LUẬN ĐẠI THỪA TRANG NGHIÊM KINH
Bồ-tát Vô Trước tạo luận
Đường, Thiên Trúc tam tạng Ba-la-phả-mật-đa dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 10

Phẩm 21 – 1: GIÁC PHẦN

Giải thích: Chư Bồ-tát có tướng hổ thẹn. Nay sẽ nói đến.

Kệ nói:

Trị chướng và hợp trí,

Duyên cảnh với thành sinh,

Bồ-tát tướng hổ thẹn,

Có 4 thứ sai biệt.

Giải thích: Kệ này hiển thị Bồ-tát có 4 tướng hổ thẹn: 1. Tự tính. 2. Bạn loại. 3. Cảnh giới. 4. Tác nghiệp. Trị chướng, là lìa sự không xấu hổ, đây tức là tự tính xấu hổ. Hợp trí, là tương ưng với cái biết không phân biệt. Tria này là bạn loại của xấu hổ. Duyên cảnh, là Bồ-tát lấy chúng sinh tiểu vô chướng làm cảnh đáng xấu hổ, tức Thanh Văn, Duyên Giác. Tiểu là nói đối với Đại thừa. Vô chướng, là phá phiền não chướng. Thành sinh, là Bồ-tát có xấu hổ vì kiến lập chúng sinh làm nghiệp. Đây là 4 thứ tướng có xấu hổ.

Hỏi: Chư Bồ-tát có xấu hổ khởi trong hạnh gì?

Kệ nói:

Bồ-tát trong 6 độ,

Chướng tăng và trị giảm,

Không siêng và siêng làm,

Nơi đây xấu hổ khởi.

Giải thích: Chư Bồ-tát rất sinh xấu hổ trong 4 việc: 1. Trong các độ khi chướng tăng rất sinh xấu hổ. 2. Trong các chướng trị khi giảm rất sinh xấu hổ. 3. Khi tu các độ mà biếng nhác rất sinh xấu hổ. 4. Khi siêng làm các pháp tùy thuận phiền não rất sinh xấu hổ, như các căn thường mở mà không giữ cấm.

Hỏi: Bồ-tát có các xấu hổ sai biệt như thế nào?

Kệ nói:

Sáu phẩm và 2 phẩm,

Bảy địa với 2 thừa.

Cũng tương tự là hạ,

Nghịch đây mới là thượng

Giải thích: Sáu phẩm, là trong bất định địa, 6 phẩm trước có xấu hổ là hạ. Hai phẩm, là trong các định địa, 2 phẩm trước có xấu hổ là hạ. Bảy địa, là trong 10 địa của Bồ-tát, 7 địa trước có xấu hổ là hạ. Hai thừa, là hạ tâm chúng sinh có xấu hổ là hạ, do có tăng thượng mạn. Cũng tương tự, nghĩa là Bồ-tát chưa được vô sinh pháp nhẫn nếu có xấu hổ cũng là hạ. Ngược lại các bậc dưới có xấu hổ này thì biết các bậc trên có xấu hổ.

Hỏi: Pháp gì là chướng ngại sự có xấu hổ và chướng ngại kia có mấy lỗi lầm?

Kệ nói:

Không hổ hoặc không đoạn,

Ba hại 6 quở trách,

Đọa nạn thoái khổ 3,

Như trước 12 lỗi.

Giải thích: Không hổ, nghĩa là có chướng sự hổ thẹn. Nếu có cái chướng này thì phiền não không đoạn. Phiền não không đoạn thì trước sinh 3 cái hại: 1. Tự hại, nghĩa là không chính tư duy, do tự não hại. 2. Hại người khác, nghĩa là sân và xả bỏ, do não hại người khác.

Hỏi: Giận dữ là não hại chúng sinh còn được, xả sao nói là não hại chúng sinh?

Đáp: Bồ-tát phải hóa độ chúng sinh, xả bỏ mà không giáo hóa tức là hại. Câu hại, nghĩa là phá Thi-la do não hại tự tha. Khởi 3 hại rồi thì đối với hiện pháp bị 6 sự quả trách, do nghi hối, mất lợi, mất hộ, vất bỏ, trị phạt, tiếng xấu, tùy theo thứ tự bị 6 thứ quở trách, như tự trách cho đến người 10 phương quở trách. Như vậy sau lại có 3 thứ tội lỗi sinh: 1. Thoái đọa nơi các hiểm nạn. 2. Thoái mất các thiện pháp đã được và chưa được. 3. Từ đó chịu các khổ lớn. Đó gọi là không xấu hổ sinh 12 thứ tội lỗi.

Hỏi: Đã biết chướng và tội lỗi, còn công đức của có xấu hổ là gì?

Kệ nói:

Tất cả các ác này,

Bồ-tát có xấu hổ,

Phải biết tất cá hết,

Vì khởi kia đối trị.

Trời người thông tuệ sinh,

Mau đủ nơi 2 tụ,

Thành sinh không thoái chuyển,

Lìa không lìa là quả.

