,

Mà phá được tối thì,

Lửa ở tại nơi đây,

Phải phá tất cả tối.

Nếu lượng năng tự thành,

Không đợi sở lượng thành.

Vậy là lượng tự thành,

Chẳng đợi tha năng thành.

Nếu không đợi sở lượng,

Mà lượng của ông thành,

Như vậy là không người,

Dùng lượng lường các pháp.

Nếu là vật sở lượng,

Đợi lượng mà được thành,

Thế thì sở lượng thành

Đợi lượng sau mới thành.

Nếu vật không lượng thành,

Thế là không đợi lượng.

Ông dùng gì thành lượng ?

Lượng kia thành cái gì ?

Nếu ông lượng kia thành,

Đợi sở lượng thành thì

Đó là lượng sở lượng.

Như vậy không lìa nhau.

Nếu lượng thành sở lượng,

Nếu sở lượng thành lượng,

Ông nếu như vậy thì

Hai thứ đều bất thành.

Lượng, năng thành sở lượng,

Sở lượng, năng thành lượng.

Nếu nghĩa như vậy thì

Làm sao thành nhau được ?

Sở lượng, năng thành lượng,

Lượng, năng thành sở lượng,

Nếu nghĩa như vậy thì

Làm sao thành nhau được ?

Là cha sinh ra con,

Là con sinh ra cha ?

Ai là người năng sinh ?

Ai là người sở sinh ?

Hỏi ai là người cha,

Còn ai là người con ?

Ông nói hai thứ này,

Cha con đều khả nghi.

Lượng chẳng tự năng thành,

Chẳng phải tự tha thành.

Chẳng phải lượng khác thành,

Chẳng vô nhân duyên thành.

Nếu như pháp sư nói,

Thiện pháp có tự thể,

Tự thể thiện pháp này,

Pháp nên phân chia nói.

Nếu tự thể thiện pháp,

Từ nơi nhân duyên sinh,

Thiện pháp là tha thể,

Sao gọi là tự thể ?

Nếu có chút thiện pháp,

Không từ nhân duyên sinh,

Thiện pháp nếu như vậy

Không trụ nơi phạm hạnh.

Phi pháp, phi phi pháp,

Thế gian pháp cũng không.

Có tự thể thì thường,

Thường thì không nhân duyên.

Thiện, bất thiện, vô ký,

Tất cả pháp hữu vi,

Như ông nói là thường,

Là ông có lỗi vậy.

Nếu người nói có danh,

Ngữ ngôn có tự thể,

Ông nên hỏi người ấy,

Ngữ, danh ngã không thật.

Nếu danh này là không,

Thì có cũng là không.

Nếu nói có nói không,

Tông ông có 2 lỗi.

Nếu danh này là có,

Thì không cũng là có.

Nếu nói không nói có,

Tranh luận có 2 lỗi.

Vậy trước tôi đã nói

Tất cả pháp đều không.

Tông nghĩa tôi như vậy,

Thì không thể có lỗi.

Nếu riêng có tự thể,

Mà không ở trong pháp,

Ông lo tôi nên nói,

Thế thì không phải lo.

Nếu hữu thể được ngăn,

Nếu không, được nói thành,

Nếu vô thể, vô không,

Ngăn thành làm sao được?

Ông lấy gì để ngăn?

Cái ông ngăn là không.

Pháp không mà có ngăn,

Đó là lỗi tranh luận.

Tôi chẳng có chút gì,

Cho nên tôi chẳng ngăn.

Như vậy ông vô lý,

Uổng nhọc chất vấn tôi.

Lời nói ông biệt pháp,

Nay tôi nói nghĩa này.

Vô pháp được đem nói,

Mà tôi thì không lỗi.

Ông nói thô ái dụ

Để làm rõ nghĩa này.

Ông nghe tôi năng thuyết

Như thí dụ phù hợp.

Nếu kia có tự thể

Không cần nhân duyên sinh.

Nếu phải nhân duyên thì

Như vậy được nói không.

Nếu thủ tự thể thật,

Ai có thể ngăn hồi?

Những người khác cũng vậy,

Cho nên tôi không lỗi.

Đây nói vô nhân là

Nghĩa như trước đã nói.

Trong 3 thời nói nhân,

Kia bình đẳng mà nói.

Nếu nói nhân 3 thời,

Trước bình đẳng như vậy.

Như vậy nhân 3 thời,

Với nói không: tương ưng.

Nếu ai tin nơi không,

Người ấy tin tất cả.

Nếu ai không tin không,

Là không tin tất cả.

Không, tự thể, nhân duyên,

Ba, nói một trung đạo.

Tôi quy mạng kính lễ,

Vô thượng đại trí tuệ.

3. Luận Hồi Tránh, giải thích phần đầu:

Giải thích: Bài kệ đầu của luận nói:

Nếu tất cả vô thể,

Ngôn ngữ là tất cả.

Ngôn ngữ tự vô thể,

Sao ngăn được thể kia ?

Kệ này nói nghĩa gì ?

Nếu tất cả pháp đều là nhân duyên thì nhân duyên nhân duyên hòa hợp, lìa các nhân duyên không có tất cả tự thể. Như vậy tất cả các pháp đều không, như mầm chẳng có trong hạt, chẳng có trong các nhân duyên đất, nước, lửa, gió, hư không v.v…, chẳng có trong mỗi mỗi nhân duyên, chẳng có trong các nhân duyên hòa hợp, chẳng lìa nhân duyên nhân duyên hòa hợp mà riêng có. Nếu trong những thứ này tất cả đều không, như vậy được nói là mầm không có tự thể. Nếu như vậy không có tất cả tự thể thì kia được nói là không. Nếu tất cả pháp thảy đều không thì không có ngôn ngữ. Nếu không có ngôn ngữ thì không thể ngăn tất cả các pháp. Nếu ý ông nói ngôn ngữ chẳng phải không, ngôn ngữ nói lên tất cả pháp không, nghĩa ấy không đúng. Bởi vì sao ? Ông nói tất cả các pháp đều không, thì ngôn ngữ cũng không. Bởi vì sao ? Bởi trong nhân: không, trong 4 đại: không, trong mỗi mỗi: không, trong hòa hợp: không, trong nhân duyên hòa hợp bất hòa hợp: không, tất cả đều không. Thế thì tiếng nói trong cổ họng: không, môi, lưỡi, răng, chân răng, chóp mũi v.v… mỗi mỗi đều không, trong hòa hợp: không, 2 chỗ đều không chỉ có nhân duyên, nhân duyên hòa hợp. Nếu lìa nhân duyên hòa hợp như vậy thì không còn pháp nào khác. Nếu như vậy thì tất cả ngôn ngữ đều không có tự thể. Nếu ngôn ngữ này không có tự thể thì chỉ có ngăn chận cái tên gọi mà không thể ngăn chận pháp. Ví như không có lửa thì không thể thiêu đốt. Cũng như không có con dao thì không thể cắt. Lại như không nước thì không có sóng. Như vậy, không có ngôn ngữ làm sao có thể ngăn chận tự thể các pháp. Đã không thể ngăn chận tự thể các pháp mà tâm nghĩ nhớ ngăn chận tất cả tự thể các pháp thì nghĩa của hồi là không phù hợp.

Lại còn có nghĩa, như kệ nói:

Ngôn ngữ có tự thể,

Chỗ lập tông trước hỏng.

Như vậy là có lỗi,

Phải nói lại thắng nhân.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ngôn ngữ này có tự thể thì tông nghĩa trước ông đã lập sẽ tự hoại. Thế là có lỗi. Nếu vậy thì lại phải nói đến thắng nhân. Nếu ý ông bảo rằng ngôn ngữ có tự thể còn các pháp khác thì không, như vậy là trái với câu nói các pháp không, tông của ông cũng hỏng.

