NHÂN MINH CHÍNH LÝ MÔN LUẬN BẢN
Bồ-tát Đại Vực Long tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

Vì muốn đơn giản giữ sự chân thật trong nghĩa năng lập năng phá nên tạo luận này.

Tông v.v… nói nhiều nghĩa năng lập,

Trong đó chỉ tùy tự ý lạc.

Là sở thành lập gọi là tông,

Phi nghĩa tương vi kia: năng khiển.

Tông v.v… nói nhiều nghĩa năng lập, nghĩa là do tông nhân dụ nói nhiều biện thuyết về chỗ không liễu nghĩa của đối phương. Những phương thức lập luận nói nhiều này gọi là năng lập. Lại dùng một ngôn từ năng lập là hiển thị tổng quát một tính năng lập. Do đây phải biết tùy chỗ có thiếu sót gọi là lỗi năng lập. Nói “trong đó”, là nghĩa khởi luận đoan, hoặc nghĩa giản trì, là ở trong tông v.v…nên gọi là “trong đó”. Nói “chỉ”, là nghĩa giản biệt. “Tùy tự ý”, là tùy ý mình lập không kể luận tông. “Lạc”, là sở lập, nghĩa là bất lạc là tính năng thành lập, nếu khác đây gọi là sở thành lập. Tương tự nhân tương tự dụ cũng phải gọi là tông để hiển thị lìa lỗi của các lập tông khác. Nói “Phi nghĩa tương vi kia: năng khiển”, nghĩa là nếu chẳng phải trái nghĩa ngôn ngữ âm thanh sở khiển, như lập tất cả ngôn ngữ đều là vọng, hoặc mâu thuẫn với nghĩa trước đã lập tông, như bọn Huân hồ tử lập thanh là thường còn. Lại như trong tông do không chung nên không có tỷ lượng làm cực thành nói là khiển trừ nghĩa trái nhau. Như nói “Ôm con thỏ chẳng phải có mặt trăng”. Lại đối với hữu pháp, tức kia lập cực thành hiện lượng này là khiển trừ nghĩa trái nhau với tỷ lượng. Như có thuyết thành lập thanh chẳng phải sở văn, cái bình là thường v.v… Có các thuyết nói rằng tông nhân mâu thuẫn nhau gọi là tông vi, là không phải lỗi của tông. Vì ở trong đó lập thanh là thường, tất cả đều vô thường, là dụ phương tiện cần lập một pháp khác. Do hợp dụ cho thấy chẳng phải tất cả. Nhân này là phi hữu, vì thanh có trong tất cả. Hoặc vì lập một phần nghĩa nên nghĩa này không thành gọi là lỗi của nhân. Dụ cũng có lỗi do dụ pháp khác, trước nói tông không sau nói nhân không. Phải nói như thế này vô thường tất cả, là nói phi phi nhất thiết nghĩa, nhưng đây nói đảo lại nhất thiết vô thường cho nên trong đây dụ cũng có lỗi.

Như vậy đã nói tông và tương tự tông. Nhân với tương tự nhân đa phần là tông pháp. Nay sẽ hiển thị tướng sai biệt này.

Tông pháp nơi đồng phẩm,

Là đủ hữu, phi hữu.

Nơi dị phầm đều 3,

Hữu, phi hữu và 2.

Sao không gồm chung lấy lạc sở thành lập hợp lại nói là tông ? Sao trong đây lại nói tông là chỉ lấy hữu pháp ?

Đây không có lỗi bởi tổng thanh cũng chuyển nơi biệt. Như nói “ đốt áo “.Hoặc có tông thanh chỉ thuyên nơi pháp. Trong đây tông pháp chỉ lấy lập luận và địch luận, là quyết định cùng chấp nhận. Ở trong đồng phẩm, hữu phi hữu v.v… cũng như vậy. Bởi vì sao ? Nay đây chỉ dựa vào chứng liễu nhân, cho nên chỉ do trí lực hiểu được nghĩa sở thuyết, chẳng phải như sinh nhân do có thể khởi dụng.

Nếu vậy đã lấy trí làm liễu nhân thì lời nói ấy lại mất nghĩa năng thành lập ?

Đây cũng không phải vậy. Khiến kia ức niệm bản cực thành, cho nên trong đây chỉ lấy kia đây đều chấp nhận nghĩa, tức là khéo nói. Do vậy, nếu có kia đây không đồng chấp nhận, chắc chắn chẳng phải tông pháp. Như có thuyết thành lập thanh là vô thường, vì mắt thấy. Lại nếu địch luận không đồng chấp nhận, thì như đối hiển luận sở tác tính . Lại nếu do dự như khi dựa vào khói chẳng hạn khởi nghi hoặc thành lập đại chủng hòa hợp là có lửa vì hiện có khói. Hoặc ở nơi đó hữu pháp bất thành, như thành lập ngã, thể của nó chu biến khắp mọi nơi vì sinh lạc v.v… Như vậy nói tất cả phẩm loại có ngôn từ đều là phi năng lập, ở nơi đồng phẩm của nó hữu phi hữu v.v… cũng tùy chỗ thích ứng phải nói như thế. Ở trong trường hợp phải nói nhân với tương vi và bất định thì chỉ có cùng chấp nhận ngôn từ quyết định nói là năng lập hoặc nói là năng phá, chẳng phải cùng nhau bất thành ngôn từ do dự lại phải đợi thành. Phàm lập tông pháp, lý phải dùng các pháp khác làm nhân, thành lập pháp này. Tức là nếu thành lập hữu pháp là hữu, hoặc lập là vô, như hữu thành lập tối thắng là hữu vì hiện thấy vật khác có tổng loại, hoặc lập là vô vì không thể có được.