Giải thích: Bài kệ đầu hiển thị công đức lìa lỗi của có xấu hổ. Như các lỗi trước, Bồ-tát có xấu hổ thì tất cả sẽ không có. Bài kệ sau hiển thị có xấu hổ thì tập họp được công đức, vì tập hợp đầy đủ 5 thắng quả. Trời người thông tuệ sinh, là được quả báo quả, nghĩa là sinh lên cõi trời và trong cõi người thường được trí tuệ thông minh. Mau đủ 2 tụ, là được tăng thượng quả, nghĩa là được 2 tụ Đại Bồ-đề. Thành sinh không thoái chuyển, là được trượng phu quả, vì trượng phu tạo ra. Lìa, là được tương ly quả, vì lìa chướng kia. Không lìa, là được y quả, vì tất cả nơi sinh ra không lìa đối trị chướng kia.

Hỏi: Công dụng của sự có xấu hổ thí dụ như thế nào?

Kệ nói:

Có áo lại có bẩn,

Phàm phu không xấu hổ.

Áo trời thì không bẩn,

Như Bồ-tát xấu hổ.

Bồ-tát đủ xấu hổ,

Như hư không không bẩn.

Dục thắng chư Bồ-tát,

Lấy xấu hổ trang nghiêm.

Như mẹ hiền thương con,

Xấu hổ hộ chúng sinh.

Quán sinh và hóa sinh,

Là do xấu hổ khởi.

Giải thích: Trong đây bài kệ thứ nhất nói sự xấu hổ như y phục. Bởi vì sao? Vì người có xấu hổ, là quá bẩn không thể bẩn. Nửa trên bài kệ thứ hai nói xấu hổ như hư không. Bởi vì sao? Vì người có xấu hổ tuy gặp 8 pháp thế gian cũng không bị nhiễm. Nửa dưới bài kệ thứ hai nói sự xấu hổ như vật trang sức. Bởi vì sao? Vì người có xấu hổ đoan chính hơn các Bồ-tát khác. Bài kệ thứ ba nói sự xấu hổ như mẹ hiền. Bởi vì sao? Vì người có xấu hổ ủng hộ sinh tử tất cả tội lỗi như voi ngựa quân lính quán sinh, hóa sinh đều do đây khởi. Y phục ví cho sự xấu hổ có thể đối trị trụ các phiền não. Hư không ví cho sự xấu hổ có thể đối trị 8 pháp nhiễm trước. Trang nghiêm ví cho sự xấu hổ có thể tùy thuận đồng hành. Mẹ hiền ví cho sự xấu hổ có thể thành thục chúng sinh.

Hỏi: Bồ-tát tu hành hạnh xấu hổ có hiện tướng gì?

Kệ nói:

Bất nhẫn và không làm,

Cũng nhẫn và cũng làm.

Phải biết 4 thứ này,

Là tướng hạnh xấu hổ.

Giải thích: Kệ này nói 4 tướng của hạnh xấu hổ: 1. Bất nhẫn. 2. Không làm. 3. Nhẫn. 4. Làm. Bởi vì sao? Vì người có xấu hổ, đối với tất cả tội ác thì có 2 tướng trước, là bất nhẫn và không làm; đối với tất cả công đức thì có 2 tướng sau, là nhẫn và làm.

Hỏi: Thế nào là xấu hổ được vô thượng?

Kệ nói:

Dạy tập tính xấu hổ

Cũng khởi 5 tự ý.

Vì tín pháp đẳng biệt,

Vô thượng như trước biết.

Giải thích: Như trước biết, nghĩa là như trước trong kinh Đại thừa có nói: Vì nơi xấu hổ phát sinh tịnh tín. Vì dùng 9 thứ thâm tâm tu tập. Vì y hư không đẳng định tu tập. Vì gồm trí vô phận biệt. Vì dùng một quả nhập vào tất cả quả. Đã nói xong Bồ-tát có xấu hổ, tiếp nói Bồ-tát vô úy.

Kệ nói:

Chư Bồ-tát vô úy,

Thể tướng và sai biệt.

Kiên cố và thù thắng.

Nay sẽ lần lượt giải.

Giải thích: Có 4 nghĩa giải thích đức tính vô úy của Bồ-tát: 1. Thể tướng. 2. Sai biệt. 3. Kiên cố. 4. Thù thắng.

Hỏi: Thể tướng như thế nào?

Kệ nói:

Tiến, định, tuệ 3 khởi,

Dũng, kiện, cần, mãnh, làm,

Là nói tướng vô úy,

Cũng hiển thị các tên.

Giải thích: Tinh tiến, thiền định, Bát-nhã, 3 cái này nếu khởi là thể tướng của vô úy. Dũng, kiện, cần và mạnh, 4 cái này là các tên của vô úy.

Hỏi: Ba cái này trong hạnh nào gọi là vô úy?

Kệ nói:

Trong sở tác các hữu,

Hạ, động, ngu thì sợ,

Lìa 3, 3 quyết định,

Gọi là an, không sợ.

Giải thích: Bồ-tát nếu trong các việc làm mà tâm hạ, hoặc động, hoặc ngu thì sinh sợ. Bởi vì sao? Hạ tâm, là vì Bồ-tát ấy không siêng tu. Động tâm, là vì tâm không trụ. Ngu tâm, là vì không phương tiện. Ba đối trị kia theo thứ tự là tinh tiến, thiền định, Bát-nhã. Cho nên tinh tiến v.v…3 thứ nếu được quyết định thì gọi là vô úy.

Hỏi: Quyết định như thế nào?

Đáp: Ba đối trị này hiện tiền một cách tự nhiên thì gọi là quyết định.

