LUẬN ĐẠI THỪA TRANG NGHIÊM KINH
Bồ-tát Vô Trước tạo luận
Đường, Thiên Trúc tam tạng Ba-la-phả-mật-đa dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 5

Phẩm 12 – 2: THUẬT CẦU

Giải thích: Đã nói cầu nhiễm tịnh, tiếp nói cầu duy thức.

Kệ nói :

Năng thủ và sở thủ,

Đây 2 duy tâm quang,

Tham quang và tín quang,

 Hai quang không 2 pháp.

Giải thích: Năng thủ và sở thủ, đây duy tâm quang, nghĩa là người cầu duy thức nên biết năng thủ sở thủ chỉ là quang cảnh của tâm. Tham quang và tín quang, 2 quang không 2 pháp, nghĩa là tham v.v… các quang cảnh của phiền não và tín v.v… các quang cảnh của thiện pháp, 2 quang cảnh đó là 2 pháp không nhiễm tịnh. Bởi vì sao? Bởi vì tham v.v… tín v.v… các pháp nhiễm tịnh không lìa quang cảnh của tâm. Cho nên 2 quang cảnh cũng không 2 tướng.

Kệ nói:

Các thứ tâm quang khởi,

 Các thứ tướng như vậy.

Vì quang thể phi thể,

Không được pháp thật kia.

Giải thích: Các thư tâm quang khởi các thứ tướng như vậy, nghĩa là các thứ tâm quang tức là các thứ sự tướng, hoặc khởi khác lúc hoặc khởi cùng lúc. Khởi khác lúc là như tham quang, sân quang v.v…Khởi cùng lúc là như tín quang, tiến quang v.v… Vì quang thể phi thể nên không được pháp thật kia, nghĩa là nhiễm vị tâm số, tịnh vị tâm số đều chỉ có quang tướng không có quang thể. Cho nên Thế Tôn không nói kia là pháp chân thật.

Đã nói xong cầu duy thức, tiếp nói cầu các tướng.

Kệ nói:

Sở tướng và năng tướng,

Tướng sai biệt như vậy,

Vì lợi ích chúng sinh,

Chư Phật khai thị hiện.

Giải thích: Tướng có 2 thứ: một sở tướng, hai năng tướng. Kệ này nêu chung, các kệ khác giải thích riêng biệt.

Kệ nói:

Chung và tâm và kiến,

Và vị, và không chuyển.

Lược nói sở tướng 5,

Nói rộng thì vô lượng.

Giải thích: Chung và tâm và kiến và vị và không chuyển, nghĩa là có 5 sở tướng: 1. Sắc pháp. 2. Tâm pháp. 3. Tâm số pháp. 4. Bất tương ưng pháp. 5. Vô vi pháp. Kia chung là sắc pháp, tâm là thức pháp, kiến là tâm số pháp, vị là bất tương ưng pháp, không chuyển là vô vi pháp như hư không v.v…Lược nói sở tướng 5, nói rộng thì vô lượng, nghĩa là thức kia thường khởi 5 tướng như vậy. Năm sở tướng này là Thế Tôn lược nói. Nếu nói rộng thì có vô lượng sai biệt.

Đã nói xong các tướng của sở tướng, tiếp nói các tướng của năng tướng.

Kệ nói:

Ý ngôn và tập quang,

Danh nghĩa với quang khởi,

Phi chân nên phân biệt,

Gọi là phân biệt tướng.

Giải thích: Năng tướng lược nói có 3 thứ là phân biệt tướng, y tha tướng và chân thật tướng. Kệ này hiển thị phân biệt tướng. Tướng này lại có 3 thứ: 1. Hữu giác phân biệt tướng. 2. Vô giác phân biệt tướng. 3. Tướng nhân phan biệt tướng. Ý ngôn, là nghĩa tưởng. Nghĩa tức là cảnh của tưởng. Tưởng tức tâm số. Do tưởng này đối với nghĩa có thể hiểu được ý ngôn như vậy như vậy. Đó là hữu giác phận biệt tướng. Tập quang, tập là chủng tử của ý ngôn. Quang, là từ chủng tử kia trực tiếp khởi nghĩa quang, chưa thể hiểu được ý ngôn như vậy như vậy. Đó là vô giác phân biệt tướng. Danh nghĩa với quang khởi, là dựa vào danh khởi nghĩa, quang dựa vào nghĩa khởi gọi là cảnh giới của quang. Phi chân chỉ là phân biệt thế gian, như danh, như nghĩa. Đó là tướng nhân phân biệt tướng. Như vậy 3 thứ tướng này đều là phân biệt phi chân, Đó gọi là phân biệt tướng.

Kệ nói:

Sở thủ và năng thủ,

Hai tướng đều 3 quang.

Vì phân biệt không chân,

Nên gọi y tha tướng.

Giải thích: Kệ này hiển thị y tha tướng. Trong tướng này tự nó có tướng sở thủ và tướng năng thủ. Tướng sở thủ có 3 quang: cú quang, nghĩa quang và thân quang. Tướng năng thủ có 3 quang: ý quang, thụ quang và phán biệt quang. Ý, là thức nhiễm ô trong mọi lúc. Thụ, là 5 thức thân. Phấn biệt, là ý thức. Ba quang của tướng sở thủ và 3 quang của tướng năng thủ, các quang ấy đều là phân biệt không chân. Đó là y tha tướng.

Kệ nói:

Vô thể, thể, không hai,

Phi tịch tĩnh, tịch tĩnh,

Vì bởi vô phân biệt,

Nên gọi chân thật tướng.

