NHIẾP ĐẠI THỪA LUẬN THÍCH LUẬN
Thế Thân Bồ-tát tạo
Tùy Thiên Trúc Tam tạng Đạt-ma Cấp-đa dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 6

Nhập sở tri thắng tướng thắng ngữ 3

Luận nói: Như vậy đã nói các tướng sở tri. Làm sao có thể thấy ngộ nhập tướng sở tri? Y chỉ đa văn huân tập. Sự huân tập này chẳng phải do A-lê-da thu gom mà giống như thành chủng tử của A-lê-da. Do chính tư duy nhiếp giữ tự pháp tự nghĩa sinh ra tương tự vật của kiến phần ý thức.

Giải thích: Như thế là tất cả tướng sở tri và hiển thị như thế nên ngộ nhập tướng sở tri. Lấy sự đa văn huân tập làm y chỉ, nghĩa là pháp Đại thừa huân tập vào thân. Nói chẳng phải A-lê-da thu gom, nghĩa là đối trị thức A-lê-da. Giống như thành chủng tử của A-lê-da, nghĩa là giống như A-lê-da là nhân của nhiễm pháp. Đây cũng là nhân của tịnh pháp. Cho nên nói chính tư duy thâu nhiếp nghĩa là chính tư duy là tự tính. Tự pháp tự nghĩa sinh ra, nghĩa là tướng của pháp nghĩa sinh. Vật tương tự sinh ra, nghĩa là như thể của sắc v.v… Nói có kiến phần cũng là thể tương tự của kiến phần. Như vậy tức thành lập 2 thức tướng phần và kiến phần.

Luận nói: Trong đây ai là người ngộ nhập tướng sở tri? Là các Bồ-tát đã liên tục huân tập đa văn pháp Đại thừa, được gần gũi vô lượng chư Phật xuất thế, hoàn toàn tin hiểu tập họp thiện căn, đầy đủ hành trang phúc trí.

Giải thích: Ai là người có thể ngộ nhập tướng sở tri, nghĩa là trong số này nếu sở hữu được phương tiện ngộ nhập. Nói “huân tập đa văn pháp Đại thừa, nghĩa là lìa Thanh Văn thừa v.v… mà đa văn. Được gần gũi vô lượng chư Phật xuất thế, nghĩa là quá khứ vô số chư Phật xuất thế đều được hiện tiền thân cận. Hoàn toàn tin hiểu, tức là đối với Đại thừa có sự tin hiểu chắc chắn, không bị ác tri thức làm dao động phá hoại. Đây tức trước đã nói trong 3 nhân duyên, khéo tập họp các thiện căn nên gọi là Bồ-tát khéo tập họp hành trang phúc trí. Lại nữa hành trang phúc trí làm sao có thể lần lượt đầy đủ? Do sức của nhân, sức của thiện hữu, sức cửat duy, sức của y trì. Trong đây 2 câu đầu là 2 sức. Như số đó thì sức của chính tư duy kia tức là hoàn toàn tin hiểu. Đây là lấy huân tập Đại thừa làm nhân. Hoàn toàn tin hiểu đây tức chính hạnh tu hành. Do chính hạnh tu hành nên được tập họp thiện căn. Do sức của chính tư duy này nên được khéo đầy đủ hành trang phúc trí. Có thứ tự này do khéo đầy đủ hành trang phúc trí nên được nhập sơ địa Bồ-tát. Đây là sức của y trì.

Luận nói: Từ đâu được ngộ nhập? Tức từ ý thức có kiến phần kia, do pháp tướng Đại thừa sinh ra tương tự phân biệt pháp và nghĩa.

Giải thích: Ngộ nhập như vậy, nay sẽ hiển thị hành tướng ngộ nhập này. Ý địa phân biệt gọi là ý ngôn. Chủng loại của ý ngôn này lấy pháp Đại thừa là nhân sinh ra. Pháp tướng Đại thừa sinh ra, nghĩa là phan duyên chỗ thuyết pháp.

Luận nói: Trong hành địa của tín giải, trong kiến đạo, trong tu đạo, trong cứu cánh đạo, tất cả pháp chỉ có thức tùy theo nghe mà tin hiểu, thông suốt như lý, đối trị tất cả chướng, không chướng ngại.

Giải thích: Từ đâu được ngộ nhập? Từ tín giải được ngộ nhập. Do chỉ nghe tất cả pháp là duy thức liền khởi tăng thượng tín giải, gọi là được ngộ nhập, được vào trong kiến đạo. Nay sẽ nói rõ. Như lý thông đạt nghĩa là thông suốt đúng lý trong ý ngôn phân biệt. Thế nào là thông suốt đúng lý? Tức phi pháp, phi nghĩa, không năng thủ, không sở thủ. Nếu thông suốt ý ngôn phân biệt như vậy thì sẽ được vào trong tu đạo. Nay sẽ nói rõ. Đối trị tất cả chướng, nghĩa là khi quán sát ý ngôn này là chẳng phải pháp, chẳng phải nghĩa, không năng thủ, không sở thủ, có thể đối trị tất cả chướng. Đây gọi là được vào trong tu đạo, được vào trong đạo cứu cánh. Nay sẽ nói rõ không chướng ngại là trụ ở nơi trí thanh tịnh cùng tột. Vì diệt chướng vô cùng vi tế nên gọi là được nhập vào trong đạo cứu cánh.