Lại cũng có nghĩa, là ngôn ngữ không tách rời số của tất cả các pháp. Nếu tất cả pháp thảy đều không, thì ngôn ngữ cũng không. Nếu ngôn ngữ không thì không thể ngăn tất cả các pháp. Nếu như vậy, trong 6 thứ tương ưng tranh luận kia làm sao ông không tương ưng ? Ông nói tất cả các pháp đều không, thì ngôn ngữ cũng không. Bởi vì sao ? Vì ngôn ngữ cũng là tất cả pháp. Ngôn ngữ nếu không, thì không thể ngăn. Nếu kia ngăn nói tất cả pháp không, thì không tương ưng. Lại nữa nếu tương ưng, ngôn ngữ có thể ngăn tất cả pháp thể. Tất cả pháp không, thì ngữ sẽ là bất không ngữ. Nếu bất không, ngăn tất cả pháp, thì không phù hợp. Nếu các pháp không mà ngôn ngữ bất không, thì lời nói ngăn cái gì ? Lại nếu lời nói này vào trong tất cả dụ không tương đương, nếu ngôn ngữ kia là tất cả mà tất cả đã không thì ngôn ngữ cũng không. Nếu ngữ ngôn không, thì không thể ngăn. Nếu ngữ ngôn không, thì các pháp cũng không. Bởi không, có thể ngăn các pháp khiến không. Như vậy thì không, cũng là nhân duyên. Thế là không được. Lại nếu ông sợ dụ không tương đương tất cả pháp không, có thể làm nhân duyên, như vậy không ngữ thì không thể ngăn tất cả tự thể.

Lại cũng có nghĩa, một bên là có lỗi. Bởi pháp có không, cũng có bất không. Kia nếu có lỗi thì phải nói đến thắng nhân. Nếu một bên không, một bên bất không, như vậy nếu nói tất cả pháp không, vô tự thể, thì nghĩa không phù hợp.

Lại cũng có nghĩa, như kệ nói:

Ông nói như không thanh,

Thì nghĩa ấy không đúng.

Thanh có thể ngăn thanh.

Vô thanh ngăn cái gì ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông nói thanh có thể ngăn thanh, như có người nói ông chớ làm ra thanh, người kia tự làm ra thanh mà có thể ngăn thanh. Như vậy thì tất cả pháp không, không ngữ có thể ngăn. Điều đó không phù hợp với nay tôi nói. Bởi vì sao ? Bởi thanh này có khả năng ngăn thanh kia. Ông nói phi hữu thì không thể ngăn tự thể các pháp. Chỗ lập nghĩa của ông nếu lời nói cũng là không thì các pháp cũng không. Như vậy nếu bảo như không cần thanh, thì đó là có lỗi.

Kệ nói:

Ông nói ngăn, bị ngăn,

Như vậy cũng không phải.

Như vậy tướng tông ông,

Tự hoại chẳng phải tôi.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo ngăn với bị ngăn cũng như vậy thì kia không phù hợp. Nếu ông nói rằng lời nói của tôi có khả năng ngăn tất cả các pháp có tự thể, thì kia không phù hợp. Nay tôi nói là không phải nghĩa như vậy. Bởi vì sao ? Biết tông tướng như vậy là lỗi của ông, chẳng phải tôi. Ông nói tất cả các pháp đều không, như vậy nghĩa của ông tông trước có lỗi chứ không ở tôi. Nếu ông nói rằng ngăn và bị ngăn của ông không phù hợp thì nghĩa không phải vậy.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Nếu hiện kia là có,

Ông được cái gì hồi ?

Hiện kia cũng là không,

Làm sao thủ được hồi ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu tất cả pháp hiện có thể thủ lấy được thì ông có thể phản hồi lại tôi khiến các pháp không, nhưng thật sự không phải vậy. Lấy gì để biết ? Hiện lượng nhập vào trong tất cả pháp số, thì cũng là không. Nếu ông phân biệt dựa vào hiện lượng có tỷ lượng, mà hiện lượng tỷ lượng đều không, như vậy không có hiện lượng tỷ lượng lấy gì có được hiện để mà tỷ ? Cả 2 này đều không, làm sao ngăn được ? Ông nói tất cả pháp không, là nghĩa không phải vậy. Nếu ông lại bảo là hoặc so sánh hoặc ví dụ, hoặc dùng A-hàm mà có tất cả pháp, như vậy tự thể của tất cả các pháp tôi có thể phản hồi. Nghĩa này nay sẽ nói.

Kệ nói:

Nói hiện, tỷ, A-hàm,

Thí dụ thảy 4 lượng.

Hiện, tỷ, A-hàm thành,

Thí dụ cũng thành được.

Kệ này nói nghĩa gì ? Tỷ dụ, A-hàm, hiện lượng v.v… 4 lượng. Nếu hiện lượng có thể thành thì tỷ lượng, A-hàm v.v… cũng đều có thể thành. Như tất cả pháp thảy đều không, thì hiện lượng cũng không. Như vậy tỷ dụ cũng không. Lượng kia thành lập tất cả các pháp thảy đều không, vì 4 thứ lượng ở trong tất cả. Tùy những pháp gì, nếu là tỷ lượng thành thì thí dụ cũng thành, A-hàm cũng thành. Cái pháp được thành kia tất cả đều không. Ông lấy thí dụ, A-hàm v.v…3 lượng, các pháp sở lượng cũng không. Nếu như vậy thì pháp là bất khả đắc. Lượng, sở lượng là không, cho nên không ngăn. Như vậy nếu nói tất cả pháp không, vô tự thể, thì nghĩa không phù hợp.

Lại có nghĩa nữa, như kệ nói:

Người trí biết nói pháp,

Thiện pháp có tự thể.

Người đời biết hữu thể,

Pháp khác cũng như vậy.

Kệ này nói nghĩa gì ? Pháp sư nói thiện pháp. Thiện pháp có 119. Đó là tâm một tướng: 1.Thụ. 2. Tưởng. 3. Giác. 4. Xúc. 5. Quan sát. 6. Dục. 7. Tin giải thoát. 8. Tinh tiến. 9. Ức niệm. 10. Tam-mađề. 11. Tuệ. 12. Xả. 13. Tu. 14. Hợp tu. 15. Tập. 16. Đắc. 17. Thành. 18. Biện tài. 19. Thích. 20. Cần. 21. Tư. 22. Cầu. 23. Thế lực. 24. Không ganh. 25. Tự tại. 26. Giỏi tài biện luận. 27. Không hối. 28. Hối. 29. Thiểu dục. 30. Không thiểu dục. 31. Xả. 32. Không tư duy. 33. Không cầu. 34. Không nguyện. 35. Thích nói. 36. Không đắm vào cảnh giới. 37. Bất hành. 38. Sinh. 39. Trụ. 40. Diệt. 41. Tập. 42. Lão. 43. Nhiệt não. 44. Ngất. 45. Nghi. 46. Tư lường. 47. Ái. 48. Tin. 49. Vui. 50. Không thuận. 51. Thuận lấy. 52. Không sợ đại chúng. 53. Cung kính. 54. Làm thắng pháp. 55. Kính. 56. Không kính. 57. Cung cấp. 58. Không cung cấp. 59. Định thuận. 60. Túc. 61. Phát động. 62. Không vui. 63. Che. 64. Bất định. 65. Sầu não. 66. Cầu không được. 67. Hoang loạn. 68. Lười biếng. 69. Ưu phẫn. 70. Hy tịnh. 71. Nội tín. 72. Sợ. 73. Tin. 74. Tàm. 75. Chất trực. 76. Không lừa dối. 77. Tịch tĩnh. 78. Không kinh hãi. 79. Không lầm. 80. Nhu nhuyến. 81. Khai giải. 82. Hiềm khích. 83. Thiêu đốt. 84. Tỉnh. 85. Không tham. 86. Không giận. 87. Không si. 88. Bất nhất thiết tri. 89. Phóng xả. 90. Bất hữu. 91. Quý. 92. Không tự ẩn ác. 93. Bi. 94. Hỷ. 95. Xả. 96. Thần thông. 97. Không chấp. 98. Không đố kỵ. 99. Tâm tịnh. 100. Nhẫn nhục. 101. Lợi ích. 102. Năng dụng. 103. Phúc đức. 104. Vô tưởng định. 105. Bất nhất thiết trí. 106. Vô thường Tam muội. ( thiếu 13 pháp không tra tìm được ) Như vậy thiện pháp có 119. Như thiện pháp kia thiện pháp tự thể, bất thiện pháp kia bất thiện pháp tự thể. Cũng như vậy vô ký vô ký, bản tính vô ký bản tính vô ký, Dục giới Dục giới, Sắc giới Sắc giới, Vô sắc giới Vô sắc giới, vô lậu vô lậu, khổ tập diệt đạo khổ tập diệt đạo, tu định tu định. Như vậy thấy có vô lượng đủ thứ các pháp đều có tự thể. Như vậy nếu nói tất cả các pháp đều không tự thể, như vậy vô thể được nói là không, thì nghĩa ấy không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Xuất pháp xuất pháp thể,

Là thánh nhân đã nói.