Hỏi: Đã nói thể tướng, còn sai biệt thế nào?

Kệ nói:

Tự tính và đại nguyện,

Bất cố và bất thoái,

Văn thâm và năng hóa

Đặt họ nơi Phật thân.

Cũng hành các khổ hạnh,

Không ruồng bỏ sinh tử.

Sinh tử không thể nhiễm,

Đây là 10 sai biệt.

Giải thích: Hai kệ này tuần tự nói vô úy có 10 thứ sai biệt: 1. Tự tính, nghĩa là tính thành tựu thì được vô úy. 2. Đại nguyện, nghĩa là phát tâm Bồ-đề thì được vô úy. 3. Bất cố, nghĩa là khi siêng năng tự lợi không kể thân mạng thì được vô úy. 4. Bất thoái, nghĩa là khi siêng năng lợi tha có gặp trái nghịch cũng được vô úy. 5. Văn thâm, nghĩa là khi nghe hiểu thật nghĩa thì được vô úy. 6. Năng hóa, nghĩa là với chúng sinh khó giáo hóa thì dùng sức thần thông giáo hóa được vô úy. 7. Đặt họ nơi thân Phật, nghĩa là kiến lập chúng sinh nơi Đại Bồ-đề nên được vô úy. 8. Cũng hành các khổ hạnh, nghĩa là làm các thứ khổ hạnh khó làm nên được vô úy. 9. Không bỏ sinh tử, nghĩa là cố ý thụ sinh được vô úy. 10. Sinh tử không thể nhiễm, nghĩa là ở nơi ô nhiễm không bị ô nhiễm nên được vô úy.

Đã nói sai biệt, vậy thế nào là kiên cố?

Kệ nói:

Bạn ác và khổ nặng,

Nghe sâu không thểlui.

Như châu chấu đập cánh,

Chẳng động Tu-di biển,

Giải thích: Vô úy của Bồ-tát có 3 nhân duyên không làm lay động: 1. Gặp bạn ác. 2. Gặp khổ nặng. 3. Nghe pháp sâu. Ví như con châu chấu đập cánh không làm biển động núi chuyển. Ba nhân duyên kia không làm đọng tâm Bồ-tát cũng như vậy. Cho nên sức vô úy của Bồ-tát là kiên cố.

Hỏi: Đã nói kiên cố, còn thù thắng là thế nào?

Kệ nói:

Nói trong các vô úy,

Vô úy Bồ-tát trên.

Khác kiên cố thù thắng,

Chẳng giống các thứ kia.

Giải thích: Do trước nói 3 nghĩa hơn, thì vô úy của Bồ-tát trong các thuyết kia là thù thắng hơn hết. Đã nói vô úy của Bồ-tát, tiếp nói Bồ-tát không thoái lui.

Kệ nói:

Bồ-tát không thoái lui

Phẩm loại có 3 thứ:

Đối với nghe, tiến, khổ,

Tàm, dũng làm y chỉ.

Dục lạc Đại Bồ-đề,

Là tính không thoái lui.

Chưa thành, thành, hoàn thành,

 Sai biệt các địa rõ.

Giải thích: Hai kệ này hiển thị phẩm loại của bất thoái y chỉ vào tự tính sai biệt. Các phẩm loại kia có 3 thứ: 1. Nghe pháp không chán không thoái lui. 2. Thường đại tinh tiến không thoái lui. 3. Sinh tử khổ não không thoái lui. Y chỉ có 2 thứ: một là tàm, tức sự xấu hổ, hai là dũng, tức sự mạnh mẽ. Người có xấu hổ thì không thoái lui vì thoái lui là xấu hổ. Người có sức mạnh không thoái lui, vì thoái lui là không sức mạnh. Tự tính là dục lạc Đại Bồ-đề. Dục lạc nếu quay đi tức thoái lui. Sai biệt có 3 thứ: 1. Chưa thành, là Bồ-tát tín hành địa không thoái lui. 2. Thành, là Bồ-tát sơ địa đến địa thứ 7 không thoái lui. 3. Hoàn thành, là Bồ-tát địa thứ 8 trở lên không thoái lui. Đã nói xong Bồ-tát bất thoái, tiếp nói Bồ-tát biết pháp.

Kệ nói:

Biết pháp biết pháp nghiệp,

Biết tướng biết vô tận.

Đắc quả và 2 môn,

Thành sinh và trụ pháp.

Giải thích: Biết pháp, là biết ngũ minh: 1. Nội minh. 2. Nhân minh. 3. Thanh minh. 4. Y minh. 5. Xảo minh. Biết 5 luận này gọi là biết pháp. Biết pháp nghiệp, là biết tự lợi lợi tha, lấy đó làm nghiệp. Biết nội luận để btự tu và giảng nói cho người khác. Biết nhân luận để triển khi nghĩa của mình và khuất phục nghĩa của đối phương. Biết thanh luận, là để tự hoàn thiện âm thanh của mình khiến người tin thụ. Biết y luận để trừ tật bệnh cho người. Biết xảo luận để khiến người hiểu. Biết tướng luận, nghĩa là biết 5 luận này được có 5 nhân là biết tướng luận của Bồ-tát: 1. Được nghe. 2. Được thụ trì. 3. Được tập tụng. 4. Được tư duy. 5. Được thông suốt. Bồ-tát trước tiên đối với luận là có nghe, nghe rồi thụ trì, thụ trì rồi tập tụng, tập tụng rồi chính tư duy, tư duy rồi thông suốt. Người thông đạt là người biết đây là công đức đây là tội lỗi đây là lời nói thiện đây là lời nói ác. Biết vô tận, nghĩa là biết như vậy cho đến vô dư Niết-bàn cũng vô tận. Đắc quả, nghĩa là tự biết được nhất thiết chủng trí. Hai môn, là Tam-muội môn và Đà-la-ni môn. Biết luận Bồ-tát dùng Tam-muội môn thành thục chúng sinh, vì tùy chúng sinh nhiếp hóa; dùng Đà-la-ni môn thành thục Phật pháp, vì tùy chỗ đắc pháp đều có thể thụ trì. Đã nói xong Bồ-tát biết pháp, tiếp nói Bồ-tát biết thế gian.

