KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 
Dịch Phạn ra Hán: Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Dịch Hán ra Việt: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

 

QUYỂN THỨ NĂM

Phẩm “Như Lai Thọ Lượng” Thứ Mười Sáu

1. Lúc bấy giờ, Phật bảo các Bồ-tát và tất cả đại-chúng: “Các thiện-nam-tử! Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai.Lại bảo đại-chúng: “Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai”.

Lại bảo các đại-chúng: “Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai”.

Lúc đó đại-chúng Bồ-tát, ngài Di-Lặc làm đầu, chắp tay bạch Phật rằng: “Thế-Tôn! Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật”. Ba phen bạch như thế rồi lại nói: “Cúi mong nói đó, chúng con sẽ tin nhận lời Phật”.

2. Bãy giờ, đức Thế-Tôn biết các vị Bồ-tát ba phen thỉnh chẳng thôi, mà bảo đó rằng:”Các ông lóng nghe! Sức bí-mật thần-thông của Như-Lai, tất cả trong đời, trời, người và A-tu-la đều cho rằng nay đức Thích-Ca Mâu-Ni Phật ra khỏi cung họ Thích, cách thành Già-da chẳng bao xa, ngồi nơi đạo-tràng được vô-thượng chính-đảng chính-giác.”

Nhưng, thiện-nam-tử! Thực ta thành Phật nhẫn lại đây, đã vô-lượng vô-biên trăm nghin muôn ức na-do-tha kiếp. Ví như năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi tam-thiên, đại-thiên, giả-sử có người nghiền làm vi-trần qua phương đông, cách năm trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng kỳ cõi nước, bèn rơi một bụi trần, đi qua phía đông như thế cho đến hết vi-trần đó.

Các thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Các thế-giới đó có thể suy gẫm so tính biết được số đó chăng?”

Di-Lặc Bồ-tát, thảy đều bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Các thế-giới đó vô-lượng vô-biên, chẳng phải tính được, đếm được, cũng chẳng phải tâm-lực biết đến được. Tất cả Thanh-văn, Duyên-giác dùng trí vô-lậu, chẳng có thể suy-nghĩ biết được hạn số đó, chúng con trụ bậc bất-thối, ở trong việc này cũng chẳng thông đạt.

Thế Tôn! Các thế-giới như thế, nhiều vô-lượng vô-biên”.

3. Bãy giờ, Phật bảo các chúng Bồ-tát: “Các Thiện-nam-tử! Nay ta sẽ tuyên nói rành-rõ cho các ông. Các thế-giới đó, hoặc dính vi-trần hoặc chẳng dính, đều nghiền cả làm vi-trần, cứ một trần là một kiếp, từ ta thành Phật nhẫn lại đến nay, lại lâu hơn số đó trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp. Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.

Các Thiện-nam-tử! Nếu có chúng-sinh nào đến chỗ ta, ta dùng Phật nhãn quan-sát: tín, v.v. . . các căn lợi độn của chúng, tùy theo chỗ đáng độ, nơi nơi tự nói văn-tự chẳng đồn, niên kỷ hoặc lớn, hoặc nhỏ, cũng hại hiện nói sẽ nhập Niết-bàn, lại dùng các trí phương-tiện nói pháp vi-diệu, có thể làm cho chúng-sinh phát lòng vui mừng.

Các thiện-nam-tử! Như-Lai thấy những chúng-sinh ưa nơi pháp tiểu-thừa, đức mỏng tội nặng. Phật vì người đó nói: Ta lúc trẻ xuất-gia được vô-thượng chính-đẳng chính-giác, nhưng thực, từ ta thành Phật nhẫn lại, lâu xa dường ấy, chỉ dùng phương-tiện giáo-hóa chúng-sinh, khiến vào Phật-đạo, nên nói như thế.

4. Các thiện-nam-tử! Kinh-điển của đức Như-Lai nói ra, đều vì độ thoát chúng-sinh, hoặc nói thân mình, hoặc nói thân người, hoặc chỉ thân mình, hoặc chỉ thân người, hoặc chỉ việc mình, hoặc chỉ việc người, các lời nói đều thực chẳng dối.

Vì sao? Vì đức Như-Lai đúng như thực thấy biết tướng của tam-giới, không có sinh-tử,, hoặc thối, hoặc xuất, cũng không ở đời và diệt-độ, chẳng phải thực, chẳng phải hư, chẳng phải như, chẳng phải dị, chẳng phải như ba cõi mà thấy nơi ba cõi. Các việc như thế Như-Lai thấy rõ, không có sai lầm.

