LUẬN NHÂN MINH NHẬP CHÍNH LÝ
Bồ-tát Thương-yết-la-chủ tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

Năng lập với năng phá,

Và tự, chỉ ngộ tha.

Hiện lượng với tỷ lượng,

Và tự, chỉ tự ngộ.

Đó là gồm chung nghĩa cốt yếu của các luận. Trong đây tông v.v…, đa ngôn gọi là năng lập. Do tông nhân dụ là đa ngôn để khai thị những người chưa hiểu nghĩa đến hỏi. Trong đây tông, là cực thành hữu pháp, cực thành năng biệt sai biệt làm tính, tùy tự lạc làm sở thành lập tính. Đó gọi là tông. Như có thuyết thành lập thanh là vô thường.

Nhân có 3 tướng. Những gì là 3 ? Là khắp cả là tính của tông pháp, đồng phẩm là hữu tính, dị phẩm là khắp cả vô tính.

Sao gọi là đồng phẩm, dị phẩm ? Nghĩa là pháp lập ra đều có nghĩa như nhau gọi là đồng phẩm. Như lập vô thường, thì cái bình v.v… là vô thường. Đó gọi là đồng phẩm. Dị phẩm, nghĩa là như ở nơi đó không có sở lập, nếu có tức là thường, thấy chẳng phải sở tác, như hư không v.v… Trong đây tính sở tác, hoặc tính cần dũng vô gián phát sinh, khắp cả đều là tính của tông pháp. Đồng phẩm chắc chắn nhất định là hữu tính. Dị phẩm thì khắp cả là vô tính. Đó là nhân vô thường v.v…

Dụ có 2 thứ : 1. Đồng pháp. 2. Dị pháp. Đồng pháp, là nếu nơi đó hiển thị nhân đồng phẩm quyết định là hữu tính. Nghĩa là nếu sở tác thì thấy kia là vô thường. Ví như cái bình v.v… Dị pháp, là nếu ở nơi đó nói sở lập là vô thì khắp cả nhân là phi hữu. Nghĩa là nếu như vậy tức là thường, chẳng phải do sở tác, như hư không v.v… Trong đây nói thường là biểu thị phi vô thường, nói phi sở tác là biểu thị vô sở tác. Như có phi hữu thì gọi là phi hữu.

Đã nói xong tông v.v…, như vậy gọi là đa ngôn. Khi khai ngộ cho người khác thì gọi là năng lập. Như nói thanh vô thường, đó là câu nói lập tông, vì tính sở tác là câu nói tông pháp. Như vậy sở tác là thấy kia vô thường, như cái bình v.v… là theo đồng phẩm mà nói. Nếu là thường thì phi sở tác, như hư không tức xa lìa ngôn thuyết. Chỉ 3 phần này gọi là năng lập.

Tuy muốn thành lập, do tương vi với hiện lượng nên gọi là tự lập tông. Nghĩa là hiện lượng tương vi, tỷ lượng tương vi, tự giáo tương vi, thế gian tương vi, tự ngữ tương vi, năng biệt bất cực thành, sở biệt bất cực thành, câu bất cực thành, tương phù cực thành. Trong đây hiện lượng tương vi, là như nói thanh là phi sở văn. Tỷ lượng tương vi, là nhs nói cái bình v.v… là thường. Tự giáo tương vi, là như các sư Thắng luận lập thanh là thường. Thế gian tương vi, là như nói ôm con thỏ chẳng phải mặt trăng, vì hữu thể. Lại như nói xương đầu người là sạch vì là phần chúng sinh giống như con ốc. Tự ngữ tương vi, là như nói mẹ ta là người thạch nữ kia. Năng biệt bất cực thành, là như Phật tử đối lại Số luận sư lập thanh diệt hoại. Sở biệt bất cực thành, là như Số luận sư đối Phật tử nói ngã là tư duy. Câu bất cực thành, là như Thắng luận sư đối đệ tử Phật lập ngã lấy làm nhân duyên hòa hợp. Tương phù cực thành, là như nói thanh là sở văn. Như vậy đa ngôn là để khiển trừ tự tướng các pháp. Không cho thành, lập vô quả, gọi là tự lập lỗi về tông.

Đã nói tự tông, nay sẽ nói tự nhân. Bất thành, bất định và tương vi, gọi là tự nhân.

Bất thành có 4: 1. Cả hai đều bất thành. 2. Theo một cái bất thành. 3. Do dự bất thành. 4. Sở y bất thành. Như thành lập thanh là vô thường v.v…nếu nói là vì tính mắt có thể trông thấy nên cả hai đều bất thành. Vì tính sở tác nên đối với Thanh hiển luận thì tùy theo một bất thành. Khi đối với tính sương mù khởi nghi hoặc, cho là đại chủng hòa hợp có lửa mà nói như vậy là do dự bất thành. Hư không là thật hữu vì sở y vào đức thì đối với Vô không luận là sở y bất thành.