Kệ nói:

Thân biết với khẩu biết,

Và dùng thật đế biết.

Bồ-tát biết thế gian,

Tối thắng không gì bằng.

Giải thích: Bồ-tát có 3 thứ biết thế gian: 1. Thân biết thế gian. 2. Miệng biết thế gian. 3. Chân lý biết thế gian.

Hỏi: Thế nào là thân biết, thế nào là miệng biết?

Kệ nói:

Thân biết thì thư thái,

Miệng biết thì nói trước.

Vì để thành khí nên

Chính pháp tùy tu hành.

Giải thích: Thư thái, là cười vui hoan hỷ, đó, là thân biết thế gian. Nói trước, là hỏi han khen ngợi, đó là miệng biết thế gian.

Hỏi: Biết này để làm gì?

Đáp: Để khiến thành khí.

Hỏi: Khiến thành khí gì?

Đáp: Là khiến thành khí cụ tùy theo chính pháp tu hành.

Hỏi: Chân lý biết thế gian là thế nào?

Kệ nói:

Hai biết biết thế sinh,

Hai biết biết thế diệt.

Để dứt cũng để được,

Chân lý biết siêng tu.

Giải thích: Hai biết biết thế sinh, là biết 2 chân lý khổ tập thì biết thế gian thường sinh, vì do sinh và phương tiện sinh. Hai biết biết thế diệt, là biết 2 chân lý diệt và đạo thì biết thế gian có thể diệt, vì do diệt và phương tiện diệt.

Hỏi: Biết chân lý thế gian để làm gì?

Đáp: Để dứt cũng để được trí chân lý siêng tu hành. Dứt là dứt khổ tập đế, được là được diệt đạo đế. Chư Bồ-tát để dứt khổ tập đế, để được diệt đạo đế cho nên quán các chân lý tu trí đầy đủ. Như vậy là biết thế gian, tức là biết thế gian nghiệp. Đã nói Bồ-tát biết thế gian, tiếp nói Bồ-tát tu tập 4 lượng.

Kệ nói:

Năng thuyên và nghĩa ý,

Liễu nghĩa và vô ngôn.

Phải biết 4 thứ đây,

Là nói tứớng 4 lượng.

Giải thích: Năng thuyên, là 12 bộ kinh Như Lai nói. Đây pháp là lượng, không phải người là lượng. Nghĩa ý, là trong văn thì nghĩa là lượng, không phải lời là lượng. Liễu nghĩa, là thế gian có thể tin, và được Phật ấn khả. Đây liễu nghĩa là lượng, không phải không liễu nghĩa là lượng. Vô ngôn, là xuất thế chứng trí. Đây trí là lượng, không phải thức là lượng.

Hỏi: Vì sao Thế Tôn nói 4 lượng này?

Kệ nói:

Chê pháp và phi nghĩa,

Tà tư và khả ngôn.

 Ngăn chận 4 việc này,

Thứ tự nói 4 lượng.

Giải thích: Nói pháp năng thuyên là lượng để ngăn chận sự hủy báng nói người nói. Ý nghĩa là lượng để ngăn chận nói những câu văn phi nghĩa. Liếu nghĩa là lượng để ngăn chận các tà tư duy, hiểu điên đảo. Trí là lượng để ngăn chận cái trí có thể nói.

Hỏi: Y vào 4 lượng này có công đức gì?

Kệ nói:

Tín tâm và nội tư,

Chính văn và chứng trí.

Bồ-tát không thể hoại,

Là công đức y lượng.

Giải thích: Y lượng thứ nhất thì tín tâm không thể hoại. Y lượng thứ hai thì chính tư duy không thể hoại. Y lượng thứ ba thì chính văn không thể hoại. Y lượng thứ tư thì thế trí không thể hoại. Đã nói xong Bồ-tát tu tập 4 lượng, tiếp nói Bồ-tát 4 vô ngại giải.

Kệ nói:

Với môn, tướng, ngôn, trí,

Thông đạt nghĩa vô tỷ,

Đây tức là Bồ-tát

Bốn thứ vô ngại giải.

Giải thích: Thứ nhất là trí biết môn, có thể biết trong nghĩa có các danh môn sai biệt. Thứ hai là trí biết tướng, có thể biết nghĩa này thuộc tên này. Thứ ba là trí biết ngôn ngữ, có thể biết tiếng của vùng đất khác. Thứ tư là trí biết trí, có thể biết khả năng mình thuyết pháp.