Nghĩa ấy như thế nào ?

Trong đây chỉ lập vật khác, chắc chắn có một nhân làm tông, không lập tối thắng, nên không có lỗi này. Nếu lập là vô, cũng giả an lập một pháp không thể có được, cho nên cũng không có lỗi hữu pháp. Nếu lấ hữu pháp lập các hữu pháp khác, hoặc lập pháp ấy như lấy khói lập lửa hoặc lấy lửa lập xúc.

Nghĩa ấy như thế nào ?

Nay ở trong đây chẳng phải lấy sự thành lập lửa và xúc làm tông, mà chỉ để thành lập vật tương ưng với đây. Nếu không như vậy thì căn cứ vào khói lập lửa căn cứ vào lửa lập xúc, phải thành một phần tông nghĩa làm nhân. Lại ở trong đây chẳng phải muốn thành lập hữu tính của lửa xúc cùng biết là có, lại ở trong đây quán thành nên lập pháp hữu pháp, chẳng phải đức hữu đức nên không có lỗi.

Lại nói bài tụng rằng:

Hữu pháp chẳng thành nơi hữu pháp,

Và pháp đây chẳng thành hữu pháp.

Chỉ do pháp nên thành pháp ấy,

Như vậy thành lập nơi hữu pháp.

Nếu thành lập thanh chẳng phải là thường, nghiệp phải là thường, thì cái thường phải là cái có thể có được.

Như vậy làm sao gọi là tông pháp ?

Đây nói cái lỗi kia do tông nhân, bởi có lập thuyết phải nói, bởi trước lập thường vì không có hình ngại, sau chỉ lập tôn bài xích lỗi của nhân kia.

Nếu như vậy lập thanh là vô thường, vì sở tác chẳng phải thường, thường chẳng phải sở tác.

Đây là thế nào ?

Là dụ phương tiện đồng pháp khác pháp. Như thứ tự đó mà nói tông ấy chắc chắn theo đuổi, và tông không có chỗ chắc chắn không nhân. Bởi ở trong đây do phối hợp hiển thị nhân của tính sở tác. Như vậy âm thanh này chắc chắn là sở tác chẳng phải phi sở tác. Cái tính sở tác này chắc chắn là tông pháp.

Lại nói bài tụng rằng:

Nói nhân tông đi theo,

Tông không, nhân chẳng có.

Y hiển dụ thứ 5,

Phối hợp nên biết nhân.

Do đây đã giải thích trở lại phá phương tiện, bởi tính sở tác thấy nơi vô thường nên không thấy nơi thường. Như vậy thành lập thanh chẳng phải là thường nên phi tác. Cho nên thuận thành trở lại phá phương tiện, chẳng phải nhân của biệt giải. Như phá ngã của Số luận đã có nói rộng nên nay hãy thôi tranh luận .

Như vậy 3 thứ sai biệt của tông pháp là đồng phẩm hữu, phi hữu và đủ cả hai. Trước trừ chữ “và”.

Trong đây, nếu phẩm với pháp sở lập gần bằng nhau thì gọi là đồng phẩm. Bởi tất cả nghĩa đều gọi là phẩm. Nếu sở lập không, gọi là dị phẩm. Phi với đồng phẩm tương vi, hoặc biệt dị. Nếu tương vi, thì phải giản biệt. Nếu biệt dị, thì phải không có nhân. Do đạo lý này tính sở tác có thể thành vô thường và vô ngã v.v… không trái nhau. Nếu pháp có thể thành trái nhau với sở lập, là lỗi tương vi, tức gọi là tựa nhân như pháp vô vi. Tương vi cũng vậy. Pháp sở thành là không, vì chắc chắn không có. Chẳng phải như nhân của cái bình v.v… thành do dự lần hồi trong không mà có. Bởi cái tính sở tác hiện thấy lìa cái bình, nơi cái áo v.v… mà có. Chẳng phải lìa vô thường nơi vô ngã v.v…mà có nhân này.

Thế nào là pháp khác ở nơi khác chuyển ?

Do kia tương tự không nói tên khác nói tức là đây, không có lỗi nếu không nói khác.

Sao nhân này gọi là tông pháp ?

Trong đây chỉ nói chắc là tông pháp, không muốn nói duy chỉ là tông pháp.

Nếu vậy đồng phẩm cũng phải gọi là tông ?

Không phải như vậy. Vì chỗ khác nói sở thành. Nhân ắt không khác mới thành tỷ lượng nên không tương tự. Lại đây mỗi mỗi đều có 3 thứ. Nghĩa là trong tất cả đồng phẩm hữu, nơi dị phẩm kia hoặc hữu, phi hữu, và hữu phi hữu, nơi đồng phẩm kia phi hữu và đều cả hai. Đều có 3 thứ sai biệt như vậy.

Nếu vô thường tông hoàn toàn không có dị phẩm, đối không lập luận có hư không v.v… làm sao nói được nơi kia không có cái này ?

Nếu kia không có, nơi kia không chuyển, vì hoàn toàn không nghi nên không có lỗi này. Như vậy hợp thành 9 thứ tông pháp, tùy theo thứ tự lược nói tướng của chúng. Nghĩa là lập thanh là thường vì tính sở lượng, hoặc lập vô thường vì tính sở tác, hoặc lập cần dũng vô gián sở phát vì tính vô thường, hoặc lập là thường vì tính sở tác, hoặc lập là thường vì tính sở văn, hoặc lập là thường vì tính sở phát cần dũng vô gián hoặc phi cần dũng vô gián sở phát vì tính vô thường, hoặc lập vô thường vì tính sở phát cần dũng vô gián, hoặc lập là thường vì không xúc đối. Chín thứ như vậy gồm trong 2 bài tụng:

Thường, vô thường, cần dũng,

Hằng trụ, tính kiên lao.