Luận nói: Do duyên gì được nhập? Do sức duy trì của thiện căn. Có 3 thứ luyện trị cái tâm và diệt trừ 4 chỗ. Pháp và nghĩa là sở duyên, thường tu, tu đúng đắn không buông thả Xa-ma-tha và Tì-bátxá-na. Tất cả nhân đạo chúng sinh trong vô lượng thế giới, mỗi sát-na đều có người chứng đắc chính giác A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồđề. Đó là luyện trị tâm thứ nhất.

Giải thích: Do đâu được nhập? Như dây nói là do sức duy trì của thiện căn v.v… Có 8 chỗ tương ưng. Trong đây nói thường tu nghĩa là tu hành tất cả mọi thời. Khéo tu là cung kính. Nếu làm tương tự như vậy tức là không buông thả, trong đó đối trị 3 thứ tâm thoái khuất. Có 3 thứ luyện trị tâm. Bồ-tát nghe A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, đệ nhất sâu xa rộng lớn khó có thể chứng đắc, tâm liền thoái khuất. Để đối trị đây, có tâm luyện trị thứ nhất v.v… Nói v.v… cho nên có tâm luyện trị thứ hai.

Luận nói: Do chuyên tâm nên có thể hành thí v.v… các Ba-lamật. Ta đã được chuyên tâm này, do đó cho nên ta tu các Ba-la-mật sẽ được viên mãn, chẳng lấy làm khó. Đó là tâm luyện trị thứ hai.

Giải thích: Do ý này nên thí v.v…các Ba-la-mật liền được hiện hành. Nói ở trong ý nghĩa là tin và muốn. Bồ-tát trong Ba-la-mật tin biết thật có công đức lớn nên có thể được. Đây là tin của Bồ-tát. Do tin nên vui vẻ tu hành gọi là muốn. Bồ-tát được ý tin và muốn này nên tu hành 6 Ba-la-mật, tiến đến viên mãn chẳng lấy làm khó.

Luận nói: Tuy người kia còn có điều thiện trở ngại, nghĩa là thiện pháp đầy đủ rồi, liền khi chết, tùy theo ý nghĩ muốn, tất cả đều đủ nơi thân, người kia được sinh huống chi ta được cái thiện vượt trội này, cái thiện không còn trở ngại, thì khi ấy sao tất cả không đầy đủ được? Đó là tâm luyện trị thứ ba. Ở đây có bài kệ như sau:

Ở trong cõi nhân đạo,

Có vô lượng chúng sinh,

Mỗi niệm được Bồ-đề,

Nên trừ tâm thoái khuất.

Người thiện tâm chuyên ý,

Có thể hành bố thí …

Thắng nhân được ý này,

Cũng tu bố thí… được.

Thiện nhân lúc lâm chung,

Tùy tâm được quả báo.

Ta được diệt vị thiện,

Quả báo sao lại không?

Giải thích: Lại nữa Bồ-tát trong ngôn giáo sâu xa rộng lớn của chư Phật, khi suy tìm khởi tâm nghĩ rằng A-nậu-đa-la Tammiệu Tam-bồ-đề khó có thể chứng đắc. Nhất sát-na tâm đoạn rồi mới được, liền sinh thoái khuất. Để đối trị trường hợp này nên tu tâm luyện trị thứ ba. Huống chi ta đây là tối thắng thiện, huống chi ta đây trong tất cả 10 địa khéo đầy đủ hành trang phúc đức trí tuệ. Không chướng ngại thiện, nghĩa là tâm phiền não vi tế khó phá. Như Kim cương Tam-ma-đề có thể phá được chướng này. Sau Tam-ma-đề này, thoát ly tất cả chướng ngại, y chỉ chuyển rồi, với đây sao lại không chứng đắc được? Đây là hiển thị chướng ngại xuất ly, vì không khác gì với chết. Nói “tất cả đầy đủ” nghĩa là được Nhất thiết chủng trí, sức thiện căn duy trì. Ba thứ luyện trị tâm nghĩa là thiện căn không mỏng manh ít ỏi. Bồ-tát do có năng lực này thì có thể có 3 thứ luyện trị tâm khiến không thoái khuất. Trong đây luyện trị tâm thứ hai, nay sẽ hiển thị sự luyện trị. Do niệm này nên lìa các chướng ngại như xan v.v…các chướng ngại Ba-la-mật không còn nữa nên đầy đủ Ba-la-mật là không khó. Do đầy đủ này được thành Bồ-đề. Nay sẽ hiển thị sự luyện trị tâm thứ ba. Trong đây hữu ngại thiện nghĩa là cái thiện thế gian gọi là hữu ngại thiện. Còn vô ngại thiện này của ta mà không thành Phật là không có chuyện như vậy. Nghĩa này hiển thị bằng bài kệ. Kệ nói cho nên người trừ được tâm thoái khuất là không để cho tâm hạ liệt tồn tại mà nghĩ rằng ta không thể được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Thiện tâm nghĩa là chẳng phải ác tâm hay vô ký tâm. Do có vô ký thí cho nên có người tâm tán mạn hành thí, ngoại đạo v.v…đem tâm bất thiện hành thí. Lại nữa người cầu A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề là thắng nhân có tối thắng thiện này, được ý này cũng có thể hành thí v.v… Trong đó khi được chuyên tâm, có tướng như thế có thể tu thí v.v… 6 Ba-la-mật. Nghĩa là được diệt xan v.v.. các tâm chướng ngại. Thắng nhân là tối thượng cho nên gọi các Bồ-tát. Thí v.v…là nó gồm cả giới và trí Ba-la-mật v.v… Tùy tâm được quả báo nghĩa là cho đến được quả báo Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Diệt thiện nghĩa là diệt chướng ngại. Nói “Quả báo sao lại không?” nghĩa là được Phật thân.