Giải thích: Kệ này hiển thị chân thật tướng. Chân thật, nghĩa là như. Tướng này có 3 thứ: một tự tướng, hai nhiễm tịnh tướng, ba vô phân biệt tướng. Vô thể, thể không hai, là chân thật tự tướng. Vô thể, nghĩa là tất cả các pháp chỉ là phân biệt. Thể, lấy vô thể làm thể. Không hai, vì thể và vô thể không khác. Phi tịch tĩnh tịch tĩnh, là chân thật nhiễm tịnh tướng. Phi tịch tĩnh, là vì do khách trần phiền não. Tịch tĩnh, là vì do tự tính thanh tịnh. Vì bởi vô phân biệt, là chân thật vô phân biệt tướng, bởi phân biệt không hành cảnh giới, vì không hý luận. Đã nói xong 3 thứ năng tướng.

Lại nữa Kệ nói:

Phải biết 5 học cảnh,

Chính pháp và chính ức,

Tâm giới hữu phi hữu,

Thứ 5 nói chuyển y.

Giải thích: Năng tướng kia lại có 5 thứ học cảnh: 1. Năng trì. 2. Sở trì. 3.Kính tượng. 4. Minh ngộ. 5. Chuyển y. Năng trì, là chính pháp Phật nói, do pháp này hành trì năng duyên kia. Sở trì, là chính ức niệm, do chính pháp sở trì. Kính tượng, là tâm giới. Do đắc định nên an tâm pháp giới như trước có nói đều thấy là danh, định tâm là kính pháp giới là tượng. Minh ngộ, là xuất thế gian tuệ. Tuệ này hữu thì như thật thấy hữu, phi hữu thì như thật tấy phi hữu. Hữu là pháp vô ngã. Phi hữu là ở đây thấy rõ năng thủ sở thủ. Chuyển y là:

Kệ nói:

Thánh tính chứng bình đẳng,

Việc giải thoát cũng một.

Thắng thì có 5 nghĩa,

Không giảm cũng không tăng.

Giải thích: Thánh tính chứng bình đẳng, việc giải thoát cũng một, nghĩa là Thánh tính là cõi vô lậu. Chứng bình đẳng, là chư Thánh đều được như nhau. Việc giải thoát cũng một, nghĩa là Thánh tính của chư Phật với Thanh văn Duyên Giác là bình đẳng do đồng giải thoát. Thắng hơn thì có 5 nghĩa không giảm cũng không tăng. Tuy Thánh tính bình đẳng, nhưng chư Phật vượt trội hơn cả tự có 5 nghĩa: 1. Thanh tịnh thắng, do lậu tập đều hết. 2. Phổ biến thắng, do cõi nước thông thông nhau và thanh tịnh. 3. Thân thắng, do thân là pháp thân. 4. Thụ dụng thắng, do chuyển pháp luân thụ dụng không dứt. 5. Nghiệp thắng, do trụ nơi trời Đâu-suất v.v… hiện các việc hóa độ lợi ích chúng sinh. Không giảm, là khi phần nhiễm giảm. Không tăng, là khi phần tịnh tăng. Năm thứ học địa này giống nhau vì pháp giải thoát sở tướng và 3 thứ pháp năng tướng.

Đã nói xong sở tướng năng tướng, tiếp nói cầu giải thoát.

Kệ nói:

Như vậy chủng tử chuyển,

Cú, nghĩa, thân quang chuyển.

Gọi là cõi vô lậu,

Ba thừa đồng sở y.

Giải thích: Như vậy chủng tử chuyển, nghĩa là vì thức A-lê-da chuyển. Cú, nghĩa, thân quang chuyển, nghĩa là vì các thức chuyển. Gọi là cõi vô lậu, nghĩa là vì giải thoát. Ba thừa đồng sở y, nghĩa là Thanh văn, Duyên Giác cùng Phật đồng y chỉ.

Kệ nói:

Ý, thụ, phân biệt, chuyển,

Bốn thứ được tự tại.

Lần lượt vô phân biệt,

Cõi nước, trí và nghiệp.

Giải thích: Ý thụ phân biệt chuyển, 4 thứ được tự tại, nghĩa là hoặc y hoặc thụ hoặc phân biệt, 3 quang này nếu chuyển liền được 4 thứ tự tại.

Hỏi: Những gì là 4?

Đáp: Lần lượt vô phân biệt, cõi nước, trí và nghiệp. Một, được vô phân biệt tự tại. Hai, được cõi nước tự tại. Ba, được trí tự tại. Bốn, được nghiệp tự tại.

Kệ nói:

Phải biết 3 địa sau.

Có 4 thứ tự tại.

Bất động địa có hai,

Địa khác đều có một.

Giải thích: Phải biết 3 địa sau có 4 thứ tự tại, là Bất động địa, Thiện tuệ địa và Pháp vân địa thành tựu 4 thứ tự tại kia. Bất động địa có hai, địa khác đều có một, là Bất động địa có thứ nhất vô phân biệt tự tại, thứ hai cõi nước tự tại, do vô công dụng vô phân biệt, do cõi nước thanh tịnh. Thiện tuệ địa có thứ ba trí tự tại, do được 4 biện thiện xảo thắng. Pháp vân địa có thứ tư nghiệp tự tại, do các thông nghiệp không chướng ngại.

Kệ nói:

Ba cõi hai vô ngã,

Hiểu nhập chân duy thức.

Cũng không duy thức quang,

Lìa được là giải thoát.