Phi cần, thiên, bất biến,

Do sở lượng… 9 thứ.

Sở lượng, tác, vô thường,

Tác tính, nghe, dũng phát.

Vô thường, dũng, vô xúc,

Y tính thường… 9 thứ.

Phân biệt như vậy gọi là nhân, tương vi, bất định. Cho nên bản tụng nói:

Nơi đồng, hữu và 2,

Nơi dị, vô là nhân.

Ngược đây là tương vi,

Ngoài ra đều bất định.

Trong đây chỉ có 2 thứ gọi là nhân, nghĩa là nơi đồng phẩm khắp tất cả là hữu, dị phẩm khắp tất cả là vô. Và nơi đồng phẩm thông cả hữu phi hữu, dị phẩm thì khắp tất cả là vô. Ở cái đầu và sau 3 cái đều lấy 1 cái giữa. Lại nữa, chỉ 2 thứ nói là trái nhau vì có thể đảo lập, nghĩa là nơi dị phẩm hữu và 2 thứ , nơi đồng phẩm khắp tất cả là vô. Thứ hai trong 3 cái lấy 2 cái đầu và sau. Ngoài ra 5 thứ nhân và trái nhau, đều không quyết định, đó là nghĩa của nghi nhân. Lại trong các tướng của tất cả nhân đều nói sở thuyết một số đồng loại, chớ nên nói 2 tướng trái nhau họp chung một chỗ như là nhân v.v… Hoặc nơi một tướng đồng tác sự nên thành nhân không biến khắp. Lý nên gọi 4 thứ là nhân bất định, vì đều có cả 2.

Sở văn là thế nào ? Vì do không chung. Bởi nếu không chung thành lập pháp có các sai biệt gồm khắp tất cả đều là nghi nhân. Chỉ kia là hữu tính nên kia bao gồm. Hoàn toàn lìa nên các hữu đều cùng không giản biệt nhân. Đây chỉ đối với kia đều không trái nhau là tính nghi nhân. Nếu ở trong đó câu phần là hữu cũng là định nhân. Giản biệt những cái khác nên gọi là sai biệt. Nếu trả lời chấp nhận có tính của thanh là thường thì đây phải thành nhân. Nếu bấy giờ không có hiển thị tính sở tác là vô thường nhân thì chấp nhận có nghĩa này. Nhưng đều có thể được một nghĩa trái nhau, không thể chấp nhận hữu chi, nên là do dự nhân. Lại nữa vì trong sức hiện giáo này thắng hơn nên phải dựa vào tư duy này cầu quyết định. Tụng nói:

Nếu pháp là không chung,

Chung, chắc chắn tương vi.

Khắp tất cả, nơi kia,

Đều là tính nghi nhân.

Tà chứng pháp, hữu pháp,

Tự tính hoặc sai biệt,

Đây thành tương vi nhân

Nếu không có nghịch hại.

Quán tông pháp thẩm xét

Nếu sở thích nghịch hại,

Thành trù trừ, điên đảo,

Khác đây, không tựa nhân.

Như vậy là đã nói xong nhân và tựa nhân. Nay sẽ nói đến dụ và tựa dụ:

Nói nhân, tông đi theo,

Tông không nhân, không có.

Hai đây là thí dụ,

Ngoài ra đều tương tự.

Dụ có 2 thứ: Đồng pháp và dị pháp. Đồng pháp là lập thanh vô thường vì là tính cần dũng vô gián sở phát. Bởi các cần dũng vô gián sở phát đều thấy vô thường. Cũng như cái bình v.v… Dị pháp là các hữu thường trụ, thấy chẳng phải do cần dũng sở phát. Như hư không v.v… Trước là giá thuyên, sau là chỉ lạm. Do hợp và ly là nghĩa tỷ đạc, do đó tuy đối nghịch không lập thật có thái hư không, mà được hiển thị không có tông thành nghĩa không có nhân. Lại nữa vì duyên gì thứ nhất nói nhân tông đi theo, thứ hai nói tông không nhân không có, mà không nói nhân không tông không có ư ? Do nói như vậy có thể hiển thị nhân đồng phẩm chắc chắn là có. Dị phẩm khắp không, chẳng phải nói điên đảo. Lại nữa có tụng nói:

Nên lấy phi tác chứng thường kia,

Hoặc lấy vô thường thành sở tác.

Nếu vậy phải thành phi sở thuyết,

Bất biến, phi lạc v.v… hợp, ly.

Như vậy là đã nói xong 2 pháp hợp ly thuận nghịch 2 dụ. Ngoài ra tương tự với đây là nghĩa của tựa dụ. Sao gọi là ngoài đây ra ? Nghĩa là ở đó sở lập năng lập và bất đồng phẩm tuy có hợp ly mà là điên đảo thuyết. Hoặc ở nơi đó không làm hợp ly, chỉ hiện sở lập năng lập đều có, dị phẩm đều không. Như vậy 2 pháp hoặc tùy 1 bất thành bất khiển, hoặc có 2 đều bất thành bất khiển. Như lập thanh là thường vì không xúc đối. Đồng pháp dụ nói các không xúc đối thấy chúng đều thường, như nghiệp, như cực vi, như cái bình v.v… Dị pháp dụ là nói các vô thường thấy có xúc đối, như cực vi, như nghiệp, như hư không v.v… Do đó đã nói trong đồng pháp dụ có pháp bất thành. Nghĩa là đối không chấp nhận thường. Hư không v.v… là phải đủ 2 thí dụ ngôn từ mới thành năng lập, là như nhân kia chỉ tùy nói một. Nếu với chính lý phải nói đủ 2. Do đó hiển thị đầy đủ sở lập không lìa nhân kia. Bởi hiển thị đầy đủ đồng phẩm chắc chắn có dị phẩm khắp không, có thể chính đối trị tương vi, bất định. Nếu có nơi đây một phần đã thành, tùy nói một phần cũng thành năng lập. Nếu như thanh kia 2 nghĩa đồng chấp nhận, đều không phải nói, hoặc do nghĩa căn cứ 1 có thể rõ 2.