Luận nói: Xa lìa tư duy của Thanh Văn, Bích-chi-phật thì tư duy diệt. Xa lìa tất cả nghi hay không nghi trong Đại thừa thì tà ý và nghi diệt. Lìa chấp ngã và ngã sở trong pháp nghe và suy nghĩ thì pháp chấp diệt. Tất cả tướng an lập hiện tiền tư duy không phân biệt thì diệt phân biệt. Ở đây có bài kệ như sau:

An lập và tự trụ,

Có các tướng hiện tiền.

Tất cả không phân biệt,

Người trí được thắng giác.

Giải thích: Trong bản luận này, để hiển thị 4 chỗ diệt nên trong đây diệt tư duy là diệt tư duy của Thanh Văn v.v… Tà ý và nghi, nghĩa là trong pháp sâu xa rộng lớn của Đại thừa, tà ý và nghi cần phải diệt trừ. Tà ý là phỉ báng ganh tị và tâm dao động. Hoặc tức tâm nghi ngờ. Nói “tất cả nghi và không nghi” là trong Đại thừa vì an lập pháp tướng nên nói có 3 tính. Đó là tất cả pháp không tính, không sinh, không diệt, xưa nay vắng lặng, tự tính Niết-bàn. Tất cả pháp như vậy là vô sở hữu, đó là đứng về tính phân biệt. Nếu nói là ảo hóa, sóng nắng, chiêm bao, bóng sáng, tiếng vang, trăng dưới nước, biến hóa, đó là đứng về tính y tha. Nếu nói chân như, thật tế, vô tướng, đệ nhất nghĩa, pháp giới, không v.v…, đó là đứng về tính thành tựu. Trong các pháp này, tất cả tà ý và hoặc không sinh. Trong pháp nghe và tư duy, lìa chấp ngã và ngã sở, đó là hiển thị diệt trừ pháp chấp. Diệt trừ pháp chấp nghĩa là đối với pháp nếu nghe, nếu suy nghĩ, cho đến không để cho ngã ngã sở chen vào. Tư duy tất cả tướng an lập tự hiện tiền không phân biệt, nghĩa là hành giả khi tu trí vô phân biệt, chính tại tư duy vị diệt những thứ này, tất cả vắng lặng tâm không phân biệt. Nơi hiện tiền trụ sắc v.v… và tĩnh tâm có an lập cốt tỏa v.v… trong tất cả các tướng sở duyên khi không nghĩ nhớ không phân biệt, gọi là nhập vào phương tiện vô phân biệt. Nếu phân biệt thì không nhập vào được. Bài kệ hiện tiền an lập này là để hiển thị nghĩa diệt sau cùng.

Luận nói: Nhân đâu nhập và nhập như thế nào? Do đa văn huân tập sinh, do chính tư duy nhiếp giữ tương tự pháp và nghĩa, hiển hiện có kiến phần ý thức.

Giải thích: Trong đây hiển thị dùng đây nhập và nhập như thế. Trong đây nói văn huân tập sinh, nghiã là văn huân tập là nhân, tức ngay đây nhập vào đạo lý. Như trước đã nói tức là Đại thừa văn huân tập sinh ra, thâu nhiếp trong tính thành tựu.

Luận nói: Có 4 thứ cầu là danh, nghĩa, tự tính, sai biệt, cầu tướng giả thuyết.

Giải thích: Trong đây hiển thị nhập như vậy. Bốn thứ cầu là như luận bản nói: danh, nghĩa, tự tính, sai biệt.

Luận nói: Lại có 4 thứ biết như thật, tức là danh, sự, tự tính, sai biệt. Biết như thật trong giả tướng. Tự tính sai biệt kia là không thể có được, nên Bồ-tát như thật nhập ý thức duy thức tu hành. Nơi đó tương tự chữ nghĩa trong ý thức biết tên gọi và chữ chỉ là ý thức, biết cái nghĩa mà tên gọi dựa vào đó cũng chỉ là ý thức. Như vậy tức biết rằng tự tính và sai biệt của tên gọi kia chỉ là nói giả tướng. Bấy giờ chứng biết chỉ có ý thức. Vậy thì danh và nghĩa, tự tính, sai biệt là nói giả tướng, không thát có nghĩa tướng của tính sai biệt. Cho nên do 4 thứ cầu và 4 thứ biết như thật, nơi ý thức tương tự danh và nghĩa được ngộ nhập duy thức.