Giải thích: Lại có giải thoát môn khác. Ba cõi hai vô ngã, hiểu nhập chân duy thức, nghĩa là do biết 2 vô ngã làm phương tiện nên Bồ-tát trong 3 cõi phân biệt nhân pháp đều không có hữu thể cho nên là vô ngã. Biết như vậy rồi cũng không phải một mực hoàn toàn đều không có hữu thể, vì lấy tất cả các pháp là chân duy thức. Cũng không duy thức quang, lìa được là giải thoát, nghĩa là Bồ-tát bấy giờ an tâm duy thức. Thức quang cũng không tức được giải thoát. Bởi vì sao? Vì lìa hữu sở đắc bởi nhân pháp là không thể đắc.

Kệ nói:

Năng trì sở trì tụ,

Quán nên chỉ có tên.

Tên quán chẳng thấy tên,

Không tên được giải thoát.

Giải thích: Lại có giải thoát môn khác. Năng trì sở trì tụ, nghĩa là năng trì là pháp được nghe, sở trì là chính nghĩ nhớ, tụ là đủ phúc đức. Do sức tụ trước mà có sở trì. Quán nên chỉ có tên, nghĩa là vì chỉ có ngôn thuyết không có nghĩa. Lại nữa chỉ có tên, là vì duy thức. Lại nữa chỉ có tên, là vì 4 ấm phi sắc. Quán tên chẳng thấy tên, không tên được giải thoát, nghĩa là quán cái tên sở quán cũng không thấy tên đó, vì nghĩa vô thể, vì không thấy thức, vì cũng không thấy 4 ấm phi sắc.

Như vậy tên cũng không thể đắc, vì lìa hữu sở đắc, nên gọi là giải thoát.

Kệ nói:

Ngã kiến huân tập tâm,

Lưu chuyển trong các thú.

An tâm trụ ở trong,

Ngược dòng là giải thoát.

Giải thích: Lại có môn giải thoát khác. Ngã kiến huân tập tâm lưu chuyển trong các thú, nghĩa là có 2 thứ ngã kiến ngu muội tăng trưởng nên gọi là huân tập. Do huân tập này là nhân nên lưu chuyển sinh tử. An tâm trụ ở trong, ngược dòng là giải thoát, nghĩa là nếu biết sở duyên là không thể đắc, đặt tâm vào trong giữ không cho tán loạn tức ngược dòng sinh tử kia là giải thoát.

Đã nói xong về cầu giải thoát, tiếp cầu vô tự thể.

Kệ nói:

Tự không và thể không,

Và bởi thể không trụ.

Nếu như chấp không thể,

Pháp thành không tự thể.

Giải thích: Tự không và thể không, và bởi thể không trụ, nghĩa là: Tự không, là các pháp tự nhiên không, do không tự khởi. Không tự khởi vì tùy thuộc nhân duyên. Thể không, là các pháp đã diệt thì không khởi trở lại. Và bởi thể không trụ, nghĩa là hiện tại các pháp sát-na sát-na không dừng trụ. Ba thứ không tự thể này phổ biến trong tất cả tướng hữu vi. Nếu như chấp không thể, thì pháp thành không tự thể, nghĩa là như chỗ chấp trước là thật không tự thể, do tự thể không thể, nên các phàm phu đối với tự thể, chấp trước thường lạc ngã tịnh. Như vậy tướng phân biệt khác cũng lại không thể. Cho nên tất cả các pháp thành không tự thể.

Kệ nói:

Không tự thể nên thành,

Trước là sau y chỉ.

Không sinh cũng không diệt,

Vốn tĩnh tính Niết-bàn.

Giải thích: Không tự thể nên thành trước là sau y chỉ, nghĩa là do trước vô tính nên lần lượt thành lập sau cũng vô tính.

Hỏi: Thế là thế nào?

Đáp: Không sinh cũng không diệt, tính Niết-bàn vốn vắng lặng. Nếu vô tính thì không sinh, nếu không sinh thì không diệt, nếu không diệt là bản lai vắng lặng, nếu bản lai vắng lặng là tự tính Niết-bàn. Như vậy cứ thứ tự trước là y chỉ của sau mà nghĩa này được thành.

Đã nói xong cầu vô tự tính, tiếp nói cầu vô sinh nhẫn.

Kệ nói:

Bản lai và chân thật,

Tướng khác và tự tướng,

Tự nhiên và không khác,

Nhiễm ô sai biệt tám.

Giải thích: Có 8 thứ pháp không khởi gọi là vô sinh pháp nhẫn: 1. Bản lai không khởi, do sinh tử phi hữu bản khởi. 2. Chân thật không khởi, do pháp không có trước sau khác, không có pháp khởi trước. 3. Tướng khác không khởi, do không phải chỗ giống cũ được khởi lại. 4. Tự tướng không khởi, do tính phân biệt rốt ráo không khởi. 5. Tự nhiên không khởi, do tự tính của tính y tha không khởi. 6. Không khác không khởi, do tính chân thật chẳng có thể khác khởi. 7. Nhiễm ô không khởi, do khi được tận trí các kiến nhiễm ô không khởi trở lại. 8. Sai biệt không khởi, do pháp thân chư Phật chẳng có sai biệt khởi. Tám pháp không khởi này gọi là vô sinh pháp nhẫn.

Đã nói xong cầu vô sinh nhẫn, tiếp nói cầu nhất thừa.

Kệ nói:

Pháp vô ngã giải thoát,

Vì đồng, vì tính khác,

Được 2 ý biến hóa,

Cứu cánh nói nhất thừa.