Như vậy bất xuất pháp,

Bất xuất pháp tự thể.

Kệ này nói nghĩa gì ? Như nói xuất pháp xuất pháp tự thể, như vậy bất xuất pháp bất xuất pháp tự thể. Giác phần giác phần tự thể. Bồ-đề phần Bồ-đề phần tự thể. Phi Bồ-đề phần phi Bồ-đề phần tự thể. Như vậy các pháp khác đều cũng như vậy. Nếu như vậy thấy vô lượng các thứ pháp tự thể kia mà như vậy nói tất cả các pháp đều vô tự thể, vì vô tự thể gọi là không, thì không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Các pháp nếu vô thể,

Vô thể không có tên.

Có tự thể có tên,

Chỉ tên, tên thế nào ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu tất cả pháp đều vô tự thể nói vô tự thể, thì ngôn ngữ cũng không. Bởi vì sao ? Có vật có tên, không vật không tên. Bởi tất cả pháp đều có tên nên phải biết các pháp đều có tự thể. Pháp có tự thể nên không được nói tất cả pháp không. Như vậy nếu nói tất cả pháp không, vô tự thể, thì nghĩa không phù hợp.

Kệ nói:

Nếu lìa pháp có tên,

Nơi trong pháp kia, không.

Nói lìa pháp có tên,

Người kia có thể hỏi.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo có pháp có tên, lìa pháp có tên, như vậy tất cả các pháp đều không, vô tự thể thành. Phi vật không tên, có vật có tên, đây tôi nay nói. Nếu như vậy thì ai nói lìa pháp thể riêng có tên gọi ? Nếu có tên riêng có pháp riêng thì không được, hiển thị kia không thể hiển thị. Như vậy tâm ông phân biệt có các pháp riêng, có tên riêng, nghĩa ấy không đúng.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Pháp nếu có tự thể,

Thì ngăn được các pháp.

Các pháp nếu vô thể,

Thì lấy gì mà ngăn ?

Như có bình, có đất,

Thì ngăn được bình, đất.

Thấy có vật là ngăn,

Thấy không vật không ngăn.

Kệ này nói nghĩa gì ? Có vật được ngăn không vật không ngăn. Như không bình, đất thì không cần ngăn. Có bình được ngăn không bình không ngăn. Như vậy pháp không tự thể thì không phải ngăn. Pháp có tự thể có thể được có ngăn, không thì làm sao ngăn ? Nếu tất cả pháp đều không tự thể mà lại nói ngăn, thì nghĩa của tất cả pháp không tự thể là không phù hợp. Ông ngăn cái gì ? Nếu có cái thể của ngăn thì có thể tự thể của tất cả các pháp.

Kệ nói:

Nếu pháp không tự thể,

Ngôn ngữ ngăn cái gì ?

Nếu không pháp được ngăn,

Không lời cũng thành ngăn.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu pháp là vô thể, lời nói cũng vô thể, làm sao ngăn lời nói ? Tất cả các pháp đều không tự thể, nếu ngăn như vậy không nói ngôn ngữ cũng ngăn được. Nếu như vậy thì có những lỗi như lửa thì lạnh nước thì cứng v.v… Lại có nghĩa, như kệ nói:

Như có người ngu si,

Mê lấy lửa làm nước.

Nếu ông ngăn mê lấy,

Việc ấy cũng như vậy.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo rằng như người ngu si lấy lửa làm nước, ở trong chỗ không có nước, mê vọng lấy nước. Có người có trí tuệ để làm cho người ấy hồi tâm mà bảo rằng: Ông mê lầm vọng lấy nước. Như vậy trong tất cả pháp không có tự thể thủ lấy tự thể của pháp. Để phản hồi cái vọng tâm kia của chúng sinh nên nói tất cả pháp đều không tự thể. Đó là điều tôi nay nói.

Kệ nói:

Thủ, sở thủ, năng thủ,

Giá, sở giá, năng giá.

Sáu thứ nghĩa như vậy,

Thảy đều là hữu pháp.

Kệ này nói nghĩa gì ? Có thủ, sở thủ, năng thủ, thì được nói hư vọng gí, sở giá v.v… Như vậy thành 6 thứ nghĩa. Nếu 6 nghĩa thành, mà nói các pháp tất cả là không, thì nghĩa không phải như vậy.

Kệ nói:

Nếu không thủ, sở thủ,

Cũng không có năng thủ.

Thì không giá, sở giá,

Cũng không có năng giá.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông nói không có lỗi như vậy, phi thủ sở thủ, phi năng thủ thì kia nếu như hư vọng thủ giá, tất cả các pháp là không tự thể thì giá kia cũng không, sở gíá cũng không, năng giá cũng không.

Kệ nói:

Nếu không giá, sở giá,

Cũng không có năng giá.

Thì tất cả pháp thành,

Tự thể kia cũng thành.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu chẳng có giá, chẳng có sở giá, chẳng có năng giá, thế là không ngăn tất cả các pháp, thì tất cả pháp đều có tự thể.

Kệ nói:

Thì nhân ông bất thành.

Vô thể nhân cái gì ?

Nếu pháp không có nhân,

Làm sao nói thành được ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu tất cả pháp không, không có tự thể, như vậy nói nhân trong nghĩa, là bất thành. Bởi vì sao ? Tất cả các pháp không, không có tự thể, thì có nhân ở chỗ nào ? Nếu pháp không nhân, tất cả pháp không lấy nhân nào thành ? Cho nên ông nói tất cả pháp không, không có tự thể, thì nghĩa ấy không phải như vậy.

Kệ nói:

Ông, nếu không nhân thành,

Các pháp tự thể hồi.

Tôi cũng không nhân thành,

Các pháp có tự thể.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo tôi không nhân thành, pháp không có tự thể. Còn ông không nhân, tự thể hồi thành. Tôi tự thể, pháp cũng không nhân thành.

Kệ nói:

Có nhân mà vô thể,

Nghĩa ấy không phù hợp.

Thế gian pháp vô thể,

Thì không được nói có.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo tôi có nhân thành, nhân không có tự thể. Nếu như vậy thì nghĩa của không tự thể là không phù hợp. Bởi vì sao ? Tất cả thế gian những gì không tự thể không được nói là có.

Kệ nói:

Trước giá, sau sở giá,

Như vậy không phù hợp.

Nếu sau giá và cùng,

Như vậy biết hữu thể.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu giá ở trước sở giá ở sau thì nghĩa không phù hợp. Chưa có sở giá thì giá cái sở giá gì ? Nếu giá ở sau, sở giá ở trước cũng không phù hợp. Sở giá đã thành còn giá cái gì mà năng giá ? Nếu giá và sở giá 2 pháp đồng thời thì không nhân duyên cho nhau. Giá không nhân sở giá, sở giá không nhân giá. Vì đều có tự thể thì không được nói giá. Như 2 cái sừng sinh ra đều không nhân nhau. Bên trái không nhân bên phải, bên phải không nhân bên trái. Như vậy nếu nói tất cả các pháp không có tự thể thì nghĩa không phải như vậy. Đã giải thích xong phần đầu.

4. Luận Hồi Tránh, giải thích phần đầu.

Giải thích: Theo như ông nói, nay tôi sẽ đáp lại ông. Ông nói kệ rằng:

Nếu tất cả vô thể,

Ngôn ngữ là tất cả.

Ngôn ngữ tự vô thể,

Làm sao ngăn thể kia ?

Nay tôi đáp kệ này.