Lại trong tỷ lượng chỉ thấy lý này. Nếu chỗ so sánh đây đem thẩm định đối với các đồng loại khác, niệm đây chắc chắn có, đối với vô xứ kia niệm đây khắp không. Cho nên do đây sinh cái hiểu quyết định. Nên tụng nói:

Như tự quyết định rồi,

Mong kia quyết định sinh.

Nói tông pháp, tương ưng,

Sở lập, các viễn ly.

Là ở trong sở tỷ, để làm rõ tính của tông pháp nên nói nhân; để làm rõ tính quan hệ không tương ly của nhân pháp với tông pháp nơi đây nên nói dụ, để làm rõ sở tỷ nên nói tông. Ở trong sở tỷ, trừ đây sẽ không có chi phần, nào khác. Do đó ngăn chận khiển trừ các thẩm xét và với hợp kết.

Nếu vậy, dụ phải chẳng phải dị phần, vì làm rõ nghĩa của nhân. Về sự, tuy thật vậy, nhưng nói nhân đây là chỉ để làm rõ tính của tông pháp, chứ chẳng phải để hiển thị đồng phẩm dị phẩm hữu tính vô tính. Cho nên phải tách riêng đồng dụ dị dụ.

Nếu chỉ đem nhân biểu thị ý nghĩa sở thuyên mà gọi là nhân thì có gì sai lỗi hay có gì đúng tốt ?

Nói riêng dụ phần là đúng là tốt. Như thế gian nói phương tiện với nghĩa của nhân đều không tương ưng.

Nếu vậy có lỗi gì ?

Đó là chỉ nói nghĩa tương ứng với đồng loại sở lập mà không có công năng, chẳng phải nghĩa của năng lập. Bởi luận thức kia chỉ nói tính sở tác nên tương tự pháp đồng loại không nói ý nghĩa thành lập của năng lập. Lại nhân, dụ riêng biệt, đây có đồng pháp dị pháp của sở lập, hoàn toàn không có khả năng hiển thị tính bất tương ly của nhân với sở lập. Cho nên chỉ có tương tự nghĩa của sở lập mà không có công năng.

Vì sao không có công năng ?

Bởi trong cùng dụ không chắc là tông pháp, tông nghĩa tương tự, đây lại là các ví dụ sở thành lập nên thành vô cùng. Lại nữa không chắc chắn có các phẩm loại, vì chẳng phải trong dị phẩm không biểu thị vô tính có thể lựa chọn làm thí dụ, cho nên nói tụng rằng:

Nếu nhân chỉ sở lập,

Hoặc sai biệt tương tự,

Thí dụ sẽ vô cùng,

Và ngăn trừ dị phẩm.

Thế gian chỉ hiển thị tông, nhân dị phẩm hữu tính, đồng xứ làm dị pháp dụ, chẳng phải tông vô xứ, nhân bất hữu tính, cho nên nhất định không có công năng.

Nếu chỉ có tông pháp là nhân tính thì những bất định cũng phải thành nhân. Làm sao có đủ năng lập sở lập và 2 thứ thí dụ của dị phẩm pháp mà có lỗi này ?

Nếu khi ấy sở lập dị phẩm chẳng phải một chủng loại thì có lỗi này, như ban đầu, sau 3 đều có thí dụ sau cùng. Cho nên chắc chắn 3 tướng chỉ là hiển thị nhân. Do đó tuy tất cả phần đều có thể là nhân hiển thị sở lập, nhưng chỉ chỉ lấy một phần nói là nhân.

Như vậy đã lược nói tông v.v… và tương tự, tức đa ngôn là năng lập và tự năng lập, tùy chỗ thích ứng để khai ngộ đối phương nên nói năng lập và tự năng lập này.

Để tự khai ngộ chỉ có hiện lượng cùng với tỷ lượng. Kia thanh, dụ v.v…gồm ở trong đây cho nên chỉ có 2 lượng. Do đây có thể liễu ngộ tự tướng và cộng tướng, cho nên chẳng phải tách rời 2 tướng này mà có sở lượng nào khác để liễu tri kia lại lập lượng khác, cho nên tụng nói:

Hiện lượng trừ phân biệt,

Ngoài ra nói nhân sinh.

Trong đây nói hiện lượng trừ phân biệt, nghĩa là nếu có trí thì đối với sắc v.v… các cảnh xa lìa tất cả chủng loại danh ngôn giả lập vô dị các môn phân biệt. Bởi chúng không cùng duyên hiện riêng biệt chuyển, nên gọi là hiện lượng. Nên nói tụng rằng:

Hữu pháp: phi một tướng,

Căn: phi tất cả hành.

Chỉ nội chứng ly ngôn,

Là cảnh giới sắc căn.

Ý địa cũng có lìa các phân biệt, chỉ có chứng hành chuyển. Lại đối với tham v.v… các tự chứng phần, các người tu thiền định lìa sự phân biệt của giáo nghĩa đều là hiện lượng.