Bởi các chúng-sinh có các món tính, các món dục, các món hạnh, các món nhớ tưởng phân-biệt, muốn làm cho sinh các căn lành, nên dùng bao nhiêu nhân-duyên, thí-dụ ngôn-từ, các cách nói pháp, chỗ làm Phật-sự, chưa từng tạm bỏ. Như thế, từ ta thành Phật nhẫn lại, thực là lâu xa, thọ mệnh vô-lượng a-tăng-kỳ kiếp, thường còn chẳng mất.

Các thiện-nam-tử! Ta xưa tu-hành đạo Bồ-tát, cảm thành thọ-mệnh, nay vẫn chưa hết, lại còn hơn số trên, nhưng nay chẳng phải thực diệt-độ, mà bèn xướng nói sẽ diệt-độ. Đức Như-Lai dùng phương-tiện đó, giáo-hóa chúng-sinh.

Vì sao? – Vì nếu Phật ở lâu nơi đời, thời người đức mỏng, chẳng trồng gốc lành, nghèo cùng hèn-hạ, ham ưa năm món dục, sa vào trong lướI nhớ tưởng vọng-kiến. Nếu thấy đức Như-Lai thường còn chẳng mất, bèn sinh lòng buông-lung nhàm trễ, chẳng có thể sinh ra ý tưởng khó gặp-gỡ cùng lòng cung-kính, cho nên đức Như-Lai dùng phương-tiện nói rằng: “Tỷ-khiêu phải biết, các Đức Phật ra đời, khó có thể gặp gỡ”.

Vì sao? – Những người đức mỏng, trải qua trăm nghìn muôn ức kiếp, hoặc có người thấy Phật hoặc người chẳng thấy, do việc này, nên ta nói rằng: “Tỷ-khiêu! Đức Như-Lai khó có thể được thấy”.

Các chúng-sinh đó nghe lời như thế, ắt sẽ sinh ý-tưởng khó gặp-gỡ, ôm lòng luyến-mộ khát-ngưỡng nơi Phật, bèn trồng gốc lành, cho nên đức Như-Lai dầu chẳng diệt mà nói diệt-độ.

Lại thiện-nam-tử! Phương-pháp của các Đức Phật Như-Lai đều như thế, vì độ chúng-sinh đều thực chẳng dối.

5. Ví như vị lương-y, trí-tuệ sáng-suốt, khéo luyện phương thuốc trị các bệnh. Người đó nhiều con cái, hoặc mười, hai mươi nhẫn đến số trăm, do có sự duyên đến nước xa khác. Sau lúc đó các người con uống thuốc độc khác, thuốc phát muộn-loạn lăn-lộn trên đất.

Bãy giờ, người cha từ nước xa trở về nhà. Các con uống thuốc độc, hoặc làm mất bản tâm, hoặc chẳng mất, xa thấy cha về đều rất vui mừng, quỳ lạy hỏi thăm: “An-lành về an-ổn. Chúng con ngu-si, lầm uống thuốc độc, xin cứu lành cho, lại ban thọ-mệnh cho chúng con.”

Cha thấy các con khổ não như thế, y theo các kinh phương, (12) tìm cỏ thuốc tốt, mùi sắc vị ngon, thảy đều đầy-đủ. Đâm nghiền hòa-hợp, đưa bảo các con uống mà nói rằng: “Thuốc đại lương-dược này mùi sắc vị ngon, thảy đều đầy đủ, các con nên uống, mau trừ khổ-não, không còn lại có các bệnh-hoạn”.

Trong các con, những người chẳng thất tâm, thấy thuốc lương dược ấy, sắc hương đều tốt, liền bèn uống đó, bệnh trừ hết, được lành mạnh. Ngoài ra, những người thất tâm, thấy cha về dầu cũng vui mừng hỏi thăm, cầu xin trị bệnh, song trao thuốc cho mà không chịu uống.

Vì sao? Vì hơi độc đã thâm-nhập làm mất bản tâm, nơi thuốc tốt thơm đẹp này mà cho là không ngon. Người cha nghĩ rằng: “Người con này đáng thương, bị trúng độc, tâm đều điên-đảo, dầu thấy ta về, mừng cầu xin cứu lành, nhưng thuốc tốt như thế, mà chẳng chịu uống, nay ta bày chước phương-tiện, khiến chúng uống thuốc này”.

Nghĩ thế rồi liền bảo rằng: “Các con phải biết, ta nay già suy, giờ chết đã đến, thuốc “lương-dược” tốt này nay để ở đây, các con nên lấy uống, chớ lo không lành”. Bảo thế, rồi lạì đến nước khác, sai sứ về nói: “Cha các ngươi đã chết”.