Giải thích: Bốn như thật tri là như luận nói trong giả thuyết đó là danh sự tự tính sai biệt. Biết như thật tự tính và sai biệt kia, nghĩa là mỗi cái đều có tự tính sai biệt. Nói giả thuyết như vậy, nên gọi là giả thuyết tự tính sai biệt, vì nghĩa không thể có được. Nghĩa là biết rằng danh, tự tính, sai biệt kia chỉ là giả thuyết, vì danh tự kia không có tự tính và sai biệt, tức có thể nơi tự tính và sai biệt của danh tự kia chỉ là nhận lấy giả thuyết. Nếu biết như vậy là cầu, nếu biết không thể được, gọi là biết như thật.

Luận nói: Quán duy thức này ngộ nhập pháp gì? Tương tự pháp gì nhập? Là nhập duy lượng. Vì tướng và kiến là 2, và vì có nhiều thứ tướng. Danh nghĩa tự tính sai biệt chỉ là giả lập. Tự tính sai biệt 6 thứ là không có thật, nó trụ trong thể của năng thủ sở thủ. Một lúc nào đó nó phát sinh nhiều thứ tướng. Như trong tối, sợi dây giống như con rắn. Cái thí dụ con rắn trong sơi dây là vọng vì không thật có con rắn. Nếu thấy nghĩa thật thì không có vọng tưởng. Cái biết con rắn sẽ mất, chỉ còn cái biết sợi dây. Nhưng nếu phân tích kỹ thì sợi dây cũng không thật có. Bởi các tướng sắc hương vị xúc, trong đó dựa vào cái biết sắc v.v… Cái biết về sợi dây cũng được diệt trừ như thế.

Nó là tương tự chữ và nghĩa 6 tướng của ý thức. Như lấy cái biết con rắn để hiểu 6 tướng kia là không có thật nghĩa. Do trí của thành tựu, cái tri của duy thức cũng phải diệt trừ.

Giải thích: Trong đây hỏi về nhập pháp gì và thí dụ về nhập. Duy lượng là duy thức lượng. Có 2 tướng và kiến, đây là nói 2 thức tướng phần và kiến phần. Đây tương tự tướng hiển hiện làm nhân, làm chỗ trụ, làm tướng là ảnh hiển hiện, cho nên chỉ là một thức sinh ra nhiều tướng khác nhau. Không phải sinh một cách mau chóng mà tuần tự. Ba thứ này đều được nhập vào duy thức. Nói một lúc nào đó tương tự nghĩa của các tướng sinh, nghĩa là tương tự danh cú vị thân, nghĩa của các tướng sinh cho nên kia cũng dựa vào các tướng tương tự danh nghĩa sinh, lấy thí dụ sợi dây hiển thị trong nhập quán 3 tính. Nói tự tại trong 6 thứ nghĩa, nghĩa là danh v.v…trong 6 thứ nghĩa được tự tại. Tự tại nghĩa là trừ diệt.

Luận nói ; Bồ-tát nhập vào nghĩa tướng tương tự của ý thức như vậy là được nhập vào tính phân biệt. Nhập duy thức nên được nhập vào tính y tha. Làm sao nhập vào tính thành tựu nếu diệt lìa tưởng duy thức? Bấy giờ Bồ-tát diệt lìa cái tưởng về nghĩa, tựa như tất cả nghĩa không có nơi nào sinh. Cho nên tựa như duy thức hiển hiện cũng không được sinh. Tức là trụ trong sự không phân biệt tất cả nghĩa danh, mà trụ trong chính chứng pháp giới tương ưng. Bấy giờ Bồ-tát bình đẳng đối với năng duyên sở duyên, trí bình đẳng vô phân biệt sinh tức Bồ-tát ngộ nhập tính thành tựu.

Giải thích: Nhập vào ý thức của nghĩa tướng tương tự, tức là tất cả nghĩa có được đều chỉ là phân biệt. Như vậy là ngộ nhập tính phân biệt. Nói ngộ nhập duy thức, tức ý thức ở đây gồm trong duy thức, được nhập tính y tha. Nói tựa như tất cả nghĩa không có nơi nào sinh ra, nghĩa là không có nghĩa tương tự sinh ra các chủng loại. Chủng loại duy thức cũng không được sinh. Bởi vì sao? Vì khi khởi duy thức phân biệt tức thành nghĩa rồi. Sau được chứng chân như, đây như không thể ngôn thuyết, chỉ bên trong tự biết. Bấy giờ Bồ-tát năng thủ sở thủ bình đẳng. Sinh trí bình đẳng vô phân biệt, nghĩa là trí năng duyên và chân như sở duyên, thể của 2 pháp bình đẳng như hư không, nghĩa là không có cái thể năng thủ sở thủ để mà trụ vì không phân biệt năng thủ sở thủ. Cho nên gọi vô phân biệt tức được nhập tính thành tựu. Nói trụ trong vô phân biệt tất cả nghĩa danh, tức là có tên gì, có bao nhiêu thứ, tên này sai biệt được hiển thị bằng một bài kệ.