Lại ở trong đây không có lượng quả nào khác bởi ngay nơi cái thể này sinh nghĩa tương tự nên tương tự có công năng tác dụng vì vậy giả nói là lượng.

Nếu trong tham v.v… các tự chứng phần cũng là hiện lượng thì vì sao trong đây trừ trí phân biệt ?

Không ngăn tự chứng hiện lượng trong đây vì không phân biệt. Có điều trong đây liễu biệt các cảnh phần không gọi là hiện lượng. Do đó tức như nói nghĩ nhớ, so sánh lượng đạc, mong cầu, trí nghi ngờ, trí hoặc loạn v.v… đối với thô ái v.v… đều chẳng phải hiện lượng tùy theo chỗ lãnh thụ trước mà phân biệt chuyển. Cũng như vậy cái trí của thế tục về cái bình, số, cử, hữu tính, bình tính v.v… đều là tự hiện lượng vì các loại trí này đều trong pháp thật hữu tạo tác các hành tướng, giả hợp các nghĩa mà phân biệt chuyển.

Đã nói xong về hiện lượng, tiếp sẽ nói đến tỷ lượng. ‘Ngoài ra nói nhân sinh’ nghĩa là câu này là nói cái trí tỷ lượng phát sinh từ cơ sở trí hiện lượng, như đã nói năng lập nhân sinh là duyên theo nghĩa ấy.

Đây có 2 thứ, nghĩa là với cái trí so sánh thẩm xét quán sát từ hiện lượng sinh hoặc tỷ lượng sinh, và nghĩ nhớ nhân này với chỗ lập tông không tách rời nhau. Do đó thành lực đã nói ở trước, nghĩ nhớ đồng phẩm nhất định có. Cho nên vì là nhân so sánh lượng đạc gần xa đều gọi là tỷ lượng. Đây là y cứ vào tác cụ và tác giả mà nói. Như vậy nên biết rằng liễu ngộ tỷ lượng kia cũng không tách rời đây mà được thành năng lập. Cho nên nói tụng rằng:

Một sự có nhiều pháp,

Tướng: phi tất cả hành.

Chỉ do các giản biệt,

Biểu định hay theo đuổi.

Cũng như vậy năng tướng,

Cũng có rất nhiều pháp.

Chỉ không vượt sở tướng,

Năng biểu thị, phi dư.

Vì sao trong đây với hiện lượng ở trước kiến lập riêng biệt ?

Vì hiện … 2 môn, đây ứng với tỷ quả nói là tỷ lượng, kia ứng với hiện nhân nói là hiện lượng đều không ngăn cản.

Đã nói xong năng lập và tự năng lập, tiếp sẽ nói năng phá và tự năng phá. Tụng nói:

Năng phá thiếu ngôn từ,

Tự phá là các loại.

Trong đây nói năng phá thiếu ngôn từ, nghĩa là thiếu các ngôn từ đã nói ở trước các phần lỗi, mỗi lời mỗi lời đều gọi là năng phá, bởi mỗi lời mỗi lời đều hiển thị tiền tông chẳng phải là thiện thuyết, tức là địch luận đều chẳng phải chân năng lập.

Tụng nói ‘Tự phá là các loại’, tức là các loại lỗi tương tự đồng pháp gọi là tự năng phá. Bởi kia phần nhiều dùng tỷ lượng để mê hoặc đối phương mà lập ra, cho nên không hiển thị đúng chỗ sai lầm của đối phương. Do kia bài xích phi lý mà lập ra năng phá nên những loại như thế gọi là loại lỗi. Nếu với phi lý lập trong tỷ lượng như vậy, hoặc không hiểu rõ lỗi của tỷ lượng, hoặc không biết phá như thế nào thì không gọi là loại lỗi.

Vì thị hiện dị phẩm

Do đồng pháp dị lập,

Đồng pháp tương tự Ngoài

Do dị pháp Phân biệt

Sai biệt là phân biệt.

Nên một thành không khác.

Hiển sở lập các nhân,

Có thể gọi tương tự.

Nghĩa khó rõ, biệt nghi nhân,

Nên nói là do dự.

Nói nghĩa dị phẩm nên

Phi ái là nghĩa chuẩn.

Trong đây thị hiện dị phẩm nên ‘do đồng pháp dị lập’. ‘Đồng pháp tương tự’, là điên đảo thành lập nên gọi là dị lập. Đây là căn cứ vào tác cụ tác giả mà nói đồng pháp. Tức là tương tự nên gọi là đồng pháp tương tự vì bao gồm trong loại lỗi tương tự. Nói tương tự , nghĩa là âm thanh trung tính vì tương ưng năng phá, hoặc theo đó kết tụng.

Thế nào là đồng pháp tương tự năng phá ?

Vì trong sở tác nói năng tác, vì chuyển sinh khởi nên nói như vậy, sau tùy chỗ thích ứng cũng nói như vậy. Nay trong đây do đồng pháp dụ điên đảo thành lập cho nên nói là đồng pháp tương tự. Như có thuyết thành lập thanh là vô thường, vì do tính cần dũng vô gián phát sinh. Đây lấy hư không làm dị pháp dụ, lấy hữu hiển hư không làm đồng pháp dụ, vì không có chất liệu nên lập thanh là thường. Cũng như vậy, tức như đây nói trong nhân cái bình phải là đồng pháp, mà dị phẩm hư không nói là đồng pháp do đó nói là đồng pháp tương tự. ‘Ngoài ra do dị pháp’, tức là dị pháp tương tự, nghĩa là ngoài đồng pháp tương tự ở trước còn lại là thị hiện dị phẩm do dị pháp dụ điên đảo mà lập. Trong 2 dụ như trước an lập cái bình là dị pháp, cho nên nói là dị pháp tương tự.