Biết 4 thứ này là vô ngại giải.

Kệ nói:

Năng thuyết và sở thuyết,

Thuyết cụ hợp ba việc.

Bốn hai lại hai thứ,

Lần lượt ba việc nhân.

Giải thích: Năng thuyết , sở thuyết và thuyết cụ, 3 việc này đều có nhân duyên. Năng thuyết có 4 nhân duyên: 1. Trí giáo thụ. 2. Trí thành thục. 3. Trí tụ mãn. 4. Trí khiến giác ngộ. Sở thuyết có 2 duyên: 1. Pháp. 2. Nghĩa. Bốn trí hữu dụng với 2 thứ này. Thuyết cụ, tức công cụ để nói, có 2 nhân duyên: 1. Lời. 2. Trí. Vì do 2 thứ này mà nói được thành.

Kệ nói:

Cử pháp và thích pháp,

Khiến hiểu và tránh nạn.

Thiết lập 4 vô ngại,

Chính là lấy nghĩa này.

Giải thích: Nêu pháp thì dùng môn, giải thích pháp thì dùng tướng, khiến hiểu thì dùng lời, tránh nạn thì dùng trí. Trong đây lấy sở thuyết là pháp và nghĩa, lấy thuyết cụ là lời và trí tuần tự thiết lập 4 vô ngại giải.

Hỏi: Thế nào là vô ngại giải? Vô ngại giải có nghiệp gì?

Kệ nói:

Nội chứng và ngoại giác,

Nên gọi vô ngại giải.

Đoạn được tất cả nghi,

Đây tức là nghiệp đó.

Giải thích: Nửa trên kệ này lập tên, nửa dưới hiển thị nghiệp. Tên, là do chư Bồ-tát đầu tiên lấy trí xuất thế gian hiểu được bình đẳng các pháp nội chứng. Sau được thế trí ngoại giác, hiểu các pháp môn sai biệt đối với các pháp. Do đạo lý này gọi là vô ngại giải. Nghiệp, là do sự hiểu này có thể dứt được tất cả lưới nghi của tất cả chúng sinh. Đó gọi là nghiệp. Đã nói xong 4 vô ngại giải của Bồ-tát, tiếp nói 2 nhóm công đức của Bồ-tát.

Kệ nói:

Phúc trí là 2 nhóm,

Thắng báo không nhiễm ô.

Tất cả chư Bồ-tát,

Thắng tướng đều như vậy.

Giải thích: Phúc trí là 2 nhóm. Hai nhóm là nhóm phúc và nhóm trí. Thắng báo không nhiễm ô, là Bồ-tát ở trong sinh tử do nhóm phúc làm nhân thành tựu thắng báo, do nhóm trí làm nhân không nhiễm ô, cho nên thắng tướng của Bồ-tát không gì bằng.

Hỏi: Hai nhóm gồm trong 6 độ như thế nào?

Kệ nói:

Đầu 2 là phúc thể,

Thứ 6 tức là trí,

Còn 3 nhân 2 nhóm,

Năm cũng thành nhóm trí.

Giải thích: Đầu 2 là phúc thể, nghĩa là thí và giới 2 Ba-la-mật là thể của nhóm phúc. Thứ 6 tức là trí, nghĩa là Bát-nhã Ba-la-mật là thể của nhóm trí. Còn 3 nhân 2 nhóm, nghĩa là nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định 3 Ba-la-mật là nhân chung của 2 nhóm, vì cùng làm tác nhân. Năm cũng thành nhóm trí, nghĩa là do Bát-nhã có thể hồi hướng nên tất cả các Ba-la-mật đều thành nhóm trí.

Hỏi: Sao gọi là nhóm? Làm sao nhóm họp thành nghiệp?

Kệ nói:

Tu đúng, tu thường xuyên,

Tư lương thiện là nhóm,

Tự lợi và lợi tha,

Thành tựu gọi là nghiệp.

Giải thích: Nửa trên kệ này giải thích tên, nửa dưới hiển thị nghiệp. Tên, tức là Tam-bà-la gọi là nhóm. Tam, nghĩa là tu đúng. Bà-la, nghĩa là tu thường xuyên. Do tu đúng và tu thường xuyên thiện pháp nên được tư lương tăng trưởng. Do tư lương tăng trưởng nên gọi là nhóm. Nghiệp, là do nhóm này nên có thể thành tựu tự lợi lợi tha, đó gọi là nghiệp.

Hỏi: Hai nhóm sai biệt thế nào?

Kệ nói:

Nhập địa nhập vô tướng,

Và nhập vô công dụng,

Thụ chức và cứu cánh,

Lần lượt nhân 2 nhóm.

Giải thích: Trong đây chúng loại sai biệt là: Nhóm tín hành địa là nhân nhập địa. Trong 6 địa, nhóm là nhân nhập vô tướng. Vô tướng là nhóm trong địa thứ 7, vì tướng của nó không khởi. nhóm của địa thứ 7 là nhân nhập vô công dụng. Nhóm trong địa thứ 8 thứ 9 lf nhan nhập thụ chức. Nhóm trong địa thứ 10 là nhân nhập cứu cánh. Cứu cánh là ở trong Phật địa. Đã nói xong 2 nhóm công đức của Bồ-tát, tiếp nói Bồ-tát tu tập 4 niệm xứ.