Luận nói: Ở đây có kệ như sau:

Pháp nhân và pháp nghĩa,

Tính hoặc rộng hoặc hẹp,

Bất tịnh, tịnh, cứu cánh,

Gọi là cảnh sai biệt.

Giải thích: Trong đây tên của pháp là sắc, thụ và nhãn v.v…Tên của nhân tức người yêu thích Phật pháp và tin tưởng thực hành theo giáo pháp v.v… Lại nữa tên pháp cũng có nghĩa là Tu-đa-la v.v…Tên nghĩa, nghĩa là dựa vào pháp mà hiển nghĩa. Tên gọi chung là như nói chúng sinh, tên gọi riêng là như các chúng sinh kia mỗi mỗi đều có tên. Gọi tính là gốc của chữ ấy. Bất tịnh là gọi phàm phu v.v… Tịnh là gọi các học nhân, tức người học Phật pháp. Cứu cánh là chỉ tướng chung các pháp sở duyên. Lại sơ lược có 10 thứ danh tự là phan duyên của Bồ-tát. Như là nói tên pháp là mắt v.v…Tên người là ta v.v… Lại nữa tên pháp là chỉ 12 bộ ngôn giáo. Tên nghĩa, là giáo nghĩa của 12 bộ ngôn giáo kia. Tên chung là tất cả pháp hữu vi vô vi v.v… Tên riêng là sắc, thụ v.v… cho đến hư không v.v…Tên tính là như chữ A là chữ đầu tiên, chữ Ha là chữ cuối cùng. Bất tịnh là phàm phu v.v… Tịnh là kiến đế, tức người thấy chân lý. Đến cứu cánh tức tướng chung các pháp là cảnh. Sở duyên của 2 trí là xuất thế trí và hậu đắc trí duyên tất cả pháp chân như cho nên tất cả tướng của các pháp. Như trong 10 địa, tướng chung của tất car nghĩa duyên trí sở duyên, cho nên các tên ấy là cảnh giới chư Bồ-tát,

Luận nói: Bồ-tát nhập duy thức như vậy, được nhập tướng sở tri. Do nhập tướng sở tri nên được nhập Hoan hỷ địa, khéo thông đạt pháp giới được sinh vào nhà Như Lai, được tâm bình đẳng tất cả chúng sinh, được tâm bình đẳng tất cả Bồ-tát, được tâm bình đẳng tất cả Phật. Đây là Bồ-tát được kiến đạo.

Giải thích: Được sinh nhà Như Lai là vì do không đoạn dứt giống Phật. Được tâm bình đẳng tất cả chúng sinh, nghĩa là như nói tự thân muốn nhập Niết-bàn thì đối với tất cả chúng sinh cũng muốn như vậy. Do tâm ấy nên nói là tâm bình đẳng tất cả chúng sinh. Được tâm bình đẳng tất cả Bồ-tát, nghĩa là do đồng được tâm thanh tịnh sâu xa. Được tâm bình đẳng tất cả Phật, nghĩa là do khi trụ nơi địa vị này thì được pháp thân chư Phật. Được pháp thân nên được tâm bình đẳng tất cả Phật. Lại nữa tâm bình đẳng tất cả chúng sinh là được tự tha bình đẳng. Như tự thân muốn hết khổ, thì đối với chúng sinh cũng như vậy. Tâm bình đẳng tất cả Bồ-tát là đồng với các Bồ-tát được tâm thanh tịnh sâu xa làm việc lợi ích chúng sinh. Được tâm bình đẳng tất cả Phật là thấy pháp giới chư Phật với mình không sai khác.

Luận nói: Lại nữa vì sao nhập duy thức quán? Vì để duyên tướng chung của pháp. Vì trí xuất thế Xa-ma-tha Tì-bát-xá-na, sau được trí các thứ thức tướng, diệt thức A-lê-da có tướng nhân, chủng tử tất cả tướng nhân, tăng trưởng được chạm đến chủng tử pháp thân, chuyển y chỉ, sinh ra tất cả Phật pháp. Vì để được trí Nhất thiết trí nên nhập duy thức quán.

Giải thích: Trí Xa-ma-tha Tì-bát-xá-na, tức Xa-ma-tha Tì-bátxá-na gọi là trí. Trong này có câu: “diệt thức A-lê-da có tướng nhân, chủng tử tất cả tướng nhân” trong đó nói “hữu tướng” tức là nhân duyên . Nghĩa là trong thức A-lê-da có chủng tử tất cả nhiễm pháp. Lại nói tướng, là để hiển thị chủng tử này, vì là tướng sở duyên. Nói như vậy tức hiển thị được nhân quả các chủng tử này đều diệt.

Luận nói: Lại nữa cái hậu đắc trí kia, trong tính tướng, tất cả thức được sinh trong thức A-lê-da thấy như ảo hóa nên tự nhiên không bị điên đảo. Cho nên như nhà ảo thuật đối với các trò ảo thuật, Bồ-tát đối với các tướng nói nhân quả trong mọi thời đều không điên đảo.