Giải thích: Trong đây có 8 ý Phật nói nhất thừa: 1. Vì pháp đồng. Nghĩa là những người Thanh Văn v.v… không có pháp giới khác, vì chỗ thú hướng giống nhau, cho nên nói nhất thừa. 2. Vì vô ngã đồng. Nghĩa là những người Thanh văn v.v… đồng một thể vô ngã, vì những người thú hướng giống nhau, cho nên nói nhất thừa. 3. Vì giải thoát đồng. Nghĩa là những người Thanh Văn đồng diệt hoặc chướng, do xuất ly giống nhau, cho nên nói nhất thừa. 4. Vì tính khác. Nghĩa là dẫn những người có tính 3 thừa bất định vào Đại thừa, cho nên nói nhất thừa. 5. Vì chư Phật được đồng tự ý. Nghĩa là chư Phật được ý như thế này, như sở đắc của ta, tất cả chúng sinh đồng đắc như ta, do ý này nên nói nhất thừa. 6. Vì ý Thanh Văn đắc tác Phật. nghĩa là các Thanh văn xưa khi hành Đại Bồ-đề tụ đã định tác Phật tính. Khi ấy được Phật khen, được thắng nhiếp, được tự biết tác Phật ý, do người ấy trước sau liên tục không sai biệt, cho nên nói nhất thừa. 7. Vì biến hóa. Nghĩa là Phật thị hiện Thanh Văn mà Bátniết-bàn vì để giáo hóa. Cho nên như Phật tự nói: Ta vô lượng vô số dùng Thanh Văn thừa thị hiện Niết-bàn. Do lìa phương tiện này, lại không có phương tiện hóa độ người tiểu căn nhập Đại thừa nên thật lý chỉ có một, cho nên nói nhất thừa. 8. Vì cứu cánh. Nghĩa là đến Phật thể thì không còn chỗ đi đến nữa, cho nên nói nhất thừa. Như vậy nhiều nơi trong kinh lấy ý đây Phật nói nhất thừa mà cũng không phải không có tam thừa.

Hỏi: Nếu vậy lại còn có nghĩa gì dùng ý kia mà nói nhất thừa?

Kệ nói:

Dẫn tiếp các Thanh Văn,

Nhiếp trụ các Bồ-tát.

Nơi đây 2 bất định,

Chư Phật nói nhất thừa.

Giải thích: Các ý kia có 2 nghĩa: một là vì dẫn tiếp các Thanh Văn, hai là vì nhiếp trụ các Bồ-tát. Nếu các Thanh Văn không nhất định trong thừa tính của mình, Phật vì họ dẫn tiếp khiến nhập Đại thừa, cho nên nói nhất thừa. Nếu các Bồ-tát không nhất định trong thừa tính của mình, Phật vì họ nhiếp trụ khiến không thoái lui Đại thừa, cho nên nói nhất thừa.

Kệ nói:

Thanh Văn 2 bất định,

Thấy nghĩa, không thấy nghĩa.

Thấy nghĩa không đoạn ái,

Đoạn ái đều nhuyến căn.

Giải thích: Thanh Văn bất định lại có 2 thứ: 1. Thấy nghĩa thừa, là những người thấy đế lý phát Đại thừa. 2. Không thấy nghĩa thừa, là những người không thấy đế lý phát Đại thừa.. Thấy nghĩa lại có 2 thứ: 1. Đoạn ái, là những người đã lìa dục ở cõi Dục. 2. Không đoạn ái, là những người chưa lìa dục ở cõi Dục. Trong đây 2 hạng người thấy nghĩa phải biết đầy đủ nhuyến phẩm vì do độn căn.

Kệ nói:

Hai người được Thánh đạo,

Hồi hướng nơi các hữu.

Hồi hướng không nghĩ bàn,

Vì 2 sinh tương ưng.

Giải thích: Như vậy thấy nghĩa đắc Thánh đạo 2 người có thể đem Thánh đạo hồi hướng các hữu tình. Hồi hướng như vậy gọi là bất tư nghị sinh, vì do đem Thánh đạo hồi hướng chúng sinh. Như vậy 2 người với 2 sinh tương ưng.

Hỏi: Những gì là 2 sinh?

Kệ nói:

Nguyện lực và hóa lực,

Tùy ý muốn thụ sinh.

Nguyện lực không đoạn ái,

Hóa trụ A-na-hàm.

Giải thích: Hai sinh là nguyện tự tại sinh và hóa tự tại sinh. Người đầu là người chưa lìa dục. Người sau là A-na-hàm.

Hỏi: Như 2 người này thế nào là nhuyến phẩm?

Kệ nói:

Do hai ưa Niết-bàn,

Nên thường thường tự chán.

Hai đều nói độn đạo,

Lâu mới được Niết-bàn.

Giải thích: Do 2 người này trước có tâm ưa tịch diệt hằng khởi tâm tự chán, cho nên đạo của họ là đạo chậm, do không thể mau chóng được vô thượng Bồ-đề.

Kệ nói:

Người việc làm chưa xong,

Sinh thế giới không Phật.

Tu thiền để hóa thân,

Dần được Đại Bồ-đề.

Giải thích: Người việc làm chưa xong, là người kiến đế, chưa đoạn ái, chưa được quả A-la-hán. Người này sinh vào thế giới không có Phật. Sinh rồi tự mình có thể siêng tu các thiền định để biến hóa. Người này dựa vào biến hóa này dần dần lại được vô thượng Bồ-đề. Ba vị như vậy, như Phật nói trong Kinh Thắng Man, là Thanh Văn tiếp đến được Duyên Giác, sau được tác Phật. Như trong Đại Thí Dụ nói một là trước kiến đế vị, hai là sinh thời không có Phật tự có thể tu thiền bỏ sinh thân thụ hóa thân, ba là sẽ được vô thượng Bồ-đề.