Kệ nói:

Y chỉ và đối trị,

Nhập đế với duyên duyên,

Tác ý và chí đắc,

Tùy thuận với tùy chuyển,

Giác cảnh và thụ sinh,

Hạn cực và tối thượng,

Trường thời và hậu chứng,

Thắng tu 14 thứ.

Giải thích: Hai kệ này nói rõ 4 niệm xứ của Bồ-tát có 14 thứ thắng tu: 1. Y chỉ thắng tu. 2. Đối trị thắng tu. 3. Nhập đế thắng tu. 4. Duyên duyên thắng tu. 5. Tác ý thắng tu. 6. Chí đắc thắng tu. 7. Tùy thuận thắng tu. 8. Tùy chuyển thắng tu. 9. Giác cảnh thắng tu. 10. Thụ sinh thắng tu. 11. Hạn cực thắng tu. 12. Tối thương thắng tu. 13. Trường thời thắng tu. 14. Hậu chứng thắng tu.

Y chỉ thắng tu, là y Đại thừa kinh khởi văn tư tu tuệ làm tự thể. Đối trị thắng tu, là có thể đối trị 4 tưởng điên đảo của pháp bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã, do nhập thân v.v… pháp là vô ngã. Nhập đế thắng tu, nghĩa là theo tuần tự đó nhập vào khổ tập diệt đạo đế, tự nhập và tha nhập như được nói trong Luận Trung Biên Phân Biệt. Duyên duyên thắng tu, nghĩa là duyên tất cả thân chúng sinh v.v… làm cảnh giới. Tác ý thắng tu, nghĩa là thân v.v…là bất khả đắc. Chí đắc thắng tu, nghĩa là thân v.v…không lìa không hợp. Tùy thuận thắng tu, nghĩa là phàm phu và nhị thừa tu niệm xứ cũng gồm tùy chuyển làm giáo thụ. Giác cảnh thắng tu, nghĩa là biết thân như huyễn sắc, biết thụ như chiêm bao đều là tà giác, vì biết tâm như không, tự tính thanh tịnh, biết pháp như khách. Khách là cấu uế trói buộc. Ví như hư không có khói mây bụi sương mù. Thụ sinh thắng tu, là cố ý thụ sinh thành tựu Chuyển luân vương v.v…. tối thắng vì thân thụ tâm pháp cũng không nhiễm. Hạn cực thắng tu, là tu hạ phẩm niệm xứ cũng quá hơn những người tu tối thượng phẩm vị tự tính lợi. Tối thượng thắng tu, là có thể không làm dụng công chung riêng tu tập 4 niệm xứ. Trường thời thắng tu, là tu cho đến vô dư Niết-bàn cũng không hết. Hậu chứng thắng tu, là trong 10 địa và Phật địa đều có thể chứng đắc. Đã nói xong Bồ-tát tu tập 4 niệm xứ, tiếp nói Bồ-tát tu tập 4 chính cần.

Kệ nói:

Ba xả và nhập địa,

Trụ tịch và đắc ký,

Thành sinh và thụ chức,

Tịnh độ và viên mãn.

Giải thích: Để đối trị các chướng của 4 niệm xứ nên Bồ-tát tu 4 chính cần. Nếu nói rộng các đối trị này thì có 10 thứ sai biệt do đối trị 10 hành chướng. Mười hành là: 1. Xả trước hành, nghĩa là trong thụ hữu thắng báo mà không nhiễm trước. 2. Xả cái hành, nghĩa là lìa tất cả chướng cái. 3. Xả hạ hành, nghĩa là lìa tác ý nhị thừa. 4. Nhập địa hành, nghĩa là nhập 6 địa đầu. 5. Trụ tịch hành, nghĩa là nhập địa thứ 7. 6. Đắc ký hành, nghĩa là nhập địa thứ 8. 7. Thành sinh hành, nghĩa là nhập địa thứ 9. 8. Thụ chức hành, nghĩa là nhập địa thứ 10. 9. Tịnh độ hành, nghĩa là thứ 8, thứ 9, thứ 10, 3 địa. 10. Viên mãn hành, nghĩa là nhập Phật địa. Bồ-tát để đối trị 10 hành chướng này nên tu tạp 4 chính cần. Đó là nói rộng về sai biệt.

Hỏi: Nghĩa của tu 10 sai biệt này thế nào?

Kệ nói:

Vì y chỉ nơi dục,

Khởi cần khởi tinh tiến,

Nhiếp tâm và chính trì,

Mười trị tu như vậy.

Giải thích: Nghĩa của tu, là y nơi dục mà khởi cần, y vào cần khởi tinh tiến, nhiếp tâm chính trì, là nghĩa của tu. Trong đây có bình đẳng tu, có hữu tướng tu, có tinh tiến tu. Bình đẳng tu, nghĩa là do chính cần có thể khiến chỉ quán bình đẳng. Hữu tướng tu, nghĩa là hợp tu 3 tướng: chỉ, cử, xả. Tinh tiến tu, nghĩa là tinh tiến để đoạn 2 chướng là một và trạo trong chỉ quán.

Hỏi: Thế nào là khởi tinh tiến?