Kệ nói:

Ngôn ngữ tôi nếu lìa,

Pháp nhân duyên hòa hợp,

Tức là không nghĩa thành

Các pháp vô tự thể.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ngôn ngữ kia, trong nhân không, trong đại không, trong hòa hợp không, trong lìa tan không, mà cổ họng, môi, lưỡi, răng, chân răng, đỉnh mũi v.v… các nơi đều có lực, như vậy trong 2 chỗ hòa hợp không, nếu lìa nhân duyên hòa hợp như vậy thì không có một pháp nào khác. Vì như vậy nên không có tự thể. Vì không có tự thể nên tôi nói tất cả đều không tự thể. Thế là không nghĩa thành. Như thế ngôn ngữ vô tự thể không, các pháp như vậy vô tự thể không. Cho nên lời nói của ông không nên không thể nói không, là nghĩa không phải như vậy.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Nếu nhân duyên pháp không,

Tôi nay nói nghĩa này.

Người nào có nhân duyên,

Nhân duyên kia vô thể.

Kệ này nói nghĩa gì ? Ông không thể hiểu được tất cả pháp không, không biết nghĩa của không, sao có thể đổ lỗi cho tôi ? Theo như ông nói, ngôn ngữ của ông là không ngữ, không tự thể. Vì không tự thể nên không thể ngăn pháp. Pháp này nếu là nhân duyên sinh thì vì sinh nên được nói tất cả pháp không, được nói tất cả đều không có tự thể. Do nghĩa gì mà biết pháp do nhân duyên sinh là không tự thể ? Nếu pháp tất cả đều nhân duyên sinh thì tất cả pháp đều không tự thể. Pháp không tự thể thì phải có nhân duyên. Nếu có tự thể thì cần gì nhân duyên ? Nếu lìa nhân duyên thì không có các pháp. Nếu nhân duyên sinh thì không tự thể. Vì không tự thể nên được nói là không. Bởi tất cả pháp nhân duyên sinh thì tự thể đều không. Như cái bình, cái áo v.v… các đồ vật. Các pháp ấy mỗi mỗi tự có nhân duyên. Thế gian dùng củi, cỏ, đất có thể làm ra các đồ đựng nước, mật, sữa v.v… bưng cầm mang đến mang đi. Lại nữa các pháp thụ dụng như lạnh, nóng, gió v.v…, nhân duyên sinh nên đều không tự thể. Như vậy nên tôi nói nhân duyên hòa hợp mà sinh. Như vậy được nói là không có tự thể. Nếu không tự thể như vậy được nói là vô tự thể thành. Như vậy không ngữ thế gian thụ dụng, cho nên ông nói vô tự thể nên lời nói của ông cũng không, thế thì không thể ngăn tự thể các pháp, nghĩa đó không phải như vậy.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Hóa nhân với hóa nhân,

Huyễn nhân với huyễn nhân.

Như thế giá, sở giá,

Nghĩa ấy cũng như vậy.

Kệ này nói nghĩa gì ? Như hóa trượng phu với dị hóa nhân thấy có đi lại làm các cử động mà bèn ngăn chận, như huyễn trượng phu với dị huyễn nhân thấy có đi lại làm các cử động mà bèn ngăn chận. Năng giá hóa nhân kia tức là không. Nếu năng giá hóa nhân kia là không, thì sở giá hóa nhân cũng là không. Nếu sở giá là không thì giá nhân cũng không. Năng giá huyễn nhân kia là không. Nếu năng giá huyễn nhân kia là không thì sở giá huyễn nhân cũng là không. Nếu sở giá là không thì giá nhân cũng không. Nếu sở giá huyễn nhân cũng không. Như vậy ngữ ngôn không của tôi như huyễn hóa không. Như vậy không ngữ có thể ngăn tất cả tự thể các pháp. Cho nên ngôn ngữ của ông không, thì không thể ngăn tất cả các pháp có tự thể. Ngôn ngữ kia của ông là không phù hợp nếu ông nói 6 thứ luận tranh kia là ngăn như vậy. Thế thì ngôn ngữ của tôi là chẳng phải tất cả pháp, ngôn ngữ của tôi cũng không, các pháp cũng không. Chẳng phải tất cả pháp thảy đều bất không.

Ông lại nói kệ rằng:

Ngôn ngữ có tự thể,

Trước chỗ lập tông hỏng,

Như vậy là có lỗi,

Lại phải nói thắng nhân.

Tôi nay đáp lại bài kệ này như sau.

Kệ nói:

Ngôn ngữ không tự thể,

Nói ra cũng vô thể.

Như vậy tôi không lỗi,

Không cần nói thắng nhân.

Kệ này nói nghĩa gì ? Ngữ ngôn của tôi đây là do nhân duyên sinh chẳng phải có tự thể như trước đã nói. Tự thể không sinh cho nên được nói là không. Như vậy được nói ngữ ngôn không này, tất cả các pháp khác thảy đều không. Không là như vậy nên tôi không lỗi. Nếu tôi nói ngữ ngôn này là bất không, còn tất cả các pháp thảy đều không, thì tôi có lỗi. Tôi không như vậy cho nên không lỗi.

Lý thật không được ngữ ngôn bất không, còn tất cả các pháp thảy đều không. Vì vậy tôi không nói thắng nhân. Nếu ngôn ngữ bất không, còn tất cả pháp thảy đều không, thì có thể nói thắng nhân. Cho nên ông nói, ông tranh luận hoại ngôn ngữ thì có lỗi, nên nói thắng nhân, nghĩa ấy không phải vậy.

Ông lại nói kệ rằng:

Ông nói như không thanh,

Nghĩa ấy không phải vậy.

Thanh có thể ngăn thanh,

Không thanh cái gì ngăn ?

Tôi nay đáp kệ này. Kệ nói:

Ông nói không có thanh,

Chẳng phải tôi thí dụ.

Tôi chẳng lấy thanh này,

Có thể ngăn thanh kia.

Kệ này nói nghĩa gì ? Đây không phải dụ của tôi. Như có người nói chớ tạo ra thanh, người ấy tự tạo ra thanh lấy thanh ngăn thanh. Thanh chẳng phải là bất không. Tôi thì không thế, ngữ ngôn cũng không, giá pháp cũng không. Bởi vì sao ? Ví như thanh kia có thể phản hồi thanh này. Tôi không như vậy. Tôi nói như vầy: Tất cả các pháp đều vô tự thể. Bởi vô tự thể nên được nói là không. Bởi vì sao ? Nếu vô thể, ngôn ngữ trở lại vô tự thể, thì tất cả pháp đều thành tự thể. Như nói không có thanh, thanh có thể ngăn thanh. Như vậy cái vô tự thể ngôn ngữ ngăn cái vô thể pháp. Nếu như vậy ngăn vô tự thể, thì tất cả pháp đều thành tự thể. Nếu có tự thể thì tất cả pháp thảy đều bất không. Tôi nói là pháp không chứ không nói bất không. Thí dụ như vậy.

Kệ nói:

Như hoặc có trượng phu,

Vọng chấp thân hóa nữ.

Mà phát sinh lòng dục,

Nghĩa này cũng như vậy.

Kệ này nói nghĩa gì ? Như hóa phụ nữ, thật không có tự thể. Như hoặc một người nam đối với hóa phụ nữ kia sinh tưởng có thật mà khởi lòng dục. Kia hư vọng chấp các pháp cũng giống như vậy. Kia hoặc Như Lai, hoặc người Thanh Văn đệ tử của Như Lai, để hồi tâm người chấp thủ hư vọng kia hoặc do sức oai thần của Như Lai, oai lực của Thanh Văn đệ tử Như Lai hóa ra hóa nhân. Như vậy ngôn ngữ không như hóa, như hóa phụ nữ vô tự thể không, pháp như thị không, lấy tự thể của pháp có thể khiến phản hồi. Như vậy dùng không dụ này có thể thành được nghĩa không. Tôi thì phù hợp, chẳng phải ông phù hợp.

Kệ nói:

Đồng sở thành không thế,

Vì trong vang không nhân.