Phân biệt sai biệt gọi là phân biệt, nghĩa là trước nói thị hiện v.v…, nên nay nói phân biệt sai biệt. Phải biết phân biệt đồng pháp sai biệt, nghĩa là như trước nói cái bình là đồng pháp. Nơi đồng pháp kia có pháp có thể nung đốt v.v… vì nghĩa sai biệt đó nên cái bình phải là vô thường, chẳng phải như thanh là thường vì có chỗ sai biệt là không thể thiêu đốt v.v…. Do phân biệt điên đảo này lập ra nên nói là phân biệt tương tự. Văn tụng nói ‘Nên một thành không khác’ hiển thị đồng pháp như trước đã nói, do đó đây và kia phải thành một. Kia là cái gì ? Bởi không nghe phương tiện khác, vì gần gũi nên biết là tông. ‘Thành không khác’, tức là thành lỗi không khác, nghĩa là do câu này có thể biết nghĩa nên không nói tên cái gì với cái gì cùng thành không khác. Cho nên tức tất cả đây với tất cả kia nếu có nói nếu thấy cái bình v.v…có đồng pháp tức khiến các pháp khác cũng không khác biệt. Tất cả bình, pháp, thanh đều có, thế thì tất cả pháp phải thành cùng một tính với nhau. Trong đây cưỡng ép thành lỗi không khác biệt, cũng để hiển thị sự sai biệt của cái bình và thanh không khác lắm với phân biệt tương tự ở trước nên phải nói riêng. Nếu lấy sự phát sinh cần dũng vô gián thành lập vô thường, muốn hiển thị đều chẳng phải tính rốt ráo thì thành lỗi không khác biệt của tông nhân, cưỡng ép đây khién thành tính không khác biệt. Cho nên gọi tên là vô dị tương tự.

Có thuyết nói rằng nếu nhân này có thể thành lập sở thành lập pháp thì cũng có thể thành lập tương vi pháp này. Do không khác biệt cho nên gọi là vô dị tương tự.

Tụng nói ‘Hiển sở lập các nhân, có thể gọi tương tự.’, nghĩa là hiển thị sở lập tông pháp mà các nhân có thể được tức là nói có thể được tương tự. Nghĩa là có thuyết nói như trước thành lập thanh là vô thường, đó chẳng phải là chính nhân. Đối với điện, ánh sáng v.v… do hiện thấy v.v… các nhân có thể được là vô thường. Cho nên nếu tách rời đây mà có được kia thì đây chẳng phải nhân của kia.

Ngoài ra đối với đây còn tạo phương tiện khác bảo rằng đây chẳng phải chính nhân vô thường của kia vì không biến khắp. Như nói cây rừng đều có tư duy vì chúng có ngủ.

Nghĩa khó hiểu rõ và nghi nhân nên nói là do dự, nghĩa là quá loại tương ưng nên nói nữ thanh. ( Trong tiếng Phạn 2 từ ‘tương tự’ với ‘quá loại’ thì ‘quá loại là jāti chỉ cho nữ thanh, và ‘tương tự’ là samā cũng chỉ cho nữ thanh, tức là tiếng con gái.) Trong đây nhân phân biệt sự khác biệt tông nghĩa thành bất định. Cho nên nói là do dự tương tự, hoặc phân biệt sự khác biệt nghĩa của nhân nên gọi là do dự tương tự quá loại. Nghĩa là có thuyết nói như trước thành lập ‘thanh là vô thường vì tính tính cần dũng vô gián phát khởi’, hiện thấy ‘cần dũng vô gián phát khởi’ hoặc hiển hoặc sinh nên thành do dự nay sở thành lập là hiển hay là sinh ? Cho nên không nên lấy nhân như vậy chứng nghĩa “vô thường”.

Tụng nói ‘Nói nghĩa dị phẩm nên phi ái là nghĩa chuẩn’ nghĩa là có thuyết nói nếu lấy cần dũng vô gián phát sinh nói là vô thường là nghĩa chuẩn đúng, thì nếu chẳng phải cần dũng vô gián phát khởi như điện, ánh sáng v.v… phải đều là thường, như vậy gọi là nghĩa chuẩn tương tự.

Phải biết trong văn tụng đây lược bỏ câu sau, cho nên chỉ nói do dự và nghĩa chuẩn.

Lại có người hỏi vì nghĩa gì đồng pháp tương tự v.v…các thứ loại lỗi tuần tự các sư cổ nhân minh nói không đồng nhau, mà tên gọi của các loại lỗi các sư cổ nhân minh nói lại tương đồng với tự phá ?

Do các đồng pháp này,

Nhiều nghi nên tự phá.

“Nhiều” nói là hiển hoặc có dị nghĩa nan phá và là hiển lỗi tương tự bất thành nhân. Trong đây 4 thứ trước đều không tương ưng với thí dụ phương tiện tôi đã nói. Hơn nữa theo thí dụ phương tiện của thế gian tuy không hiển thị nhân là tính quyết định nhưng bao gồm cái thể của nó nên nói như vậy. Do sử dụng các nhân bất định đồng pháp thành lập tự tông, phương tiện nói kia cũng có pháp này. Do đó mà thành tự cộng bất định, hoặc lại thành tự tương vi bất định.

Nếu nói chỉ là thành lập tông của mình thì sao bất định được gọi là năng phá ?