Bất định có 6: 1. Chung. 2. Không chung. 3. Đồng phẩm một phần chuyển, dị phẩm chuyển khắp. 4. Dị phẩm một phần chuyển, đồng phẩm chuyển khắp. 5. Cả 2 phẩm một phần chuyển. 6. Tương vi quyết định.

Trong đây, chung là như nói thanh là thường, vì tính sở lượng. Thường, vô thường phẩm đều chung trong nhân này, cho nên bất định. Là như cái bình v.v… vì tính sở lượng nên thanh là vô thường. Là như hư không v.v… vì tính sở lượng nên thanh là thường.

Nói không chung, là như nói thanh thường. Vì tính sở văn nên thường vô thường phẩm đều lĩa khỏi nhân này. Ngoài thường vô thường ra đều phi hữu, nên là do dự nhân. Tính sở văn này là như thế nào ?

Đồng phẩm chuyển một phần, dị phẩm chuyển khắp, là như nói thanh chẳng phải cần dũng vô gián hiển phát vì tính vô thường. Vì tính vô thường nên trong đây tông chủ trương phi cần dũng vô gián hiển phát lấy điện, hư không v.v…làm đồng phẩm. Tính vô thường này đối với điện v.v… là hữu, đối với hư không v.v… là vô. Tông chủ trương phi cần dũng vô gián hiển phát lấy cái bình v.v… làm dị phẩm, đối với biến khắp hữu thì nhân này lấy điện, cái bình làm đồng pháp cho nên cũng là bất định. Vì như cái bình v.v…vì tính vô thường nên kia là cần dũng vô gián hiển phát. Vì như điện v.v… là tính vô thường nên kia là phi cần dũng vô gián hiển phát.

Dị phẩm chuyển một phần, đồng phẩm chuyển khắp, nghĩa là như lập tông nói thanh là cần dũng vô gián khởi phát vì tính vô thường. Tông chủ trương cần dùng dũng vô gián khởi phát lấy cái bình v.v… làm đồng phẩm, tính vô thường của nó biến hữu nơi đây, lấy điện, hư không làm dị phẩm, nơi kia một phần điện là hữu, hư không là vô, cho nên cũng là bất định như trước.

Cả 2 phẩm đều chuyển một phần, nghĩa là như nói thanh là thường vì không chất ngại. Trong đây tông chủ trương là thường, lấy hư không, cực vi v.v… làm đồng phẩm, tính không chất ngại đối với hư không v.v… là hữu, đối với cực vi v.v… là vô, lấy cái bình, lạc thụ v.v…làm dị phẩm, đối với lạc thụ v.v… là hữu, đối với cái bình v.v… là vô. Cho nên nhân này lấy lạc thụ, lấy hư không làm đồng phẩm nên cũng gọi là bất định.

Tương vi quyết định, nghĩa là như lập tông nói thanh là vô thường, vì tính sở tác ví như cái bình v.v…, hoặc có tông lập thanh là thường, vì tính sở văn ví như tính của thanh. Cả 2 lập tông đều là do dự nhân nên đều gọi là bất định.

Tương vi có 4, là pháp tự tướng tương vi nhân, pháp sai biệt tương vi nhân, hữu pháp tự tướng tương vi nhân, và hữu pháp sai biệt tương vi nhân.

Trong đây pháp tự tướng tương vi nhân, là như nói thanh là thường, vì tính sở tác, hoặc vì tính cần dũng vô gián khởi phát. Nhân này chỉ hiện hữu trong dị phẩm, nên là tương vi.

Pháp sai biệt tương vi nhân, là như nói mắt v.v… ắt bị người khác thụ dụng vì tính tích tập, như đồ nằm v.v… Nhân này nếu có thể thành lập con mắt v.v… ắt bị cái khác thụ dụng. Như vậy cũng có thể thành lập sở lập pháp sai biệt tương vi tích tha dụng các đồ nằm v.v… , vì tích tụ tha sở thụ dụng.

Hữu pháp tự tướng tương vi nhân, là như nói hữu tính là phi thật, phi đức, phi nghiệp. Có một thật là có đức nghiệp, như đồng với dị tính. Nhân này nếu như có thể ngăn chận được thật v.v… thì cũng như vậy có thể ngăn chận được hữu tính, vì đều cùng quyết định.

Hữu pháp sai biệt tương vi nhân, là như nhân này ở nơi tông trước hữu pháp sai biệt làm tính hữu duyên cũng có thể thành lập tương vi với đây làm tính phi hữu duyên, như ngăn chận thật v.v… vì đều quyết định.

Đã nói tự nhân, sẽ nói về tự dụ. Tự đồng pháp dụ có 5 thứ: 1. Năng lập pháp bất thành. 2. Sở lập pháp bất thành. 3. Cả hai đều bất thành. 4. Không hợp. 5. Đảo hợp. Tự dị pháp dụ cũng có 5 thứ: 1. Sở lập bất khiển. 2. Năng lập bất khiển. 3. Cả hai đều bất khiển. 4. Không ly. 5. Đảo ly.