Đáp: Là nhiếp tâm và chính trì. Nhiếp tâm là Xa-ma-tha. Chính trì nghĩa là nếu tâm bình đẳng thì cứ trụ như vậy cứ giữ đúng như vậy. Dùng 3 cách tu này mà tu 10 hạnh ở trước, gọi là tu chính cần. Đã nói Bồ-tát tu tập 4 chính cần xong, tiếp nói Bồ-tát tu tập 4 thần túc.

Kệ nói:

Phân biệt 4 thần túc,

Lược dùng 3 việc giải.

Y chỉ và phương tiện,

Và cùng với thành tựu.

Giải thích: Trong đây sơ lược lấy 3 việc phân biệt 4 thần túc: 1. Y chỉ. 2. Phương tiện. 3. Thành tựu.

Hỏi: Thế nào là y chỉ?

Kệ nói:

Thiền định y chỉ vào,

Sai biệt có bốn túc.

Một dục, hai tinh tiến,

 Ba tâm, bốn tư duy.

Giải thích: Phải biết chỗ y chỉ của Thiền Ba-la-mật có 4 túc sai biệt này.

Hỏi: Thế nào là phương tiện?

Kệ nói:

Khởi tác và tùy nhiếp,

Hệ phược và đối trị.

 Tùy thứ tám đoạn hành,

Ba một hai hai thành.

Giải thích: Khởi tác và tùy nhiếp, hệ phược và đối trị, nghĩa là phương tiện cũng có 4 thứ : 1. Phương tiện khởi làm. 2. Phương tiện tùy theo đó nhiếp hóa. 3. Phương tiện trói buộc. 4. Phương tiện đối trị.

Hỏi: Bốn thứ phương tiện này mỗi thứ dùng những gì làm thành?

Đáp: Tùy thứ tám đoạn hành, ba một hai hai thành. Tám đoạn hành, là: 1. Tín. 2. Dục. 3. Cần. 4. Ỷ. 5. Niệm. 6. Trí. 7. Tư. 8. Xả. Trong đây tùy theo thứ lớp dùng tín, dục, cần 3 hành thành lập phương tiện khởi làm. Do tín khởi dục, do dục khởi cần, vì thứ lớp như vậy nên dùng ỷ một hành thành lập phương tiện tùy nhiếp. Do ỷ dứt rồi, định được sinh nên dùng niệm, trí 2 hành thành lập phương tiện trói buộc. Do chính niệm nên tâm trong định không lìa sở duyên. Do chính trí nên tâm lìa sở duyên, giác rồi tùy nhiếp, dùng tư, xả 2 hành thành lập phương tiện đối trị. Do tư nên đối trị một triền. Do xả nên đối trị trạo triền. Hai cái này là các phiền não đối trị.

Hói: Thế nào là thành tựu?

Kệ nói:

Năng kiến và năng thụ,

Du hý và du nguyện,

Tự tại và đắc pháp,

Thành tựu 6 thứ đây.

Giải thích: Sáu thành tựu là : 1. Thành tựu năng kiến. 2. Thành tựu năng thụ. 3. Thành tựu du hý. 4. Thành tựu du nguyện. 5. Thành tựu tự tại. 6. Thành tựu đắc pháp.

Thành tựu năng kiến, nghĩa là thành tựu 5 thứ mắt: nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn và Phật nhãn. Thành tựu năng thụ, là thành tựu 6 thứ thần thông dựa vào đó có thể giáo hóa. Theo thứ tự thân thông đi qua chốn kia. Thiên nhĩ thông nghe âm thanh kia mà vì nói pháp. Tha tâm thông biết được có chướng hay không mà vì đoạn trừ. Túc trụ thông biết việc quá khứ, mượn sức khiến biết khiến sinh tin. Thiên nhãn thông biết chết đây sinh kia khiến kia sinh chán. Lậu tận thông vì đó nói pháp khiến được giải thoát. Thành tựu du hý, là đây có nhiều thứ, như là biến hóa v.v… các định. Thành tựu du nguyện, là nhập nguyện lực dạo qua các nguyện quả, như là phóng ánh sáng, phát âm thanh v.v… khong thể kể hết, rộng như trong Kinh Thập Địa có nói. Thành tựu tự tại, là 10 tự tại, như trong Kinh Thập Địa có nói. Thành tựu đắc pháp, là được sức vô sở úy và pháp không chung. Đã nói xong Bồ-tát tu tập 4 thần túc, tiếp nói Bồ-tát tu tập 5 căn.

Kệ nói:

Giác hạnh nghe chỉ quán.

Tín…các căn sở duyên.

Tăng thượng là căn nghĩa.

Vì thành tựu lợi ích.

Giải thích: Tín căn lấy Bồ-đề làm sở duyên. Tiến căn lấy Bồ-tát hạnh làm sở duyên. Niệm căn lấy việc nghe pháp Đại thừa làm sở duyên. Định căn lấy Xa-ma-tha làm sở duyên. Tuệ căn lấy như thật trí làm sở duyên.

Hỏi: Thế nào là nghĩa của căn?

Đáp: Tín v.v… nơi sở duyên tăng thượng nên gọi là căn, vì có thể thành tựu lợi ích. Đã nói xong Bồ-tát tu tập 5 căn, tiếp nói Bồ-tát tu tập 5 lực.

Kệ nói:

Phải biết tín …các căn,

Nhập vào trong sơ địa,

Như chướng 5 căn trước,

Có hại nên gọi lực.