Đã nói xong cầu nhất thừa, tiếp nói cầu minh xứ.

Kệ nói:

Bồ-tát tập ngũ minh,

Nói chung cầu chủng trí.

Giải, phục, tín, trị, nhiếp,

Là 5 ,5 cầu riêng.

Giải thích: Bồ-tát tập ngũ minh, nói chung vì cầu chủng trí. Có 5 minh xứ: 1. Nội minh. 2. Nhân minh. 3. Thanh minh. 4. Y minh. 5. Xảo minh. Bồ-tát học ngũ minh này ý chung là cầu nhất thiết chủng trí. Nếu không siêng tập ngũ minh không được nhất thiết chủng trí.

Hỏi: Ý riêng thì thế nào?

Đáp: Giải, phục, tín, trị, nhiếp là 5. Năm cầu riêng học theo thứ tự đó. Nội minh là học cầu tự giải. Nhân minh là học để hàng phục chấp của ngoại đạo. Thanh minh học để khiến người tin. Y minh là học để trị bệnh. Xảo minh là để thâu nhiếp tất cả chúng sinh. Đã nói xong cầu minh xứ, tiếp nói cầu trưởng dưỡng thiện căn như tác ý, mãn túc các Ba-la-mật. Tác ý này có 44 thứ. Bắt đầu là tác ý biết nhân cho đến sau cùng là tác ý biết ngã. Các tác ý này nay sẽ nói rõ.

Kệ nói:

Tri nhân và niệm y,

Cộng quả với tín giải,

Bốn ý theo thứ tự,

Tu tập các thiện căn.

Giải thích: Kệ này có 4 thứ tác ý: 1. Tác ý tri nhân. 2. Tác ý niệm y. 3. Tác ý cộng quả. 4. Tác ý tín giải. Bồ-tát đầu tiên trụ tính mà khởi ý niệm như thế này: Ta nay tự thấy tính Ba-la-mật biết có thể tăng trưởng, đó là tác ý biết nhân. Tiếp đến khởi ý niệm: Ta đã phát đại tâm, các Ba-la-mật quyết định sẽ được viên mãn. Bởi vì sao? Bởi đại tâm này làm y chỉ, đó gọi là tác ý về ý niệm và y chỉ. Tiếp đến khởi ý niệm: Ta đã phát tâm vì lợi ích mình và người siêng tu các Ba-la-mật. Quả này nếu cùng chung thì xin nguyện nhận, nếu không chung với người thì nguyện không nhận, đó gọi là tác ý về quả chung. Tiếp đến khởi ý niệm: Ta nay khi siêng làm các hạnh tự lợi lợi tha phải thông đạt phương tiện Niết-bàn chân thật, như không nhiễm tam luân như quá khứ chư Phật đã từng liễu giải, vị lai chư Phật sẽ liễu giải, hiện trụ chư Phật liễu giải, ta đều chính tín, đó là tác ý về tin hiểu. Nên biết các tác ý sau cũng như vậy, thứ tự cũng vậy.

Kệ nói:

Đắc hỷ có 4 thứ,

Hai ác không thể lui.

Phải biết tùy tu ý,

Đây lại có 4 thứ.

Giải thích: Kệ này có 3 thứ tác ý: 1. Tác ý đắc hỷ. 2. Tác ý bất thoái. 3. Tác ý tùy tu. Bồ-tát tiếp đến khởi ý niệm như thế này: Ta nay tin hiểu các Ba-la-mật, được 4 thứ vui mừng là vui mừng vì chướng đoạn, vui mừng vì tụ viên mãn, vui mừng vì được tự tha 2 lợi, vui mừng vì được 2 quả y báo. Đó gọi là tác ý đắc hỷ. Tiếp đến khởi ý niệm rằng: Ta nay vì thành tựu tự tha Phật pháp, khi tu hành các Bala-mật tuy gặp người ác trái nghịch, việc ác quấy nhiễu, hoàn toàn không thoái tâm. Đó gọi là tác ý bất thoái. Tiếp đến khởi ý niệm: Ta nay vì được vô thượng Bồ-đề, trong các Ba-la-mật phải khởi 4 thứ tùy tu, như phải sám hối các chướng 6 Ba-la-mật, phải tùy hỷ các hạnh 6 Ba-la-mật, phải khuyến thỉnh nghĩa 6 Ba-la-mật, phải đem 6 Ba-la-mật hồi hướng vô thượng Bồ-đề. Đó là tác ý tùy tu.

Kệ nói:

Tịnh tín và lãnh thụ,

Lạc thuyết với mặc giáp.

Khởi nguyện và hy vọng,

Phương tiện có 7 thứ.

Giải thích: Kệ này có 7 thứ tác ý: 1. Tác ý tịnh tín. 2. Tác ý lãnh thụ. 3. Tác ý lạc thuyết. 4. Tác ý mặc giáp. 5. Tác ý khởi nguyện. 6. Tác ý hy vọng. 7. Tác ý phương tiện. Tiếp đến Bồ-tát khởi ý niệm như thế này: Ta nay đối với pháp nghĩa các Ba-la-mật phải duy trì sức tin sâu. Đó là tác ý tịnh tín. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay đối với pháp nghĩa các Ba-la-mật phải một mực khởi tâm cầu, không sinh phỉ báng. Đó là tác ý lãnh thụ. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay phải đem pháp nghĩa các Ba-la-mật khai thị người khác. Đó là tác ý lạc thuyết. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay phải khiến các Ba-la-mật đầy đủ khởi đại dũng mãnh. Đó gọi là tác ý mặc áo giáp. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay vì để đầy đủ các Ba-la-mật nguyện xin đầy đủ các duyên. Đó là tác ý khởi nguyện. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay cầu chính thành tựu duyên. Đó gọi là tác ý hy vọng. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay tư duy phương tiện trợ giúp các nghiệp Ba-la-mật. Đó là tác ý phương tiện. Trong đây các tác ý như tác ý mặc áo giáp, tác ý khởi nguyện, tác ý hy vọng, trong khi giáo thụ dạy dỗ cần phải phân biệt.