Năng lập pháp bất thành, là như nói thanh thường, vì không chất ngại. Những gì không chất ngại là thường, giống như cực vi. Nhưng cực vi kia, theo sở thành lập pháp thì tính thường là hữu, theo năng thành lập pháp thì không chất ngại là vô. Bởi các cực vi là tính chất ngại.

Sở lập pháp bất thành, là nói như giác. Nhưng tất cả giác theo năng thành lập pháp thì không chất ngại là hữu, theo sở thành lập pháp thì tính thường trụ là vô. Bởi tất cả giác đều là vô thường.

Cả hai đều bất thành, là lại có 2 thứ hữu và phi hữu. Nếu nói như cái bình thì hữu đều bất thành. Nếu nói như hư không thì đối với Vô không luận, vô đều bất thành.

Không hợp, nghĩa là ở nơi đó không có phối hợp. Chỉ ở nơi cái bình v.v… hiện cả hai pháp năng lập sở lập. Như nói nơi cái bình thấy tính sở tác và tính vô thường.

Đảo hợp, nghĩa là nên nói các sở tác đều là vô thường, mà nói đảo lại các vô thường đều là sở tác.

Như vậy gọi là tự đồng pháp dụ phẩm.

Trong tự dị pháp, sở lập bất khiển, là chẳng hạn như có thuyết nói các vô thường là những gì thấy có chất ngại, ví như cực vi. Do nơi cực vi, sở thành lập pháp không khiển trừ tính thường, vì kia lập cực vi là tính thường, cho nên năng thành lập pháp không có không chất ngại.

Năng lập bất khiển, nghĩa là như nói nghiệp, chỉ khiển trừ sở lập không khiển trừ năng lập, vì kia nói các nghiệp không chất ngại.

Cả hai đều bất khiển, là đối với Hữu luận kia nói như hư không. Bởi kia chủ trương hư không không khiển trừ tính thường vì không chất ngại. Bởi nói hư không là tính thường vì không chất ngại.

Không ly, nghĩa là nói như cái bình thấy tính vô thường, tính có chất ngại.

Đảo ly, nghĩa là như nói những gì có chất ngại đều là vô thường.

Các tự tông nhân dụ như vậy gọi là phi chính năng lập.

Lại nữa để tự khai ngộ, phải biết chỉ có hiện và tỷ 2 lượng. Trong đây hiện lượng là vô phân biệt. Nếu có chính trí, đối với nghĩa của sắc v.v… lìa tất cả những phân biệt về danh ngôn chủng loại mà hiện hiện biệt chuyển nên gọi là hiện lượng.

Nói tỷ lượng, nghĩa là nhờ các tướng mà quán sát nơi nghĩa. Có 3 thứ tướng hư trước đã nói. Do chúng làm nhân đối với nghĩa được so sánh có sinh chính trí, hiểu rõ có lửa, hoặc vô thường v.v…, gọi là tỷ lượng. Ở trong 2 lượng, trí gọi là quả, vì là chứng tướng. Như có tác dụng mà hiển hiện nên cũng gọi là lượng.

Trí có phân biệt, nơi nghĩa chuyển khác gọi là tự hiện lượng. Nghĩa là các hữu trí, hiểu biết cái bình, cái áo do phân biệt sinh ra.

Do đối với nghĩa, nó không lấy tướng của chính nó làm cảnh, nên gọi là tự hiện lượng.

Nếu trí của tự nhân làm trước khởi các trí của tự nghĩa thì gọi là tự tỷ lượng. Tự nhân có nhiều thứ như trước đã nói. Dùng nó làm nhân, đối với sự so sánh có tính tương tự mà sinh các hữu trí, không thể chính giải, gọi là tự tỷ lượng.

Lại nữa, nếu hiển thị đúng lỗi của năng lập thì gọi là năng phá. Nghĩa là lúc mới năng lập thiếu sót tính lỗi, tính lỗi về lập tông, tính nhân bất thành, tính nhân bất định, tính nhân tương vi, và tính lỗi về dụ. Làm rõ những điểm này đển khai mở cho người hỏi hiểu rõ, nên gọi là năng phá.

Nếu không thật làm rõ được lỗi năng lập thì gọi là tự năng phá. Nghĩa là đối với năng lập viên mãn đầy đủ thì nói là thiếu sót, tông không có lỗi nói là có lỗi, nhân thành tựu thì nói bất thành nhân, nhân quyết định nói là bất định nhân, nhân không mâu thuẫn nói là tương vi nhân, dụ không lối nói là dụ có lỗi. Những lập luận ngôn thuyết như vậy gọi là tự năng phá. Bởi không thể nêu rõ lỗi của tông kia, do tông kia không có lỗi.

Đến đây hãy dừng lại thôi.

Đã nói ít cú nghĩa,

Để trước tiên phân định.

Trong đó lý, phi lý

Sẽ biện luận nơi khác./.

HẾT