Tôi y nơi thế đế,

Cho nên nói như vậy.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ông hoặc bảo như không có thanh là nhân đồng sở thành. Bởi vì sao ? Vì nhân không lìa tất cả các vô tự thể. Chẳng phải tiếng vang của tiếng kia mà có tự thể. Vì nhân duyên sinh nên không tự thể. Nếu không tự thể ông nói thanh có thể ngăn thanh thì nghĩa ấy hỏng. Lại tôi đã nói không trái thế đế, không bỏ thế đế, dựa vào thế đế nên có thể nói thể của tất cả các pháp là không. Nếu lìa pháp thế đế thì không thể nói. Phật nói kệ rằng:

Nếu không y thế đế,

Không chứng được chân đế.

Nếu không chứng chân đế,

Không chứng được Niết-bàn.

Kệ này nói nghĩa gì ? Như vậy các pháp chẳng phải là bất không. Tất cả các pháp đều vô tự thể. Hai cái này không khác nhau.

Ông lại nói kệ rằng:

Ông bảo giá, sở giá,

Như vậy cũng không phải.

Như vậy tướng tông ông,

Tự hoại chẳng phải tôi.

Tôi đáp lại kệ này. Kệ nói:

Nếu tông ta là hữu,

Thì ta là có lỗi.

Vì tông ta vô vật,

Như vậy không có lỗi.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu tông tôi là hữu, tức có tông tướng. Nếu tông của tôi là hữu, có tông tướng thì tôi bị ông nói lỗi. Như vậy tông của tôi chẳng phải hữu tông, như vậy các pháp là thật vắng lặng. Bản tính không, thì có tông ở chỗ nào ? Như vậy tông tướng là ở chỗ nào có thể có được tông tướng ? Tôi không có tông tướng làm sao tôi có lỗi được ? Cho nên ông nói rằng: Ông có tông tướng, ông phải bị lỗi, là không đúng.

Ông lại nói kệ rằng:

Nếu hiện kia là có,

Ông sẽ được có hồi.

Hiện kia cũng là không,

Làm sao thủ hồi được ?

Nói hiện, tỷ, A-hàm,

Thí dụ … có 4 lượng,

Hiện, tỷ, A-hàm thành,

Thí dụ cũng thành được.

Nay tôi đáp lại kệ này.

Kệ nói:

Nếu tôi lấy chuyển hồi,

Thì phải dùng hiện v.v…

Lấy chuyển hồi có lỗi.

Không thế, sao có lỗi ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Tôi nếu như vậy có chút ít pháp vật, thì cần phải có hiện, tỷ, A-hàm, thí dụ, 4 lượng như vậy. Lại nữa có 4 lượng, nếu tôi như vậy lấy chuyển hồi thì tôi có lỗi. Tôi đã không đã không lấy một chút pháp nào chuyển hồi. Nếu tôi như vậy không chuyển, không hồi, nếu ông như vậy cho tôi có lỗi, là không đúng nghĩa. Nếu hiện v.v… các lượng mà lại có lượng thành lượng, thì sẽ vô cùng. Nghĩa như vậy, ông không thể bắt lỗi tôi.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Nếu lượng năng thành pháp,

Kia lại thành có lượng.

Ông nói lượng chỗ nào,

Mà năng thành lượng này ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo rằng lượng có khả năng thành vật như lượng sở lượng, hiện, tỷ, A-hàm, thí dụ v.v… 4 lượng. Lại nữa lấy cái lượng nào làm thành 4 lượng này ? Nếu 4 lượng này lại không có lượng mà thành, thì lượng tự nó bất thành. Nếu tự nó bất thành mà lại có khả năng làm thành vật thì tông của ông hỏng. Nếu lượng lại có lượng khác làm thành, thì lượng sẽ vô cùng. Nếu là vô cùng thì chẳng phải ban đầu thành, chẳng phải giữa thành, chẳng phải sau thành. Bởi vì sao ? Nếu lượng có khả năng làm thành vật sở lượng, thì cái lượng kia lại phải có cái lượng khác đến làm thành nó. Lại nữa, vì có cái lượng khác làm thành, cho nên như vậy không có ban đầu. Nếu không có ban đầu thì cũng như vậy không có giữa. Nếu không có giữa thì chỗ nào có sau ? Như vậy nếu nói cái lượng kia lại có cái lượng khác làm thành, nghĩa ấy không đúng.

Kệ nói:

Nếu lượng lìa lượng thành,

Tranh luận ông là sai.

Như vậy tức có lỗi,

Phải lại nói thắng nhân.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo lượng lìa lượng thành, vật sở lượng là lượng thành, nếu như vậy tranh lượng thành sở lượng thì ông có lỗi. Có vật lượng thành, có bất lượng thành. Nếu như vậy thì phải nói thắng nhân. Nếu nói thắng nhân thì có thể được biết. Cái gì là lượng thành cái gì là bất thành ông không thể hiển thị, phân biệt như vậy là nghĩa không phù hợp. Nay tôi sẽ nói điều này. Như có người nói: “ Lượng mà tôi nói tự tha có thể thành” mà nói kệ rằng:

Giống như lửa vì sáng,

Tự chiếu, chiếu cái khác.

Lượng kia cũng như vậy,

Tự tha 2 đều thành.

Kệ này nói nghĩa gì ? Như lửa tự chiếu và cũng có thể chiếu vật khác. Lượng cũng như vậy. Tự thành, thành cái khác.

Tôi nay đáp lại kệ kia, nói rằng:

Lời nói ông có lỗi,

Chẳng phải lửa tự chiếu.

Bởi kia không tương ưng,

Như thấy bình trong tối.

Kệ này nói nghĩa gì ? Lượng kia như lửa có thể tự thành và làm thành cái khác, khó, không phù hợp. Bởi vì sao ? Chẳng phải lửa tự chiếu. Như ban đầu chưa chiếu trong tối thì cái bình v.v… không thể thấy được. Vì lửa chiếu rồi sau mới thấy. Như vậy nếu lửa tự chiếu thì ban đầu lửa phải tối, lúc sau mới sáng. Có như vậy mới nói được là lửa có khả năng tự chiếu. Nếu ban đầu lửa sáng thì không được nói là lửa có khả năng tự chiếu. Như vậy phân biệt nghĩa lửa chiếu tự tha là không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Lại nữa nếu ông nói,

Lửa chiếu được tự tha.

Như lửa đốt cái khác,

Sao không thể tự đốt ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ông nói rằng như lửa tự chiếu và cũng có thể chiếu vật khác. Như vậy là tự chiếu chiếu cái khác. Thế thì đã có thể đốt cháy cái khác thì cũng phải tự đốt cháy mình, mà thật tế không thấy có việc như vậy. Nếu nói lửa kia có thể tự chiếu và chiếu cái khác thì nghĩa đó không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Lại nữa nếu ông nói,

Lửa chiếu được tự tha,

Thì tối cũng phải vậy,

Tự tha 2 đều che.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ông nói lửa tự chiếu và chiếu cái khác có thể đẩy lùi bóng tối, thì bóng tối sao không tự che trùm và che trùm cái khác, mà thật tế không thấy có việc như vậy ? Nếu nói lửa kia tự chiếu và chiếu vật khác là không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Ở trong lửa không tối,

Tự tha trụ chỗ nào ?

Tối kia diệt được sáng,

Làm sao lửa có sáng ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Trong lửa không có tối, nơi lửa không có tối, sao gọi là sáng có thể phá tối ? Nếu trong lửa kia như vậy không tối, nơi nào có tối lửa có thể phá tối. Nếu đúng là không có tối có thể phá diệt, thì sao được tự tha đều chiếu ? Nay tôi nói thế này. Nếu như vậy thì chẳng phải trong lửa tối, chẳng phải nơi lửa tối. Như vậy trong lửa không tối, nơi lửa không tối, như vậy lửa sinh có thể chiếu tự tha. Nay tôi nói thế này.

Kệ nói:

Như vậy khi lửa sinh,

Tức khi sinh năng chiếu.

Lửa sinh liền đến tối,

Thì nghĩa không phù hợp.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu khi lửa sinh có thể chiếu tự tha, nghĩa không phù hợp. Sao biết được ? Như vậy ban đầu lửa không thể đến tối. Sao biết được ? Nếu chưa đến tối không thể phá tối. Nếu không phá tối không có sáng được.