Kệ nói:

Dũng mãnh và thương xót,

Như vậy 2 tác ý,

Phải biết 2 sai biệt,

Mỗi mỗi có 4 thứ.

Giải thích: Kệ này có 2 thứ tác ý: tác ý dũng mãnh và tác ý thương xót. Hai thứ này đều có 4 thứ sai biệt. Bồ-tát tư duy phương tiện rồi, tiếp đến khởi ý niệm như thế này: Ta nay phải khởi 4 thứ dũng mãnh kiên cường để thành thục, để cúng dường, để gần gũi. Để kiên cường có 6 là tu 6 Ba-la-mật, như 6 thí cho đến 6 trí. Sáu thí là thí thí cho đến thí trí. Giới v.v… 6 thứ cũng như vậy. Để thành thục thì đem các Ba-la-mật làm phương tiện nhiếp vật thành thục chúng sinh. Để cúng dường thì lấy đàn làm cúng dường lợi ích, lấy giới v.v… làm cúng dường tu hành. Để gần gũi thì gần gũi không điên đảo dạy dỗ giáo thụ người các Ba-la-mật. Đó gọi là tác ý dũng mãnh. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay nên khởi 4 tâm vô lượng, khi các Ba-la-mật hiện tiền phải khởi tâm từ, khi xan v.v… hiện tiền phải khởi tâm bi, khi các Ba-la-mật hiện tiền nơi người khác phải khởi tâm hỷ, khi người khác tin các Ba-la-mật phải khởi tâm không nhiễm. Đó là tác ý thương xót.

Kệ nói:

Không hổ cũng không vui,

Và bởi tâm không khuất,

Tu trị và ngợi khen,

Đây lại là 5 thứ.

Giải thích: Kệ này có 5 thứ tác ý: 1. Tác ý có hổ thẹn. 2.Tác ý có niềm vui. 3. Tác ý không khuất phục. 4. Tác ý tu trị. 5. Tác ý khen ngợi. Bồ-tát tiếp đến khởi ý niệm như thế này: Ta nay đối với các Bala-mật lười biếng, không làm, và làm sai phải rất sinh xấu hổ, phải chuyển đàn v.v… không chuyển. Đó là tác ý có xấu hổ. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta đối với cảnh giới sở duyên các Ba-la-mật phải giữ tâm không loạn. Đó là tác ý có niềm vui. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay đối với phương tiện làm thoái lui các Ba-la-mật phải tưởng như là oan gia. Đó là tác ý không khuất phục. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay đối với các luận tương ưng với các Ba-la-mật phải khéo tập họp tu trị. Đó là tác ý tu trị. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay vì sinh hiểu khác, phải đúng căn khí, phải tán dương pháp nghĩa các Ba-la-mật. Đó là tác ý ngợi khen.

Kệ nói:

Y độ được Bồ-đề,

Chẳng theo các Tự Tại.

Tội lỗi và công đức,

Cả hai đều nên biết.

Giải thích: Kệ này có 2 tác ý: tác ý y độ và tác ý nên biết. Bồtát như trước đã ca ngợi rồi, tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay y chỉ vào các Ba-la-mật được Đại Bồ-đề, chẳng phải dựa vào các trời Tự Tại. Đó là tác ý y độ. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay phải biết tội lỗi chướng các Ba-la-mật và công đức các Ba-la-mật. Đó là tác ý nên biết.

Kệ nói:

Hỷ tập và kiến nghĩa,

Lạc cầu, cầu 4 thứ:

Bình đẳng, vô phân biệt,

Hiện trì, và đương duyên.

Giải thích: Kệ này có 3 thứ tác ý: tác ý hỷ tập, tác ý kiến nghĩa, tác ý lạc cầu. Bồ-tát biết rồi, tiếp nghĩ rằng: Ta nay phải hoan hỷ tập họp 2 nhóm phúc trí. Đó là tác ý hỷ tập. Tiếp đến nghỉ rằng: Ta nay thấy tự tính các Ba-la-mật, có thể được lợi ích vô thượng Bồ-đề. Đó là tác ý kiến nghĩa. Tiếp đến nghĩ rằng: Nay thấy lợi này phải mong cầu 4 việc: 1. Mong cầu bình đẳng, tu chỉ quán cả hai. 2. Cầu vô phân biệt, vì tam luân thanh tịnh. 3. Cầu hiện trì, cầu gìn giữ có thể thành pháp nghĩa các độ. 4. Cầu đương duyên, cầu vị lai thành tựu duyên các độ. Đó gọi là tác ý lạc cầu.

Kệ nói:

Bảy kiến phi hữu thủ,

Bốn thứ hy hữu tưởng.

Ngược đây phi hy hữu,

Tưởng này cũng có 4.