Giải thích: Nếu không có trí phân biệt diệt chướng ngại xuất sinh Phật pháp thì trí hậu đắc dùng làm gì? Trí vô phân biệt không thể nói pháp nhân quả kia. Bởi vì sao? Vì không phân biệt. Cho nên phải có trí hậu đắc nói pháp nhân quả ấy. Mọi thời không điên đảo, như nhà ảo thuật đối với các trò ảo thuật. Tất cả do thức A-lê-da sinh, những thứ này đều lấy thức A-lê-da làm nhân. Trong tất cả tính tướng của thức, nghĩa là lấy tính của thức làm nhân, cho nên như những việc ảo thuật. Trí hậu đắc ở trong đó không điên đảo, nên nói cũng không điên đảo.

Luận nói: Ở đây nhập trong duy thức quán có 4 thứ Tam-mađề là y chỉ của 4 thứ thông đạt phần. Làm sao có thể thấy? Do nghĩa của 4 thứ tìm cầu. Hạ phẩm Vô trần nhẫn, được Minh tam-ma-đề, làm y chỉ của Noãn hành thông đạt phần. Nếu là Tăng thượng nhẫn thì được Tăng minh Tam-ma-đề, làm y chỉ cho Đỉnh hành thông đạt phần. Do 4 thứ biết như thật, được nhập duy thức quyết định trần là vô sở hữu. Đây là một phần của Tam-ma-đề nhập vào nghĩa chân thật, là chỗ y chỉ của Thuận đế nhẫn. Cái Tam-ma-đề sau cùng trừ bỏ ý tưởng duy thức, đây là chỗ y chỉ của Vô gián Tam-ma-đề thế đệ nhất pháp. Phải thấy các Tam-ma-đề như vậy. Đó là đến gần chỗ đạt ngộ.

Giải thích: Ở mọi nơi khi nhập vào chân thật được thông đạt phần. Nay ở đây cũng hiển thị thiện căn y chỉ của thông đạt phần. Vì là nhân của thông đạt phần nên nói là y chỉ. Hạ phẩm Vô trần nhẫn được Minh Tam-ma-đề, nghĩa là trong vô trần lạc dục ít ỏi mỏng manh. Hiển thị trí vô trần gọi là minh, nghĩa là sáng tỏ. Được Minh Tam-ma-đề là hiển thị cái Tam-ma-đề làm y chỉ của trí vô trần. Tăng thượng vô trần nhẫn là trong đây nhẫn trở thành cái dục của nó. Cho nên Minh tăng Tam-ma-đề là hiển thị cái trí tăng thượng vô trần gọi là minh. Nói Tam-ma-đề là hiển thị chỗ y chỉ của trí vô trần này. Chỗ y chỉ của Thuận đế nhẫn là, pháp vô ngã gọi là đế, nơi đó vô ngã tùy thuận nhẫn. Làm thế nào thành Thuận đế nhẫn này? Do quyết định không có ngoại vật nào khác, năng thủ cũng không có. Phải biết rằng khi trụ nơi tùy thuận nhanh chóng là được cái vui gần đạt ngộ lúc chính vị.

Luận nói: Như vậy Bồ-tát nhập địa, nhập duy thức nên được kiến đạo. Làm sao phát khởi tu đạo? Tùy theo chỗ thành lập 10 địa, lấy pháp thông tướng hiện trụ trong tất cả Tu-đa-la nhiếp thủ làm duyên, đem trí xuất thế gian và trí hậu đắc Xa-ma-tha Tì-bát-xá-na thường tu tập trong vô lượng trăm ngàn câu-chi na-do tha số kiếp chuyển y chỉ được 3 thứ Phật thân. Tu hành như vậy đó.

Giải thích: Tùy theo chỗ thành lập mà nói, nghĩa là vì thành lập mà trong Kinh Thập Địa nói các địa. Nói “thông tướng pháp làm duyên” nghĩa là duyên một tướng không phải duyên riêng từng câu. Xuất thế là trí vô phân biệt. Hậu đắc là trí thành lập. Đây cũng không thể nói là thế gian. Bởi vì sao? Vì chẳng phải thế gian chứa nhóm huân tập, cũng chẳng phải hoàn toàn xuất thế gian vì tùy thuận hạnh thế gian. Cho nên không thể nói nhất định một tướng. Chuyển y chỉ, là trí phan duyên thông tướng này được chuyển y. Vì được 3 thứ Phật thân, nghĩa là để ta được 3 thứ Phật thân nên tu hành.