Kệ nói:

Nếu lửa không đến tối,

Mà phá được tối thì,

Lửa ở tại nơi đây,

Phải phá tất cả tối.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo rằng lửa không đến tối có thể phá được tối, thì lửa ở nơi đây phải có thể phá được tất cả chỗ tối tăm trong thế gian. Bởi vì sao ? Vì đều không đến. Mà thật tế không có chuyện như vậy. Nếu đều không đến, sao chỉ có thể phá tối chỗ này không phá tất cả chỗ tối trong thế gian ? Nếu ông bảo rằng lửa không đến nhưng có thể phá tối, nghĩa ấy không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Nếu lượng năng tự thành,

Không đợi sở lượng thành.

Vậy là lượng tự thành,

Chẳng đợi tha năng thành.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo rằng lượng với sở lượng giống như lửa thành, thì lượng tự thành không chờ đợi sở lượng. Bởi vì sao ? Nếu tự thành thì không phải chờ đợi cái gì khác. Nếu đợi cái khác tức chẳng phải tự thành. Nay tôi nói điều này. Nếu lượng không đợi vật sở lượng thì có lỗi gì ? Nay tôi nói điều này.

Kệ nói:

Không đợi vật sở lượng,

Mà lượng của ông thành,

Như vậy là không người,

Dùng lượng lường các pháp.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo rằng không đợi sở lượng mà lượng được thành, thì không có người dùng lượng lường các pháp. Có lỗi như vậy. Nếu những người nào phải dùng lượng, thì không đợi sở lượng mà có được lượng, nếu không đợi thành kia được lỗi gì, thì tất cả pháp đều không đợi lượng. Nếu tất cả pháp không đợi lượng thành, kia bị lỗi gì ? Thành được, nói thành, chưa thành, không thể thành, vì không đợi. Nếu ông lại bảo rằng đợi vật sở lượng, lượng sẽ được thành, thì như vậy 4 lượng đều có đợi thành. Bởi vì sao ? Nếu vật chưa thành làm sao đợi nhau ? Còn vật đã thành không cần phải đợi. Chưa được chưa thành thì không đợi vật. Nếu đã thành thì lại không đợi thành, như vật đã làm không làm nhân duyên.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Nếu là vật sở lượng,

Đợi lượng mà được thành,

Thế thì sở lượng thành

Đợi lượng sau mới thành.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu vật sở lượng đợi lượng mà thành thế là dùng lượng thành sở lượng kia. Bởi vì sao ? Sở thành chẳng phải thành lượng, thành sở lượng.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Nếu vật không lượng thành,

Thế là không đợi lượng.

Ông đâu cần lượng thành ?

Lượng kia thành cái gì ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo rằng không đợi lượng kia, sở lượng thành thì nay ông cần gì cầu lượng mà thành ? Bởi vì sao ? Nghĩa của lượng kia là cầu cái gì ? Vật sở lượng kia lìa lượng thành, thì còn dùng lượng làm gì ?

Lại có nghĩa, hư kệ nói:

Nếu như lượng kia thành,

Đợi sở lượng thành thì

Đó là lượng sở lượng.

Như vậy không lìa nhau.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo rằng đợi vật sở lượng nên có lượng sợ có lỗi trước. Ông nếu như vậy lượng sở lượng không một cái nào được lìa nhau. Ông nếu như vậy lượng tức sở lượng. Sao biết được ? Sở lượng thành lượng, sở lượng tức lượng, lượng thành sở lượng, lượng sở lượng là một.

Kệ nói:

Nếu lượng thành sở lượng,

Nếu sở lượng thành lượng,

Ông nếu như vậy thì

Hai thứ đều bất thành.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo rằng lượng thành sở lượng vì thấy đợi lượng, sở lượng thành lượng thấy đợi sở lượng. Ông nếu như vậy thì cả hai đều bất thành. Bởi vì sao ?

Kệ nói:

Lượng năng thành sở lượng,

Sở lượng năng thành lượng.

Nếu nghĩa như vậy thì

Làm sao thành nhau được ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu lượng có thể thành vật sở lượng, vật sở lượng kia có thể thành lượng, thì lượng từ khi chưa thành, nhân duyên bất thành, làm sso có thể thành vật sở lượng ?

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Sở lượng năng thành lượng,

Lượng năng thành sở lượng,

Nếu nghĩa như vậy thì

Làm sao thành nhau được ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu vật sở lượng có thể thành lượng kia, lượng kia có thể thành vật sở lượng, thì sở lưọng chưa thành nhân duyên bất thành, làm sao thành lượng ?

Kệ nói:

Là cha sinh ra con,

Là con sinh ra cha,

Ai là người năng sinh ?

Ai là người sở sinh ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Như có người nói cha có thể sinh ra con. Kia nếu như vậy thì con cũng sinh cha. Vì nay ông nói ai là người năng sinh, ai là người sở sinh. Ông nói như vậy thì lượng thành sở lượng, sở lượng thành lượng. Vì nay ông nói ai là năng thành, ai là sở thành ?

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Hỏi ai là người cha,

Còn ai là người con ?

Ông nói hai thứ này,

Cha con đều khả nghi.

Kệ này nói nghĩa gì ? Trước nói 2 thứ gọi là cha con. Thứ nào là cha, thứ nào là con. Hai tướng cha con nếu đối đãi nhau sinh thì khả nghi ai là cha ai là con. Như vậy nếu ông nói lượng này với sở lượng thì cái nào là lượng cái nào là sở lượng ? Hai thứ này nếu có thể thành vật có thể được nói là lượng. Nếu vật được thành, được nói là sở lượng, thì không nghi cái gì là lượng, cái gì là sở lượng. Như vậy năng thành có thể được nói là lượng. Như vậy được thành, được nói là sở lượng. Như vậy thì không nghi cái gì là lượng cái gì là sở lượng.

Kệ nói:

Lượng chẳng năng tự thành,

Chẳng phải tự tha thành.

Chẳng phải lượng khác thành,

Chẳng vô nhân duyên thành.

Kệ này nói nghĩa gì ? Như vậy lượng chẳng phải tự thành. Hiện lượng chẳng phải hiện lượng thành.Tỷ lượng chẳng phải tỷ lượng thành. Thí dụ chẳng phải thí dụ thành. A-hàm cũng vậy chẳng phải A-hàm thành. Chẳng phải pháp tự tha thành lẫn nhau. Hiện lượng chẳng phải tỷ lượng thí dụ A-hàm thành. Tỷ lượng chẳng phải hiện lượng thí dụ A-hàm thành. Thí dị chẳng phải hiện lượng tỷ lượng A-hàm thành. A-hàm chẳng phải hiện lượng tỷ lượng thí dụ thành. Chẳng phải khác hiện lượng tỷ lượng thí dụ A-hàm riêng có một lượng khác của hiện lượng tỷ lượng thí dụ A-hàm đến làm thành. Nếu như lượng tự phần hòa hợp bất thành, tự tha cảnh giới hòa hợp bất thành, chẳng phải không nhân thành, chẳng phải tụ tập thành, thì cái nhân duyên này như trước đã nói 20, 30, hoặc 4, 5, 6, 20, 30, 40, 50, hoặc có 60. Nếu ông nói rằng bởi có lượng nên được nói sở lượng. Có lượng, sở lượng chứng minh rằng tất cả pháp đều có tự thể, nghĩa ấy không phù hợp.

Lại nữa, ông nói kệ rằng:

Người trí biết pháp nói,

Thiện pháp có tự thể.

Người đời biết hữu thể,

Các pháp cũng như vậy.

Xuất pháp, xuất tự thể,

Đó là thánh nhân nói.

Như vậy bất xuất pháp,

Bất xuất pháp tự thể.

Tôi nay trả lời bài kệ này.