Giải thích: Kệ này có 3 thứ tác ý: 1. Tác ý thấy phi hữu thủ. 2. Tác ý tưởng hy hữu. 3. Tác ý phi hy hữu tưởng. Bồ-tát lạc cầu rồi, tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay phải thấy 7 thứ phi hữu thủ: 1. Phi hữu là hữu phi hữu thủ. 2. Quá thất là phi thất phi hữu thủ. 3. Công đức là phi đức phi hữu thủ. 4. Phi thường là thường phi hữu thủ. 5. Phi lạc là lạc phi hữu thủ. 6. Phi ngã là ngã phi hữu thủ. 7. Tịch diệt là phi diệt phi hữu thủ. Như Lai vì đối trị 7 phi hữu thủ này, lần lượt nói không

v.v… Tam Tam-muội và nói 4 thứ pháp Ưu-đà-na. Đó gọi là tác ý thấy phi hữu thủ. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay đối với các Ba-la-mật phải khởi 4 tưởng hy hữu, như là tưởng vĩ đại, tưởng rộng lớn, tưởng không cầu trả ơn, tưởng không kỳ vọng quả báo. Đó là tác ý tưởng hy hữu. Tiếp đến nghĩ rằng: Ngược lại hy hữu này, đối với các Ba-lamật cũng có 4 thứ tưởng phi hy hữu, như là do các Ba-la-mật quảng đại nên có thể được vô thượng Bồ-đề, có thể trụ tự tha bình đẳng, có thể không cầu tất cả thế gian cúng dường, có thể không cầu quá các thế gian thắng thân thắng tài. Đó là tác ý phi hy hữu tưởng.

Kệ nói:

Lìa đọa chúng sinh biên,

Đại nghĩa và chuyển thí,

Cứu cánh và vô gián,

Như vậy có 5 thứ.

Giải thích: Kệ này có 5 thứ tác ý: 1. Tác ý ly biên. 2. Tác ý đại nghĩa. 3. Tác ý chuyển thí. 4. Tác ý cứu cánh. 5. Tác ý vô gián. Bồtát tiếp đến khởi ý niệm rằng: Ta nay nên dùng các Ba-la-mật chuyển hóa tất cả chúng sinh. Đó là tác ý ly biên. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay nên dùng các Ba-la-mật rộng làm lợi ích tất cả chúng sinh. Đó là tác ý đại nghĩa. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay có bao nhiêu công đức Ba-la-mật nguyện thí tất cả chúng sinh. Đó là tác ý chuyển thí. Tiếp đến nghĩ rằng: Nguyện tất cả chúng sinh có các Ba-la-mật 3 nơi cứu cánh là Bồ-tát địa cứu cánh, Như Lai địa cứu cánh, lợi ích chúng sinh cứu cánh. Đó là tác ý cứu cánh. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nên tu tập các Ba-la-mật trong tất cả mọi thời không gián đoạn. Đó là tác ý vô gián.

Kệ nói:

Phương tiện hằng tùy nhiếp,

Tâm trụ không điên đảo.

Khi thoái thì không vui,

Tiến thì sinh hoan hỷ.

Giải thích: Kệ này có 3 thứ tác ý: 1. Tác ý tùy nhiếp. 2. Tác ý không vui. 3. Tác ý hoan hỷ. Bồ-tát tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay nên trụ tâm không điên đảo, đối với những tri kiến Phật thì dùng các Bala-mật hằng thời gìn giữ. Đó là tác ý tùy nhiếp. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay đối với những người thoái khuất Ba-la-mật không nên sinh tâm mừng vui. Đó là tác ý không vui. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay đối với những người tăng tiến các Ba-la-mật nên sinh tâm vui mừng. Đó là tác ý hoan hỷ.

Kệ nói:

Tương tự không muốn tu,

Chân thật muốn tu tập.

Không theo và muốn được,

Muốn được có 2 thứ.

Giải thích: Kệ này có 4 thứ tác ý: 1. Tác ý không muốn tu. 2. Tác ý muốn tu. 3. Tác ý không theo. 4. Tác ý muốn được. Bồ-tát tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay không nên tu tập các pháp tương tự Ba-la-mật. Đó là tác ý không muốn tu. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay phải siêng năng tu tập các pháp chân thật Ba-la-mật. Đó là tác ý muốn tu. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay phải đoạn trừ chướng ngại đối với các Ba-lamật. Đó là tác ý không theo. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay đối với các Ba-la-mật muốn được thụ ký vị, muốn được quyết định địa. Đó là tác ý muốn được.

Kệ nói:

Định làm hạnh vị lai,

Thường quán kia hạnh đủ.

Tin hiểu từ đệ nhất,

Biết thể là vô thượng.

Giải thích: Kệ này có 3 thứ tác ý: 1. Tác ý định làm. 2. Tác ý quán kia. 3. Tác ý ta hơn. Bồ-tát tiếp đến nghĩ rằng: Ta thấy các nẻo thú đời sau, dùng trí phương tiện quyết định sẽ thực hành tất cả Ba-la-mật. Đó là tác ý định làm. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay nên quán 10 phương các đại Bồ-tát khi đầy đủ các Ba-la-mật, nguyện ta cũng được đầy đủ, vì đồng một việc. Đó là tác ý quán kia. Tiếp đến nghĩ rằng: Ta nay tự tin thực hành các Ba-la-mật, là bậc nhất hơn cả trong các hạnh. Bởi vì sao? Ta quán cái thể này không còn gì trên. Đó là tác ý ta hơn.

Kệ nói:

Đem các tác ý này,

Tu tập trong các độ,

Bồ-tát trong mọi thời,

Thiện căn được viên mãn.