Chẳng phải nói đây cho là năng phá. Khó phá bất định nói là bất định vì trong năng thuyên nói sở thuyên nên không có lỗi này. Những chỗ khác cũng phải an lập như vậy. Nếu sở lập lượng có lỗi bất định, hoặc lại quyết định nhân các đồng pháp có sở thành lập tức gọi là năng phá.

Vì những nan phá cho nên nếu hiện thấy lực, tỷ lượng không thể ngăn chận khiển trừ tính ấy, như thành lập “ thanh là phi sở văn, giống như cái bình v.v…” bởi hiện thấy thanh là sở văn. Không nên vì tính sở văn mà ngăn chận khiển trừ vô thường. Chẳng phải chỉ không thấy, là có thể khiển trừ .

Nếu không như vậy thì cũng phải khiển trừ thường ?

Vô dị tương tự thứ 2 là lỗi tự bất thành nhân. Kia lấy ‘bản vô mà sinh’ tăng ích sở lập làm tông nhân thành một lỗi. Cho nên đây lấy ‘bản vô mà sinh’ cực thành nhân pháp, chứng diệt hậu vô, nếu tức lập kia có thể thành năng phá. Vô dị tương tự thứ 3 thành lập nghịch hại sở lập, khó phá cho nên tương tự, như do ‘có thể thiêu’ v.v… vì không quyết định.

Nếu vậy quyết định có thể thành tương vi. Có thể được tương tự sở lập bất định cho nên thành tương tự. Nếu sở lập nhân là thường, cũng có thể thành năng phá. Thứ 2 có thể được tuy không biến khắp, vì các loại khác không, cho nên tương tự không thành lỗi. Nếu sở lập là vô, có thể gọi là năng phá, chẳng phải ở trong đây muốn lập tất cả đều là vô thường.

Do dự tương tự, nghĩa là lấy cần dũng vô gián phát khởi được thành lập diệt hoại, nếu lấy sinh khởi tăng ích lập làm lỗi bất định thì đây là tương tự bất định. Nếu nơi sở lập không khởi phân biệt, chỉ giản biệt nhân sinh khởi làm nan phá thì đây tương tự bất thành. Bởi trong đây không muốn chỉ có sinh thành lập diệt hoại. Nếu sinh, nếu hiển thảy đều diệt hoại thì chẳng phải bất định.

Nghĩa chuẩn tương tự, nghĩa là do lấy điên đảo bất định làm nan phá nên tương tự bất định. Nếu chẳng phải cần dũng vô gián phát mà lập thường, vô thường, hoặc chỉ cần dũng vô gián phát vô thường chẳng phải những gì khác thì có thể thành năng phá.

Nếu nhân chí bất chí,

Ba thời, phi ái ngôn.

Chí phi chí, không nhân,

Là nhân tương tự khuyết.

Nếu nhân đến, không đến, 3 thời chẳng phải ái ngôn, đến, chẳng phải đến, không nhân, nghĩa là đối với đến, không đến làm phi ái ngôn, nếu nhân năng lập đến tông sở lập mà thành lập thì không sai biệt. Cho nên chẳng phải là sở lập, như nước ao hồ và nước biển hợp nhau không khác. Lại nữa nơi 3 thời làm phi ái ngôn, nếu nhân năng lập ở trước sở lập, chưa có sở lập, thì đó là nhân gì ? Nếu nói ở sau, thì sở lập đã thành còn cần phải có nhân nữa ? Nếu cả 2 thời thì nhân với hữu nhân đều không thành tựu, như 2 cái sừng con bò. Như vậy gọi là vô nhân tương tự.

Trong đây như trước tuần tự khác là do đều nói là thiếu nhân tương tự. Sở dĩ vì sao ? Vì bác bỏ tất cả nhân một cách phi lý. Trong đây vì lý gì chỉ không đến đồng nên tuy nhân tướng tương ưng cũng không gọi là nhân ? Như vậy lý gì chỉ ở nơi trước sở lập không được gọi là nhân nên tức chẳng phải năng lập ? Lại trong đây có lỗi tự làm hại vì đồng với ngăn chận khiển trừ. Như vậy hẳn ở trong sự nói nhân và tuệ sở thành lập có thiếu nhân tương tự ?

Ở trong nghĩa của nhân có tương tự bất thành vì như trước bác bỏ nhân của các pháp một cách phi lý. Hai nhân ở trong nghĩa sở lập đều chẳng phải tính sở tác năng tác nên không đúng chính lý. Nếu dùng chính lý khi bài bác thì có thể gọi là năng phá.

Nói trước vì không nhân,

Nên không có sở lập.

Là vô thuyết tương tự,

Sinh, vô sinh cũng vậy.

Sở tác khác phần nhỏ,

Hiển sở lập bất thành.

Là sở tác tương tự,

Nhiều tương tự tông nói.

Nói trước vì không nhân nên phải không có sở lập gọi là vô thuyết tương tự, nghĩa là có nói như sở lập ở trước nếu do nhân này chứng minh tính vô thường. Đây trước khi chưa nói thì đều vô sở hữu. Vì nhân không có nên phải chẳng phải là vô thường. Như vậy gọi là vô thuyết tương tự.

“Sinh, vô sinh cũng vậy”, nghĩa là trước sinh vô nhân nên vô sở lập, tức cũng là nói vô sinh tương tự. Nói “cũng vậy” nghĩa là giống như ví dụ về thanh, vì nhân trước không có nên phải là vô sở lập. Nay trong đây nếu như vô sở lập thì phải biết cũng có sở lập tương vi. Nghĩa là có nói như sở lập trước. Nếu như vậy thì thanh khi chưa sinh trở về trước là không có cần dũng vô gián phát khởi, vậy phải là chẳng phải vô thường ? Lại nữa, chẳng phải cần dũng vô gián phát khởi cho nên phải là thường ? Như vậy gọi là vô sinh tương tự.