Kệ nói:

Nếu như pháp sư nói,

Thiện pháp có tự thể,

Tự thể thiện pháp này,

Pháp nên phân chia nói.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu pháp sư ấy bảo rằng thiện pháp kia có tự thể, thì nên phân chia từng phần nói cái tự thể thiện này. Cái thiện pháp này cũng như thiện tâm kia. Tự thể của thiện tâm như vậy, nhưng tất cả các pháp không thấy như vậy. Nếu nói như vậy thì tự thể của pháp, nghĩa cũng không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Nếu tự thể thiện pháp,

Từ nơi nhân duyên sinh,

Thiện pháp là tha thể,

Sao gọi là tự thể ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu thể của thiện pháp là từ nhân duyên hòa hợp sinh, thì kia là tha thể, thiện pháp làm sao được có tự thể ? Giống như thể của thiện pháp, những cái khác cũng như vậy. Nếu ông nói như thiện pháp thiện pháp tự thể, cũng như vậy bất thiện bất thiện thể v.v…, nghĩa ấy không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Nếu có chút thiện pháp,

Không từ nhân duyên sinh,

Thiện pháp nếu như vậy

Không trụ nơi phạm hạnh.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ý ông bảo rằng có một số ít thiện pháp không từ nhân duyên sinh. Như vậy thì bất thiện bất thiện tự thể, vô ký vô ký tự thể. Nếu như vậy thì không trụ nơi phạm hạnh. Bởi vì sao ? Nếu ông nói như vậy tức lìa bỏ 12 nhân duyên. Nếu xả bỏ 12 nhân duyên tức bỏ thấy 12 nhân duyên. Nếu như không có 12 nhân duyên tức không được thấy 12 nhân duyên. Nếu không thấy 12 nhân duyên thì không thấy pháp. Thế Tôn nói: Nếu Tì-kheo thấy 12 nhân duyên là Tỳ-kheo ấy thấy pháp. Nếu không thấy pháp thì không trụ trong phạm hạnh. Nếu lìa 12 nhân duyên như vậy tức lìa khổ tập, vì 12 nhân duyên là khổ tập. Nếu lìa khổ tập tức là lìa khổ. Nếu không có tập thì có khổ chỗ nào ? Nếu không có khổ làm sao có diệt ? Nếu không khổ diệt thì tu đạo diệt khổ ở đâu ? Nếu như vậy thì không có 4 thánh đế. Không có 4 thánh đế thì cũng không có đạo quả Thanh Văn. Thấy 4 thánh đế như vậy tức chứng đạo quả Thanh Văn. Không quả Thanh Văn không trụ phạm hạnh.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Phi pháp, phi phi pháp,

Thế gian pháp cũng không.

Có tự thể thì thường,

Thường thì không nhân duyên.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu lìa nhân duyên hòa hợp mà sinh thì ông bị nhiều lỗi, bởi không được pháp và phi pháp nên tất cả pháp thế gian đều không thể được. Bởi vì sao ? Nhân duyên hòa hợp sinh tất cả pháp. Bởi tất cả pháp đều từ nhân duyên hòa hợp mà sinh. Nếu không nhân duyên hòa hợp sinh thì tất cả pháp đều không thể có được. Lại nữa tự thể không từ nhân duyên hòa hợp mà sinh. Không nhân duyên mà có, tức là pháp thường. Bởi vì sao ? Vì pháp không nhân duyên tức là thường. Kia nếu như vậy là không trụ phạm hạnh. Lại nữa pháp của ông tự có sai lầm. Bởi vì sao ? Thế Tôn đã nói: Tất cả hữu vi thảy đều vô thường. Kia tự thể nào thảy đều vô thường ?

Kệ nói:

Thiện, bất thiện, vô ký,

Tất cả pháp hữu vi,

Như ông nói là thường,

Là ông có lỗi vậy.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu nói thiện pháp có pháp tự thể, thì bất thiện, vô ký cũng nói như vậy. Nếu như vậy là ông nói tất cả pháp hữu vi là thường. Bởi vì sao ? Pháp nếu không nhân thì không sinh trụ diệt. Không sinh trụ diệt chẳng phải pháp hữu vi. Vậy là tất cả pháp đều là vô vi. Nếu nói tất cả các thiện pháp đều có tự thể, thì tất cả pháp thảy đều bất không, nghĩa ấy không phù hợp.

Lại nữa ông nói kệ rằng:

Các pháp nếu vô thể,

Vô thể không có tên.

Có tự thể có tên,

Chỉ tên, tên thế nào ?

Nay tôi trả lời kệ của ông.

Kệ nói:

Nếu người nói có tên,

Ngữ ngôn có tự thể,

Người ấy ông hỏi sao,

Nói tên, tôi không thật.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu có người nào nói tên có tự thể, người ấy ông nên hỏi. Người kia nói rằng có tự thể có tên không tự thể không tên. Tôi thì không nói tên, tự thể như vậy. Làm sao biết ? Tất cả pháp đều không tự thể. Nếu không tự thể là người kia nói suông. Nếu người kia nói suông là nói không thật. Nếu ông nói có tên có tự thể, nghĩa ấy không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Nếu tên này là không,

Thì có cũng là không.

Nếu nói có nói không,

Tông ông có 2 lỗi.

Nếu tên này là có,

Thì không cũng là có.

Nếu nói không nói có,

Tranh luận có 2 lỗi.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu tên này không, như vậy là tông sai. Nếu có thì như vậy là tranh luận sai. Tông của tôi không như vậy. Có vật có tên không vật không tên. Như vậy các pháp có tự thể, là nghĩa không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Vậy trước tôi đã nói

Tất cả pháp đều không.

Tông nghĩa tôi như vậy,

Thì không thể có lỗi.

Kệ này nói nghĩa gì ? Tôi trước đã nói tất cả pháp không, cũng nói tên không. Ông chấp không tên mà có sở thuyết. Nếu tất cả pháp đều không tự thể tên cũng vô thể.Tôi nói nghĩa như vậy tông không có lỗi, vì tôi không nói tên có tự thể.

Lại nữa ông nói kệ rằng:

Nếu lìa pháp có tên,

Mà không ở trong pháp,

Nói lìa pháp có tên,

Người kia tức phải hỏi.

Nay tôi sẽ trả lời kệ này.

Kệ nói:

Nếu riêng có tự thể,

Mà không ở trong pháp,

Ông lo tôi nên nói,

Thế thì không phải lo.

Kệ này nói nghĩa gì ? Kia không phải lo ông hỏi lếu tôi. Tôi thì không ngăn các pháp tự thể. Tôi không lìa pháp, riêng có vật thủ người nào thủ pháp ? Người kia ắt lo tôi không thủ pháp nên không ngăn pháp làm sao có lỗi ? Nếu tôi thủ pháp có tự thể thì có thể khó nói ông không phù hợp. Tôi không như vậy. Ông khó mà hoàn toàn không tương đương.

Lại nữa ông nói kệ rằng:

Pháp nếu có tự thể,

Có thể ngăn các pháp.

Các pháp không tự thể,

Rốt cuộc bị gì ngăn ?

Như có bình có đất,

Có thể ngăn bình đất.

Thấy có vật thì ngăn,

Thấy không vật không ngăn.

Nay tôi sẽ đáp kệ này.

Kệ nói:

Nếu hữu thể: được ngăn,

Nếu không: được nói thành,

Nếu vô thể, vô không,

Ngăn thành làm sao được ?

Kệ này nói nghĩa gì ? Pháp nếu có, thì có thể ngăn pháp, nếu không thì không ngăn được. Ông hỏi tôi rằng: Tất cả các pháp đều vô tự thể thật như ông nói, tất cả các pháp đều vô tự thể làm sao biết được ? Bởi ông ngăn pháp, vô tự thể thành. Nếu ngăn các pháp vô tự thể mà thành, thì có thể nói tất cả các pháp đều không.

Kệ nói:

Ông lấy gì để ngăn ?

Cái ông ngăn là không.

Pháp không mà có ngăn,

Đó là lỗi tranh luận.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu tất cả các pháp ngăn có tự thể, nếu vô tự thể kia được nói là không, không kia cũng không. Cho nên ông nói có vật được ngăn không vật không ngăn, là nghĩa không phù hợp.

Lại có nghĩa, như kệ nói:

Tôi chẳng có chút gì,

Cho nên tôi chẳng ngăn.

Như vậy ông vô lý,

Uổng nhọc mà khó thành.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu tôi như vậy có một chút vật gì ngăn thì ông có thể chất vấn tôi. Tôi không có vật ngăn, như vậy không có vật tôi không ngăn. Như vậy không ngăn tất cả pháp không. Như vậy không vật ngăn với bị ngăn. Cho nên ông lấy đó mà chất vần tôi là ngăn cái gì, đó là ông vô lý, uổng nhọc vặn hỏi tôi.