Luận nói: Thanh Văn nhập chính vị với Bồ-tát nhập chính vị, hai trường hợp này có gì sai khác? Chính vị của Thanh Văn có 10 thứ sai khác với chính vị của Bồ-tát. Một, sai khác về sở duyên, vì pháp Đại thừa là sở duyên. Hai, sai khác về sự trụ giữ, vì trụ giữ hành trang đại phúc đức trí tuệ. Ba, sai khác về chỗ thông đạt, vì thông suốt nhân pháp vô ngã. Bốn, sai khác về Niết-bàn, vì nhiếp thủ Niết-bàn không trụ trước. Năm, sai khác về địa vị, vì y vào 10 địa mà được xuất ly. Sáu, sai biệt về thanh tịnh, vì đoạn trừ phiền não, cõi Phật thanh tịnh. Bảy, sai khác về việc được tâm bình đẳng tự thân với tất cả chúng sinh, khởi hạnh thành thục chúng sinh không thôi nghỉ. Tám, sai khác về nơi sinh, vì sinh vào nhà Như Lai. Chín, sai khác về sự hóa hiện, vì trong đại tập hội chư Phật tất cả mọi thời đều hóa hiện. Mười, sai khác về quả, vì thành tựu vô lượng quả đức như thập lực, vô úy, bất cộng Phật pháp v.v…

Giải thích: Sai khác về Niết-bàn là do Bồ-tát nhiếp thủ Niếtbàn không trụ trước, còn Thanh Văn thì không như vậy. Sai khác về thanh tịnh là do Bồ-tát diệt phiền não và tập, và thanh tịnh cõi Phật, Thanh Văn thì không như vậy.

Luận nói: Ở đây có kệ như sau:

Suy tìm danh và nghĩa,

Làm khách thể cho nhau.

Suy tìm hai duy lượng,

Hai thi thiết cũng vậy.

Từ đó biết như thật,

Ba phân biệt vô nghĩa.

Nếu thấy kia phi hữu,

Tức nhập ba vô tính

Giải thích: Như nhập chân thật, trong đây kệ nói: “Suy tìm danh và nghĩa, mỗi mỗi làm khách thể cho nhau.” Nghĩa là danh đối với nghĩa, là khách. Nghĩa đối với danh cũng là khách, đều là tướng riêng. Suy tìm, nghĩa là phải thấy trong lúc tĩnh tâm. “Suy tìm hai duy lượng. Hai thi thiết cũng vậy.” nghĩa là nghĩa không có tự tính và sai biệt, cho nên phải biết tự tính chỉ là thi thiết, sai biệt chỉ là thi thiết. Từ đó sinh cái biết như thật, nghĩa là trong đó biết như thật do 4 thứ tầm tư làm nhân nên được 4 thứ biết như thật. Thấy trong 3 phân biệt vô nghĩa, nghĩa là trong 3 phân biệt không có nghĩa mà thấy, cho nên gọi là phân biệt vì tự tính phân biệt, sai biệt phân biệt. Cái phi hữu kia tức nhập 3 vô tính, nghĩa là nghĩa là vô sở hữu cho nên phân biệt cũng không. Bởi vì sao? Nếu nghĩa của sở phân biệt là có, thì phân biệt có thể được duyên đó mà sinh. Do nghĩa đó không có cho nên phân biệt cũng không được có. Phải biết nghĩa này nên nhập 3 tức nhập 3 tính. Trong đó do thấy danh và nghĩa làm khách thể cho nhau nên được nhập vào danh nghĩa đều có tính phân biệt khác. Nếu thấy danh tự tính thi thiết sai biệt thi thiết chỉ thấy phân biệt, tức được nhập tính y tha, tức cái thức năng phân biệt đây cũng không thấy, tức được nhập tính thành tựu. Đó gọi là 3 thứ nhập.

Luận nói: Lại có bài kệ để giáo thụ, như trong Quán Hạnh Sai Biệt Luận nói:

Bồ-tát trong tĩnh tâm,

Được thấy tâm ảnh kia.

Diệt trừ tưởng nơi nghĩa,

Chỉ quán nơi tự tưởng.

Như vậy tâm trụ trong,

Sở tri, thủ chẳng có.

Tức không có năng thủ,

Chứng đắc vô sở hữu.

Giải thích: Vì để được nhập quán nên lại nói kệ giáo thụ. Bồ-tát thấy tâm ảnh, nghĩa là thấy hình ảnh tương tự nghĩa pháp kia chỉ là tự tâm. Người nào thấy, đó là Bồ-tát. Nơi nào thấy, đó là trong tĩnh tâm, tức trong định. Diệt trừ tưởng nơi nghĩa, chỉ quán nơi tự tưởng, nghĩa là ở trong tĩnh tâm, tướng của nghĩa không khởi, biết chỉ là tự tâm là tướng của pháp nghĩa hiển hiện. Như vậy tâm trụ trong, nghĩa là nếu tâm như vậy được trụ trong nghĩa vô sở hữu, tức là tâm trụ ở trong tâm. Biết sở thủ là phi hữu, nghĩa là biết rõ nghĩa của sở thủ là vô sở hữu. Tức không có năng thủ, nghĩa là do nghĩa của sở thủ không có thì cái tâm năng thủ là kẻ năng thủ cũng không thể có được. Chứng vô sở hữu, nghĩa là đã không có năng thủ sở thủ, tức đã gọi là chứng chân như, bởi chân như là không thể được.

Luận nói: Lại có một biệt kệ nói về chính vị. Như trong Đại Thừa Kinh Trang Nghiêm Luận nói:

Bồ-tát đầy đủ vô biên tế,

Phúc đức trí tuệ là hành trang.