“Sở tác khác phần nhỏ, hiển sở lập bất thành gọi là sở tác tương tự,” nghĩa là sở thành lập “tính sở tác nên giống như cái bình v.v…, thanh vô thường”, là nếu cái bình còn khác tính sở tác cho nên có thể là vô thường nào có liên quan gì đến thanh ? Như vậy gọi là sở tác tương tự.

“Nhiều như tương tự tông nói.”, nghĩa là như vậy vô thuyết tương tự v.v… đa phần như tương tự sở lập nói, nghĩa là như lỗi bất thành nhân. Nói nhiều là hiển, hoặc như các tương tự khác. Nay trong đây vô thuyết tương tự tăng ích tỷ lượng, nghĩa là trong ngôn từ của luận giả nói lập tính vô thường, khó phá chưa nói nhân trước vì không có nên đây tương tự bất thành, hoặc tương tự khuyết nhân. Nghĩa là chưa nói trước tăng ích năng lập. Nếu ở trong đây hiển nghĩa vô hữu, lại khi lập lượng nếu vô ngôn thuyết có thể thành năng phá.

Vô sinh tương tự thanh trước khi chưa sinh tăng ích sở lập vì không có nan nhân, tức gọi là tương tự phá. Nếu khi thành lập hiển thị đây là vô, thì có thể thành năng phá. Nếu trước khi chưa sinh, do chẳng phải cần dũng vô gián phát khởi nên khó bảo là thường. Vì là một phần của nghĩa chuẩn nên cũng là tương tự bất định. Sở tác tương tự mới có 3 thứ. Nếu chẳng lẽ tính sở tác của cái bình v.v… đối với thanh không có tương tự bất thành này ? Nếu chẳng lẽ tính sở tác của thanh đối với cái bình v.v… không có tương tự tương vi này ? Nếu chẳng lẽ ở trên cái thường này cũng không bất cộng nên tương tự bất định, hoặc tương tự lỗi của dụ vì dẫn đồng pháp ? Bởi vì sao ? Vì chỉ lấy tổng pháp xây dựng tỷ lượng mà không lấy biệt pháp. Nếu lấy biệt nghĩa thì chắc chắn sẽ khác, cho nên phải không có tỷ lượng.

Đều chấp nhận cầu nhân,

Là lỗi sinh tương tự.

Đặt vấn đề nơi dụ,

Là như dụ tương tự.

Đều chấp nhận mà cầu nhân gọi là lỗi sinh tương tự, nghĩa là có người hỏi nếu sở lập như trước là cái bình v.v… là vô thường thì chứng minh nhân gì ? Còn ở đây đặt vấn đề nơi dụ gọi là như dụ tương tự, nghĩa là cái bình v.v… là vô thường đều hoàn toàn chấp nhận, mà nói bất thành dụ tương tự cho nên nói như tưong tự dụ.

Tính vô thường hằng tùy,

Là thường trụ tương tự.

Đây thành lỗi tính thường,

Là như nói lỗi tông.

Nghĩa là có người chất vấn nói như trước đã lập thanh là vô thường thì đây phải là thường với vô thường hợp tính nhau. Các pháp hằng không bỏ tự tính cho nên cũng phải là thường. Đây tức là thường trụ tương tự, là lỗi tự tông vì tăng ích sở lập là tính vô thường. Bởi trong đây đều không có riêng biệt thật không có tính thường dựa vào đây mà thường chuyển. Tức tự tính này vốn không nay có, tạm có rồi hoàn không, nên gọi là vô thường. Tức phần vị này do tự tính duyên, gọi là tính vô thường, như quả tính v.v…

Như vậy đã nói hết các loại lỗi phần nhiều là nói tính tự năng phá đã cực thành. Các luận khác nói cũng phải phân biệt như vậy mà thành lập. Tức là các loại lỗi này chỉ do một phần ít phương tiện khác kiến lập vô biên loại lỗi sai biệt vì vậy nên không nói. Tức như trong đây có các thuyết nói tăng ích, tổn giảm, hữu hiển, vô hiển, sinh, ý, biệt dụ, phẩm loại tương tự v.v… do từ góc độ này đều phải quán sát kỹ và phải ngăn chận khiển trừ các phương tiện tỷ lượng không tốt. Nói như vậy thì dây dưa, các luận khác sẽ nói đến vô cùng, cho nên không nói nữa.

Lại nữa chỗ thất bại là các sư cựu nhân minh có thuyết thì hoặc rơi trong năng phá, có thưyết thì quá thô, có thuyết thì phi lý, giống như một loại ngụy biện nên đây không ghi. Có những cú nghĩa của tông các sư khác cũng phải phân biệt như vậy mà kiến lập. Như vậy phần biến kế sở chấp v.v… đều không đúng lý, trái với chỗ thuyết tướng, đều gọi là vô trí vì quá xa với lý lẽ.

Lại nữa với những ngôn từ của loại lỗi này, tôi đã dựa vào luận thức đã chế phục rất nhiều. Nay ở góc độ này để phá chỗ lập luận của cổ nhân minh tôi đã phân biệt đầy đủ cho nên ngừng lại ở đây.

Để mở người trí, tuệ độc dược,

Mở diệu nghĩa này: Chính lý môn.

Nào kẻ ngoại lượng vần còn mê,

Khiến vượt đường tà hợp chân nghĩa.

HẾT