Giải thích: Kệ này tổng kết các nghĩa trước.

Đã nói xong về trưởng dưỡng thiện căn, tiếp nói cầu pháp sai biệt.

Kệ nói:

Cầu pháp là tăng trưởng,

Thượng ý và quảng đại,

Có chướng và không chướng,

Và dùng các thần thông,

Không thân và có thân,

Được thân và mãn thân,

Mạn nhiều và mạn ít,

Cùng với không có mạn.

Giải thích: Cầu pháp có 13 thứ khác nhau: 1. Cầu tăng trưởng, là lấy sự nghe chính pháp tăng trưởng lòng tin. 2. Cầu thượng ý, là ở bên Phật thụ nhận dòng pháp. 3. Cầu quảng đại, là được thần thông Bồ-tát xa nghe pháp của chư Phật đầy đủ. 4. Cầu có chướng, là người mới tăng trưởng lòng tin. 5. Cầu không chướng, là người cầu thượng ý. 6. Cầu thần thông, là người cầu quảng đại. 7. Cầu không thân, là văn tư tuệ không pháp thân. 8. Cầu có thân, là tu tuệ có đa văn chủng tử thân. 9. Cầu được thân, là sơ địa đến 7 địa. 10. Cầu mãn thân, là 8, 9, 10 địa. 11. Cầu nhiều mạn, là Tín hành địa. 12. Cầu ít mạn, là sơ thất địa. 13. Cầu không mạn, là 3 địa sau.

Đã nói xong các sai biệt của cầu pháp, tiếp nói nhân duyên cầu pháp.

Kệ nói:

Vì sắc vì phi sắc,

Vì thông vì chính pháp,

Tướng tốt và bệnh lành,

Tự tại, nhân vô tận.

Giải thích: Có 4 nhân duyên cầu pháp: 1. Vì sắc. 2. Vì phi sắc. 3. Vì thần thông. 4. Vì chính pháp. Vì sắc, là nhân tướng tốt. Vì phi sắc, là nhân diệt bệnh phiền não. Vì thần thông, là nhân tự tại. Vì chính pháp, là nhân vô tận. Như trong Kinh Phạm Thiên Hỏi Phật, có nói: Bồ-tát cầu pháp có đầy đủ 4 tưởng: Một là tưởng như báu vật, vì khó được. Hai là tưởng như thuốc hay, vì có nghĩa trị bệnh. Ba là tưởng như của cải vật chất, vì nghĩa không phân tán. Bốn tưởng như Niết-bàn, vì nghĩa khổ diệt. Do pháp Phật là nhân trang nghiêm tướng hảo, nên tưởng như báu vật. Do pháp Phật là nhân diệt bệnh phiền não, nên tưởng như thuốc hay. Do pháp Phật là nhân của thần thông tự tại, nên tưởng như của cải vật chất. Do pháp Phật là nhân của chính pháp vô tân, nên tưởng như Niết-bàn.

Đã nói xong nhân duyên cầu pháp, tiếp nói phân biệt cầu xa lìa.

Kệ nói:

Vô thể, thể, tăng, giảm,

Một, khác, tự, biệt tướng.

Như tên, như nghĩa, là

Có 10 thứ phân biệt.

Giải thích: Có 10 thứ phân biệt: 1. Phân biệt vô thể. 2. Phân biệt hữu thể. 3. Phân biệt tăng ích. 4. Phân biệt tổn giảm. 5. Phân biệt một tướng. 6. Phân biệt khác tướng. 7. Phân biệt tự tướng. 8. Phân biệt biệt tướng. 9. Phân biệt như tên khởi nghĩa. 10. Phân biệt như nghĩa khởi tên. Trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật, vì khiến chư Bồ-tát xa lìa 10 thứ phân biệt này nên nói 10 thứ đối trị. Để đối trị phân biệt vô thể nên kinh nói có Bồ-tát, Bồ-tát. Để đối trị phân biệt hữu thể nên kinh nói không thấy có Bồ-tát v.v… Để đối trị phân biệt tăng ích nên kinh nói: “Xá-lợi-phất ! Tự tính của sắc là không”. Để đối trị phân biệt tổn giảm nên kinh nói chẳng phải sắc diệt không. Để đối trị phân biệt một tướng nên kinh nói như sắc không chẳng phải sắc. Để đối trị phân biệt khác tướng nên kinh nói không không khác sắc, sắc không khác không, không tức là sắc. Để đối trị phân biệt tự tướng nên kinh nói sắc này chỉ có tên. Để đối trị phân biệt biệt tướng nên kinh nói sắc không sinh không diệt chẳng phải nhiễm chẳng phải tịnh v.v… Để đối trị phân biệt như tên khởi nghĩa nên kinh nói tất cả tên không thể thấy, vì không thể thấy nên chấp tên như nghĩa.

Đã nói xong cầu xa lìa phân biệt, tiếp nói cầu pháp lớn.

Kệ nói:

Bồ-tát thắng dũng mãnh,

Hai cầu được chân thật.

Tùy thuận các thế gian,

Công đức đầy như biển.

Giải thích: Cầu pháp có 3 cái lớn: 1. Phương tiện lớn. Do tinh tiến cùng tột cầu chân lý thế gian, chân lý đệ nhất nghĩa, chân thật không điên đảo. 2. Lợi tha lớn. Do làm nơi nương cậy cho thế gian, an trí vào đệ nhất nghĩa. 3. Tự lợi lớn. Do tất cả công đức đầy như biển.

Xong Phẩm Thuật cầu.

HẾT QUYỂN 5

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13