Lại nữa ông nói kệ rằng:

Nếu pháp vô tự thể,

Ngôn ngữ ngăn cái gì ?

Nếu không pháp bị ngăn,

Không nói cũng thành ngăn.

Tôi sẽ trả lời kệ này.

Kệ nói:

Lời nói ông biệt pháp,

Nay tôi nói nghĩa này.

Vô pháp được đem nói,

Mà tôi thì không lỗi.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ông nói rằng không có ngôn ngữ cũng thành ngăn thì theo những pháp nào ? Tất cả pháp kia đều vô tự thể. Nói các pháp kia vô tự thể ngôn ngữ không phải ngôn ngữ này làm vô tự thể. Nay tôi trả lời điều này. Nếu nói các pháp là vô tự thể ngữ, thì ngôn ngữ này chẳng phải làm vô tự thể pháp. Lại nữa có nghĩa là vì vô pháp thể biết vô pháp thể, vì hữu pháp thể biết hữu pháp thể. Ví như trong nhà thật không có ai là trời. Có người hỏi rằng: Có ai là trời không ? Trả lời có. Lại có nói không. Trả lời không, đó là lời nói không thể trong nơi nhà kia làm trởi được. Không chỉ biết trong nhà là không, không có trời, như vậy nếu nói tất cả các pháp không có tự thể, là lời nói này không thể làm tất cả pháp không tự thể. Không chỉ biết tự thể các pháp là vô thể, nếu ông nói nếu không vật thì không được nói pháp là vô tự thể, vì không có lời nói nên không được thành pháp vô tự thể là nghĩa không phù hợp.

Ông lại nói kệ rằng:

Như có người ngu si,

Vọng thủ lửa làm nước.

Nếu ông ngăn vọng thủ

Việc ấy cũng như vậy.

Thủ, sở thủ, năngb thủ,

Giá, sở giá, năng giá,

Như vậy 6 thứ nghĩa,

Tất cả là hữu pháp.

Nếu không thủ, sở thủ,

Cũng không có năng thủ.

Thì không giá, sở giá,

Cũng không có năng giá.

Nếu không giá, sở giá,

Cũng không có năng giá,

Thì tất cả pháp thành,

Tự thể kia cũng thành.

Bốn bài kệ này, tôi xin đáp bằng kệ sau đây:

Ông nói dụ thô ái,

Để làm rõ nghĩa lớn.

Ông nghe tôi năng đáp

Như thí dụ tương ưng.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ông nói thí dụ thô ái này để làm rõ nghĩa lớn, thì hãy nghe tôi trả lời như thí dụ tương ưng.

Kệ nói:

Nếu kia có tự thể

Không cần nhân duyên sinh.

Nếu phải nhân duyên thì

Như vậy được nói không.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu trong thô ái vọng thủ cái thể của nước, chẳng phải nhân duyên sinh, dụ của ông tương đương.Thô ái nhân duyên kia thấy điên đảo. Thấy điên đảo là bởi không quán sát nhân duyên mà sinh. Như vậy được nói nhân duyên mà sinh. Nếu nhân duyên sinh cái tự thể không kia, thì nghĩa ấy như trước đã nói.

Lại nữa có nghĩa, như kệ nói:

Nếu thủ tự thể thật,

Ai có thể ngăn hồi ?

Những người khác cũng vậy,

Cho nên tôi không lỗi.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu trong thô ái, thủ lấy thể của nước là thật thì ai có thể phản hồi ? Nếu có tự thể thì không thể phản hồi. Như lửa nóng nước ướt hư không không chướng ngại. Thấy đây được phản hồi, như vậy thù lấy tự thể không, như vậy nghĩa trong các pháp khác phải hiểu như vậy. Như vậy được nói tất cả các pháp đều bất không, là nghĩa không phù hợp.

Lại nữa ông nói kệ rằng:

Nhân của ông bất thành,

Vô thể làm sao nhân ?

Nếu pháp mà không nhân,

Làm sao nói thành được ?

Nếu ông không nhân thành,

Các pháp tự thể hồi.

Tôi cũng không nhân thành,

Các pháp có tự thể.

Nếu hữu nhân vô thể,

Nghĩa đó không phù hợp.

Thế gian pháp vô thể,

Không được nói là có.

Nay tôi trả lời kệ này.

Kệ nói:

Đây nói vô nhân là

Nghĩa như trước đã nói.

Trong 3 thời nói nhân,

Kia bình đẳng mà nói.

Kệ này nói nghĩa gì ? Như vậy nghĩa lớn trước đã nói. Đây là vô nhân phải biết như thế. Như vậy luận nghĩa trước đã nói ngăn 6 thứ hồi. Nghĩa của luận trước kia nay nói ở đây.

Lại nữa ông nói kệ rằng:

Trước ngăn sau bị ngăn,

Như vậy không phù hợp.

Sau ngăn nếu đều cùng,

Như vậy biết hữu thể.

Nay tôi trả lời kệ này.

Kệ nói:

Nếu nói nhân 3 thời,

Trước bình đẳng như vậy.

Như vậy nhân 3 thời,

Với nói không: phù hợp.

Kệ này nói nghĩa gì ? Nếu ngăn 3 thời ngôn ngữ của nhân này, điều này trước đã trả lời, nên hiểu như vậy. Bởi vì sao ? Vì nhân bình đẳng. Nếu ngăn 3 thời, kia sẽ không phù hợp. Lời nói kia cũng ở trong ngăn, bị ngăn. Nếu ý ông bảo không ngăn, bị ngăn nên được ngăn, tôi đã ngăn rồi. Nhân 3 thởi này phù hợp với ngôn ngữ người nói không. Thế là thế nào ? Trước đã nói rồi. Như đã có kệ nói:

Tôi chẳng có chút vật,

Cho nên tôi không ngăn.

Như vậy ông vô lý,

Uổng nhọc chất vấn tôi.

Nếu ông lại bảo rằng 3 thời ngăn thành, thấy nhân thời trước, thấy nhân thời sau, thấy nhân đồng thời. Nhân thời trước như cha con, nhân thời sau như thầy trò, nhân đồng thời như như đèn và ánh sáng. Nay tôi nói điều này: Đây không phải như trước đã nói 3 thứ như vậy. Trong 3 thứ kia mỗi thứ lại có 3 thứ sai lầm. Điều này trước đã nói. Lại tuần tự ngăn. Ông lập tông sai, như vậy tự thể ngăn thành.

Kệ nói:

Nếu ai tin nơi không,

Người ấy tin tất cả.

Nếu ai không tin không,

Là không tin tất cả.

Kệ này nghĩa thế nào ? Nếu người tin không, thì người ấy tin tất cả pháp thế gian xuất thế gian. Bởi vì sao ? Nếu người tin không, thì tin nhân duyên hòa hợp mà sinh. Nếu tin nhân duyên hòa hợp mà sinh, thì tin 4 đế. Nếu tin 4 đế, thì người ấy tin tất cả thắng chứng. Nếu người có thể tin tất cả thắng chứng, thì tin Tam Bảo là Phật pháp tăng. Nếu tin nhân duyên hòa hợp mà sinh, thì người ấy tin pháp nhân pháp quả. Nếu người ấy có thể tin pháp nhân pháp quả, tin phi pháp nhân phi pháp quả, thì tin phiền não phiền não hòa hợp, phiền não pháp vật. Như vậy người ấy đều tin tất cả. Như vậy trước nói người ấy tin thiện hành ác hành. Nếu người ấy có thể tin hành pháp thiện ác, thì biết phương tiện vượt qua 3 ác đạo. Như vậy người ấy có thể tin tất cả các pháp thế gian. Như vậy vô lượng không thể nói hết.

Không, tự thể, nhân duyên,

Ba, nói một trung đạo.

Tôi quy mạng kính lễ,

Vô thượng đại trí tuệ.

Giải thích xong nghĩa của Luận Hồi Tranh.

Làm luận này là A-xà-lê Long Thụ Bồ-tát ma-ha-tát. Có thể giải thích nghĩa của tất cả các luận./.

HẾT