Trong pháp tư lường khéo quyết định,

Thì liễu nghĩa loại ý thức sinh.

Biết các nghĩa kia là ý thức.

Tức trụ tự nghĩa trong duy tâm.

Như vậy chính chứng pháp giới rồi,

Cho nên xa lìa hai thứ tướng.

Vì biết ngoài tâm không gì khác,

Nên biết được tâm cũng phi hữu.

Người trí hiểu biết hai đều không,

Tức trụ không hai trong pháp giới.

Người trí trí lực không phân biệt,

Bình đẳng thuận hành thường phổ biến.

Sở tri rậm rạp đống tội ác,

Như đại Gìa-đà nhổ các độc.

Mâu-ni khéo nói các chính pháp,

An tâm hữu căn trong pháp giới.

Đã biết niệm hành chỉ phân biệt,

Người trí mau đến bờ biển đức.

Giải thích: Lại có bài kệ nhập chính vị như nói trong Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận. Nếu có rất khó hiểu thì trong kệ hiển thị.

Vô biên tế, nghĩa là rất khó vượt qua bờ bên kia. Như nói vô biên, không phải là nói không có bờ, không có biên giới, đây là lấy ý nói nhiều nên gọi là vô biên. Đây cũng vậy. Những gì gọi là hành trang? Là phúc đức và trí tuệ. Trong đây thí v.v…3 Ba-la-mật là hành trang phúc đức. Bát-nhã Ba-la-mật là hành trang trí tuệ. Tinh tiến Ba-lamật, nếu là tinh tiến về mặt trí tuệ thì đó là hành trang trí tuệ, nếu là tinh tiến về phúc thì đó là hành trang phúc đức. Cũng như vậy, Thiền Ba-la-mật cũng có 2 thứ. Trong đó, nếu duyên Tứ vô lượng thiền thì đó là hành trang phúc đức, ngoài ra là hành trang trí tuệ. Ai có hành trang này thì gọi là người khéo quyết định hành trang trong pháp Bồ-tát, vì do dựa vào hậu lực của Tam-ma-đề. Các pháp hành trang được khéo quyết định chứ chẳng phải gì khác. Nói “thì sinh loại ý thức hiểu nghĩa”, nghĩa là sự hiểu biết các nghĩa đều lấy ý thức làm nhân. Nói “liền trụ nơi nghĩa tương tự trong duy tâm”, nghĩa là do biết các nghĩa kia chỉ là ý thức nên liền ngay nơi tự tâm nghĩa tương tự hiển hiện. Như vậy là đã chính chứng pháp giới. Nói “Vì vậy xa lìa 2 thứ tướng”, nghĩa là biết tự tâm mà nghĩa tương tự hiện rồi, thì ngay khi ấy lìa năng thủ sở thủ chứng đắc chân như. Lại cũng như ngộ nhập chứng đắc. Nay sẽ hiển thị ý nói rằng “do biết ngoài tâm không có gì khác, nên biết được tâm cũng phi hữu”, nghĩa là lìa tâm ra ngoài thì không có nghĩa phan duyên, vì kia là không có, cho nên cái tâm năng duyên cũng không có. Bồ-tát biết 2 cái đó là không có, tức trụ naơi pháp giới không hai, nghĩa là lìa tâm và nghĩa. Trí lực vô phân biệt, là sức trí tuệ lìa phân biệt. Bình đẳng thuận hành, là thuận làm mọi việc trong bình đẳng. Thấy Tu-đa-la v.v…tất cả các pháp bình đẳng như hư không. Phổ biến, nghĩa là các pháp cả trong lẫn ngoài, thấy như vậy. Thường, là tất cả mọi lúc. Dựa vào đống tội ác rậm rạp, nghĩa là nhân các nhiễm pháp nói là rậm rạp vì khó gỡ nó ra. Đống tội ác, nghĩa là nhiễm pháp huân tập tự tính làm thể. Mâu-ni khéo nói các chính pháp an tâm trong pháp giới hữu căn, nghĩa là dùng ý an trụ trong tâm hữu căn. Nếu phan duyên tâm kia chân như thì đây là tâm hữu căn. Như duyên Như Lai chính thuyết, đầy đủ không thiếu, chung lại thành một tướng, phải biết đó là trí vô phân biệt. Nói “Đã biết niệm hành chỉ phân biệt” nghĩa là trụ nơi tâm hữu căn này rồi, vì muốn chính thuyết nên trong trí hậu đắc nhớ nghĩ các nghĩa. Cũng biết rằng hoạt động nhớ nghĩ này chỉ là phân biệt, cho nên do 2 trí vô phân biệt và hạu đắc này chư Bồ-tát mau chóng đến Phật quả bờ kia. Tập trung các nghĩa của bài kệ này thì kệ thứ nhất nói ró tư lương đạo, kệ thứ hai nói nghĩa của phương tiện đạo, kệ thứ ba nói nghĩa hậu kiến đạo, kệ thứ tư nói nghĩa tu dạo, kệ thứ năm nói nghĩa cứu cánh đạo. Đến đây là giải thích xong nghĩa phải biết tướng sở tri.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10