Bãy giờ, các con nghe cha chết, lòng rất sầu khổ mà nghĩ rằng: “Nếu cha ta còn, thương xót chúng ta,có thể được cứu hộ, hôm nay bỏ ta xa chết ở nước khác”. Tự nghĩ mình nay côi cút, không có chổ cậy nhờ, lòng thường bi-cảm, tâm bèn tỉnh ngộ biết thuốc này, sắc hương vị ngon, liền lấy uống đó, bệnh độc đều lành. Người cha nghe các con đều đã lành mạnh, liền trở về cho các con đều thấy.

Các Thiện-nam-tử! Ý ông nghĩ sao? Vả có người nào có thể nói ông lương y đó mắc tội hư-dối chăng?

– Thưa Thế-Tôn, không thể được!

Phật nói: “Ta cũng như thế, từ khi thành Phật đến nay đã vô-lượng vô-biên trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp, vì chúng sinh dùng sức phương-tiện nói: “sẽ diệt độ”, cũng không ai có thể đúng như pháp mà nói ta có lỗi hư dối.

Khi đó, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ rằng:

6. Từ ta thành Phật lại
Trải qua các kiếp số
Vô-lượng trăm nghìn muôn
A-tăng-kỳ ức năm
Thường nói pháp giáo-hóa
Vô-số ức chúng-sinh
Khiến vào nơi Phật-đạo
Đến nay vô-lượng kiếp
Vì độ chúng-sinh vậy
Phương-tiện hiện Niết-bàn
Mà thực chẳng diệt-độ
Thường trụ đây nói pháp
Ta thường trụ ở đây
Dùng các sức thần-thông
Khiến chúng-sinh điên-đảo
Dầu gần mà chẳng thấy
Chúng thấy ta diệt-độ
Rộng cúng-dàng Xá-lợi
Thảy đều hoài luyến mộ
Mà sinh lòng khát-ngưỡng,
Chúng-sinh đã tín-phục
Ngay thực ý diệu-hòa
Một lòng muốn thấy Phật
Chẳng tự tiếc thân mệnh
Giờ ta cùng chúng tăng
Đều ra khỏi Linh-Thứu
Ta nói với chúng-sinh
Thường ở đây chẳng diệt
Vì dùng sức phương-tiện
Hiện có diệt chẳng diệt.
Nước khác có chúng-sinh
Lòng cung-kính tín-nhạo
Ta ở lại trong đó
Vì nói pháp vô-thượng
Ông chẳng nghe việc đó
Chỉ nói ta diệt-độ.
Ta thấy các chúng-sinh
Chìm ở trong khổ-não
Nên chẳng vì hiện thân
Cho kia sinh khát-ngưỡng
Nhân tâm kia luyến-mộ
Hiện ra vì nói pháp
Sức thần-thông như thế
Ở trong vô-số kiếp
Thường tại núi Linh-Thứu
Và các trụ xứ khác.
Chúng-sinh thấy tận kiếp
Lúc lửa lớn thiêu đốt
Cõi ta đây an-ổn
Trời người thường đông vầy
Vườn rừng các nhà gác
Những món báu trang-nghiêm
Cây báu nhiều hoa trái
Chỗ chúng-sinh vui chơi
Các trời đánh trống trời
Thường trổi những kỹ nhạc
Rưới hoa mạn-đà-la
Cúng Phật và đại-chúng.
Tịnh-độ ta chẳng hư
Mà chúng thấy cháy rã
Lo-sợ các khổ-não
Như thế đều đầy-dẫy
Các chúng-sinh tội đó
Vì nhân-duyên nghiệp dữ
Quá a-tăng-kỳ kiếp
Chẳng nghe tên Tam-bảo.
Người nhu-hòa ngay thực
Có tu các công-đức
Thời đều thấy thân ta
Ở tại đây nói pháp.
Hoặc lúc vì chúng này
Nói Phật thọ vô-lượng,
Người lâu thấy Phật
Vì nói Phật khó gặp.
Trí-lực ta như thế
Tuệ-Quang soi vô-lượng
Thọ-mệnh vô-số kiếp
Tu hành lâu cảm được.
Các ông người có trí
Chớ ở đây sinh nghi
Nên dứt khiến hết hẳn
Lời Phật thật không dối.
Như lương-y chước khéo
Vì để trị cuồng-tử
Thực còn mà nói chết
Không thể nói hư-dối.
Ta là cha trong đời
Cứu các người đau-khổ
Vì phàm-phu điên-đảo
Thực còn mà nói diệt,
Vì cớ thường thấy ta
Mà sinh lòng kiêu-tứ
Buông-lung ham ngũ-dục
Sa vào trong đường dữ.
Ta thường biết chúng-sinh
Hành-đạo chẳng hành-đạo
Tùy chổ đáng độ được
Vì nói các pháp-môn
Hằng tự nghĩ thế này:
Lãy gì cho chúng-sinh
Được vào tuệ vô-thượng
Mau thành-tựu thân Phật.