Giải thích: Trong đây khi 5 căn nhập vào sơ địa có thể làm cho không tin, biếng nhác, mất niệm, loạn tâm, vô tri, suy yếu, nên gọi là lực. Đã nói Bồ-tát tu tập 5 lực, tiếp nói Bồ-tát tu tập 7 giác phần.

Kệ nói:

Bồ-tát nhập sơ địa,

Kiến lập nơi giác phần.

Các pháp và chúng sinh,

Nơi đây được bình đẳng.

Giải thích: Chư Bồ-tát khi nhập sơ địa giác ngộ pháp ấy nên kiến lập giác phần.

Hỏi: Sao gọi là giác?

Đáp: Đối với tất cả pháp và tự tha thân giác ngộ được bình đẳng, như thế gọi là giác. Như pháp vô ngã và nhân vô ngã.

Kệ nói:

Như vua Luân vương đi,

Có 7 báu dẫn đầu.

Bồ-tát đến chính giác,

Bảy phần thường viên mãn.

Giải thích: Dây nói 7 giác phần của Bồ-tát tương tự như 7 báu của Chuyển luân thánh vương.

Hỏi: Phần nào tương tự với báu nào?

Kệ nói:

Niệm đè bẹp các cảnh,

Trạch pháp phá phân biệt.

Tiến nhanh vô dư giác,

Minh tăng hỷ khắp mình.

Chướng hết ỷ mà lạc,

Các việc từ định sinh.

Tùy thời sở dục trụ,

Bỏ lấy đều do xả.

Giải thích: Thứ nhất niệm giác phần tương tự với luân bảo. Chưa hàng phục cõi nước luân bảo có thể hàng phục. Chưa đè bẹp được cảnh giới thì niệm có thể đè bẹp. Thứ hai trạch pháp giác phần tương tự với voi quý, vì các nước kình địch thì voi có thể đạp đổ. Như trạch pháp có thể phá phân biệt thắng oán. Thứ ba tinh tiến giác phần tương tự với ngựa quý. Đại địa bao la ngựa có thể chạy nhanh đến cùng. Chân như vô hạn, tinh tiến có thể mau đến giác ngộ. Thứ tư hỷ giác phần tương tự với châu báu. Châu ngọc chiếu sáng đem lại niềm hoan hỷ. Giáo pháp sáng suốt phá tối tăm tâm tràn đầy hoan hỷ. Thứ năm ỷ giác phần tương tự với nữ bảo vua thụ khoái lạc. Trí thoát chướng não ỷ dứt ác. Thứ sáu định giác phần tương tự với tạng thần bảo, vua cần từ thần mà ra, như trí cần thì từ định sinh ra. Thứ bảy xả giác phần tương tự với binh bảo. Chủ binh duyệt chúng bỏ yếu lấy mạnh tùy ở nơi Chuyển luân thánh vương không mệt mỏi. Bồ-tát tu hành bỏ ác lấy thiện, tùy nơi trí vô phân biệt vô công dụng. Thành lập 7 giác phần tương tự với 7 báu là nghĩa như vậy.

Kệ nói:

Y chỉ và tự tính,

Xuất ly với công đức,

Thứ năm nói không nhiễm,

Phần này có 3 thứ.

Giải thích: Bảy giác phần theo thứ tự niệm là y chỉ phần, vì tất cả Bồ-đề phần đều y vào đây mà thực hành. Trạch là tự tính phần, vì tất cả Bồ-đề đều lấy đây làm tự thể. Tiến là xuất ly phần, vì đây có thể khiến Bồ-tát đến cứu cánh. Hỷ là công đức phần, vì đây có thể khiến tâm đầy niềm vui. Ỷ, định, xả 3 thứ là bất nhiễm phần, vì ỷ là nhân không nhiễm, định là y chỉ của không nhiễm, xả là tự tính của không nhiễm. Đã nói Bồ-tát tu tập 7 giác phần, tiếo nói Bồ-tát tu tập 8 chính đạo phần.

Kệ nói:

Một chuyển như giác trước,

Lập chia hai cũng vậy.

Tiếp ba ba nghiệp tịnh,

Sau ba ba chướng đoạn.

Giải thích: Một chuyển như giác trước, nghĩa là phần thứ nhất như trong vị trước như thật giác, sau tùy chuyển gọi là chính kiến. Lập chia hai cũng vậy, nghĩa là phần thứ hai như trong vị trước tự sở lập phần mà giải thích. Vào trong kinh Phật, như Phật đã lập là tha phân biệt gọi là chính tư duy. Tiếp ba ba nghiệp tịnh, nghĩa là tiếp theo ba là chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng; ba nghiệp là ngữ nghiệp, thân nghiệp, câu nghiệp. Theo thứ tự lấy ba chính nhiếp ba nghiệp này. Sau ba ba chướng đoạn, nghĩa là sau ba là chính cần, chính niệm, chính định; ba chướng là trí chướng, định chướng, tự tại chướng. Theo thứ tự lấy ba chính sau đối trị ba chướng này. Do tu chính cần thời gian lâu không thoái lui nên trí chướng đoạn. Do tu chính niệm, trạo, một là vô thể nên định chướng đoạn. Do tu chính định, thắng đức thành tựu nên tự tại chướng đoạn. Phải biết kiến lập 8 chính đạo phần là như vậy.

HẾT QUYỂN 10

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13